UBND thành phố Hà Nội phê duyệt giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng công trình sau khi đã được Sở Xây dựng thẩm định hoặc thỏa thuận lựa chọn địađiểm.. Sở Xây dựng thành phố Hà Nội: Giám
Trang 1Đề bài: Thủ tục đầu tư chủ đầu tư cần làm của Dự án xây dựng khách sạn
và căn hộ cho thuê Xuân Nam
Bài làm
I Dự án xây dựng khu khách sạn và căn hộ cho thuê
- Tên dự án : Dự án xây dựng khách sạn và căn hộ cho thuê Xuân Nam
- Hình thức đầu tư:Đầu tư xây dựng mới
- Địa điểm thực hiện: phường Đồng Tâm – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Diện tích mặt bằng: 1930,8 m2
- Thời gian thực hiện:Quý III năm 2011
- Chủ đầu tư : CTTNHH THÀNH CÔNG
- Tổng số vốn đầu tư:50,7 tỷ đồng trong đó:
+ Vốn chủ sở hữu: 27,9 tỷ đồng
+ Vốn vay : 22,8 tỷ đồng
- Hình thức đầu tư: Tổ chức đấu thầu xây dựng mới hoàn toàn
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tự quản lý dự án đồng thời đảm bảotuân thủ qui định của pháp luật
Trên cơ sở những đặc điểm khái quát về dự án, để thấy rõ trình tự các thủ tục
mà chủ đầu tư dự án phải làm chúng ta có thể xem xét các thủ tục theo trình tự dự
án từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đầu tư cho đến khi hoàn thành đưa vào vận hành.
Trang 2II.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
1.Công văn xin giới thiệu địa điểm
1.1.Hồ sơ xin giới thiệu địa điểm
- Đơn xin giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch của chủ đầu tư (theo mẫu
có sẵn)
- Văn bản về chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản đầu tư
- Văn bản đề nghị giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng công trình của Chủtịch UBND cấp phường hoặc biên bản liên ngành của các cơ quan có liên quan vềviệc thống nhất vị trí địa điểm đầu tư xây dựng công trình
- Sơ đồ vị trí khu đất tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/2000 (trong trường hợp không có bản
đồ tỷ lệ 1/1000,1/2000 thì dùng bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 – 1/50.000)
- Đề cương tóm tắt dự án đầu tư
1.2 Thẩm quyền thẩm đinh, phê duyệt giới thiệu địa điểm xây dựng đầu tư xây dựng công trình
a UBND thành phố Hà Nội phê duyệt giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng
công trình sau khi đã được Sở Xây dựng thẩm định hoặc thỏa thuận lựa chọn địađiểm
b Sở Xây dựng thành phố Hà Nội: Giám đốc Sở Xây dựng giới thiệu, trình UBND thành phố Hà Nội cho phép khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng
công trình đối với:
- Các khu chức năng ngoài đô thị (các khu ven Quốc lộ, Tỉnh lộ, khu bảo tồn
di tích, khu du lịch, khu kinh tế đặc thù, khu công nghiệp vừa và nhỏ)
- Những nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, quy hoạch xâydựng điểm dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Những nơi đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệtnhưng nằm trên địa giới hành chính hai quận, huyện trở lên
- Những nơi đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt song chưa có thiết
kế đô thị
c UBND cấp phường(huyện): Phòng Hạ tầng kinh tế cấp phường giới thiệu
trình Chủ tịch UBND cấp phường cho phép khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư xâydựng công trình trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý đối với nhữngnơi đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị
1.3 Thời gian giải quyết:
Trang 3Thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trong thời gian 03
ngày phòng có trách nhiệm thông báo các nội dung yêu cầu bổ sung để thông báocho chủ đầu tư biết để thực hiện.Sau khi có công văn trả lời đồng ý của các cơ quan
có thẩm quyền thì chủ đầu tư tiếp tục làm thủ tục tiếp theo
2 Công văn xin thỏa thuận địa điểm với địa phương:
Chủ đầu tư làm tờ trình xin thỏa thuận địa điểm với địa phương sau khi đãđược UBND Thành Phố phê duyệt giới thiệu các địa điểm trong qui hoạch và phùhợp với chủ đầu tư
Hồ sơ đề nghị thoả thuận địa điểm đầu tư:
a) Văn bản đề nghị thỏa thuận địa điểm đầu tư, thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp hoặc cá nhân chủ đầu tư
- Lĩnh vực đầu tư, mục tiêu đầu tư, sản phẩm chính
- Tên dự án, tiến độ thực hiện, thời hạn hoạt động của dự án, dự kiến tổng vốn và nguồn vốn đầu tư cho dự án
- Dự kiến quy mô, hình thức đầu tư
- Dự kiến địa điểm đầu tư và nhu cầu sử dụng đất; trong đó xác định rõ đất dùng cho sản xuất, đất dùng cho nhà xưởng và văn phòng
b) Các hồ sơ liên quan về tư cách pháp lý của chủ đầu tư (bản sao hợp lệ):
- Đối với doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản khác
có giá trị tương đương
- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
3.Tờ trình xin chủ trương đầu tư:
Đối với dự án tư nhân như dự án này thì thủ tục tờ trình xin chủ trương đầu tưkhông quá quan trọng Nhưng để đảm bảo chủ trương đầu tư của chủ đầu tư là hợppháp và nằm trong quy hoạch của Tỉnh thì chủ đầu tư vẫn nên làm để tránh nhữngrắc rối về sau
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư:
-Tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư
- Bản thuyết minh nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư
- Kế hoạch sử dụng kinh phí được cấp thẩm quyền phê duyệt
4.Xin thỏa thuận về qui hoạch chi tiết và qui hoạch kiến trúc
Thành phần, số lượng bộ hồ sơ qui hoạch chi tiết
Trang 4 Thành phần hồ sơ, gồm:
- Tờ trình đề nghị thoả thuận hồ sơ quy hoạch xây dựng của UBND cấp phường
- 02 Bộ bản vẽ Thiết kế quy hoạch xây dựng (Kèm theo hồ sơ nhiệm vụ quyhoạch xây dựng được duyệt nếu hồ sơ này chưa được gửi lưu trữ tại Sở Xây dựng);
- 02 Thuyết minh quy hoạch xây dựng
- Văn bản chủ trương hoặc thoả thuận của cấp có thẩm quyền cho phép lậpquy hoạch, đầu tư xây dựng công trình (Đối với khu vực chưa có quy hoạch hoặc
có sự điều chỉnh so với quy hoạch chung xây dựng được duyệt)
- Đăng ký kinh doanh của nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu khảo sát xâydựng; chứng chỉ hành nghề thiết kế của người chủ nhiệm đồ án, chủ trì khảo sát địachất, địa hình, chủ trì thiết kế
(Đối với các cá nhân, đơn vị đã có hồ sơ năng lực, chứng chỉ hành nghề lưu tại
Sở Xây dựng thì không cần phải nộp lại các hồ sơ này)
* Đối với các hồ sơ quy hoạch chi tiết thuộc các dự án đầu tư xây dựng được cấp Giấy phép đầu tư (hoặc được chấp thuận đầu tư) cần bổ sung thêm các hồ sơ sau:
- 02 Quyển Dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm theo Giấychứng nhận đầu tư hoặc Thông báo chấp thuận dự án đầu tư
- Hồ sơ đất đai (Bản sao có công chứng hoặc chứng thực một trong những
giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; hồ sơ trích lụcbản đồ địa chính; Quyết định cho thuê hoặc giao đất )
Số lượng hồ sơ: 02 bản
Thành phần hồ sơ xin thoả thuận quy hoạch kiến trúc:
-Văn bản đề nghị của Chủ đầu tư (Cty tư vấn thiết kế soạn )
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc các giấy tờchứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (UBND TP cấp)
-Văn bản ý kiến về quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền theo quy định(UBND Quận, Sở QHKT, Sở Tài Chính, Sở XD,Cục Hàng Không UBND TP)-Sơ đồ vị trí khu đất TL 1/2000 – 1/5000 (Đơn vị thiết kế lập)
- Bản đồ hiện trạng khu đất TL 1/200 – 1/500 (Đơn vị thiết kế lập)
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình TL 1/500 (Đơn vị thiết kế lập)
Trang 5- Bản vẽ thiết kế sơ bộ kiến trúc TL 1/100 – 1/200 (Đơn vị thiết kế lập)
- Bản vẽ phối cảnh màu công trình (Đơn vị thiết kế lập)
5.Công văn xin thoả thuận với cơ quan chuyên ngành điện, nước, môi trường, quân sự…
Chủ đâu tư phải gửi công văn xin thỏa thuận việc sử dụng điện, nước, sử dụngtài nguyên thiên nhiên để các cơ quan này quyết định có cho phép chủ đầu tư sửdụng các nguồn điện, nước, tài nguyên này hay không hay chủ đầu tư phải đảm bảocác tiêu chuẩn, điều kiện nào?
6.Văn bản Cam kết với ngân hàng về việc đảm bảo nguồn vốn cho dự án
Chủ đầu tư nộp văn bản cam kết với ngân hàng việc bảo đảm nguồn vốn đầutưcho dự án.Đây là văn bản bắt buộc phải có để chủ đầu tư được cấp giấy chứngnhận đầu tư
7.Trình tự lập và phê duyệt Dự án đầu tư
Do dự án có qui mô vốn đầu tư nhỏ hơn 1500 tỷ đồng nên chỉ phải làm thủ tụcđăng kí đầu tư như sau:
7.1 Nội dung dự án đầu tư
Sau khi thực hiện đăng ký đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủđầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình (toàn bộ hoặc một phần các hạng mụccông trình đã đăng ký hoặc được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư) gồm phầnthuyết minh dự án và thiết kế cơ sở như sau:
7.1.1 Nội dung phần thuyết minh của dự án:
Chủ đầu tư phải nêu rõ các vấn đề sau:
a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sảnphẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địađiểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu vàcác yếu tố đầu vào khác
b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trìnhbao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựachọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất
c) Các giải pháp thực hiện bao gồm:
- Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng
hạ tầng kỹ thuật nếu có
Trang 6- Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình
có yêu cầu kiến trúc
- Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và quản lý dự án
d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và cácyêu cầu về an ninh, quốc phòng
đ) Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn; nguồn vốn và khả năngcung cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn; các chỉ tiêu tài chính và phântích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án
7.1.2 Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:
a) Phần thuyết minh:
- Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xâydựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;phương án và sơ đồ công nghệ đối với dự án có yêu cầu công nghệ;
- Phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, sự kết nối với các công trình hạtầng kỹ thuật ngoài hàng rào
b) Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, baogồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xâydựng theo tuyến;
- Bản vẽ tổng mặt bằng và bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với côngtrình có yêu cầu kiến trúc;
- Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹthuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình
Trang 77.2.1 Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở: Sở Xây dựng thẩm định thiết kế
cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và các dự ánđầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch UBND TP yêu cầu
Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau:
- Sở xây dựng chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở có chức năng quản lý loại côngtrình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án (được xác định là loại công trình cómức vốn đầu tư cao nhất của dự án)
- Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằngvăn bản của các sở (hoặc bộ) quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan
để thẩm định thiết kế cơ sở
7.2.2 Nơi tiếp nhận hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan Nhà nước thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ
sở nêu tại khoản 1 điều này là cơ quan trực tiếp tiếp nhận hồ sơ dự án kèm thiết kế cơsở
b) Số lượng hồ sơ phải nộp để thẩm định thiết kế cơ sở tùy thuộc cơ quan chủtrì thẩm định thiết kế cơ sở yêu cầu tương ứng với số cơ quan cần lấy ý kiến thẩmđịnh; nhưng ít nhất phải có 7 bộ chính
7.2.3 Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở
(ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ)
Dự án quan trọng quốc gia: không quá 30 ngày
b) Dự án nhóm A: không quá 20 ngày
c) Dự án nhóm B: không quá 15 ngày
d) Dự án nhóm C: không quá 10 ngày
7.3 Thẩm định và phê duyệt dự án
Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và phê duyệt báo cáo đánh giá tácđộng môi trường hoặc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, chủ đầu tư tự tổchức thẩm định dự án và quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người đứngđầu tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh
III Thủ tục giai đoạn thực hiện đầu tư
8.Thủ tục về giao đất và cho thuê đất
8.1 Giao đất và cho thuê đất:
Trang 8a) Đối với các dự án sử dụng đất công, sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu
tư, nhà đầu tư lựa chọn một trong hai hình thức là thuê đất hoặc giao đất có thu tiền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật để lập thủ tục thuê đất hoặc giao đất b) Đối với đất do các tổ chức và cá nhân khác đang sử dụng, sau khi đăng kýđầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thuê, hợp tácđầu tư hoặc nhận sang nhượng với các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp
để thực hiện dự án Nhà nước giúp nhà đầu tư về mặt pháp lý, hỗ trợ và tạo điềukiện để nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận, bồi thường, giải phóng mặt bằng
c) Nhà nước đảm bảo và khuyến khích quyền tự đầu tư trên đất đang sử dụngtrong trường hợp đất thuộc diện thu hồi để đầu tư dự án có mục đích sản xuất, kinhdoanh hoặc xây dựng kinh doanh nhà ở theo Điều 42 Nghị định số 84/2007/NĐ-CPngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi chung là Nghị định số84/2007/NĐ-CP), cụ thể:
Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để đầu tư dự án có mục đích sản xuất, kinhdoanh hoặc xây dựng kinh doanh nhà ở mà người đang sử dụng đất (hoặc nhiềungười đang sử dụng đất liền nhau) có đơn xin đầu tư và có các đủ điều kiện sau đâythì được quyền tự đầu tư hoặc chọn tổ chức, cá nhân để góp vốn lập dự án đầu tư:
- Có diện tích đang sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạchchi tiết xây dựng, phù hợp với quy mô công trình đã được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt;
- Có dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về dự án đầu tư;
- Có đủ khả năng để thực hiện dự án đầu tư đảm bảo đạt yêu cầu và tiến độtheo dự án đã được chấp nhận
8.2 Giá giao đất, giá cho thuê đất
a) Giá giao đất của các dự án đầu tư được tính theo giá thị trường trong điềukiện bình thường của từng loại đất tại thời điểm giao đất (trừ các trường hợp đấugiá đất hoặc đấu thầu dự án); do Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyếtđịnh
b) Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước:
Căn cứ giá đất do UBND tỉnh công bố hàng năm và khung tỷ lệ đơn giá thuêđất, thuê mặt nước do UBND tỉnh quy định:
Trang 9- Giám đốc Sở Tài chính quyết định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước cho từng
dự án cụ thể đối với trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước là tổ chức kinh tế,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân trong nước
- Chủ tịch UBND cấp phường (huyện) quyết định đơn giá thuê đất, thuê mặtnước cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước là hộgia đình, cá nhân trong nước;
- Đơn giá thuê mặt đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được ổn định 5 năm Hếtthời hạn ổn định, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND cấp huyện điều chỉnhđơn giá thuê đất, thuê mặt nước áp dụng cho thời hạn tiếp theo
8.3.
Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đối với đất
chưa được giải phóng mặt bằng
Quy trình và thời gian giải quyết:
Bước 1: Chấp thuận phạm vi ranh giới, diện tích:
( thời gian không quá 20 ngày làm việc.)
- Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra, trích lục bản đồ địachính và trình UBND TP Hà Nội (thông qua Văn phòng UBND TP) thỏa thuậnphạm vi, ranh giới, diện tích (16 ngày)
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND TP ký văn bản thỏa thuận phạm vi ranhgiới và trả hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường (đồng thời gửi UBND cấpphường hoặc huyện và các cơ quan có liên quan) (03 ngày)
- Sở Tài nguyên và Môi trường trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày
- Sau khi nhận được văn bản chấp thuận phạm vi ranh giới, diện tích; UBNDcấp phường hoặc huyện nơi có đất có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủtrương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi thu hồi đất; UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm niêm yết công khai chủtrương thu hồi đất tại trụ sở UBND cấp xã và tại các địa điểm sinh hoạt khu dân cưnơi có đất, thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã (ở những nơi
có hệ thống truyền thanh)
Bước 2: Lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư ( gọi chung là phương án tổng thể):
- Lập phương án tổng thể: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặtbằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể trên cơ sở số
Trang 10liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp Phương ántổng thể có các nội dung chính sau (theo khoản 1 Điều 51 Nghị định số84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định):
+ Các căn cứ để lập phương án
+ Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp,
số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản có trên đất
+ Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồiđất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái địnhcư
+ Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, dự kiến khu vực táiđịnh cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư
+ Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyểnđổi ngành nghề
+ Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của cơ
sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời
+ Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời
+ Dự toán kinh phí thực hiện phương án
+ Nguồn kinh phí thực hiện phương án
+ Tiến độ thực hiện phương án
- Cơ quan phê duyệt phương án:
+ UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án đối với các dự án có tổng mức bồithường, hỗ trợ trên 20 tỷ đồng thuộc địa bàn nội thànhTp và đối với các dự án cótổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 10 tỷ đồng thuộc địa bàn các huyện còn lại trongTP
+ UBND TP phê duyệt phương án tổng thể đối với các dự án thuộc địa bàn địaphương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 20 tỷ đồng trở xuống;
+ UBND các phường (huyện) còn lại phê duyệt phương án tổng thể đối vớicác dự án thuộc địa bàn địa phương mình có tổng mức bồi thường, hỗ trợ từ 10 tỷđồng trở xuống
- Cơ quan thẩm định phương án:
+ Sở Tài chính thẩm định phương án tổng thể đối với các trường hợp doUBND TP phê duyệt
Trang 11+ Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định phương án tổng thể đối với cáctrường hợp do UBND cấp phường (huyện) phê duyệt.
- Thời gian: không quá 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Quy trình giải quyết:
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP:
Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án và trình UBND TP (thôngqua Văn phòng UBND TP) phê duyệt: 15 ngày;
Văn phòng UBND TP trình UBND tỉnh phê duyệt và trả hồ sơ cho Sở Tàichính: 6 ngày
Sở Tài chính trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày
+ Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Tàichính (01 ngày)
Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định phương án, trả kết quả thẩm định về
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (15 ngày)
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phối hợp Văn phòng UBND cấp huyệntrình phê duyệt, trả kết quả (06 ngày làm việc.)
c) Bước 3: Thông báo về việc thu hồi đất:
- Không quá 3 ngày sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, Tổ chức làmnhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho ngườiđang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển vàbàn giao đất bị thu hồi nêu trong phương án tổng thể
- Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét,
đề đạt hoặc yêu cầu Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giảithích về những nội dung đã được thông báo nêu trên
Bước 4: Quyết định thu hồi đất:
- Sau 20 ngày, kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm c khoản này, cơquan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp ban hànhquyết định thu hồi đất;
Trang 12- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trìnhcủa cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND cùng cấp có trách nhiệm xem xét,
ký quyết định thu hồi đất
- Trong trường hợp khu đất bị thu hồi vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thuhồi của UBND tỉnh, vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND cấpphường hoặc (huyện) thì UBND tỉnh ra quyết định thu hồi chung đối với toàn bộcác thửa đất trên khu đất và ra quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyềnthu hồi của mình
- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh thu hồi đất chung của UBND tỉnh, UBND cấp huyện nơi có đất ra quyết địnhthu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình
Bước 5: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai: Sau khi có quyết định thuhồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệmthực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền trên đất và xác định nguồngốc đất đai
Trình tự, thủ tục kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai thực hiệntheo Điều 55 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
+ Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Trong thời hạn không quá 60ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện những hộ cóđất bị thu hồi) có trách nhiệm lập phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư (sau đây gọi là phương án bồi thường) Nội dung phương án bồi thườngtheo điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
+ Lấy ý kiến về phương án bồi thường: Sau khi lập xong phương án bồithường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lấy
ý kiến về phương án bồi thường.Phương thức, địa điểm, thời gian lấy ý kiến, thựchiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
+ Hoàn chỉnh phương án bồi thường: Hết thời hạn niêm yết và lấy ý kiến, Tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hoàn chỉnhphương án bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định số84/2007/NĐ-CP
Bước 6: Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: