Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông thực thi tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Chính phủ nên có quyết định bắt buộc cán bộ Nhà Nước phải mở tài khoản về lương tại Ngân hàng để vừa có thể theo dõi giám sát được tình hình thu nhập của cán bộ Nhà Nước, đồng thời Ngân hàng có tiền gửi huy động, có tác dụng công khai hóa thu nhập và chống thất thu thuế thu nhập đối với cán bộ công nhân viên.
Trong điều kiện hiện nay cũng cần quy định các tổ chức hành chính sự nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng, kể cả Kho bạc Nhà Nước thanh toán với nhau bằng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt để tạo điều kiện cho Ngân hàng sự dụng khối lượng tiền tạm thời nhàn rỗi của các cơ quan hành chính sự nghiệp vào quá trình tài trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự tách bạch về thanh toán và mở tài khoản của hệ thống các cơ quan thuộc vốn ngân sách Nhà Nước và thanh toán qua kho bạc đã làm cho nền kinh tế thiếu vốn lại càng thiếu vốn trong lúc đó tiền tạm thời nhàn rỗi trong hệ thống ngân sách lại không được tận dụng .
Một điều kiện quan trọng khác là việc phát hành trái phiếu Kho bạc nếu được thực hiện thông qua NHTM với tư cách làm đại lý sẽ vừa tiết kiệm chi phí phát hành vừa tạo điều kiện cho NHNN thực hiện điều hòa lưu thông tiền tệ, vừa tạo điều kiện cho các NHNN huy động được vốn một cách dễ dàng, trong đó có việc NHTM có thể sử dụng đến và Ngân hàng phải đảm bảo nguồn vốn cho chi tiêu của Ngân sách Nhà Nước theo yêu cầu của Kho bạc.
Có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục vụ sinh hoạt và đời sống nhân dân để giảm dần giá các sản phẩm thiết yếu, nâng cao đời sống và thu nhập cho người lao động để người lao động có khả năng tích lũy được nhiều hơn. Định hướng tiêu dùng, khích lệ tiết kiệm đầu tư thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát huy nội lực từ nền kinh tế, không cho nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ so với đời sống người lao động. Hạn chế những tụ điểm mà ở đó sự tiêu dùng mang tính chất lãng phí, không có lợi ích chung cho cuộc sống cộng đồng.
KẾT LUẬN
Vấn đề mấu chốt thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là việc khơi dây và phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác Quốc tế. Ngoài các chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội thì một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển đó là "vốn". Vốn cho phát triển kinh tế do nhiều kênh cung cấp song vốn huy động qua kênh Ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ trọng cao và có vị trí đặc biệt quan trọng. Những đóng góp của ngành Ngân hàng vào sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận. Chính vì lẽ đó nên mở rộng nguồn vốn huy động qua Ngân hàng là rất cần thiết.
Huyện Yên Phong trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể song nền kinh tế phát triển vẫn còn chậm. Từ kết quả nghiên cứu cả về phương diện lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, khóa luận đã hoàn thành một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vấn đề vốn, vai trò nguồn vốn đối với hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng huy động vốn trong năm (2007 - 2009) tại NHNo Yên Phong với trọng tâm là nguồn vốn huy động , đánh giá những thành công cũng như những tồn tại trong công tác huy động vốn, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục.
- Đưa ra hệ thống giải pháp nhằm mở rộng khả năng huy động vốn tại NHNo huyện Yên Phong cùng một số kiến nghị đối với các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường huy động vốn, khai thác triệt để tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Với nhận thức đây là một đề tài phức tạp liên quan đến mọi mặt hoạt động của một NHTM nên với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn, chuyên đề không khỏi có những hạn chế nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giảng viên trường Học Viện Ngân hàng và ban Giám đốc của NHNo huyện Yên Phong đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Danh mục bảng biểu 1. Bảng
Bảng 2.1: Nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên Phong giai đoạn 2007-2009...27 Bảng 2.2: Vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên Phong giai
đoạn 2007-2009...28 Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên
Phong...32 Bảng 2.4: Số liệu về phân loại vốn huy động theo kỳ hạn...34 Bảng 2.5: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Ngân hàng Nông nghiệp huyện
Yên Phong...35 Bảng 2.6: Cơ cấu thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn...36
2. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng nguồn vốn tại chi nhánh 2007-2009...25 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2007-2009...26 Biểu đồ 2.3: Vốn huy động qua các năm 2007-2009...29
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Chương 1 4 Những vấn đề cơ bản về vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng THƯƠNG MẠI...4
1.1. Huy động vốn với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ...4
1.1.1 Khái niệm về vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại...4
1.1.2 Các loại vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại ...5
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu...5
Vốn tự có bổ sung ...5
1.1.2.2 Vốn huy động...6
1.1.2.3 Vốn đi vay ...9
1.1.2.4 Vốn khác...10
1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng...10
1.1.3.1.Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng...10
1.1.3.2 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng ...11
1.1.3.3 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường ...11
1.1.3.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng...12
1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương mại ...12
1.2.1 Huy động vốn tiền gửi ...12
1.2.1.1 Huy động tiền gửi không kì hạn...12
1.2.1.2 Huy động tiền gửi có kỳ hạn ...13
1.2.2 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư...14
1.2.2.1. Tiết kiệm không kỳ hạn ...14
1.2.2.2 Tiết kiệm có kỳ hạn ngắn...15
1.2.3 Huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá...15
1.2.3.1.Huy động vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn...15
1.2.3.2. Huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng Thương mại...16
1.2.3.3 Vay các Tổ chức tín dụng khác trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng ...16
1.2.3.4 Vay Ngân hàng Trung ương...17
1.2.4 Các hình thức huy động vốn khác...17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn ...18
1.3.1. Các nhân tố khách quan...18
1.3.1.1. Môi trường Kinh tế - Xã hội...18
1.3.1.3. Môi trường Công nghệ thông tin ...18
1.3.1.4. Môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng...19
1.3.2 Các nhân tố chủ quan...19
1.3.2.1 Chiến lược khách hàng của Ngân hàng về huy động vốn...19
Chương 2 22 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiêp huyện Yên Phong tỉnh băc Ninh...22
2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và̀ tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên tỉnh Bắc Ninh ...22
2.1.1 Khái quát về vai trò của NHNo Yên Phong đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn...22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong...23
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Huyện Yên Phong...24
2.1.3.1 Khái quát hoạt động huy động vốn...25
2.1.3.2 Khái quát hoạt động sử dụng vốn...26
2.1.3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh:...26
2.2 Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong...27
2.2.1 Thực trạng vốn huy động của NHNo huyện Yên Phong theo cơ cấu tiền gửi...28
Tiền gửi tiết kiệm...32
2.2.2 Thực trạng vốn huy động của NHNo Yên Phong phân theo kỳ hạn vốn...33
2.2.3 Tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Phong 34 2.3 Đánh giá chung về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong...37
2.3.1. Những kết quả đạt được ...37
2.3.2.Tồn tại chủ yếu trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong ...38
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên...39
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan...39
2.3.2.2 Nguyên nhân về phía khách hàng gửi tiền...39
2.3.3.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng...40
CHƯƠNG 3...41
Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn tại ngân hàng nông nghIỆP huyện Yên Phong BẮc Ninh...41
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Yên Phong từ nay đến năm 2013...41
3.1.1. Các mục tiêu phát triển đến năm 2013...42
3.1.2. Định hướng phát triển nguồn vốn của NHNo huyện Yên Phong...42
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên Phong...43
3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động và đối tượng gửi tiền. ...43
3.2.1.1 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng gửi tiền. ...44
3.2.1.2. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn ...45
3.2.2. Sử dụng công cụ lãi suất để tăng cường qui mô nguồn vốn và điều chỉnh cơ cấu các nguồn vốn ...47
3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng ...49
3.2.4. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ...49
3.2.5. Giái pháp mở rộng mạng lưới và tăng thời gian giao dịch với khách hàng. ...51
Trước mắt NHNo Yên Phong cần tăng thời gian giao dịch với khách hàng để huy động vốn tiền gửi dân cư và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác như nhận gửi, lĩnh tiết kiệm chiều tối... bộ phận phục vụ tài khoản cá nhân sẽ mở cửa sớm hơn và làm việc muộn hơn, khi tài khoản cá nhân được mở và hoạt động nhiều thì bộ phận này có thể chia ra 2 công tác làm việc từ 7 giờ đến 19 giờ...52
3.2.6.Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin, quảng cáo...52
3.2.7 Phát triển tín dụng và đầu tư sinh lời trên cơ sở an toàn vốn, hiệu quả cao là tiền đề huy động vốn ngay càng cao ...54
3.3. Một số kiến nghị ...57
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên...57
3.3.2. Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan khác...58
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ...59