Chính vì thế mà rủi ro và vấn đề phòng ngửa rủi rotrong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng bao giờ cũng là vấn đề đượcquan tâm hàng đầu để tránh những tác động xấu đến hoạt động
Trang 1MôC LôC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 2
1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM 2
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại 2
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 2
1.2.2 Phân loại rủi ro rín dụng và các ảnh hưởng 3
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 4
1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 10
1.2.5 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA 15
2.1 : Vài nét khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mộc Châu 15
2.1.1 : Quá trình hình thành và phát triển: 15
2.1.2 : Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh 16
2.1.3 Sơ đồ hoạt động của hoạt động của chi nhánh 17
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009-2011 17
2.2.1 Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh 17
2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 21
2.3 Thực trạng rủi ro rín dụng tại chi nhánh huyện Mộc Châu 22
2.3.1 Tình hình chung về nợ quá hạn 22
2.3.2 Phân tích nợ quá hạn 23
2.3.3 Tình hình nợ xấu 26
2.3.4 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh 27
2.3.5 Nguyên nhân của những tồn tại 28
Trang 2CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN
NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH
NN&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN MỘC CHÂU 30
3.1 Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới 30
3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 30
3.2.1 Tư vấn chính sách tín dụng, xây dựng chiến lược khách hàng 30
3.2.2 Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng 31
3.2.3 Xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng 32
3.2.4 Thực hiện tốt các hình thức bảo đảm tín dụng 32
3.2.5 Phân tán rủi ro 32
3.2.6 Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 33
3.3 Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 33
3.3.1 Kiến nghị với NH NN & PTNT Việt Nam 33
3.3.2 Kiến nghị với NH NN&PTNT chi nhánh huyện Mộc Châu 34
KẾT LUẬN 36
Trang 4DANH MôC S¥ §å, B¶NG BIÓU
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn 2009-2011 18
Bảng 2.2: Doanh số cho vay 2009-2011 20
Bảng 2 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011 21
Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2009-2011 22
Bảng 2.5 : NQH phân theo loại tín dụng và theo thành phần kinh tế 23
Bảng 2.6 : NQH phân theo thời gian tại chi nhánh huyện Mộc Châu 25
Bảng 2.7 : Nợ xấu tại chi nhánh huyện Mộc Châu 26
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinhcủa cả nền kinh tế Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lànhmạnh, hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sửdụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững Tuy nhiên cơ chế thịtrường cũng theo đó mà đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các đơn vị kinh tế nóichung cũng như các NHTM nói riêng Trong vô vàn khó khăn và thách thức đó,rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã và đang trở thành vấn đềnổi cộm, bởi lẽ rủi ro từ ngân hàng có phản ứng dây chuyền, có thể biến tướngnhiều hình thức và lây lan ra toàn bộ nền kinh tế
Nhìn từ góc độ lý thuyết, rủi ro trong hoạt động của các NHTM bao gồm 3loại: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá Trong đó rủi ro tín dụngchiếm tỷ trọng lớn nhất bởi tín dụng là hoạt động cốt lõi chiếm trên 80% Tổngtài sản Có của ngân hàng và đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhất duy trì sự tồn tại
và phát triển của ngân hàng Chính vì thế mà rủi ro và vấn đề phòng ngửa rủi rotrong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng bao giờ cũng là vấn đề đượcquan tâm hàng đầu để tránh những tác động xấu đến hoạt động của các ngânhàng và có thể của nhiều doanh nghiệp hay của cả nền kinh tế
Nhận thức được vấn đề trên, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu đượctrong thời gian học tập cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng
NN&PTNT Sơn La chi nhánh huyện Mộc Châu, em đã chọn đề tài “Rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Sơn La chi nhánh huyện Mộc Châu” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Bài luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm bachương:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng và các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng.
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi
Trang 6ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mộc Châu Sơn La.
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhấtđịnh
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh cho thuê tài chính vàcác hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước như bao thanh toántài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, và cho vay trong hạn mứctín dụng, hạn mức cấp tín dụng dự phòng…Trong các hoạt động cấp tín dụng,cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Trước hết ta cần nhận định, rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình
trạng bất ổn Tuy nhiên chỉ có những sự không chắc chắn nào có thể ước đoánđược xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không có khả năng chi
trả Theo hướng suy luận này, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa rủi
ro tín dụng sau:
Rủi ro tín dụng trong ngân hàng làkhoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khingân hàng cấp tín dụng – (theo tài liệu Financial institutions management-Amodern perspective)
Và theo tài liệu “Công nghệ ngân hàng dành cho các nước phát triển” rủi rotín dụng được định nghĩa là thiệt hại kinh tế của ngân hàng do một hoặc mộtnhóm khách hàng không hoàn trả được nợ vay của ngân hàng
Trang 7Hoặc rủi ro tín dụng cũng được hiểu là sự xuất hiện những biến cố khôngbình thường trong quan hệ tín dụng gây hậu quả xấu đến hoạt động của ngânhàng như thiệt hại về tài sản, thu nhập hay mất mát về vốn của ngân hàng.
Như vậy, qua những cách tiếp cận khác nhau ta có thể hiểu bản chất của rủi
ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà NH gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lý do gì.
1.2.2 Phân loại rủi ro rín dụng và các ảnh hưởng.
1.2.2.1 Rủi ro đọng vốn ( rủi ro trong huy động vốn)
● Biểu hiện khi nguồn vốn huy động được nhiều nhưng sử dụng ít, hoặc chi phí
sử dụng vốn cao nhưng lãi suất cho vay thấp
● Ảnh hưởng
Rủi ro đọng vốn thường có ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng vốn của ngânhàng và gây cản trở, khó khăn cho việc chi trả lãi cho người gửi tiền
1.2.2.2 Rủi ro mất vốn (rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn)
●Biểu hiện là khoản tổn thất phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng mà chỉthu được một phần gốc và lãi hoặc thu vốn gốc và lãi không đúng hạn, hoặckhông thu được cả gốc và lãi
●Ảnh hưởng:
- Đối với NHTM: Rủi ro mất vốn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạtđộng của NHTM Ảnh hưởng rõ nhất là làm thất thoát dần những khoản vốnkhông nhỏ của ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh khoảnkéo theo đó là việc tăng hàng loạt các loại chi phí giám sát và chi phí pháp lýcộng thêm phần trích lập bù đắp tổn thất trong khi mở rộng doanh thu bị hạn chế(do e ngại rủi ro) Tất cả những yếu tố dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm sútthậm chí bị thua lỗ; làm ảnh hưởng xấu đến vị thế, uy tín của ngân hàng trên thịtrường…
- Đối với nền kinh tế: hậu quả nghiêm trọng của RRTD xảy ra có thể ảnh hưởngxấu tới các thành phần kinh tế khác Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 8tới các ngành, các chủ thể kinh tế trên toàn khu vực sẽ dần khiến cho các đơn vịkinh tế khốn đốn theo, gây chậm phát triển.
Tóm lại, dù là loại rủi ro tín dụng nào cũng đều có ảnh hưởng xấu tới hoạtđộng của ngân hàng Ngoài ra nó còn kéo theo tác động xấu tới nền kinh tế xãhội: tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng tạo ra sự nghi ngờ của nhữngngười gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống ngân hàng,gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, phá vỡ tính ổnđịnh của thị trường tài chính
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
Như đã nêu ở phần khái niệm rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách
nợ không có khả năng chi trả Những phát sinh đó cũng có thể là chủ quan hoặckhách quan, có thể bắt nguồn từ khách hàng đi vay hoặc cũng có thể từ chủ thểngân hàng
1.2.2.1 Nguyên nhân khách quan.
●Nguyên nhân bất khả kháng:
Đây là những nguyên nhân thuộc về thiên nhiên như thiên tai, dịchbệnh… là những yếu tố khó dự đoán, có thể xảy ra bất ngờ dẫn đến thiệt hại lớnngoài tầm kiểm soát của con người ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinhdoanh đặc biệt là những ngành nông nghiệp và có liên quan tới nông nghiệp.Khi đó không chỉ khách hàng vay vốn bị thua lỗ mà ngân hàng cũng bị giánđoạn theo vì khả năng thu hồi nợ là gần như bằng không
Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình để minh họa cho nguyênnhân này Khí hậu nhiệt đới gió mùa diễn biến phức tạp cùng với sự nóng lêncủa trái đất là những nguyên nhân gây ra mưa lũ và khô hạn bất thường làm chotình hình trồng trọt của người dân không mấy thuận lợi Ngân hàng cần phảiquan tâm tới vấn đề này để tránh rủi ro cho hoạt động kinh doanh của kháchhàng cũng là giảm RRTD cho bản thân ngân hàng
●Thông tin không cân xứng
Trong quá trình thực hiện tín dụng, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Nợ
-Có chuyển tiền từ người này qua người khác Toàn bộ các giao dịch này sẽ trôi
Trang 9chảy nếu như các bên tham gia đều có hiểu biết đầy đủ về nhau Tuy nhiên trongthực tế, phía khách hàng này thường có rất ít hiểu biết về phía kia và “Sự khôngcân bằng về thông tin mà mỗi phía phải gánh chịu như vậy được gọi là “ thôngtin không cân xứng” Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ dẫn đến “sựlựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức”.
●Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ở đây bao hàm rất nhiều vấn đề: các chu kỳ kinh tế,vấn đề lạm phát, nạn thất nghiệp, vấn đề tỷ giá…Tất cả đều ảnh hưởng tới sứcmạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay được lợi của người cho vay
- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới.Nền kinh tế Việt Nam còn khá non trẻ, lệ thuộc khá nhiều vào sản xuất nôngnghiệp nên rất nhạy cảm với những rủi ro thời tiết và biến động trên thị trườngthế giới.Điển hình như ngành Dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không
ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng nói riêng và của cácngân hàng cho vay nói chung Ngành Thuỷ sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụkiện bán phá giá vừa qua
Ngoài ra những biến động xấu của thị trường thế giới trong giai đoạnkhủng hoảng 2010-2011 đã gây những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế ViệtNam, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn trả nợcho ngân hàng bị thu hẹp
- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế.Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, những biến động lớn về kinh tế chínhtrị thế giới đều ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tế đối ngoại và biểu hiện qua cáncân thanh toán và tỷ giá hối đoái…dẫn đến biến động của hàng hóa xuất nhậpkhẩu, lãi suất, cung cầu tiền tệ Những nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp tớihoạt động các NHTM, đe dọa sự an toàn trong guồng máy hoạt động của chúng.Việt nam ra nhập WTO mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối vớinền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng Quy luật cạnh tranh gay gắt khiếncho việc khách hàng vay vốn kinh doanh bị thua lỗ và không thể hoàn vốn, rủi
Trang 10ro nợ xấu của ngân hàng cũng tăng lên theo xu hướng đó Hơn thế nữa, bản thâncác ngân hàng trong nước cũng phải dấn thân vào cuộc đua với các ngân hàngquốc tế về việc thu hút vốn cũng như cho vay vốn Nếu hệ thống quản lý củangân hàng yếu kém, bản thân ngân hàng cũng sẽ vướng vào các rủi ro đọng vốn
và mất vốn và bản thân ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng phá sản nếu như khôngtìm được hướng đi đúng đắn cho mình
- Tình hình kinh tế trong nước:
Có thể nói trong những năm trở lại đây kinh tế Việt Nam có rất nhiều đổithay và luôn luôn biến động Bên cạnh những chuyển biến tích cực còn cónhững ảnh hưởng tiêu cực tới kinh doanh sản xuất cũng như tiêu dùng của ngườidân Năm 2008, 2009 là nạn lạm phát sau đó kéo theo những biến động về lãisuất, tỷ giá hối đoái Đặc biệt trong năm 2011, các vấn đề đó càng trở nên đángchú ý hơn bao giờ hết Lãi suất ngân hàng, giá cả leo thang làm tâm lý ngườidân bất ổn, các khoản rút tiền, gửi tiền, đầu tư không có quy luật nhất định gây
ra rối loạn cho các NHTM
Ngoài ra hoạt động đầu tư tràn lan, thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tưkhông hợp lý cũng dẫn đến các dự án kinh doanh không hiệu quả làm thất thoátvốn do đó gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng
●Nguyên nhân do chính sách của Nhà Nước.
Như chúng ta đã biết, Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế vĩ mônhằm ồn định thị trường và giảm bớt dao động của chu kỳ kinh doanh trongtừng thời kỳ Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhànước đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá, và điều kiện mở rộng hay thuhẹp tín dụng… Đây là nhãng nhân tố gây nên bấp bênh trong kinh doanh tiềntệ,ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng thương mại
● Nguyên nhân từ môi trường pháp lý.
Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinhdoanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luậtthực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạtđộng kinh doanh và các ngành có liên quan Chuỗi các hệ thống đó được ápdụng từ Trung ương xuống địa phương nên sai xót trong mỗi khâu đều có thểdẫn tới rủi ro cho NHTM
Trang 11- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, vănbản dưới luật, hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động TDNH Tuynhiên việc triển khai vào hoạt động ngân hàng lại hết sức chậm chạp và còn gặpphải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ.Những văn bản này đều quy định trong trường hợp khách không trả được nợ,NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, công tác này củacác ngân hàng còn yếu kém vì xét cho cùng ngân hàng không phải là cơ quanquyền lực Nhà Nước nên không có chức năng cưỡng chế, buộc khách hàng bàngiao TSBĐ cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển TSĐB nợ vay để tòa án xử lýqua con dường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạngNHTM không thể giải quyết được nợ tài sản tồn đọng
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNH
NHNN là cơ quan cao nhất trong hệ thông các NHTM, chịu trách nhiệmthanh tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM, nhưng hoạt động thanh tra vàđảm bảo hệ thống của NHTM chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Nănglực cán bộ thanh tra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí còn không theokịp một số nghiệp vụ công nghệ thanh tra tiên tiến, phần lớn các thanh tra ngânhàng đều thụ động theo kiểu xử lý các vụ việc đã phát sinh chứ không chú ý tớiviệc ngăn chặn phòng ngừa Nội dung và phương pháp thanh tra còn khá lạchậu, chủ yếu là thanh tra tại chỗ, khả năng kiểm soát và giám sát rủi ro còn kém,
mô hình thanh tra còn nhiều bất cập Do vậy có những sai phạm của NHTMkhông được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để tớikhi hậu quả quá nghiêm trọng mới can thiệp Hàng loạt các sai phạm về cho vay,bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro tổn thất lớn, nguy cơ đedọa an toàn của cả hệ thống ngân hàng mà nếu phát hiện sớm thì có thể đã cóbiện pháp kịp thời để khắc phục
1.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan.
♣ Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trang 12● Khách hàng là cá nhân.
Phần lớn các khoản tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân là tín dụng tiêudùng Với những khoản vay này, nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là thu nhậpđều đặn, ổn định của người vay Vì vậy, chỉ cần một biến cố nhỏ gây nên sự xáotrộn trong thu nhập và sinh hoạt của cá nhân khách hàng cũng có thể làm chokhả năng trả nợ của họ bị trở ngại Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Cá nhân khách hàng gặp sự cố bất thường trong cuộc sống : bị mất việclàm, tai nạn, hoặc phát sinh những khoản chi không thể lường trước gâymất hoặc giảm thu nhập, không còn khả năng trả nợ như dự kiến ban đầu
- Cá nhân khách hàng hoạch định thu chi không chính xác, hoặc cũng cóthể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng
● Khách hàng là doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế
- Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp đi vay
Rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai cácphương án, dự án đầu tư sản xuất của doanh nghiệp không khoa học, việc dựtoán chi phí và mức sản lượng sản xuất không phù hợp; khả năng quản lý củadoanh nghiệp còn yếu kém Quy mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý
là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của của các phương án kinh doanh đầy tínhkhả thi mà lẽ ra chúng phải thành công
Hơn nữa, doanh nghiệp có thể vẫn phải gánh chịu rủi ro kinh doanh cho
dù những công tác trên được làm tốt vì luôn luôn có những thay đổi bất ngờ,ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất: biến động giá cả,thị hiếu người tiêudùng, nguồn cung nguyên liệu bị hạn chế… Mức độ tổn thất của doanh nghiệp
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đó
- Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở việc doanh nghiệp khôngthể trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ Nếu cơ cấu vốn của doanh nghiệpkhông hợp lý, doanh nghiệp sử dụng vốn vay quá nhiều để kinh doanh có thểdẫn đến việc sử dụng vốn vay càng nguy hiểm hơn Ngoài ra, tình hình tài chínhdoanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch cũng gây rủi ro cho ngân hàng Quy môtài sản, nguồn vốn không lớn, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung
Trang 13của hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tồn tại hai loại sổ sách kế toán rất phổ biến ở VN, sổsách kế toán mà DN công khai với ngân hàng phần lớn chỉ mang tính chất hìnhthức Điều này dẫn tới việc phân tích tài chính của khách hàng sẽ không chínhxác dẫn tới rủi ro cho ngân hàng
♣ Nguyên nhân do bản thân ngân hàng.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rủi ro cho ngân hàng
cụ thể:
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh và lợi nhuận ngânhàng nên khi cho vay đã quá chú trọng vào lợi tức, đặt mong ước vào lợi tức caohơn các khoản chi vay lành mạnh Ngoài ra, trong thể lệ cho vay có những sơ hở
để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn
- Cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy trình cho vay, như khôngthẩm định đầy đủ, chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho vay không có
dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn,quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đứckinh doanh, như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn rồi vay ké,xâm tiêu khi giải ngân hay khi thu nợ
- Thiếu sự giám sát tín dụng- một phần vì thiếu thông tin về hoạt động củangười vay hoặc thông tin mà ngân hàng không có chính xác kịp thời để đánh giáđược đầy đủ về khách hàng, không giám sát được khách hàng về sử dụng khoảnvay có đúng mục đích hay không
- Sự cạnh tranh- NHTM nào cũng mong muốn có tỷ trọng cho vay caohơn nhiều các ngân hàng cạnh tranh Điều này có thể dẫn đến việc cho vay vượtkhả năng chi trả của người vay
♣ Nguyên nhân từ bảo đảm tín dụng
Việc bảo đảm tiền vay bao gồm bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật Do
đó, những nguyên nhân tác động đến các yếu tố đó cũng có thể làm cho ngườivay mất khả năng chi trả Cụ thể là: người bảo lãnh bị những nguyên nhân nhưtrách nhiệm dân sự, khả năng tài chính;còn về tài sản thế chấp, cầm cố bị giảmgiá, bị cháy, thiên tai (mà không có bảo hiểm) không tiêu thụ được, tài sản thế
Trang 14chấp cầm cố không đúng quy định của luật dân sự
1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng.
1.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng.
Quyết Định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm:
• nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khảnăng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trongtương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán
• nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ
• nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày
• nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
• nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý
Trong đó các khoản nợ từ nhóm 2 tới 5 gọi chung là nợ quá hạn, các khoản nợ
từ nhóm 3 tới 5 được gọi chung là nợ xấu.
Trang 15Nếu tỷ lệ NQH càng cao chứng tỏ dư nợ khách hàng đang gặp khó khănlớn trong việc trả nợ, do đó xác suất khách hàng trả được nợ cho ngân hàng là rấtthấp Bên cạnh đó, tỷ lệ NQH cao cũng đồng nghĩa với việc chi phí của ngân hàngtăng lên Với một khoản nợ tốt, ngân hàng sẽ dễ dàng thu được nợ và tiếp tục chovay những khoản vay mới, nhưng với một khoản tín dụng có nguy cơ rủi ro nhưchậm trả nợ gốc, lãi hoặc tình hình kinh doanh của khách hàng không tốt…thì ngânhàng phải tốn thêm chi phí giám sát với khoản vay, chi phí xử lý TSĐB, chi pháipháp lý… do đó làm tăng chi phí của ngân hàng.
Tuy nhiên, vì tổng dư nợ và tổng nợ quá hạn được đo tại thời điểm nhất định nên tỷ
lệ NQH không phải lúc nào cũng phản ánh đúng chất lượng tín dụng tại ngân hàng.Bởi vì tỷ lệ NQH cao mà khả năng giải quyết NQH hay vòng quay của các khoảnNQH cao thì khả năng ngân hàng gặp RRTD sẽ thấp hơn và ngược lại
Trang 161.2.4.7 Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng RRTD
Dự phòng RRTD được trích lập
Doanh số cho vay trong kỳ
Chỉ tiêu trên phản ánh rủi ro mất vốn của NHTM, chỉ tiêu này cho thấy cứ
100 đ/v tiền tệ mà ngân hàng cho vay thì ngân hàng đã trích lập được bao nhiêu đ/v để bù đắp rủi ro nếu xảy ra Số tiền dự phòng trích lập phản ánh chi phí vốn
mà ngân hàng phải bỏ ra vì lượng trích dự phòng này ngân hàng phải dự trữ chứ không được phép mang ra quay vòng vốn Việc ngân hàng trích lập quá nhiều
dự phòng đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động tăng nên lợi nhuận cũng sẽ bị
Trang 17ảnh hưởng Trong khi đó, Quyết Định 493 đưa ra công thức tính số tiền dự phòng trích lập như sau:
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể( tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%)
Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản
nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trịkhoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó
1.2.4.5 Chỉ tiêu hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng.
Dự phòng RRTD được trích lập
HS khả năng bù đắp RRTD =
NQH khó đòiChỉ tiêu này thể hiện khả năng chống đỡ của ngân hàng khi RRTD xảy ra
Số tiền trong quỹ DPRR được sủ dụng để bù đắp những tổn thất của RRTD gây
ra, nếu hệ số trên thấp, có nghĩa là khả năng ngan hàng bù đắp được những mấtmát về tài sản là hạn chế, có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2.5 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng.
- Hạn chế được tổn thất về vốn, tài sản của ngân hàng, tạo điều kiện kinhdoanh thuận lợi, nâng cao lợi nhuận : Rủi ro xảy ra có tác động trực tiếp tới lợinhuận của ngân hàng Vì vậy phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng sẽ giúp chongân hàng hạn chế được những tổn thất về vốn và tài sản, tạo điều kiện thuận lợicũng như nâng cao được lợi nhuận của mình
- Góp phần đảm bảo kinh doanh cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho
Trang 18nền kinh tế quốc dân phát triển: Khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng không
có rủi ro hoặc mức độ rủi ro vẫn nằm trong ngưỡng an toàn sẽ làm cho kháchhàng tin tưởng hơn; đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sẽ có rấtnhiều ngân hàng nước ngoài vào cạnh tranh vì vậy một ngân hàng làm tốt việcphòng ngừa và hạn chế RRTD thì không những để lại uy tín cho khách hàng màcòn tác động đảm bảo sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp tạo điều kiện chonền kinh tế quốc dân phát triển ổn định
- Nâng cao uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường : Khi RRTDxảy ra tại ngân hàng sẽ gây cho khách hàng tâm lý hoang mang ,họ sẽ đồng loạtrút tiền gửi làm cho ngân hàng thiếu vốn Điều này không những ảnh hưởng xấuđến nguồn vốn của ngân hàng mà còn làm giảm đi uy tín đối với khách hàng.Một khi ngân hàng làm tốt việc phòng ngừa và hạn chế RRTD tất nhiên ngânhàng sẽ giảm được phần nào thiệt hại, nâng cao uy tín và thương hiệu của mìnhtrong nền kinh tế thị trường bởi ttrong hoạt động kinh doanh tín dụng thì uy tín
và thương hiệu là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý kháchhàng
Trang 19CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỘC CHÂU SƠN LA
2.1 : Vài nét khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mộc Châu
2.1.1 : Quá trình hình thành và phát triển:
NHNo&PTNT huyện Mộc Châu –Sơn La là một chi nhánh của
NHNo&PTNT huyện Mộc Châu tại huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La.NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mộc Châu được tái lập ngày 01/09/1999 theoquyết định số 647/QĐ-NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động
Hiện nay, chi nhánh có 1 phòng giao dịch trực thuộc (phòng giao dịch ThảoNguyên) Với đội ngũ cán bộ gồm 40 người với 80% trình độ đại học và 20% cótrình độ cao đẳng
NHNo&PTNT huyện Mộc Châu từ một NH mới chia tách tái lập, chưa pháttriển đó trở thành một ngân hàng mạnh cú thị phần lớn so với các TCTD kháctrên địa bàn, có vai trò quan trọng trong việc khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi từdân cư và các tổ chức kinh tế để đầu tư phát triển Với phương châm “đi vay đểcho vay”, NHNo&PTNT huyện Mộc Châu đó hướng mạnh hoạt động kinhdoanh của mình vào phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là phục
vụ sự phát triển của nông nghiệp nông thôn, coi nông dân là “người bạn đồnghành của mình” trên con đường cùng phát triển Vì vậy, trong thời gian quangân hàng đó có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đổi mới bộ mặt nôngthôn huyện Mộc Châu
Với hệ thống công nghệ thông tin ngày càng tân tiến, cung cấp các dịch vụ tựđộng hóa cao Thông tin điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút riền tự độngATM…CBCNV làm việc nhiệt tình có trách nhiệm, đảm bảo phục vụ tốt cácyêu cầu của khách hàng
Trang 202.1.2 :Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh.
Bằng việc sử dụng những hệ thống điện tử hiện đại,an toàn và tin cậy,đạthiệu quả cao kết hợp với đội ngũ nhân viên năng động ,nhiệt tình,tận tụy,NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Mộc Châu luôn cố gắng để trở thành một trongnhững chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh và
cả nước.Cụ thể Ngân hàng đã thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Huy động vốn :
Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và tổ chức tín dụngkhác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi có kỳ hạn và các loại khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ,vốn uỷ thác của thành phố và Trung ương
- Cho vay :
Cho vay ngắn,trung và dài hạn với tất cả thành phần kinh tế
Cho vay cầm cố,thế chấp đối với cá nhân,hộ gia đình,doanh nghiệp tưnhân …
Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam,phục vụ nhu cầu đời sống đối vớicán bộ,CNV và những đối tượng khác…
- Dịch vụ thanh toán trong nước:
Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổchức kinh tế
Chuyển tiền điện tử,thanh toán trong nước và chi trả lương qua tàikhoản,giải ngân dự án,thu chi hộ đơn vị…
- Dịch vụ kinh doanh ngoại hối:
Mua bán ngoại tệ,thanh toán phi mậu dịch,chi trả kiều hối,WesternUnion,chi trả cho người lao động xuất khẩu
Thanh toán XNK theo các hình thức : thư tín dụng L/C,nhờ thu,chuyểntiền
- Các sản phẩm dịch vụ khác