Sử dụng công cụ lãi suất để tăng cường qui mô nguồn vốn và điều chỉnh cơ cấu các nguồn vốn

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 47)

chỉnh cơ cấu các nguồn vốn

Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác....Trong thời gian vừa qua Ngân hàng đã sử dụng thành công chính sách lãi suất (lãi suất danh nghĩa cao hơn chỉ số lạm phát) và thu hút một số vốn đáng kể vào Ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách lãi suất để chống lạm phát chỉ là giải pháp tình thế vì nếu lãi suất đầu vào quá cao sẽ làm cho Ngân hàng không thể kinh doanh (cho vay) được. Do đó, cần phải sử dụng lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh.

Để mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng tài sản về lâu dài lãi suất phải được sử dụng linh hoạt để điều chỉnh cơ cấu, tăng cường qui mô huy động vốn. Tùy theo mức độ cạnh tranh trên từng địa bàn và trong phạm vi cho phép, để đề xuất với Ngân hàng tỉnh lãi suất áp dụng cho phù hợp. Những Ngân hàng cơ sở kinh doanh trên địa bàn không có hoặc ít sự cạnh tranh có thể áp dụng mức lãi suất huy động thấp hơn mức tối đa ở mức độ nhất định. Ngược lại, những địa

bàn diễn ra sự cạnh tranh cho phép các chi nhánh này áp dụng lãi suất cạnh tranh, có thể ở mức tối đa trên cơ sở tính toán đảm bảo tài chính.

Mặt khác, cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn một cách hợp lý. Ngoại trừ tiền gửi giao dịch ít nhạy cảm với lãi suất, các nguồn vốn có kỳ hạn đều có những phản ứng nhanh nhạy với lãi suất. Với biểu lãi suất thay đổi từng thời kỳ có thể vận dụng mức lãi suất tối đa cho loại tiền có kỳ hạn cần tăng tỷ trọng khi tiền gửi kỳ hạn khác không nhất thiết áp dụng mức tối đa nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn dài hơn lãi suất cao hơn. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi, chúng ta có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản nhằm tạo cơ hội tăng doanh lợi.

Muốn tạo cơ hội tăng doanh lợi hoặc hạn chế rủi ro lãi suất trước tiên Ngân hàng phải tiến hành phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất để chủ động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất một cách thích hợp. Trường hợp kết quả dự báo chỉ ra lãi suất có xu hướng giảm khoảng cách có lợi là nguồn vốn lớn hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất vì khi đó nguồn vốn có tính ngắn hạn hơn so với dư nợ cho vay, điều đó sẽ nới rộng khoảng cách chênh lệch lãi suất đầu ra so với đầu vào. Ngược lại, khi kết quả dự báo chỉ ra khả năng lãi suất đầu sẽ tăng thì khoảng cách tích cực là tài sản lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên, việc dự báo xu hướng biến động của lãi suất là điều không hề dễ dàng những chúng ta có thể dựa vào một số động thái: Như tỷ lệ lạm phát dự kiến, các chính sách của Chính phủ về tài chính - tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP v.v.. để đưa ra các quyết sách về huy động vốn. Nếu có những diễn biến trái ngược dự đoán cần điều chỉnh kịp thời cơ cấu nguồn vốn và dư nợ cho vay trong đó việc điều chỉnh kịp thời cơ cấu nguồn vốn sẽ đem lại kết quả lớn hơn so với việc theo đuổi điều chỉnh cơ cấu dư nợ.

Qua phân tích thực trạng nguồn vốn của NHNo và PTNT Yên Phong, giai đoạn 2010 - 2013 nguồn vốn có đặc điểm là mang tính ngắn hạn hơn so với tài sản, biểu hiện khối lượng lớn dư nợ trung và dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn nên trường hợp lãi suất tăng lên, chi nhánh sẽ gặp rủi ro lãi suất lớn. Căn cứ lãi suất hiện áp dụng và khả năng lãi suất tăng lên trong năm 2010 có nhiều khả năng xảy ra do chủ trưởng "kích cầu: của Chính phủ.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 47)