Thực trạng vốn huy động của NHNo huyệnYên Phong theo cơ cấu tiền gửi

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)

tiền gửi

Nguồn vốn huy động tại địa phương là điều kiện, tiền đề mở rộng đầu tư cho nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. NHNo Yên Phong đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên lượng vốn huy động từ thị trường ngày một tăng. các hình thức huy động vốn chủ yếu đã và đang áp dụng như sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các Tổ chức kinh tế, tài chính và cá nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của dân cư, Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, NHNo Yên Phong đã chú trọng các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn như mở rộng mạng lưới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, linh hoạt điều hành lãi suất trong phạm vi cho phép nhất là trên địa bàn có cạnh tranh

Bảng 2.2: Vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Yên Phong giai đoạn 2007 -2009

Đơn vị tính:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Bình

quân Tỷ trọng (%)

1. Tiền gửi TC và cá nhân 44.372 60.114 84062 62.849 30,64% 2. Tiền gửi các TCTD khác

3. Tiền gửi tiết kiệm 115.016 134.888 175.728 141.877 69,16%

4. Kỳ phiếu, trái phiếu 83 832 308 408 0.2%

Tổng cộng 159.471 195.834 260.098 205.134 100%

% so với năm trước 114 122,8 132,82 123,21

(Nguồn báo cáo tổng kết NHNo huyện Yên Phong các năm 2007 -2009)

Biểu đồ 2.3: Vốn huy động qua các năm 2007 - 2009

Vốn huy động năm 2008

Vốn huy động năm 2009

Số liệu Biểu đồ 2.3 và bảng cho thấy qua các năm từ 2007-2009 nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng tương đối tốt, năm 2007 huy động được 159.471 triệu đồng, đến năm 2009 đã huy động được 260.098 triệu đồng tăng 63% so với năm 2007. Tính bình quân từ đầu năm 2007 đến 31/12/2009 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm đạt được 23,21%. Sự tăng lên của vốn huy động phù hợp với sự tăng lên của tổng nguồn. Nó là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và thông thường thì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó:

Tiền gửi các doanh nghiệp, Tổ chức kinh tế và cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng xét về mặt giá trị thì có tăng nhưng xét về tỷ trọng qua các năm không tăng mà có xu hướng giảm: năm 2007 chiếm tỷ trọng 27,82% trong vốn huy động, năm 2008 chiếm 30,7% năm 2009 chiếm 32,32%. Trong tổng tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân thì tiền gửi Kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp, do đó đã góp phần rất quan trọng trong việc hạ thấp lãi suất đầu vào.Qua kết quả trên cho thấy NHNo Yên Phong đã rất cố gắng trong việc thu hút nguồn vốn này, có mối quan hệ chặt chẽ với kho bạc nên đã tạo điều kiện trong việc đáp ứng khối lượng tiền mặt lớn, chi trả nhanh chóng kịp thời. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn định, NHNo huyện không kế hoạch hóa trước được

Ngoài ra tiền gửi thanh toán của các tổ chức chức kinh tế và cá nhân cũng tăng đáng kể về số lượng tài khoản cũng như số dư tiền gửi, thu hút được một số đơn vị thường xuyên có số dư tiền gửi thanh toán đạt được kết quả trên có nguyên nhân chủ quan do NHNo huyện Yên Phong đã áp dụng chính sách khách hàng đúng đắn, ứng dụng tin học vào thanh toán, mặc dù công tác thanh toán không phải là mục đích sinh lời chính nhưng nó lại tạo ra uy tín để mở rộng nguồn vốn làm cơ sở tăng trưởng tín dụng, tiết kiệm chi phí. Sử dụng nguồn vốn này có nhiều lợi thế, lãi suất bình quân của loại tiền gửi này thấp, khách hàng chủ yếu không kỳ hạn hoặc nếu gửi có kỳ hạn thì cũng là kỳ hạn ngắn theo vòng luân chuyển vốn của kinh doanh. Nhưng nguồn vốn này không được sử dụng vào mục đích dài hạn vì khách hàng gửi vào, rút ra thường xuyên, NHNo chỉ được sử dụng tối đa 88%, còn 12% dự trữ đảm bảo thanh toán cho khách hàng khi họ có nhu cầu.

Ưu điểm của huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

- Khách hàng được sử dụng các dịch vụ Ngân hàng

- Rất thích hợp với việc áp dụng các công nghệ khoa học Ngân hàng hiện đại - Thủ tục mở tài khoản đơn giản, giao dịch nhanh chóng thuận lợi - Được hưởng lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn

- An toàn, bí mật

Nhược điểm của tài khoản tiền gửi : Hiện nay việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi nói chung mới chỉ thực hiện có hiệu quả đối với tổ chức kinh tế và

doanh nghiệp tư nhân còn đối với tài khoản tiền gửi cá nhân thì việc mở tài khoản tại Ngân hàng để hạch toán tất cả các khoản thu chi của cá nhân và sử dụng công nghệ Ngân hàng còn rất hạn hẹp chưa trở thành thông lệ, tập quán, thói quen của dân cư. Cụ thể tại NHNo Yên Phong chỉ có các doanh nghiệp tư nhân mở tài khoản, chủ tài khoản sử dụng số tiền trên tài khoản chủ yếu là rút tiền mặt trực tiếp từ Ngân hàng để chỉ tiêu, chỉ có một bộ phận rất nhỏ sử dụng UNC để trả cho người thụ hưởng. Mặt khác từ tài khoản tiền gửi thanh toán, Ngân hàng chưa có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và môi trường để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ Ngân hàng một cách hoàn hảo toàn diện do đó chưa khuyến khích được nhiều người mở tài khoản tiền gửi thanh toán

* Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là nguồn vốn ổn định hơn so với nguồn tiền gửi thanh toán. Bằng nhiều biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm như mở rộng mạng lưới tiết kiệm, tăng giờ giao dịch và các ngày nghỉ khi cần thiết....với thái độ giao dịch hòa nhã vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, tăng thời gian giao dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối và bí mật cho khách hàng, tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo thông báo kịp thời các thay đổi về thể thức, lãi xuất tiết kiệm từng loại cho khách hàng biết để lựa chọn (Xem biểu số 3)

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên Phong

Tiền gửi tiết kiệm 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Không kỳ hạn 4.859 5,1 2.562 2,64 1.936 1,68

Kỳ hạn dưới 12 T 41.248 26,3 51.327 37,31 71.765 37,42 Kỳ hạn từ 12T trở lên 68.909 68,6 80.999 60,05 102.027 60,9

Tổng cộng 115.016 100 134.888 100 175.728 100

( Nguồn bảng cân đối kế toán NHNo huyện Yên Phong )

Từ số liệu biểu số 03 cho thấy nguồn huy động tiết kiệm tăng qua các năm, năm 2008 số dư tiền gửi tiết kiệm tăng 17,28% so với năm 2007, năm 2009 số dư tiền gửi tiết kiệm tăng 30,28% so với năm 2008. Năm 2009 nguồn tiết kiệm tăng lớn là do Ngân hàng liên tục phát động các đợt tiết kiệm dự thưởng với lãi suất cao ngoài ra còn được tặng quà khuyến mại, khi hết hạn Ngân hàng tự động chuyển sang kỳ hạn mới tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không phải đến Ngân hàng chuyển sổ.

Như vậy NHNo Yên Phong ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động tiết kiệm, còn bổ sung nhiều nhân tố làm thay đổi về chất trong huy động tiền gửi tiết kiệm như sử dụng công cụ lãi suất, sử dụng chính sách khách hàng,khuyến mại.... nhằm đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu người gửi tiền để huy động tốt hơn nguồn vốn này.

Ưu điểm của tiền gửi tiết kiệm:

- Là sản phẩm truyền thống của Ngân hàng trong huy động vốn được dân cư quen dùng và tín nhiệm, thủ tục gửi, lĩnh tiền đơn giản dễ hiểu, việc hạch toán theo dõi và quản lý tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng cũng đơn giản

- Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm thay đổi theo lãi suất của thị trường đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm được bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối.

- Tiền gửi tiết kiệm có nhiều loại kỳ hạn.,từ không kỳ hạn đến kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng....đáp ứng tương đối với nhu cầu người gửi.

- Được ủy quyền lĩnh ra, cầm cố hoặc thừa kế theo luật định.

Nhược điểm của tiền gửi tiền kiệm :

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp nên chưa khuyến khích được người gửi tiền vào Ngân hàng

- Các loại hình tiết kiệm ,mỗi lần gửi tiết kiệm có kỳ hạn Ngân hàng phát hành một sổ tiết kiệm có kỳ hạn giao cho khách hàng giữ. Như vậy gây bất lợi cho cả phía Ngân hàng cả phía khách hàng (Khách hàng phải bảo quản nhiều sổ tiết kiệm, bảo quản và theo dõi không thuận lợi, Ngân hàng phải phát hành nhiều sổ, theo dõi và tính lãi nhiều món)

- Người gửi tiết kiệm không được sử dụng các dịch vụ Ngân hàng từ số tiền gửi này. Sổ tiết kiệm không được mua bán, chuyển nhượng trên thị trường.

* Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

NHNo Yên Phong huy động tiền gửi dưới hình thức phát hành kỳ phiếu 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng phát hành thường xuyên để khách hàng lựa chọn nhằm mục đích huy động vốn trong dân cư trên địa bàn để cân đối vốn tại địa phương. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt nhằm giải quyết những nhu cầu tức thời, Ngân hàng căn cứ vào từng thời điểm để quyết định đưa ra hình thức huy động này một cách chủ động, có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc trung và dài hạn. Kỳ hạn của loại này có tính ổn định cao do đó Ngân hàng có thể tăng được hệ số sử dụng vốn, tăng tỷ lệ đầu tư trung, dài hạn. Kỳ phiếu có thể trả lãi truớc hoặc sau, vì vậy Ngân hàng có thể sử dụng hình thức này để chủ động tính toán kế hoạch tài chính, kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, kỳ phiếu cũng có nhược điểm giống như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và lãi suất của loại vốn này thường cao nên ảnh hưởng đến kinh doanh của Ngân hàng.

* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Do đặc thù của quan hệ thanh toán mà các tổ chức tín dụng thường mở tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác tạo thành tiền gửi của các tổ chức tín dụng. NHNo Huyện Yên Phong loại tiền gửi này hầu như không có.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w