MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, HOẠT ĐỘNG, CÁC TỔ CHUYÊN MÔN , TRƯỜNG THCS
Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO EAKAR TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH ----------o0o---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS Người viết: Lại Cao Đằng Hiệu trưởng trường THCS Phan Chu Trinh Huyện Eakar, Tỉnh Đăk Lăk Eakar, tháng 05 năm 2010 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .4 I. Cơ sở lý luận: 4 1. Vị trí của tổ chuyên môn: .4 2. Chức năng tổ chuyên môn .4 3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn 5 4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường 5 5. Sinh hoạt tổ chuyên môn .6 6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 7 7. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường 7 II. Thực trạng: .8 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: .9 1. Biện pháp thứ nhất: .9 2. Biện pháp thứ hai: .10 3. Biện pháp thứ ba: 12 4. Biện pháp thứ tư: .13 5. Biện pháp thứ năm: .14 6. Biện pháp thứ sáu: .14 IV. Hiệu quả của SKKN .14 C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15 ----------------------------------- 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .17 Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 2 MỤC LỤC Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn học của Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên". Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, khá quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục. Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo Đăk Lăk và của Phòng GD - ĐT Eakar năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục. Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua . Họp nhóm chuyên môn chưa đều, còn mang tính hình thức Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là những người làm công tác quản lý của trường THCS, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. Trong bài viết, Tôi xin trình bày: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THCS Phan Chu Trinh – Eakar – Đăk Lăk. Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 3 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: 1. Vị trí của tổ chuyên môn: Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ GD&ĐT, cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có: a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có); b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục. 2. Chức năng tổ chuyên môn - Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; - Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định. Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 4 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS 3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Điều 16. Tổ chuyên môn 1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần. » 4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường a. Quản lý giảng dạy của giáo viên - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; - Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; - Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; - Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 5 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém .); - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá .). - Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định); - Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ .); - Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết.giáo viên.năm học); - Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên . Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công). b. Quản lý học tập của học sinh - Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; - Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục. - Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng). 5. Sinh hoạt tổ chuyên môn - Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 6 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS - Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường THCS, THPT (2 tuần.lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về tính chất, nội dung công việc); - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và.hoặc mang tính hành chính); 6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn Trích Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành theo Quyết định số 80.2008.QĐ- BGD&ĐT ngày 30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: ”Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định. a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học; b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.” 7. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường a. Đối với Ban Giám hiệu: - Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên; - Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp… b. Đối với công tác chủ nhiệm: Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 7 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. c. Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - Trong tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ trương, nghị quyết của chi bộ Đảng đến tổ chuyên môn kịp thời, chính xác hơn. Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. - Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong bằng cách truyền đạt các chủ trương của các đoàn thể này để phối hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện kế hoạch nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra. Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các tổ chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu trường, với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ trên nếu được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn II. Thực trạng: Năm học 2009- 2010, trường THCS Phan Chu Trinh có 5 tổ chuyên môn. + Tổ Toán – Lý có 15 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 6/15 (40%); trình độ Cao đẳng là 9/15 (60%). + Tổ Ngữ văn có 12 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 7/12 (58,3%); trình độ Cao Đẳng 5/12 (41,7%) + Tổ Ngoại ngữ có 11 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 3/11 (27,3%); trình độ Cao Đẳng 8/11 (72,7%). + Tổ Tự nhiên có 13 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 5/13 (44,1%); trình độ Cao Đẳng 8/13 (61,5%) + Tổ Xã hội có 12 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 5/12 (41,7%); trình độ Cao Đẳng 7/12 (58,3%) Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp. Chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: - Cán bộ quản lí và tổ trưởng chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới quản lí trong việc phân cấp, phân quyền làm cho giáo viên khó thực hiện công việc. - Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 8 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 1. Biện pháp thứ nhất: a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời - Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định: giao cho hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường. - Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể: giao cho tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện. - Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện. b) Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt. Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD - ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì một phần việc rất quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc xử dụng thời gian của mỗi ngày thứ 5 trong tuần. Ở trường chúng tôi , trong 2 năm trở lại đây đã bố trí thời gian trong ngày thứ 5 hàng tuần như sau: + Sáng thứ 5 tuần thứ nhất trong tháng: dành cho các hoạt động: Họp hội đồng giáo viên, sinh hoạt Công Đoàn trường. + Sáng thứ 5 tuần thứ hai trong tháng: Họp triển khai kế hoạch chuyên môn toàn trường; Các tổ chức Đoàn; Đội triển khai kế hoạch cụ thể trong tháng. + Sáng thứ 5 tuần thứ ba và thứ tư trong tháng: Dành hẳn cho các tổ chuyên môn sinh hoạt, bao gồm các công việc: Thao giảng, dự giờ, góp ý giờ dạy; triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy – học. Chính vì vậy các tổ, nhóm chuyên môn luôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ viên. Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 9 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS Đối với nội dung công việc trong sáng thứ 5 (tuần thứ 3; 4), P.Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có trách nhiệm lên kế hoạch cụ thể từng buổi ngay từ đầu mỗi học kỳ; chúng tôi tạm gọi đây là: "Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối" trong từng học kỳ của năm học. Trong kế hoạch này ghi rõ từng buổi sáng thứ 5 làm những việc gì: Thứ Năm (tuần thứ 3): Dành cho việc thao giảng chuyên đề; họp tổ chuyên môn … Thứ Năm (tuần thứ 4): Dành cho việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ, các tổ xây dựng chuyên đề hoặc tiếp tục thao giảng chuyên đề … Chúng tôi thực hiện nề nếp kiểm tra chung và họp như đã trình bày từ năm học 2008 - 2009 đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng năm học mà kế hoạch này có sự thay đổi cho phù hợp. Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, . Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt. 2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh a) Tổ chức kiểm tra 1 tiết chung toàn khối: Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổ chức kiểm tra 1 tiết phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau: - Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành. - Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật. - Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe. - Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học. - Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề. Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục. Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết thống nhất chung toàn khối. Một số công việc thực hiện được tóm tắt theo các bước cơ bản sau: + Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra với quĩ thời gian là 2 tiết của mỗi sáng thứ 5 hàng tuần, với số lượng phòng học hiện có của trường (Năm 2008 - 2009 có thể sắp xếp được tối đa 18 phòng/buổi đảm bảo đủ yêu cầu cho mỗi xuất kiểm tra); đồng thời theo trọng tâm của công tác dạy - học từng năm. Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và được niêm yết thông báo ngay từ đầu mỗi Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 10 [...]... là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng Chúng tôi chỉ đạo mỗi môn khối lớp ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này chúng tôi đã soạn và in sẵn, phát cho mỗi tổ chuyên môn 1 tập: "Sổ phân công Thao giảng - Dự giờ" 4 Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn - Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên. .. Eakar - Đăk Lăk Trang 13 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS - Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng lưu giữ các loại hồ sơ tổ, nhóm hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt nhóm chuyên môn 5 Biện pháp thứ năm: Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh Cung cấp kịp... lãnh đạo Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã đúc rút, thực hiện trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý - Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 16 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS TÀI LIỆU THAM... kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi - Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ chuyên môn hoạt động Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ, nhóm chuyên môn, tránh sa đà vào giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh... Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá Lại Cao Đằng - THCS Phan Chu Trinh – Eakar - Đăk Lăk Trang 14 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi,... lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp - Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đặc trưng của bộ môn - Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây + Về phía giáo viên:.. .Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS học kỳ để giáo viên và các tổ chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện chương trình và chuẩn bị cho công việc kiểm tra 1 tiết Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra 1 tiết tập trung trường chúng tôi đã thực hiện từ năm học 2008 - 2009 đến nay, và ngày càng được bổ sung rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn + Bước 2: Sinh hoạt nhóm chuyên môn và... trở lên mà không có trong kế hoạc kiểm tra chung thì giáo viên bộ môn chủ động tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch kiểm tra của tổ chuyên môn; đề kiểm tra do giáo viên bộ môn ra, sau khi kiểm tra xong thì lưu đề và đáp án tại hồ sơ của tổ, nhóm chuyên môn Với cách làm như thế này, dù không được kiểm tra chung, nhưng việc tổ chức kiểm tra viết từ 15 phút trở lên của tất cả các bộ môn đều được chỉ đạo. .. Trang 15 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS - Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất của người làm công tác quản lý; do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phù hợp để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học - Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức... khối lớp và toàn trường Chúng tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ cho việc sinh họct tổ, nhóm 6 Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể Vì có thể nói: người dạy học . 4 Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THCS 3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT. EAKAR TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH ----------o0o---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS