Công tác huy động vốn chưa được thực sự quan tâm như công tác đầu tư, tín dụng. Thực tế trong hoạt động kinh doanh việc chỉ đạo cho vay thường sâu sát, cụ thể, thường xuyên liên tục hơn chỉ đạo huy động vốn .Điều này thấy rõ ở tất cả các cấp Ngân hàng, ở Ngân hàng Trung ương thì việc ban hành hướng dẫn các hình thức huy động vốn mới, hấp dẫn, tiện ích, kích thích lợi ích người gửi chưa kịp thời, ở chi nhánh tuy có cố gắng huy động vốn để tự cân đối nhưng chưa xứng với tiềm năng. Cho đến nay NHNo Bắc Ninh chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu, nắm bất khả năng tiềm tàng về nguồn vốn trên địa bàn, về thói quen, tập quán trong tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư để từ đó đề xuất những sản phẩm - dịch vụ huy động vốn phù hợp mang lại hiệu quả cao, chính sách khuyến khích người gửi tiền còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc tiếp cận với khách hàng gửi tiền.
Ngân hàng chưa sử dụng hết lợi thế về mạng lưới. Hầu hết mạng lưới huy động vốn mới được đặt tại trung tâm huyện, thị trấn, chưa có bàn tiết kiệm tại xã, do đó chưa khai thác được hết tiềm năng vốn trong dân cư .Trong khi đó ngành bưu điện đã có nhà bưu điện văn hóa xã. Việc sử dụng công nghệ hiện đại để đẩy mạnh công tác huy động vốn còn hạn chế, chẳng hạn tiền gửi loại này chủ yếu để sử dụng dịch vụ Ngân hàng.
Hoạt động marketing còn hạn chế, không có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, thường xuyên sâu rộng các dịch vụ của Ngân hàng và những tiện ích của việc thanh toán qua Ngân hàng. Nhiều người dân chưa biết được các dịch vụ Ngân hàng. Ngân hàng chưa đi vào đời sống của nhân dân như một yếu tố không thể thiếu. Trên thực tế NHNo Yên Phong chỉ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi tăng lãi suất huy động hoặc áp dụng hình thức huy động mới.
Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực huy động vốn, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh theo cơ chế thị trường. Kiến thức về marketing của mỗi cán bộ còn yếu, chính vì vậy chưa có phong cách giao tiếp phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ đầu tư vốn phải đảm bảo an toàn vốn. Do vậy cán bộ cho vay phải tập trung nhiều thời gian vào nghiệp vụ này.
Thời gian làm việc của Ngân hàng bó hẹp trong giờ hành chính, những ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần Ngân hàng đóng cửa không giao dịch cũng làm mất đi nhiều cơ hội trong kinh doanh nói chung và trong huy động vốn nói riêng.
Tóm lại: Vốn cho công nghiệp hóa hiện đại hóa luôn là vấn đề then chốt và
bức xúc. Trong các nguồn vốn phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguồn vốn huy động qua kênh Ngân hàng để đầu tư phát triển nền kinh tế là nguồn vốn có tỷ trọng lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên KT-XH ở Yên Phong đã thấy rõ tiềm năng thế mạnh của huyện cũng như những khó khăn, thách thức. Quá trình lựa chọn con đường để phát triển, để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng một Huyện Yên Phong giàu mạnh cho thấy không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện để phát triển một nền kinh tế nông, công – nghiệp vững mạnh, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nền kinh tế Yên Phong có xuất phát điểm thấp, bản thân kinh tế Yên Phong rất cần có sự đầu tư lớn về nguồn vốn trong đó có vốn tín dụng Ngân hàng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo NHNo Yên Phong cần có những giải pháp, bước đi, cách thức, huy động vốn phù hợp để có thể khai thác đến mức tối đa tiềm năng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đầu tư trở lại phục vụ cho nền kinh tế phát triển.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN PHONG BẮC NINH 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Yên Phong từ nay đến năm 2013
phát triển kinh tế của Yên Phong giai đoạn 2010-2013 là:“Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của bộ và nhân dân trong huyện, tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phát huy tối đa nội lực, khai thác cao nhất các nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển...”
3.1.1. Các mục tiêu phát triển đến năm 2013
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thời kỳ 2010 - 2013 bình quân hàng năm 13% trở lên.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2013: + Trồng trọt chăn nuôi: 21%.
+ Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng : 40%. + Dịch vụ - thương mại: 39%.
+ Tổng vốn đầu tư PTXH đạt 1.400 tỷ đồng.
+ Thu nhập bình quân đầu người từ 9 => 10 triệu đồng/ năm trở lên. + Bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác/ năm đạt 40 triệu đồng. + Giá trị xuất khẩu đạt từ 8 triệu USD trở lên.
- Tổng sản lượng lương thực từ 55 => 57 ngàn tấn. - Giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm xuống 5%.
Khai thác và phát huy nội lực luôn là một trong những tư tưởng chỉ đạo của các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà Nước. Trong hệ tư tưởng chỉ đạo ở trên thì phát huy nội lực là vấn đề cốt lõi.
Để hoàn thành các mục tiêu về Kinh tế - Xã hội đến năm 2013 như Nghị quyết. Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXI đã đề ra đòi hỏi các ngành các cấp, các thành phần kinh tế phải có sự nỗ lực vượt bậc trong đó NHNo huyện trong xã hội đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế.
3.1.2. Định hướng phát triển nguồn vốn của NHNo huyện Yên Phong
Tại đề án chiến lược nguồn vốn của NHNo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010- 2013 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục duy trì những phương thức mới về huy động vốn đa dạng, phong phú, hiện đại. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn
với nhịp độ cao và bền vững, cân đối với nhịp độ tăng trưởng dư nợ và các hoạt động kinh doanh khác, điều chỉnh và duy trì cân đối về cơ cấu nguồn vốn, thời hạn, lãi suất nhằm đưa NHNo Bắc Ninh phát triển không ngừng”.
Quán triệt định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo tỉnh và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT – XH đến năm 2013 của địa phương, NHNo huyện Yên Phong xây dựng chiến lược hoạt động từ nay đến năm 2013 và những năm tiếp theo, nhằm góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển KT – XH của huyện và nhiệm vụ của NHNo tỉnh giao, cụ thể như sau:
- Giữ vững, tiếp tục phát triển và củng cố thị trường nông thôn coi đây là thị trường chiến lược lâu dài, mở rộng hoạt động tại thị trường xã, thị trấn tạo lập được thị trường bền vững nhất là những vùng có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa.
- Tích cực huy động nguồn vốn tại địa phương, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn coi trọng việc khai thác các nguồn vốn nhỏ, lẻ trong dân cư, thu hút vốn ngắn hạn ,vốn gửi góp thông qua các buổi rải ngân liên doanh, tăng cường thực hiện chiến lược khách hàng. Thực hiện quan hệ cung cầu vốn trên địa bàn với lãi suất thực dương, đảm bảo đủ chi phí cho hoạt động Ngân hàng và có lãi.
- Mở rộng các sản phẩm thanh toán, tiền gửi và sản phẩm tín dụng.
Mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn 2010 - 2013 là 30%/ năm, đến 31/12/2013 tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn phấn đấu đạt 500 tỷ đồng chiếm 80% tổng nguồn vốn, đảm bảo tự cân đối được nguồn vốn cho vay trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế.
Mục tiêu tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2010 - 2013 là 20% đến 31/12/2010 dư nợ tín dụng thương mại đạt 680 tỷ đồng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên Phong nghiệp huyện Yên Phong
Để phát triển kinh doanh đa năng trong cơ chế thị trường, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nguồn vồn tại NHNo Yên Phong, có thể đưa ra các giải pháp mở rộng nguồn vốn kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Phong.
3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động và đối tượng gửi tiền.
huyện Yên Phong cần đa dạng các nguồn vốn. Bên cạnh nguồn vốn huy động và đi vay cần sử dụng tốt các nguồn vốn ủy thác đầu tư có lãi suất thấp. Chiến lược cần huy động nguồn vốn đa dạng bao gồm việc đa dạng hóa khách hàng gửi tiền và đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, các nguồn vốn trong thanh toán.
3.2.1.1 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng gửi tiền.
Cho đến nay, việc đa dạng hóa khách hàng gửi tiền ở NHNo Yên Phong đã được thực hiện khá tốt trên diện rộng. Tại các địa bàn không có các NHTM khác, môi trường không có cạnh tranh, tất cả các khách hàng là các doanh nghiệp đều mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại các NHNo huyện. Tuy nhiên, đối với các tầng lớp dân cư, thương thân và các tiểu chủ thì NHNo huyện Yên Phong vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong thu hút tiền gửi vì thông thường tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà Nước có lãi suất cao hơn. Tiết kiệm bưu điện lãi xuất cũng cao hơn Ngân hàng Nông nghiệp
Để khai thác tốt hơn tiền gửi các tầng lớp dân cư Ngân hàng làm tốt việc tuyên truyền vận động bằng các phương pháp hoặc tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị khách hàng. Cần phân loại theo nhóm đối tượng để có cách thức thu hút nguồn vốn phù hợp xuất phát từ sự khác nhau trong thói quen sử dụng tiền. Cụ thể:
- Đối với những hộ kinh doanh với doanh số lớn nhưng có ít tiền nhàn rỗi dài trong khi công việc kinh doanh thường xuyên bận rộn, không có điều kiện để thường xuyên giao dịch với Ngân hàng thì họ sẽ quan tâm đến sự tiện lợi trong các dịch vụ Ngân hàng, việc gửi và lĩnh tiền từ Ngân hàng có dễ dàng thuận lợi hay không chứ không quan tâm nhiều đến lãi suất. Đối với những khách hàng này Ngân hàng nên bố trí tổ nhóm công tác lưu động để thu nhận và chi trả kịp thời tại quầy bán hàng của họ ngay khi nhận được thông tin yêu cầu. Việc làm này sẽ tăng chi phí ở mức độ nhất định nhưng đổi lại Ngân hàng sẽ thu hút được lượng vốn rẻ do đây là tiền gửi giao dịch. Cùng với thời gian khi công việc này trở nên phổ biến số lượng khách hàng này sẽ tăng và kết quả là số dư tiền gửi tăng dần. Việc làm này đồng thời giúp Ngân hàng tiến cận, làm quen với dịch vụ Ngân hàng tại nhà.
- Đối với những người có thu nhập cao, thường quan tâm đến lãi suất độ an toàn, vấn đề bảo mật và gửi kỳ hạn dài, Ngân hàng nên chủ động cung cấp thông tin
về các phương tiện bảo quản, lãi suất và các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn.
- Đối với những khách hàng có thu nhập đều đặn và có thể gửi tiền tích lũy dần cho một công việc tại thời điểm xác định trong tương lai ngân hàng nên hướng dẫn họ chuyển đổi kỳ hạn tại các thời điểm thích hợp đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Việc làm này còn thể hiện được sự tận tình đối với người và là một trong những cách thức hấp dẫn khách hàng quan trọng. Đại bộ phận cán bộ, công chức chính là những đối tượng khách hàng này họ có nhiều dự định trong tương lai nhưng thu nhập tức thời như mở tài khoản không lớn.
Duy trì tích cực mở rộng thêm đối tượng huy động vốn gửi góp tại các tổ chức cho vay liên doanh các hình thức như mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi phục vụ thanh toán tiền gửi cho sinh viên, cho các gia đình có người thân ở nước ngoài chuyển tiền về.
Thông qua đa dạng hóa các đối tượng khách hàng một mặt tăng khả năng huy động vốn đồng thời có thể nắm bắt được thêm các nhu cầu dịch vụ vốn đa dạng của khách hàng mà có thể trước đó có họ chưa biết tổ chức nào cung ứng.
3.2.1.2. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn
* Đối với huy động vốn từ dân cư mà chủ yếu là các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm. Một trong những nguyên nhân của tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn là do hình thức huy động chưa đa dạng, phong phú.
Huy động tiền gửi với nhiều loại kỳ hạn chính là thỏa mãn nhu cầu tài chính khác nhau của công chúng, nên yêu cầu đặt ra của việc đa dạng kỳ hạn gửi tiền là rất cần thiết. Ngoài việc bổ sung loại tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 9 tháng và 24 tháng v.v. còn có thể khuyến khích khách hàng bằng hình thức trả lãi ngay khi gửi đối với các giấy tờ có giá trị: Kỳ phiếu, trái phiếu và nghiên cứu các hình thức huy động vốn theo Quyết định 404/HĐQT - KHTH của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo Việt Nam. Trước mắt nên áp dụng một số hình thức:
- Huy động tiết kiệm gửi góp với kỳ hạn dài 2,3,5 năm, thực hiên tiếp thị quảng cáo thường xuyên liên tục đối với hình thức tiết kiệm gửi góp đối với đối tượng có hưởng lương.
Để sử dụng dịch vụ tiết kiệm tích lũy khách hàng yêu cầu Ngân hàng mở tài khoản tiết kiệm tích lũy tuỳ thuộc vào sự đa dạng các thời hạn huy động tiết kiệm tích lũy mà Ngân hàng cung cấp, với một lãi suất thích hợp (cao hơn lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn nhưng thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương đương). Khách hàng sẽ thỏa thuận với Ngân hàng việc gửi tiền vào tài khoản định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm. Trên cơ sở số tiền gửi hàng kỳ và thời hạn tích lũy Ngân hàng sẽ tính gộp cả gốc cả lãi và ghi rõ số tiền khách hàng được hưởng một lần khi đến hạn.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo giá trị bằng vàng: Thực tế hiện nay một bộ phận dân cư có thói quen tích lũy tài sản bằng vàng bởi họ cho rằng gửi tiền vào Ngân hàng được hưởng lãi nhưng vẫn không bù đắp được lạm phát. Thực tế thì việc giữ vàng đã giúp họ tránh được sự mất giá của đồng tiền khi lạm phát tăng nhưng khi mua vàng để tích lũy và khi cần bán vàng lấy tiền mặt để chi tiêu người dân đã đi một khoản tiền bằng chênh lệch giá bán ra - mua vào của vàng. Nắm được tâm lý này của dân chúng NHNo huyện Yên Phong cần áp dụng hình thức huy động tiết kiệm được đảm bảo giá trị bằng vàng. Với hình thức này nên thực hiện các kỳ hạn dài vì những người có thòi quen mua vàng tích trữ thường ít