1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm gia tăng vốn tự có của ngân hàng TMCP quốc tế

53 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Thách thức về tiềm lực tài chính, công nghệ, năng lực, kinh nghiệm quản trị, chất lợng sản phẩm dịch vụ …Đây chính là vấn đề thời sự, luôn đợc Nhà nớc quan tâm và chỉ đạo sâu sát, NHNN V

Trang 1

MôC LôC

Trang 2

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

ATM : Automatic Teller Machine

NQĐHĐCĐ : Nghị quyết đại hội đồng cổ đông

VIB : Viet Nam internation Bank

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam

Trang 3

Danh môc B¶NG BIÓU

Danh môc S¥ §å

Trang 4

Phần Mở đầu

1 Tính thiết thực của chuyên đề

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế là một vấn đề thời sự quan trọng của mỗi nớc, nhất là các nớc đang trong giai

đoạn phát triển Mỗi nớc phải nhận thức đúng đắn và phải thiết lập các thể chế phù hợp, tuân thủ các quan hệ kinh tế quốc tế cùng những cam kết mang tính toàn cầu, qua đó cùng tạo nên một nền kinh tế đa dạng, hợp tác và cùng phát triển Hội nhập đang đem đến nhiều cơ hội lớn lao nhng cũng là thách thức không kém phần cam go cho nền kinh tế đất nớc

Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian những năm gần đây, khối NHTM đã có những bớc tiến ngoạn mục,đóng vai trò không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành ngân hàng và nền kinh tế đất nớc Tuy nhiên, khi mà cánh cửa hội nhập đang đến “gõ cửa” từng doanh nghiệp và lộ trình của nó đang ngày một rút ngắn về thời gian thì các Ngân hàng thơng mại nói chung và NHTMCP Quốc tế nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức nhất định Thách thức

về tiềm lực tài chính, công nghệ, năng lực, kinh nghiệm quản trị, chất lợng sản phẩm dịch vụ …Đây chính là vấn đề thời sự, luôn đợc Nhà nớc quan tâm và chỉ

đạo sâu sát, NHNN Việt Nam đã đa ra nhiều biện pháp để thực hiện những chủ trơng, chỉ đạo của Nhà nớc nhằm giúp các Ngân hàng thơng mại mở rộng quy mô hoạt động, hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hòa nhập tốt với nền kinh tế khu vực và thế giới

Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới là tăng vốn tự có Với nền kinh tế thị tr-ờng, vốn tự có là cơ sở hình thành pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng Với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành và phát triển lâu dài của ngân hàng Giai

Trang 5

đoạn từ năm 2006 cho đến nay đã chứng kiến việc đua nhau tăng vốn của các ngân hàng thơng mại, nhất là khối các NHTMCP trong nớc.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, mặc dầu vốn tự có bình quân của các NHTMCP có tăng nhng kết quả việc tăng vốn vẫn cha đáp ứng hết đợc những mong đợi của các ngân hàng Việc tăng vốn tự có nhanh trong một khoảng thời gian ngắn mà không kèm theo những thay đổi cha chắc đã giúp các NHTMCP nâng cao vị thế và tạo ra những ảnh hởng tốt đến các quyết

định của thị trờng, ngợc lại có thể tạo thêm nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn lớn hơn

Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM,

nh-ng là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập nh-ngân hành-ng

Từ những năm 1920 trở về trớc các nhà quản lý ngân hàng ít quan tâm đến quy mô vốn tự có của NHTM, nhng thực tế số lợng các ngân hàng phá sản đạt con

số kỷ lục đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng , trong những năm 1920 có khoảng 600 ngân hàng bị phá sản, từ những năm 1930 đến năm 1933 trung bình mỗi năm có 2000 ngân hàng bị phá sản Sự phá sản của các ngân hàng

do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là vốn tự có của ngân hàng quá nhỏ và có suy giảm mạnh Cụ thể ở châu Âu và ở Mỹ đầu thế kỷ XIX hệ số vốn tự có/ tổng tài sản ở mức trung bình là 50%, đến cuối thế kỷ XIX giảm xuống còn 30% và tiếp tục giảm, trong thế kỷ XX chỉ còn dứoi 10% Sự suy giảm tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng thơng mại thực chất là sự tăng trởng nhanh của nền kinh tế các nớc đòi hỏi tăng khối lợng tín dụng, khi đó tốc độ tăng vốn của các ngân hàng thơng mại lại không tơng xứng Điều quan trọng hơn là các nhà quản trị ngân hàng lại muốn duy trì lợi tức cổ phần cao cho các cổ đông, họ phải giảm tỷ lệ vốn tự có / tổng tài sản Do vậy các nhà quản lý ngân hàng đã đa ra quy chế quản

lý vốn tự có thông qua các hệ số nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng trong kinh doanh và bảo vệ khách hàng

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn chuyên đề “Giải pháp nhằm gia tăng vốn

tự có của ngân hàng TMCP quốc tế” Nh một ví dụ minh hoạ cho việc gia tăng

Trang 6

vốn tự có của các NHTMCP ở nuớc ta Chuyên đề xin đợc đa ra một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đồng thời nâng cao hiệu quả của việc gia tăng vốn tự có của các NHTMCP tại Việt Nam nói chung cũng nh NHTMCP Quốc tế nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tập trung vào các nội dung sau:-Nghiên cứu lý luận cơ bản về vốn tự có của ngân hàng thơng mại, nắm bắt đợc chức năng, thành phần cơ bản của vốn tự có của ngân hàng thơng mại Hiểu đợc hoạch định nhu cầu vốn của ngân hàng và cách thức tăng vốn

tự có của ngân hàng thơng mại

-Tìm hiểu và phân tích thực trạng quá trình tăng vốn tự có của các NHTMCP Quốc tế Trên cơ sở đó rút ra u điểm và hạn chế trong kết quả đạt đợc, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó của quá trình tăng vốn tự có

-Đa ra các giải pháp, đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tăng vốn tự có của các NHTMCP tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Quốc

tế nói riêng

3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tợng nghiên cứu của chuyên đề này là xem xét quá trình tăng vốn tự

có của các NHTMCP Quốc tế trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá những mặt đợc và cha đợc để đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tăng vốn tự có

4 Phơng pháp nghiên cứu

Trong việc thực hiện chuyên đề, tác giả đã sử dụng phơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với lịch sử; phơng pháp so sánh phân tích; phơng pháp thống kê kết hợp với các lý luận khoa học để làm rõ và xác định đợc bản chất vấn đề cần nghiên cứu từ đó đa ra các đề xuất, giải pháp để giải quyết vấn đề

5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứ

Chuyên đề đã nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với ngân hàng NHTMCP Quốc tế khi hội nhập kinh tế thế giới Qua đó chuyên đề phân tích

Trang 7

thực trạng, hiệu quả quá trình tăng vốn của các NHTMCP Quốc tế Dựa trên lý luận khoa học cùng với những nghiên cứu của bản thân, t duy của nhiều nhà kinh tế để có thể đa ra các giải pháp đề xuất giúp cho NHTMCP Quốc tế nâng cao hiệu quả quá trình tăng vốn tự có, qua đó khẳng định vị thế của mình trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

6 Kết cấu của chuyên đề

Bố cục của chuyên đề đợc bố trí gồm có 3 chơng:

Chơng 1: Cơ sở lý luận về vốn tự có của ngân hàng thơng mại

Chơng 2: Thực trạng và kết quả đạt đợc của quá trình tăng vốn tự có của các

NHTMCP Quốc tế

Chơng 3: Giải pháp nhằm gia tăng vốn tự có của các NHTMCP Quốc tế.

Trang 8

CHƯƠNG I Cơ sở lí luận chung về vốn tự có của

1.1.2 Phân loại vốn tự có

Có nhiều hình thức khác nhau để phân loại vốn tự có của ngân hàng thơng mại Để thuận lợi cho công tác quản lý, và sử dụng vốn, NHTM thờng tiến hành phân loại vốn tự có theo hai hình thức sau:

1.1.2.1 Phân loại theo sự hình thành nguồn vốn:

a, Vốn tự có ban đầu.

Đây là nguồn vốn hình thành khi ngân hàng đợc thành lập Tại Việt Nam,

nó còn gọi là vốn điều lệ ghi rõ trong điều lệ hoạt động của tổ chức Vốn này có thể đợc tạo ta bằng nhiều cách, tuỳ thuộc vào tính chất sở hữu của ngân hàng: Vốn của NHTM Nhà nớc do Nhà nớc cấp từ ngân sách bằng tiền hoặc trái phiếu chính phủ, của NHTM, của NHTM t nhân do cá nhân tự ứng ra, của NHTM liên doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp, vốn của ngân hàng TMCP do các

cổ đông đóng góp thông qua việc mua cổ phiếu, và đợc tính theo mệnh giá cổ phiếu, vốn điều lệ của NHTMCP bao gồm các loại:

Vốn cổ phần phổ thông: : đợc tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu

phổ thông(cổ phiếu thờng) đã phát hành, nghĩa là tổng số cổ phần cha thanh toán nhân với mệnh giá

Trang 9

Vốn cổ phần u đãi : đợc tính bằng mệnh giá của tất cảc các cổ phiếu u

đãi đã phát hành Cổ phiếu u đãi có thể là vĩnh viễn hoặc có thể chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đảm bảo một tỷ lệ thu nhập cố định hoặc số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần thờng

b, Vốn tự có hình thành trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt

động, ngân hàng có thể đợc cấp bổ sung vốn, phát hành thêm cổ phần, hởng thặng d vốn, để lại những khoản lợi nhuận tích luỹ, các quỹ…

i, Vốn đợc bổ sung từ ngân sách Nhà nớc hoặc thông qua phát hành cổ phần:

Để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc tăng cờng khả năng chống đỡ với rủi ro ngân hàng có thể xin(hoặc đợc) cấp thêm vốn ngân sách( còn gọi là tái cấp vốn), hay phát hành thêm cổ phần Những nguồn này đều tính vào cho vốn tự

có của ngân hàng.

ii, Thặng d vốn

Nguồn vốn này cũng có thể đợc hình thành ngay từ khi ngân hàng mới thành lập, hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO), và tiếp tục có khả năng tăng lên khi ngân hàng phát hành cổ phiếu mới ở những lần tiếp theo, hay trong quá trình chuyển đổi cổ phiếu u đãi thành cổ phần thờng Đây

là giá trị thị trờng của các cổ phiếu vợt quá mệnh giá mà các cổ đông sẵn sàng tra cho ngân hàng

iii, Lợi nhuận không chia: Kết thúc mỗi kỳ kinh doanh của ngân hàng, lợi

nhuận sau thuế, sau khi đã bù đắp các khoản chi phí đặc biệt, thờng đợc chia làm hai phần

Một phần để chi trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, phần còn lại đợc bổ sung vào nguồn vốn tự có dới tên gọi “lợi nhuận giữ lại” Thực chất, đây vẫn là vốn của cổ đông, chủ sỡ hữu ngân hàng, nhng đã đợc vốn hoá để mở rộng quy mô cho vốn tự có, tái đầu t và trích lập các quỹ Trên thực tế, đối với các ngân hàng nớc ngoài, đây là nguồn quan trọng nhất để

Trang 10

tăng quy mô vốn tự có nói riêng và vốn của ngân hàng nói chung: giai đoạn cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, khoảng 70% số gia tăng về vốn là xuất phát từ lợi nhuận giữ lại.

iv, Các quỹ/ khoản dự trữ : Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng

hoặc do tuân theo quy định của Nhà nớc hoặc do tự nhận thâý cần thiết để

đảm bảo hoạt động về đề phòng rủi ro, đều trích lập các quỹ dự trữ Có nhiều loại quỹ khác nhau:

-Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ: đợc trích lập theo hàng năm theo tỷ lệ phần

trăm trên tổng lợi nhuận sau thuế, với một mức tối đa do nhà nớc quy định

-Quỹ bảo toàn vốn: Tính theo tỷ lệ lạm phát, nhằm bảo toàn giá trị của

vốn tự có trong môi trờng lạm phát của nền kinh tế

-Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với

rủi ro Vì vậy, để dự phòng các tài sản bị tổn thất, vốn bị ăn mòn, các ngân hàng đều trích lập các khoản dự trữ nhằm bù đắp những thiệt hại khi xảy ra tình hình bất thờng Do quỹ này đợc trích từ lợi nhuận trớc thuế tính chất nh một khoản chi phí, nên một số ngân hàng không hạch toán nó vào vốn tự có

mà vào các khoản nợ Nếu đợc liệt kê vào vốn tự có , khi tổn thất thực của ngân hàng nhỏ hơn số trích lập, vốn tự có của ngân hàng sẽ tăng lên, và ngợc lại Nh vậy quy mô của quỹ này phụ thuộc vào tổn thất ròng, thu nhập của ngân hàng, và tỷ lệ trích lập quỹ

v, Cổ phần u đãi có thời hạn và giấy nợ có khả năng chuyển đổi Một số

công cụ nợ mang tính chất lỡng tính nh cổ phần u đãi có thời hạn, giấy nợ, thứ cấp có khả năng chuyển đổi, tín phiếu vốn(khoản chứng khoán nợ chỉ có thể

đợc thanh toán khi phát hành đợc cổ phiếu mới) Những công cụ nợ bổ sung này có chung một đặc điểm với của công cụ nợ thuộc loại tiết kiệm với kỳ hạn dài, đồng thời mang một số đặc điểm của cổ phiếu thòng nh: những ngời nắm giữ các chứng khoán nợ này chỉ có quyền hởng thu nhập từ ngân hàng sau ng-

ời gửi tiền(có nghĩa là xếp hạng u tiên thứ yếu), nhng chứng khoán đó lại có

Trang 11

tính chát dài hạn( ở Việt Nam là 5 năm theo II mục I điều 3 khoản 1.2 quyết

định 457/2005/QĐ-NHNN) và thay thế, hoặc bản thân chúng có thể đợc chuyển đổi thành cổ phiếu thờng Việc tăng loại vốn này có nhiều u điểm đối với quản lý ngân hàng nhng không làm thay đổi quyền kiểm soát, hạn chế cổ tức vvv Chính vì vậy, những công cụ này cũng đem lại nguồn vốn ổn định trong một khoảng thời gian dài cho các ngân hàng và do đó đợc một số ngân hàng liệt kê vào thành phần vốn tự có

1.1.2.2 Phân loại theo Hiệp ớc Basel :

ý muốn xây dựng những tiêu chuẩn dùng để kiểm tra mức độ hợp lý của vốn tại một ngân hàng riêng lẻ hay cả một hệ thống ngân hàng đã đợc nung nấu từ rất lâu và là nguyện vọng của nhiều đối tợng khác nhau trong thị trờng tài chính Điều này đã đợc hiện thực hóa kể từ sự ra đời của Hiệp ớc Basel I vào năm 1988 do Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel đề xuất

Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision _BCBS) đợc thành lập bởi thống đốc các NHTW thuộc nhóm nớc

G10 vào năm 1975, bao gồm đại diện cấp cao từ các cơ quan chức năng về giám sát ngân hàng và từ NHTW của nhóm G-10 (Hiện nay gồm 13 quốc gia:

Bỉ, Canađa, Pháp, Đức, ý, Nhật Bản, Lúcxembua, Hà Lan, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, và Vơng quốc Anh), với mục tiêu

là đảm bảo sự giám sát hiệu quả các NH trên toàn cầu thông qua việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn quốc tế Các cuộc họp của ủy ban thờng diễn

ra tại Ngân hàng thanh toán quốc tế Basel (Bank for international settlements), thuộc Thụy Sỹ nơi ban th ký thờng trực đặt trụ sở Uỷ ban không

có thẩm quyền cỡng chế thực hiện những đề xuất của mình, dù các nớc thành viên (và cả nhiều nớc khác) có khuynh hớng chủ động thi hành những chính sách của ủy ban thông qua luật quốc gia (chính vì thế, thờng mất một khoảng thời gian kể từ khi các đề xuất, kiến nghị ra đời đến khi nó đợc đa vào cấp độ

Trang 12

Năm 1987, BCBS đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về vốn,

áp dụng cho các NH, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các NH lớn củng

cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa các quốc gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân đối

kế toán mà các NH thực hiện trong thời gian gần đó Năm 1988, đề xuất này chính thức đợc thông qua dới cái tên Hiệp ớc Basel 1988 hiện nay đợc biết

đến nh là Basel I, nhằm phân biệt với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm 1999 Hiệp ớc này đợc cỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nớc G-10 từ năm 1992 và đến nay, hơn 100 nớc trên thế giới cũng đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản của các đề xuất này

Cũng với những thành phần tơng tự nh trên, nhng Hiệp ớc Basel I phân loại vốn tự có của NHTM thành hai lớp phù hợp cho việc đánh giá đợc tính ổn

định và an toàn của nguòn vốn này tại NHTM Theo đó, vốn tự có của NHTM gồm:

Vốn cơ sở _ hay Vốn cơ bản, Vốn loại 1 _ (Core Capital, hay Tier 1 Capital): là chỉ tiêu cơ bản để đo lờng sức mạnh tài chính của NH nhìn nhận

dới góc độ của các nhà quản lý Nó bao gồm những loại vốn tài chính đợc xem là đáng tin cậy nhất và có tính lỏng cao nhất, thực sự tồn tại, và tơng đối

ổn định trong suốt quá trình hoạt động của NH, đảm bảo cho NH vận hành bình thờng Trọng tâm của phần vốn này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại

- Vốn bổ sung _ hay Vốn loại 2 _ (Supplemental Capital, hay Tier 2 Capital): là bộ phận vốn tự có tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở

rộng hay đảm bảo an toàn cho các hoạt động của NH trong quá trình kinh doanh, nhng chúng ít ổn định hơn vốn cơ sở Lớp vốn này gồm các khoản có thể đợc sử dụng nh vốn cơ sở trong thời gian tơng đối dài và có thể bị loại khỏi vốn tự có khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (trờng hợp các quỹ dự phòng) Theo Basel I, Vốn bổ sung đợc phân loại thành :

Trang 13

•Các quỹ đánh giá lại tài sản (Revaluation Reserves)

•Các quỹ dự phòng (General Provisions)

•Các công cụ nợ lỡng tính (Hybrid instruments)

•Các khoản nợ dài hạn không đợc hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định (thờng là dài) và có thứ tự u tiên thanh toán sau những ngời gửi tiền (Subordinated term debt)

•Các khoản dự trữ không đợc tiết lộ (Undisclosed Reserves): những khoản này tuy không phổ biến, nhng vẫn đợc chấp nhận bởi một số nhà quản

lý khi một ngân hàng kinh doanh có lãi nhng điều này không đợc thể hiện rõ trong các khoản lợi nhuận giữ lại hoặc các quỹ dự trữ thông thờng

Những khoản này ở các nớc không thống nhất với nhau phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia Khi tính toán, phải loại từ vốn cơ sở và bổ sung một số khoản nh: lợi thế thơng mại (chênh lệch giá mua lớn hơn so với giá trị ghi sổ của tài sản khi NH mua tài sản tài chính), vốn góp vào các công ty con,

tổ chức tín dụng khác, một phần của quỹ đánh giá lại tài sản, v.v…

1.1.3 Đặc điểm của vốn tự có

Trong thời gian đầu hoạt động, vốn tự có là cơ sở để tạo nên nguồn lực tài chính của ngân hàng thơng mại Vốn tự có đợc sử dụng cho mục đích đầu

t vào tài sản cố định, đầu t dài hạn và ngắn hạn để sinh lời

Là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trởng trong quá trình hoạt động đồng thời vốn tự có luôn vận động và tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng Mọi quyết định tăng thêm vốn luôn gắn liền với yêu cầu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng hoạt động của ngân hàng

Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (từ 10 – 15%)

nh-ng vốn tự có đónh-ng vai trò vô cùnh-ng quan trọnh-ng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác Giá trị của vốn tự có gắn liền với uy tín, năng lực, vị thế

Trang 14

của chủ sở hữu vốn và quan hệ cung cầu vốn trên thị trờng.

Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng nh các giới hạn huy động vốn, giới hạn cho vay và bảo lãnh …vì hoạt động của các ngân hàng thơng mại phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật dựa trên căn cứ là quy mô vốn tự có

Ngoài ra, vốn tự có đợc hình thành từ những nguồn vốn hợp pháp đợc phép lu chuyển trên thị trờng tài chính Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, vốn tự có của ngân hàng sẽ mang tính quốc tế gắn liền với môi trờng cạnh tranh cao khi mà các ngân hàng thơng mại đang mở rộng việc thu hút đầu t thông qua thị trờng tài chính bằng các công cụ tài chính đa dạng

1.1.4 Các chức năng cơ bản của vốn tự có:

So với các loại hình kinh tế khác, NHTM sử dụng một khối lợng tài chính cao gấp nhiều lần Một hãng sản xuất tiêu biểu thờng chỉ có khoảng 1/3 tích sản (tài sản có) là đợc tài trợ bằng vốn vay, trong khi đó, nếu tổng kết bảng cân đối kế toán của các NHTM sẽ thấy thông thờng, khoảng 90 - 92% nguồn tài chính cho các NH hoạt động là các khoản nợ (vốn của ngời ký thác

và các chủ nợ khác) có nghĩa là số vốn của các chủ NH chỉ chiếm khoảng 8 -

10 % tổng tài sản mà thôi Tuy nhiên, vốn tự có của ngân hàng lại là yếu tố chịu sự giám sát hết sức chặt chẽ của cả các nhà quản trị NHTM cũng nh các nhà quản lý Trung ơng , bởi lẽ nó có những chức năng và vai trò vô cùng quan trọng nh sau:

1.1.4.1 Tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ ngời gửi tiền/ký thác và các quỹ bảo hiểm tiền gửi

1.1.4.2 Tạo điều kiện cho sự thành lập và hoạt động ban đầu của NHTM 1.4.1.3 Tạo niềm tin cho ngời gửi tiền và thu hút tiền gửi

1.1.4.4 Cung cấp nguồn lực tài chính cho sự tăng trởng và phát triển

1.1.4.5 Phơng tiện điều chỉnh hoạt động và điều tiết sự tăng trởng

1.2 Các phơng pháp tăng vốn tự có của NHTMCP

Trang 15

1.2.1 Các yếu tố ảnh hởng đến việc lựa chọn phơng pháp tăng vốn tự có

1.2.1.1 Các qui định của NHNN về quản lý vốn tự có

Khi muốn thực hiện việc gia tăng vốn tự có, các ngân hàng thơng mại phải tuân thủ các quy định của nhà nớc về quản lý vốn tự có

1.2.1.2 Các yếu tố chi phí

Lựa chọn giữa việc phát hành trái phiếu (có thời hạn dài theo qui định) hoặc phát hành cổ phiếu

1.2.1.3 Yếu tố thời gian

Yếu tố thời gian liên quan đến thời điểm thuận lợi để phát hành chứng khoán

1.2.1.4 Rủi ro thanh khoản

Phát hành chứng khoán nợ để tăng vốn làm cho nợ phải trả tăng, rủi ro phá sản sẽ dễ xảy ra hơn so với phát hành cổ phiếu

1.2.1.5 Quyền kiểm soát ngân hàng

Một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng bị mất quyền kiểm soát mà

họ đang giữ trong ngân hàng vì một phơng thức tài trợ đợc lựa chọn

1.2.1.6 Lợi tức trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share-EPS)

Với một mức lợi tức không đổi, nếu ngân hàng tăng số lợng cổ phiếu phát hành sẽ làm cho mức cổ tức tính trên mỗi cổ phiếu giảm xuống, ảnh hởng

đến quyền lợi các cổ đông

1.2.1.7 Yếu tố linh hoạt

Trong nền kinh tế đang phát triển, và đặc biệt trong môi trờng lạm phát , ngân hàng khó có thể chỉ trong một lần mà đáp ứng nhu cầu tăng vốn

1.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn ngân hàng

Bớc 1: Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho ngân hàng.

Trớc tiên, cần phải xác định loại ngân hàng mà họ muốn có là gì? Điều

đó liên quan đến những yếu tố cơ bản nh: Qui mô ngân hàng cỡ nào? Ngân hàng sẽ cung cấp cho những loại dịch vụ nào cho khách hàng? Mức sinh lời ngân hàng phải đạt đợc trong tơng lai dài hạn

Bớc 2: Căn cứ vào mục tiêu hoạt động, các dịch vụ dự định cung ứng,

Trang 16

mức rủi ro có thể chấp nhận và các qui định của các cơ quan quản lý để xác định số lợng vốn cần phải có để phù hợp với các mục tiêu đã chọn, với

các dịch vụ dự kiến sẽ cung cấp, với những rủi ro có thể xảy ra và với các qui

định của các cơ quan quản lý ngân hàng

Bớc 3: Xác định vốn bên trong có thể tạo ra từ lợi nhuận giữ lại.

Hội đồng quản trị của ngân hàng phải quyết định với số lợi nhuận trong năm của ngân hàng, bao nhiêu phần trăm để chia cổ tức cho cổ đông và bao nhiêu phần trăm phải giữ lại cho sự mở rộng đầu t trong tơng lai và đáp ứng những yêu cầu tăng vốn theo qui định của các cơ quan pháp lý

Bớc 4: Đánh giá và lựa chọn phơng cách tăng vốn thích hợp với nhu cầu và các mục tiêu của ngân hàng.

Một phơng án tăng vốn tốt nhất cho ngân hàng phụ thuộc vào nhiều nhân

tố khác nhau Hiện nay,các ngân hàng có nhiều cách thức để tăng vốn dài hạn:

nh phát hành cổ phiếu, các tín phiếu vốn, bán tài sản, thuê trụ sở, và thúc đẩy

sự tăng trởng của lợi nhuận

Nhợc điểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và

đều đặn Hình thức này không thể áp dụng thờng xuyên vì có ảnh hởng đến quyền lợi của cổ đông

1.2.3.2 Tăng vốn từ bên ngoài

Tăng vốn tự có từ bên ngoài là phơng pháp chủ yếu để ngân hàng thực hiện việc gia tăng vốn tự có đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng thơng mại Ngân hàng thơng mại thờng thực hiện tăng vốn tự có từ bên

Trang 17

ngoài thông qua các phơng thức chủ yếu là:

Thứ nhất, phát hành thêm cổ phiếu mới

Phát hành thêm vốn cổ phần thờng hay vốn cổ phần u đãi là một hình thức huy động vốn phổ thông của các ngân hàng thơng mại cổ phần

Với việc phát hành thêm cổ phần thờng thì:

Ưu điểm: không phải hoàn trả cho ngời mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thờng không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ Phơng pháp này làm tăng qui mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tơng lai

Nhợc điểm: Chi phí phát hành cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (EPS), làm giảm khả năng tận dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngân hàng đã có

Tổng tài sảnVới việc phát hành cổ phiếu u đãi vĩnh viễn thì có đặc điểm sau:

Ưu điểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tơng lai

Nhợc điểm: cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong những năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Thứ hai, phát hành trái phiếu chuyển đổi

Ưu điểm: chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng Nhợc điểm: Phải hoàn trả cho ngời mua trái phiếu khi hết hạn, lãi trả cho trái phiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính tăng chi phí hoạt động, làm giảm khả năng đi vay về sau của ngân hàng

Thứ ba, một số phơng thức khác

Các ngân hàng thơng mại còn có thể tăng vốn tự có bằng cách bán tất cả hoặc một phần phơng tiện văn phòng của mình và thuê lại từ ngời chủ mới để

Trang 18

phục vụ cho các hoạt động của mình

1.3 ý nghĩa của việc tăng vốn tự có

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thơng mại Việt Nam đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lợng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nớc Song, cũng nh các chủ thể kinh

tế khác, các ngân hàng cũng đang đứng trớc những cơ hội và thách thức to lớn của quá trình hội nhập

Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thơng mại Việt Nam cho thấy, năng lực cạnh tranh khi bớc vào hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều yếu kém Biểu hiện quan trọng và nổi bật là vốn tự có của các ngân hàng thơng mại đều nhỏ bé và cơ cấu cha hợp lý so với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới Nh chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh của ngân hàng th-

ơng mại là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây

ảnh hởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế Do đó, trong quá trình hoạt động các ngân hàng thơng mại phải thờng xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá

đợc khả năng chịu đựng rủi ro của mình Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để bảo vệ tình trạng tài chính của mình nh: nâng cao chất lợng quản

lý, đa dạng hóa các nguồn vốn và danh mục đầu t, bảo hiểm tiền gửi và nâng cao vốn tự có Khi tất cả các phơng pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì vốn tự có của ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng Vốn tự có bù đắp cho những tổn thất bắt nguồn từ những khoản cho vay và đầu t thiếu hiệu quả, từ

sự quản lý yếu kém, giúp cho ngân hàng có thề giữ vững đợc hoạt động cho tới khi các vấn đề khó khăn đợc giải quyết Chỉ khi các khoản thua lỗ của ngân hàng lớn đến mức tất cả các biện pháp kể cả vốn tự có đều không thể khắc phục nổi thì nó sẽ bị buộc phải đóng cửa vốn tự có là sự chống đỡ thua

Trang 19

lỗ cuối cùng Vì vậy, để chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao gây ra từ nhiều nguồn khác nhau, ngân hàng cần phải nắm giữ nhiều vốn hơn Khi ngân hàng tăng vốn điều lệ sẽ làm cho năng lực tài chính của bản thân ngân hàng tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chính ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh đợc đảm bảo Tăng vốn tự có còn giúp cho quy mô vốn của ngân hàng tăng lên, đáp ứng đợc những yêu cầu về mặt quản lý của Chính Phủ và NHNN khi mà vấn đề kiểm soát hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng cho yêu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nớc Bên cạnh đó, tăng vốn tự có góp phần làm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng triển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng nớc ngoài Nh vậy, tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn tự có mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng.

Trang 20

CHƯƠNG II Thực trạng và kết quả đạt đợc trong

quá trình tăng vốn tự có của nhtmcp Quốc tế2.1 Khái quát về ngân hàng thơng mại cổ phần quốc tế Việt nam

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc tế

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam( tên gọi tắt là VIB) đợc thành lập theo quyết định số 22/QD/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam Cổ đông sáng lập bao gồm Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam các cá nhân và doanh nhân thành đạt trong nớc và ngoài nớc

Ngày 18/09/1996, VIB bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu

là 50 tỷ đồng với 23 các bộ nhân viên, VIB cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch

vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định

Tuy khởi nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á, và quy mô nhỏ nhng VIB hoạt động an toàn, lành mạnh.Trớc thách thức đổi mới để cạnh tranh, dới sự nhất trí cao của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, tháng 8/2004, VIB thực hiện cuộc tái cơ cấu triệt để nhằm tạo những giá trị mới Có thể nói với định hớng chiến lợc đúng đắn cùng với công tác điều hành thống nhất, đặc biệt là cống hiến của toàn thể cán bộ nhân viên đã tạo sức mạnh để VIB vợt qua những khó khăn, thách thức, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để phát triển bền vững, đóng góp có trách nhiệm cho xã hội

Đến cuối năm 2010, vốn điều lệ của ngân hàng Quốc tế đạt 4.000 tỷ đồng Tổng tài sản năm 2010 đạt 94.000 tỷ đồng tăng 65,9% so với năm 2009

Đến cuối năm 2009 VIB đã có 115 chi nhánh/ văn phòng giao dịch trên cả nớc

Trang 21

2.1.2 Tổ chức bộ máy của ngân hàng thơng mại cổ phần quốc tế.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của VIB

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Trong hoạt động của một ngân hàng thì huy động vốn vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lợc lâu dài bởi nó quyết định quy mô tài sản, tạo nguồn vốn để ngân hàng thực hiện dịch vụ đầu t tín dụng đồng thời cũng góp phần quan trọng để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Xuất phát từ tầm quan trọng trên, VIB đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm hàng

đầu trong hoạt động của mình nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân c và tổ chức kinh tế

Để phát triển và hội nhập với xu thế của nền kinh tế, VIB đã triển khai

dự án hiện đại hoá ngân hàng, nhờ đó mà dịch vụ huy động vốn của VIB đã

đ-ợc phát triển đa dạng lên rất nhiều với nhiều sản phẩm dịch vụ mới phong phú

đa dạng nh:

-Tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tuần, 2 tuần đến kỳ hạn 36 tháng trả lãi sau

-Tiết kiệm các kỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý

-Tiết kiệm theo thời gian thực gửi-Tiết kiệm dự thởng

-Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá

Bảng 2.1 Doanh số huy động vốn theo các nguồn giai đoạn 2006-2010

Ban

điều hành

Uỷ ban quản lý rủi ro

Uỷ ban tín dụng

Khối

KH cá

nhân

Khối KHDN lớn

và DN có vốn đầu tư

nước ngoài

Khối Kinh doanh thẻ

Khối nguồn vốn và ngoại hối

Khối chi nhánh

và dịch vụ

Trang 22

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn của VIB giai đoạn 2006-2010

Từ bảng số liệu và biểu đồ 2.2 ta thấy rằng từ năm 2006 đến năm 2010 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng liên tục tăng cụ thể là năm 2007 huy

động vốn đạt 37.123 tỷ đồng tăng 142,1 % so với năm 2006 Năm 2009 huy

động vốn đạt 53.690 tỷ đồng tăng 65,6% so với năm 2008 Trong năm 2010 huy

động vốn đạt 61.000 tỷ đồng tăng 13,6% là năm mà hoạt động huy động vốn tăng cao nhất từ trớc đến nay Nh vậy từ những số liệu trên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quốc tế luôn đợc đặc biệt quan tâm, ngời dân và tổ chức kinh tế vẫn có tín nhiệm với ngân hàng, xem ngân hàng là nơi có thể yên tâm để gửi tiền điều đó sẽ làm cho sức mạnh của ngân hàng một ngày lớn mạnh

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Huy động vốn để cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng ong mại Tuy nhiên, sử dụng vốn sử dụng vốn cho vay hiện nay ở nớc ta vẫn còn tiềm ẩn nhièu rủi ro lớn Rút kinh nghiệm từ những bài học về đỗ vỡ tín dụng ở nớc ta những năm trớc, ngân hàng Quốc tế quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng chiến lợc hoạt động cho vay với quan điểm mạnh dạn đầu t nhng vẫn

th-đảm bảo phát triển bền vững, tăng trởng an toàn Vì vậy VIB hiện nay rất chú trọng khai thác thị tròng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị tròng bán lẻ cho

Trang 23

khách hàng cá nhân.

ở nớc ta các doanh nghiệp cùa và nhỏ chiếm số lợng lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh gnhiệp hiện nay phần lớn đều gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cờng khả năng cạnh tranh, hiện đại hoá công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Ngân hàng VIB đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đợc nguồn vốn với chi phí hợp lí để đầu t mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh Trong năm 2010, d nợ cho vay đối với đối tợng này chiếm gần 61% tổng d nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 d nợ cho vay của ngân hàng VIB đợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2 D nợ cho vay của VIB giai đoạn 2006 -2010

Trang 24

Biểu đồ 2.2 D nợ cho vay của VIB giai đoạn 2006 -2010

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, hoạt động này có ý nghĩa “ sống còn” của một ngân hàng Trong giai

đoạn trên d nợ cho vay của VIB vẫn tăng đều đặn Năm 2007 dự nợ cho vay tăng 83,4% so với năm 2006 Trong năm 2007 sở dĩ d nợ tăng cao là trong thời gian này ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cho vay một cách dễ dàng hơn nhằm mục đích thu hút khách hàng Giai đoạn năm 2008-2009 dự nợ cho vay có giảm đi đôi chút so với giai đoạn 2006-2007 vì trong giai đoạn này các ngân hàng Cổ phần ồ ạt đợc thành lập khiến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn Khách hàng có nhiều sự lựa chọn ngân hàng hơn để vay tiền Năm 2010 d nợ cho vay của ngân hàng đạt 41.700 tỷ đồng tăng 53,85% so với năm 2009 Đạt đợc hiệu quả trên là ngay từ đầu năm 2010, VIB

đã chủ động triển khai nhiều dự án và giảp pháp cho việc triển khai chiến lợc kinh doanh và đẩy nhanh các hoạt động kinh doanh ngân hàng nh: Dự án chuyển đổi cơ cấu tổ chức, dự án quản trị hiệu quả làm việc, VIB đã đa ra một mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, mang lại diện mạo công sở, sản phẩm và dịch vụ đợc nâng cấp theo các quy trình đợc thiết kế hợp lý Tận tuỵ phục vụ khách hàng luôn xem khách hàng là yếu tố “ sinh tồn” của ngân hàng

2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thơng mại

Hoạt động tài trợ thơng mại đang là mảng hoạt động đem lại nguồn thu dịch vụ tốt cho VIB qua các năm

Ngân hàng VIB tự hào là ngân hàng thơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế mô hình xử lý giao dịch tài trợ tập trung với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm bảo tốc đọ

xử lý giao dịch nhanh nhất và chất lợng tốt nhất Ngoài ra ngân hàng VIB cũng là ngân hàng tiên phong cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB4U cho thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp có thể thực hiện đợc giao dịch thanh toán Quốc tế( chuyển tiền đi, mở L/C, theo dõi nguồn tiền và tình trạng

Trang 25

L/C) ngay tại văn phòng doanh nghiệp.

Tuy tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ

đều theo hớng không thuận lợi Nhng năm 2010 VIB vẫn tiếp tục tăng trởng thị phần đặc biệt là hoạt động xuất khẩu tăng 125 % so với năm 2009 Thu phí thanh toán quốc tế tăng tơng ứng 125%, số lợng khách hàng tăng gần gấp đôi

đóng góp đáng kể vào doanh thu ngân hàng 100% các giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu đều thanh toán đầy đủ và đúng hạn

2.1.3.4 Hoạt động đầu t

Thị trờng chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 có những bớc thăng trầm Để nắm đợc các cơ hội đầu t trên thị trờng , Ngân hàng Quốc tế đã tổ chức, xây dựng lại phòng đầu t và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007 Trong những năm qua, bộ phận đầu t đã từng bớc quản lý danh mục đầu t theo hóng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, thờng xuyên theo dõi và đánh giá danh mục

đầu t, tiến hành rút vốn ở một số khoản mục đầu t nh: Tham gia các đợt phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, tham gia đầu t cổ phiếu trên sàn và thực hiện các khoản đầu t, góp vốn mới Ngoài ra, phòng đầu t đang xây dựng quy trình đầu t và có hạn mức đầu t theo từng ngành, từng cổ phiếu

Trong năm 2010, đầu t vào các chứng từ có giá đạt 8.818 tỷ đồng tăng 83%

so với năm 2009 trong đó VIB nắm giữ 4.938 tỷ đồng trái phiếu chính phủ

2.1.3.5 Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác

Với nhận thức sâu sắc về thu dịch vụ là nguồn thu có rủi ro thấp và bền vững trong hoạt động ngân hàng, năm 2010 công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đã đợc Ban điều hành quan tâm, thúc đẩy và đợc quán triệt tới từng đơn

vị trong hệ thống nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng cả về số lợng và chất lợng

Để thu hút các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ngân hàng, VIB đã tổ chức nhiều hoạt động nh: Hội thảo về dịch vụ chìa khoá thuế và xuất nhập khẩu A-Z, hội thảo UCP 600, hội thảo giới thiệu dịch vụ bão lãnh phát hành

Trang 26

Dịch vụ thanh toán luôn luôn đảm bảo chất lợng dịch vụ, năm 2009 đợc coi là năm bội thu của kiều hối khi lợng tiền chuyển về Việt Nam đạt gần 10

tỷ USD, tăng 166% so với năm 2008 Hiện tại VIB đã hợp tác với 10 công ty chuyển tiền nhanh quốc tế trong đó nỗi bật là Money Gram, Coistar Money Transfer, Ria Fiancial Setvices với doanh số chiếm tỷ trọng khoảng 25% so với tổng doanh số kiều hối Các loại hình dịch vụ đợc đa dạng hoá, nhằm đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng

Năm qua, tổng doanh số kiều hối của VIB đạt khoảng 153.8 triệu USD, tăng trởng 200% so với năm 2009, vựot 23% kế hoạch đề ra, phí hoa hồng tăng 186% so với năm 2008 vợt kế hoạch gần 25%

Bảng 2.3 Doanh số chuyển kiều hối

Bảng 2.4 Lợi nhuận trớc thuế của VIB giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Lợi nhuận trớc thuế 200.006 425.699 230.445 614.311 1057

(Nguồn báo cáo thờng niên VIB )

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Edward W.Reed PH.D & Edward K.Gill PH.D (2004), Ngân hàng th-ơng mại, Sách dịch, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 244 - 250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng th-"ơng mại
Tác giả: Edward W.Reed PH.D & Edward K.Gill PH.D
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
7. Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Vai trò của hệ thống NH trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, trang 4-7-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Vai trò của hệ thống NH trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2006
8. Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam; NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, trang 18 - 40 -132-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2006
1. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Quản trị ngân hàng thơng mại, NXB Tài chính Khác
2. GS. TS Vũ Văn Hóa(chủ biên), Giáo trình lú thuyết tiền tệ, NXB Tài chÝnh Khác
3. PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm, TS Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính, 2008 Khác
4. PGS. TS Nguyễn Văn Dần, Giáo trình Chính sách tài khóa, NXB Tài chÝnh, 2008 Khác
5. TS Phạm Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình ngân hàng thơng mại và nghiệp vụ, NXB Thống kê, 2002 Khác
9. Báo cáo thờng niên của Ngân hàng Quốc tế giai đoạn 2006-2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w