Phát triển tín dụng và đầu tư sinh lời trên cơ sở an toàn vốn, hiệu quả cao là tiền đề huy động

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 54)

quả cao là tiền đề huy động vốn ngay càng cao

Mục đích huy động vốn của Ngân hàng là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh thông qua tín dụng (cho vay) và đầu tư của Ngân hàng. Bản thân tín dụng và đầu tư đã tạo ra nhu cầu về vốn, sự phát triển của tín dụng và đầu tư an toàn là nhân tố quyết định khối lượng, cơ cấu nguồn vốn cần huy động. Huy động vốn (đầu vào) và sử dụng vốn để cho vay, đầu tư (đầu ra) là hai mảng hoạt động nghiệp vụ trong một thể thống nhất của quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, chúng tác động lẫn nhau hỗ trợ lẫn nhau va quyết định sự phát triển. Huy động vốn phải gắn chặt với yêu cầu sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nếu không sẽ gây áp lực lạm phát và cũng không thể huy động tiếp được.

Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn một cách chắc chắn nhất vì khi đồng vốn đầu tư, cho vay nền kinh tế thì tích lũy sẽ ngày càng nhiều và Ngân hàng có cơ sở để thu hút được nguồn vốn ngày càng lớn. Do đó, cùng với chiến lược huy động vốn cần có chiến lược sử dụng vốn có hiệu quả cho thời gian trước mắt và lâu dài.

Tại NHNo huyện Yên Phong cần đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác này như trong định hướng hoạt động giai đoạn 2010 - 2013 của NHNo Yên Phong, nêu rõ: "Tiếp tục mở rộng tín dụng là biện pháp hàng đầu nhằm thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh". Để mở rộng tín dụng và sử dụng vốn có hiệu quả công tác điều hành cần đổi mới theo hướng:

Một là: Trên cơ sở thu nhập thông tin, tín hiệu thị trường từ các Ngân hàng cơ sở để thường xuyên phân tích nhu cầu và khả năng tăng trưởng tín dụng, khả năng đáp ứng bằng nguồn vốn tự huy động được để cân đối nguồn vốn trong toàn chi nhánh. NHNo huyện là đơn vị nhận khoán với NHNo tỉnh và giao khoán tiếp cho các NHNo cơ sở, căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch do tỉnh giao và điều kiện thực tế từng địa bàn NHNo huyện phải phân loại thị trường theo các thị phần khác nhau phù hợp với thế mạnh của từng Ngân hàng nơi nhằm phát huy nội lực, sự chủ động và lợi thế so sánh của từng Ngân hàng cơ sở, theo đó Ngân hàng nào có lợi thế về tăng trưởng dư nợ thì không vì

hạn chế trong huy động vốn mà giao chỉ tiêu dư nợ th ấp hơn khả năng mở rộng cho vay và ngược lại.

Hai là: Tiếp tục thực hiện chính sách khách hàng và cho vay vốn kết hợp với các dịch vụ Ngân hàng. Chọn lọc, phân loại khách hàng dựa trên các tiêu thức khác nhau trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề để có chính sách tín dụng hợp lý. Có thể phân loại như sau:

Khách hàng loại A:là khách hàng có tín nhiệm, Ngân hàng yên tâm đầu tư và có thể áp dụng chính sách ưu đãi về lãi xuất

Khách hàng loại B: Ngân hàng cần hỗ trợ, tư vấn một số vấn đề trong sản xuất kinh doanh trước khi đầu tư (đây là các khách hàng chưa được tín nhiệm).

Khách hàng loại C: Ngân hàng cần kiểm tra thẩm định chặt chẽ trước khi đầu tư không được tăng dư nợ đây là khách hàng không có tín nhiệm).

Ba là: Tăng cường cho vay qua tổ để giảm tải công việc cho cán bộ tín dụng. Có định hướng cụ thể về mục tiêu, thị trường để đầu tư vốn trung dài hạn. Về lâu dài nên tập trung vốn để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn như kiên cố hóa kênh mương, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển dịch vụ sau thu hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nuôi trồng ao thả cá... vừa phù hợp với thị phần của NHNo vừa tạo điều kiện mở rộng tín dụng ngắn hạn.

Bốn là: Đổi mới trang thiết bị công nghệ Ngân hàng, hiện đại hóa hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng thông tin quản lý sao cho khả năng cung cấp kịp thời, chính xác những tín hiệu của thị trường để từ đó phòng kinh doanh tham mưu cho Ban Giám đốc các chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn đáng ứng được mục tiêu kinh doanh. Các mục tiêu kinh doanh phải luôn được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể, những chỉ tiêu này phải trả lời được các câu hỏi:

- Để chi nhánh có quỹ nhập đủ chi lương tối đa theo chế độ cho phép thì kết quả kinh doanh (chênh lệch thu nhập - chi phí) phải đạt bao nhiêu?

Từ quỹ lương kế hoạch có thể xác định được quỹ thu nhập (chênh lệch thu nhập trừ chi phí chưa có lương) bằng công thức

Đơn giá được giao

- Để đạt chênh lệch trên, qui mô, cơ cấu tài sản sinh lời và lãi suất là bao nhiêu? (Giả sử thu nhập ngoài hoạt động tín dụng, đầu tư và chi phí quản lý không đổi).

- Qui mô, cơ cấu nguồn vốn để tài trợ cho danh mục tài sản đó và tổng chi phí phải trả sao cho đạt được quỹ thu nhập cần có.

Ứng với mỗi cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ có lãi suất đầu vào, đầu ra khác nhau. Do đó, để đạt thu nhập lãi ròng cần có với mỗi mức chênh lệch lãi suất sẽ qui định qui mô tài sản sinh lời và nguồn vốn tương ứng:

Qui mô tài sản sinh lời bình quân = Thu nhập lãi ròng cần có Chênh lệch lãi suất

Nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập lãi ròng, tài sản sinh lời và chênh lệch lãi suất cho phép Ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh, lựa chọn trọng tâm để tập trung khai thác lợi thế của từng thời kỳ vì trong thực tế có giai đoạn việc mở rộng tín dụng dễ dàng hơn việc nới rộng khoảng cách lãi suất, và ngược lại có những thời kỳ việc nới rộng chênh lệch lãi suất thực hiện dễ dàng hơn việc mở rộng tín dụng.

Qua phân tích, nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn và tài sản qui mô, cơ cấu tài sản sinh lời chúng ta sẽ thiết lập được danh mục nguồn vốn phù hợp làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, đây là giải pháp cần được quan tâm hàng đầu.

- Tập trung xử lý nợ quá hạn nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên phân tích cả ba loại nợ (đến hạn; quá hạn; khó đòi) để có biện pháp thích hợp để thu hồi nợ tạo nguồn vốn để tiếp tục quay vòng tái đầu tư.

- Thực hiện khoán đến bộ phận tổ nhóm và người lao động lấy lợi ích vật chất để khuyến khích mọi thành viên nâng cao chất lượng công tác. Căn cứ quy định khoán tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng liên xã trực thuộc thông qua các chỉ tiêu: nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận. Nếu phương pháp giao nhận khoán phù hợp sẽ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của từng đơn vị từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng qui mô hoạt động của toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w