1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Cổ phần Trúc Thôn

27 354 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 156,2 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2 1.2. Tổ chức hoạt động kinh đoanh của công ty 3 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu 3 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty 5 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính – Kế toán 8 1.2.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 9 1.2.5.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm chủ yếu 9 1.2.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 12 1.2.5.3. Tình hình cung cấp vật tư 13 1.2.5.4. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty 13 1.2.5.5. Lực lượng lao động 15 PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 15 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 15 2.1.1. Những thuận lợi trong quá trình hoạt động của công ty 15 2.1.2. Những khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 16 2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2012 và năm 2013 17 2.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty 17 2.2.3. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2012 và 2013…………………………………………………...…21 2.2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 và 2013 22 2.2.5. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2012 và 2013 24 2.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty 25

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Khoa Tài chính doanh nghiệp BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LẦN 1 Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần Trúc Thôn Sinh viên Thực tập : Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp : CQ48/11.08 Giáo viên hướng dẫn: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 Hà Nội, 2014 MỤC LỤC Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 2 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ THỰC TẬP: 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:  Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN • Tên giao dịch: Truc Thon Joint Stock Company. • Tên viết tắt là: Truc Thon JSC. • Địa chỉ: Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương. • Điện thoại: (0320).3.882.243 • Fax: (0320)3.883.163 • Email: tructhon@tructhon.com.vn • Website: tructhon.com.vn  Vốn điều lệ: 55.000.000.000 VNĐ, tương đương 5.500.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VNĐ.  Cơ cấu cổ đông: • Tổng Công ty Thép Việt Nam: 688.180 cổ phần • Đặng Ngọc Minh: 9.500 cổ phần • Phạm Quốc Hưng: 40.100 cổ phần • Vũ Hồng Quang: 46.000 cổ phần • Hoàng Hữu Tám: 84.990 cổ phần • Vũ Trọng Thước: 77.200 cổ phần • 676 cổ đông khác: 816.130 cổ phần  Quá trình hình thành phát triển: Công ty cổ phần Trúc Thôn, tiền thân là Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập ngày 25/11/1964 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nặng và ngày 25/11 hàng năm được chọn là ngày Truyền thống của Công ty. Từ 1964 ÷1968 Mỏ tiến hành khai thác đất chịu lửa chủ yếu phục vụ Công ty Gang thép Thái Nguyên. Từ năm 1968 ÷ 1970 do chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, Mỏ phải ngừng sản xuất bàn giao cơ sở vật chất cho quân đội để làm nhiệm vụ trực chiến. Năm 1971 Mỏ trở lại sản xuất, năm 1975 tiếp nhận phân xưởng khai thác quặng sét trắng thuộc Mỏ cao lanh Kinh Môn thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ và Mỏ Bô xít Lỗ Sơn thuộc Bộ Công nghiệp nặng.Từ năm 1980 Mỏ được đầu tư công nghệ sản xuất gạch chịu lửa và đất đèn. Từ Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 3 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 năm 1999 Mỏ trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam và đổi tên là Công ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn. Năm 2000 Công ty đầu tư Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ công suất 2 triệu m 2 / năm với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ. Tháng 7/2003 Nhà máy cho ra đời sản phẩm gạch men mang thương hiệu RedStar nâng doanh thu của Công ty từ gần 12 tỷ lên trên 100 tỷ. Tháng 1/2006 Công ty cổ phần Trúc Thôn được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn theo Quyết định số 3008/QĐ- BCN ngày 26/9/2005 của Bộ Công nghiệp. Giấy đăng ký kinh doanh số 0403000366 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/12/2005. Hiện nay, công ty có 3 đơn vị thành viên trực thuộc: Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ, Mỏ đất sét chịu lửa và công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa. Trong đó, công ty trực tiếp quản lý điều hành Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và Mỏ đất sét chịu lửa. Còn công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa thì hoạt động như một đơn vị độc lập, chỉ chịu sự quản lý chung từ công ty.  Các Công ty liên kết: Công ty cổ phần Khoáng sản Thành Công: KCN Đầm Hồng, Yên Bái; Công ty cổ phần Đôlômít Việt Nam: Đường Mật Sơn, Phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá. 1.2. Tổ chức hoạt động kinh đoanh của công ty: 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu:  Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: • Khai thác, chế biến đất chịu lửa, đất sét trắng, quặng Đô lô mít; • Sản xuất, mua bán vật liệu chịu lửa và vật liệu xây sựng các loại; • Sản xuất, kinh doanh đất đèn, hồ điện cực, fero các loại; • Kinh doanh các sản phẩm kim loại; các vật tư, nguyên liệu phục vụ ngành Thép và gốm sứ; dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn. Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 4 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1  Sản phẩm chủ yếu: Gạch Redstar: Gạch lát, gạch ốp, gạch chân tường; Đất sét Trúc Thôn: đất sét, bột sét; Vật liệu chịu lửa Sao đỏ: gạch chịu lửa, đất đèn, vữa xây. 1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh: Các đơn vị thành viên: 3 đơn vị  Công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa: Sản xuất kinh doanh vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng; sản xuất đất đèn, hồ điện cực, fero; sản xuất vữa xây công nghiệp, bột chịu lửa các loại; xây dựng công trình dân dụng.  Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ: Nhà máy có diện tích mạt bằng trên 3 ha được xây dựng trong khuôn viên công ty tại Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương. Nhà máy sản xuất, cung cấp đồng bộ gạch ốp, gạch lát, gạch trang trí các loại theo tiêu chuẩn châu Âu cho thị trường trong nước và một số nước trên thế giới.  Mỏ đất sét chịu lửa: Nằm tại Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương. Đây là một trong 13 mỏ cung cấp nguyên liệu cho Công ty Gang thép Thái Nguyên. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của Mỏ là đất sét chịu lửa, đất sét trắng nguyên khai, chế biến đất sét trắng khô và bột đất sét các loại. Hiện nay, công ty trực tiếp quản lý điều hành Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và Mỏ đất sét chịu lửa. Còn công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa thì hoạt động như một đơn vị độc lập, chỉ chịu sự quản lý chung từ công ty. 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty Bộ máy quản lý công ty được tổ chức và hoạt động theo sơ đồ khái quát sau. Sơ đồ 1.2.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Trúc Thôn: ĐẠI DIỆN VỐN TẠI CTY LIÊN KẾT Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 5 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ TGĐ THƯỜNG TRỰC GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN THÀNH CÔNG (PROMINE) CTY CP ĐÔLÔMIT VIỆT NAM (VIDOMI) MỎ ĐẤT SÉT CHỊU LỬA NHÀ MÁY GẠCH ỐP LÁT SAO ĐỎ CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA SAO ĐỎ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG TIÊU THỤ CHỦ TỊCH CÔNG TY Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 6 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của từng bộ phận:  Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan quyết định cao nhất của công ty, đại hội đồng cổ đông quyết định nhiệm vụ của năm tài chính mới, quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Hội đồng quản trị: Bao gồm 7 thành viên; là cơ quan quản lý tập thể của công ty; có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đè liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề của Đại hội đồng cổ đông; có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc.  Ban kiểm soát: Bao gồm 3 thành viên; là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt dộng kinh doanh, quản trị điều hành của công ty.  Tổng giám đốc: Phụ trách chung các mặt hoạt động của công ty và trực tiếp điều hành các lĩnh vực công tác sau: Tài chính - Kế toán - Thống kê; tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, khen thưởng; đầu tư, xây dựng cơ bản; vật tư; giá cả; quản lý vốn và người đại diện tại các doanh nghiệp khác; công tác đối ngoại.  Phó tổng giám đốc thường trực: Chỉ đạo, điều hành theo phân cấp và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm: công tác hành chính văn phòng, y tế; công tác chính trị tư tưởng; an ninh quốc phòng, Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 7 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 bảo vệ, tự vệ; công tác phòng chống lụt bão; văn hóa, xã hội, đời sống; thi đua, kỷ luật; công tác đoàn thể; công tác đối nội; các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc ủy quyền.  Giám đốc nhân sự: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT về công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty; kiêm trưởng phòng Tổ chức – hành chính; các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.  Giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách, gồm: tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; công tác tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh thương mại; các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền kiêm trưởng phòng kế hoạch kinh doanh công ty.  Giám đốc sản xuất: Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách, bao gồm: điều hành sản xuất toàn công ty; khoa học kỹ thuật; sáng kiến, tiết kiệm; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh côngnghiệp; các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền.  Phòng Tổ chức – Hành chính: Tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chế độ chính sách đối với người lao động; hành chính, văn phòng, bảo vệ, Y tế; công tác Đảng, Đoàn; thanh tra, pháp chế; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thư ký Công ty; các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.  Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, công nghệ, thiết bị; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật như đất đai, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà cân, …; Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 8 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 quản lý chất lượng; công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, lụt bão; sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sáng kiến tiết kiệm; công tác đầu tư phát triển.  Phòng Tài chính – Kế toán: Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê; các nghiệp vụ khác do Tổng Giám đốc giao; quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực Công ty giao; chấp hành điều lệ Công ty; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.  Phòng Kế hoạch kinh doanh – Tiêu thụ: Công tác kế hoạch ngắn, dài hạn; điều độ sản xuất, cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất theo phân cấp; tiếp thị và tiêu thụ gạch ốp lát các loại và các sản phẩm của Công ty; tạo mẫu gạch ốp lát cho Nhà máy gạch ốp lát sản xuất; kinh doanh thương mại theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty; thương hiệu; thu đòi công nợ; các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao; quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản nguồn nhân lực Công ty giao. 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính – Kế toán: Công ty Cổ phần Trúc Thôn tổ chức bộ máy tài chính kế toán theo hình thức tập trung. Với hình thức này, phòng Tài chính – Kế toán của công ty là một bộ máy kế toán duy nhất của đơn vị thực hiện tất cả các giai đoạn của khâu hạch toán ở mọi phần hành kế toán, từ khâu thu nhận ghi sổ, đến khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp tài chính. Hình 1.2.4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của công ty Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 9 KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KIÊM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN TIỀN MẶT KIÊM LƯƠNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ CÔNG NỢ KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VẬT TƯ VÀ GIÁ THÀNH THỦ QUỸ GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:  Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính – Kế toán: phụ trách chung, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng và trưởng phòng Tài chính – Kế toán; tham mưu, đề xuất việc quản trị vốn, quản trị tài chính; trực tiếp phụ trách công tác kế toán tổng hợp, giá thành, tiêu thụ, kế toán chi tiết; kiểm tra công tác thống kê, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về tài chính, kế toán.  Kế toán tổng hợp – Tổ trưởng nhiệm vụ: lập các báo cáo theo quy định; quản lý tài sản cố định; tổng hợp, phân tích giá thành; hướng dẫn công tác kế toán, kiểm tra đối với các đơn vị thành viên; kiểm tra công tác kế toán đối với đơn vị góp vốn; quản lý phần mềm kế toán; điều hành phòng khi phụt trách phòng đi vắng.  Kế toán tiền mặt – kiêm tiền lương: theo dõi tài khoản tiền mặt, tạm ứng, công nợ phải thu khác; quản lý quỹ: xã hội từ thiện, phòng chống bão lụt, quỹ khen thưởng, phúc lợi; quản lý tiền lương, ăn ca, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; tổng hợp chi phí phân xưởng, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; phối hợp phân tích giá thành. Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 10 [...]... dựng  Khách hàng thường xuyên của công ty: • Khối các đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, xi măng Hoàng Thạch, nhà máy thép Sông Công, công ty gạch Thạch Bàn, Cosenco Long Hậu…; • Khối các công ty thương mại: Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ VINDAS, công ty Giai Hà, doanh nghiệp Kiên Cường, công ty TNHH Thương mại Thành Nam…  Các đối thủ của công ty:  Sản phẩm nhập khẩu từ... xã hội… PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1 Những thuận lợi,khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty: Công ty Cổ phần Trúc Thôn là một trong nhưng công ty có bề dày lịch sử trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh VLXD ở Việt Nam Trong quá trình 50 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ nhân lực của công ty liên tục được mở rộng về quy mô cũng như trình độ tay nghề Đội ngũ kỹ sư, công nhân... của công ty= >công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn  Tâm lý chuộng đồ ngoại vẫn còn tồn tại nhiều trong đại bộ phận người dân gây không ít khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận thị trường 2.2 Khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2012 và năm 2013 2.2.1 Tình hình quản trị tài chính của công ty:  Tình hình. .. về giá);  Sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong nước: Một số đối thủ cạnh tranh trong nước của Công ty là: Công ty gạch ốp lát Hà Nội, công ty cổ phần gạch TOCO, tập đoàn gạch men Vĩnh Phúc, công ty gạch Long Hầu, nhà máy gạch MIKADO, Catalan Chất lượng và giá sả phẩm của công ty này với Trúc Thôn là khá tương đồng 1.2.5.5 Lực lượng lao động: Tính đến ngày 31/12/2013, công ty có tổng số lao động... hiện nay Hơn nữa công ty đã thực hiện chính sách tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm tăng khả năng thanh khoản, tăng tốc độ luân chuyển vốn Các hệ số hiệu suất hoạt động của công ty hầu hết đều đang có xu hướng tăng đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong quản trị tài chính của công ty, góp phần tiết kiệm vốn cho công ty Các hệ số thanh toán của công ty mặc dù còn thấp... EPS Phần lớn các chỉ tiêu sinh lời của công ty đều âm và có xu hướng ngày càng giảm Nguyên nhân một phần là do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế khó khăn chung Mặt khác là do công tác quản trị chi phí của công ty còn bộc lộ nhiều yếu kém Các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính đều tăng mạnh và tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu Công ty cần cải thiện hơn nữa công. .. rủi ro tài chính (rủi ro về lãi suất, tín dụng, thanh khoản, ) Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 21 GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam 1 Báo cáo thực tập lần 2.2.2 Tình hình biến động tài sản của công ty năm 2012 và 2013 Bảng 2.1.1: Bảng tình hình biến động tài sản của công ty năm 2012 và 2013 31/12/2013 Chỉ tiêu A - TÀI SẢN NGẮN HẠN I Tiền và các khoản tương đương tiền II Các khoản đầu tư tài chính ngắn... Báo cáo thực tập lần hướng giảm, rủi ro tài chính tăng Đồng thời cho thấy công ty đang thực hiện chính sách tăng huy động vốn từ bên ngoài nhằm tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính khuếch đại ROE 2.2.4 Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 và 2013 Bảng 2.2.3: Bảng tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: đồng... an toan tài chính, đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng, giảm nguy cơ phá sản của công ty  Những hạn chế, tồn tại: Hệ số nợ cao và có xu hướng tăng tạo áp lực thanh toán lớn cho công ty, giảm khả năng đảm bảo an toàn tài chính Hơn nữa, tình hình sản xuất kinh doanh không tốt khiến công ty bị thua lỗ, lợi nhuận sụt giảm mạnh Điều này cùng với cơ cấu vốn thiên về vốn nợ đã khuếch đại sự sụt giảm của ROE... cao, giá cả cạnh tranh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế cạnh trnah của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế 1.2.5.4 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty: Công ty cổ phần Trúc Thôn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng xây dựng nên sản phẩm mang đặc điểm là sản xuất hàng loạt  Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của công ty phát triển rộng khắp trong . hiểm xã hội… PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1. Những thuận lợi,khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty: Công ty Cổ phần Trúc Thôn là một trong nhưng công ty có bề dày. khăn cho công ty trong việc tiếp cận thị trường. 2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2012 và năm 2013. 2.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty:  Tình hình đầu. Báo cáo thực tập lần 1 PHẦN 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ THỰC TẬP: 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:  Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN • Tên giao dịch: Truc

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w