Vốn đầu tư nước ngoài từ lâu đã được coi là một trong các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I LÝ LUẬN CHUNG 3
1 Khái niệm 3
a Định nghĩa 3
b Nguồn gốc 4
c Phân loại 5
2 Vai trò vốn ODA 6
a Nguồn vốn bổ sung quan trọng 6
b Xóa đói giảm nghèo 6
c Phát triển khoa học kỹ thuật 6
d Phát triển xã hội 7
e Thu hút đầu tư 7
II VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 8
1 Tổng quan tình hình ODA tại Việt Nam 8
2 Vốn ODA Nhật Bản 11
a Tác động của ODA Nhật Bản tới GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (từ đầu thập niên 90 đến nay) 11
b Vai trò của ODA đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng 12
c Vai trò của ODA trong xóa đói giảm nghèo 14
d Vai trò của ODA đối với sự phát triển nguồn nhân lực 16
e Vai trò của ODA đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật 16
III MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN 18
1 Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn ODA Nhật Bản 18
a Thành tựu 18
b Hạn chế 20
2 Bài học kinh nghiệm 22
a Bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong sử dụng vốn ODA 22
b Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong sử dụng vốn ODA 22
3 Giải pháp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA Nhật Bản 25
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Vốn đầu tư nước ngoài từ lâu đã được coi là một trong các yếu tố cần thiếtcho sự tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia Tùy thuộc vàotrình độ của từng nước mà chính phủ lại xây dựng chiến lược, chính sách thu hút và
sử dụng vốn mang tính đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chấtcủa nước mình Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, là một nước có nền kinh tếđang trong giai đoạn hình thành và phát triển, cần có động lực cho sự đi lên và đổimới thì vai trò của vốn đầu tư nước ngoài lại càng trở nên quan trọng
Bên cạnh luồng vốn đầu tư phát triển trực tiếp FDI, vốn vay hỗ trợ phát triểnchính thức ODA cũng là một kênh vốn tài trợ được ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.Nước được coi là đi đầu về hỗ trợ ODA cho các quốc gia đặc biệt là ở châu Á hiệnnay chính là Nhật Bản Đây cũng được coi là đối tác ODA số một của chúng ta.Trong quãng thời 20 năm qua, nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản ngày càng tăng,chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực và giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo
và cải thiện đời sống của nhân dân
Trước thực tế trên, cũng như việc Nhật Bản mới gần đây đã tuyên bố nối lạiODA cho Việt Nam vào tháng 02/2009 sau khi tạm dừng viện trợ vì vụ tham nhũngPCI đã cho thấy mối quan hệ đầy triển vọng cho đôi bên cũng như hướng đi mớiđầy hứa hẹn cho nước nhà khi có sự trợ giúp của một cường quốc về kinh tế Chính
vì thế, nhóm chúng em, quyết định chọn đề tài “Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam” Đề tài tập trung nghiên cứu đặc
điểm, vai trò của vốn ODA đối với các vấn đề mang tính thời sự tại Việt Nam cũngnhư giải pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn
Bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp của
cô cũng như của các bạn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Một là: Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính
thức cung cấp Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ,các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạtđộng không vì mục tiêu lợi nhuận
Hai là: Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao
phúc lợi xã hội Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói,giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuậtnhư giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáodục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịchbệnh, phòng chống các tệ nan xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường nănglực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế…
Ba là: Thành tố hỗ trợ (Grant element) phải đạt ít nhất 25% tổng vốn ODA
đối với khoản cho vay không ràng buộc và ít nhất 35% đối với khoản cho vay córàng buộc Thành tố hỗ trợ còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểuhiện tính ưu đãi của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thịtrường Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận Chỉ tiêu nàyđược xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố: lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn chovay, số lần trả nợ trong năm và tỷ lệ chiết khấu
Trang 4b Nguồn gốc
Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho mộtcuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe Xã hội chủnghĩa và Tư bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ Hai cường quốcnày thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minhcủa mình
Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày cànggiàu có nhờ chiến tranh Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịutác động nặng nề của cuộc chiến tranh Sự yếu kém về kinh tế của các nước nàykhiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe Xã hội chủ nghĩa.Giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế.Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết vàPhát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu Từ năm 1947 đến 1951,Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2%GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ)
Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố
và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe Xã hội chủ nghĩa Với tinh thần quốc tế
vô sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu,châu Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh Năm 1991, khi Liên Xô tan rã,tổng số tiền các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa còn nợ Liên Xô lên đến con sốkhổng lồ, quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD
Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xãhội chủ nghĩa được xem như là các khoản ODA đầu tiên Mặc dù, mục tiêu chínhcủa các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọnggiúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, xã hội Trong những năm 1960, trước sựđấu tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổi củacác nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chức Hợp tác
Trang 5và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) Uỷ bannày có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECDcho các nước đang và kém phát triển Trong bản báo cáo đầu tiên của mình, DAC
đã sử dụng thuật ngữ “Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tàichính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển
c Phân loại
Phân loại theo tính chất:
- Viện trợ không hoàn lại, thường chiếm 25% tổng vốn ODA
- Viện trợ hỗn hợp bao gồm phần cấp không và phần còn lại thực hiện theohình thức vay tín dụng (có thể ưu đãi hoặc bình thường)
- Viện trợ có hoàn lại, thực chất là vay tín dụng ưu đãi với điều kiện “mềm”
Phân loại theo mục đích và cách tiếp nhận viện trợ:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực tiếp,nhưng đôi khi lại là hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu Ngoại tệ hoặc hàng hóachuyển vào trong nước thông qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể đượcchuyển thành hỗ trợ ngân sách Điều này xảy ra khi hàng hóa nhập vào nhờ hìnhthức này được bán ra trên thị trường trong nước, và số thu nhập bằng bản tệ đượcđưa vào ngân sách của chính phủ Tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm”(lãi suất thấp, hạn trả dài…) Trên thực tế là một dạng hỗ trợ có ràng buộc
- Viện trợ chương trình, là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác việntrợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhấtđịnh, mà không phải xác định chính xác nó sẽ phải được sử dụng như thế nào
- Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức Hỗ trợ dự ánthường liên quan đến hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật hay cả hai Hỗ trợ cơ bảnthường chủ yếu về xây dựng Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộphận của viện trợ kỹ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tranhững hoạt động nhất định, soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác nhậnviện trợ; hỗ trợ kỹ thuật thường chỉ chủ yếu tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc
Trang 6tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứutrước khi đầu tư.
2 Vai trò vốn ODA
a Nguồn vốn bổ sung quan trọng
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư pháttriển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA với đặc tính ưu việt làthời hạn cho vay dài thường là 10 – 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ cácnước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thủy lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục,
y tế Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồnvốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nướcnghèo Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển
có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăngthêm 0,5%
b Xóa đói giảm nghèo
ODA giúp các nước đang phát triển xóa đói, giảm nghèo Xóa đói nghèo làmột trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thànhphương thức hỗ trợ phát triển chính thức Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo củaODA Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽlàm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Và nếu như cácnước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hàng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏicảnh đói nghèo
c Phát triển khoa học kỹ thuật
ODA đóng vai trò quan trọng đối với phát triển khoa học kỹ thuật thông quacác hình thức chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính Đi kèm ODA là phươngthức quản lý và kỹ thuật tiên tiến, giúp các nước đang phát triển nâng cao trình độ
Trang 7quản lý cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình cải tiến côngnghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng hàng hoá dịch vụ Nguồnvốn ODA giúp tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án
hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật cải cách hành chính và xây dựng chính sáchquản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế
d Phát triển xã hội
ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môitrường Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiêndành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và họccủa các nước đang phát triển Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng đượcdành cho các chương trình hỗ trợ y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng Nhờ có sự tàitrợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số pháttriển con người của quốc gia mình
e Thu hút đầu tư
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến đầu tư của tưnhân Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như namchâm “hút” vốn đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ Đối vớinhững nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, nguồn vốn ODA còn góp phầncủng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ ODAgóp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư pháttriển Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một nước, trước hết họquan tâm đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư tại nước đó Do đó một cơ sở hạ tầngyếu kém sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho nhữngtiện nghi hạ tầng sẽ lên cao Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cácnhà đầu tư e ngại vì vậy đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xâydựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làmcho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn Nhưng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở
hạ tầng là rất lớn nếu chỉ dựa vào vốn trong nước thì không thể tiến hành được, do
Trang 8đó ODA sẽ là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng của ngân sách nhà nước Mộtkhi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI Các dự ánODA mà các nhà đầu tư dành cho các nước đang phát triển thường ưu tiên vào xâydựng cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện cho pháttriển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước Nguồn vốn ODAthực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước.Tất cả những điều đó đều góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tếcủa các nước đang phát triển Thực tế cho thấy, đa phần các nước đang phát triểnrơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc
tế của các quốc gia này ODA, đặc biệt là các khoản trợ giúp của IMF có chức nănglàm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản
tệ ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông quacác chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính vàxây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế
Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với cácnước tiếp nhận nếu như nguồn vốn này không được sử dụng một cách có hiệu quả.Các hậu quả có thể kể đến như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trịvào nhà tài trợ…
II VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1 Tổng quan tình hình ODA tại Việt Nam
Năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồnviện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ song phương, đa phương
cũng như các tổ chức phi chính phủ Hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 22 nhà tài trợ
đa phương, 29 nhà tài trợ song phương và có khoảng 600 tổ chức phi chính phủ tàitrợ cho VN, trong đó lượng vốn lớn nhất là WB, Nhật Bản, ADB và EU, Pháp…Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đa phương lớn
Trang 9nhất (6,92 tỷ USD), Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất (6,68 tỷUSD) cho Việt Nam Tính từ 1993 đến hết năm 2009, tổng lượng vốn ODA cam kếtđạt khoảng 57,5 tỉ USD, tổng lượng vốn kí kết đạt khoảng 41,7 tỉ USD (chiếm72,4%), tổng số vốn đã giải ngân đạt khoảng 25 tỉ (chiếm 43,6%) Như vậy ViệtNam là nước đang phát triển có tỷ trọng huy động nguồn vốn nước ngoài thông quaODA khá lớn Hàng loạt công trình sử dụng nguồn vốn ODA (giải ngân) được đưavào sử dụng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống.
Năm nhà viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam
giai đoạn 5 năm 2006-2010
Ví dụ : Dự án nâng cấp đô thị 160 triệu USD (WB); Dự án Phát triển năng
lượng tái tạo và mở rộng mạng lưới điện cho các vùng sâu, vùng xa 151 triệu USD(ADB); Dự án tăng cường quản lý hải quan tại Cảng Hải Phòng 9,2 triệu USD( Japan)
Nếu xét trên bình diện tổng thể, nguồn vốn ODA hòa cùng các nguồn vốn
trong nước góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 3,5% năm 1993lên 5.32% năm 2009 (đặc biệt từ năm 2005-2007: đạt mức bình quân trên 8%/năm), đồng thời cũng góp phần giúp tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể Hơn thế, nhờ
có lợi thế riêng “thành tố hỗ trợ” (lãi suất thấp, thậm chí bằng không, kết hợp thờigian vay dài, thời gian ân hạn cao…) đã tạo nên tính ưu đãi của ODA so với cácnguồn vốn
Trang 10Ví dụ : ODA của Nhật Bản có mức lãi suất dao động 0,75% -2,3%/ năm tùy
thuộc vào tính chất từng dự án, thời hạn cho vay từ 30-40 năm, thời gian ân hạn 10năm… Như vậy Việt Nam đã ưu tiên phần lớn nguồn vốn này vào thực hiện cácmục tiêu phát triển kinh tế mang tính chất dài hạn
Nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn kinh phí quan trọng cho đầu tư pháttriển, chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 12-13% trong tổngvốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 5 năm trở lại đây Song điều quan trọnghơn là ở chỗ nguồn vốn ODA đã được tập trung cao để đầu tư phát triển cơ sở hạtầng kinh tế và xã hội, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài, vốn của khu vực tư nhân, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sốngnhân dân
Trong thời gian gần đây, xét về cơ cấu vốn ODA được kí kết, tỷ trọng nguồn
vốn dành cho các dự án trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp, lâmnghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục, môi trường đã được cải thiện đáng kể
Biểu đồ cơ cấu ODA trong các lĩnh vực phát triển kinh tế
YT-GD XĐGN CSHT Khác
Nguồn: http://home.vnn.vn
Chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA tính đến năm 2009 làlĩnh vực y tế giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA kíkết Tiếp đến là cơ sở hạ tầng đạt 29,3% (trong đó giao thông vận tải 899 triệu USD,
Trang 11chiếm tỷ trọng 16,7%, cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 697 triệu USD,chiếm 12,6%) Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp vớinông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%)
2 Vốn ODA Nhật Bản
Kể từ khi nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào năm 1991, Nhật Bản
đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia cung cấp ODA cho Việt Nam, với mứctăng năm sau cao hơn năm trước Từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dànhcho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA củacộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam Đặc biệt từ năm 2005 tới nay, tổng sốviện trợ ODA của Nhật Bản luôn đạt hơn 100 tỷ yên (khoảng 1 tỷ USD) mỗi năm
Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kimngạch ODA cho Việt Nam Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nướcnói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so vớinăm 2002 Năm 2009, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trên 2 tỷ USD (183 tỷYên) > 100 tỷ Yên cam kết 1 năm trước, tiếp tục tập trung vào các dự án cơ sở hạtầng, dự án môi trường
Vai trò ODA Nhật Bản trên các lĩnh vực cụ thể:
a Tác động của ODA Nhật Bản tới GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (từ đầuthập niên 90 đến nay)
Quốc Indonesia Malaysia Philippine
TháiLan
Việt Nam
Trang 12chỉ là 0,7% (thấp hơn một nửa) Đây là một con số khá lớn, đặc biệt đối với ViệtNam, kể cả nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của GDP khá nhanh trong cùngthời kỳ, trên 7%.
Bên cạnh đó tăng năng lực sản xuất giúp làm giảm lạm phát Được lợi nhấtvẫn là Việt Nam, với tốc độ giảm lạm phát là 0,7% Giá cả nội địa giảm sẽ cải thiệntính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của những nước tiếp nhận này, và do đó làmtăng khối lượng xuất khẩu của họ, đáng kể nhất vẫn là Việt Nam, tới 2,5% Nhậpkhẩu cũng tăng vì nhu cầu của nền kinh tế đã tăng hơn khi tốc độ tăng trưởng nhanhhơn, nhưng nhu cầu này phần nào bị cản trở bởi sự giảm giá ở thị trường nội địa nêncuối cùng cán cân thương mại vẫn được cải thiện mạnh, ở Việt Nam là 28% (caonhất là Trung Quốc 139%)
Nguồn vốn này còn đặc biệt khi nó là nguồn vốn bổ sung quý báu và quantrọng cho phát triển vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế ở châu Á(ví dụ vào thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1997, khủng hoảng kinh tế 2008-2009)
b Vai trò của ODA đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng
ODA Nhật Bản chú trọng đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (đường xá, cầucảng, điện, thông tin, năng lượng…) Hơn 50% số dự án sử dụng vốn ODA NhậtBản là các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng
Giới thiệu một số dự án lớn có vai trò quan trọng
* Cầu Bãi Cháy: ( sau hơn 3 năm xây dựng, 2/12/2006 khánh thành)
Dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đốiứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng Cầu Bãi Cháy nằm trên Quốc lộ
18 nối liền 2 khu vực trung tâm văn hóa – kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là Hòn Gai
và Bãi Cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội đô thành phố Hạ Long vànối thông toàn bộ Quốc lộ 18 – trục giao thông huyết mạch của tam giác kinh tế: Hà
Trang 13Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội của toàn bộ vùng Đông Bắc đất nước.
* Hầm qua đèo Hải Vân
Đây là hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng ở Việt Nam và là một trong 30hầm lớn và hiện đại nhất của thế giới Tổng vốn đầu tư là hơn 127,9 triệu USD,trong đó vốn ODA chiếm hơn 75% Việc thông xe công trình đã cải thiện cơ bảnđiều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, tạo điều kiện thuận lợicho phát triển kinh tế xã hội của cả nước, và trực tiếp là miền Trung Đường hầmbao gồm điểm đầu và điểm cuối của con đường hành lang Đông - Tây là một trongnhững dự án quan trọng được các nước ASEAN và các nước vùng sông Mê Kôngđánh giá cao
* Dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 932,4 triệu USD do cơ quan hợp tác quốc tếNhật Bản (JICA) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho vay Đường cao tốcnày nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên có ý nghĩa cực kì quan trọngđối với sự phát triển của khu vực
Năm tài khóa 2008 : Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội
(đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, tuyến số 2, giai đoạn 1) trị giá 14,688 tỷYên; Dự án cải thiện môi trường TP Hải Phòng, trị giá 21,306 tỷ Yên; Dự án thoátnước Hà Nội giai đoạn, trị giá 29,289 tỷ Yên; Dự án tín dụng ngành giao thông vẫntải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2, trị giá 17,918 tỷ Yên
Nửa đầu năm tài khóa 2009 (kéo dài từ 1/4/2009 tới 31/3/2010), Nhật Bản
sẽ cung cấp khoản tín dụng ưu đãi đợt một trị giá 65 tỷ Yên (704 triệu USD) Khoảntín dụng này sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng và khắc phục hậu quả từ
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tập trung vào 5 dự án:
+ Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình và đường dây truyền tải điệntrị giá 20,737 tỷ Yên;
Trang 14+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo 17,9 tỷ Yên+ Dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn ba 17,379 tỷ Yên
+ Dự án tăng cường năng lượng hiệu quả và tái tạo năng lượng 4,682 tỷ yên+ Dự án xây dựng tuyến đường tránh thành phố Cần Thơ 4,141 tỷ yên
Hiện nay, với sự hỗ trợ ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, hệthống kết cấu hạ tầng của ta đã tương đối hiện đại đặc biệt là sự ra đời của các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã tạo ra môi trường hết sức thuậnlợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong và ngoài nước
Tuy nhiên, trong quá trình giải ngân nguồn vốn này, phía Việt Nam vẫn cònkhông ít những vấn đề hạn chế Tiêu biểu là vụ việc tham nhũng năm 2008 về việcmột số quan chức Nhật Bản hối lộ Ban quản lí dự án đại lộ Đông - Tây, thành phố
Hồ Chí Minh của công ty PCI Đây là điều mà chúng ta cần xem xét để sử dụngnguồn vốn ODA hiệu quả hơn, phát huy đúng vai trò của ODA đối với phát triểnkinh tế Việt Nam
Vụ PCI xảy ra sau khi Nhật Bản công bố ý định mở rộng ODA cho ViệtNam lên đến 65,3 tỷ Yên (700 triệu USD) đối với các dự án hạ tầng giao thông vàthoát nước Trước tình hình này, Nhật Bản buộc phải quyết định tạm ngừng toàn bộtiến trình vốn vay cho các dự án của Việt Nam vừa công bố Nhật đã đình chỉ quátrình cho vay ưu đãi đối với Việt Nam Nhiều dự án, công trình có sử dụng vốnODA bị chậm lại, dở dang, tiêu biểu là 2 trong số 3 dự án lớn mà Nhật Bản dự kiến
sẽ cam kết cấp vốn nhưng đã bị tạm dừng là dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 và
dự án tàu điện ngầm Hà Nội Tiếp đó là 5 công trình trọng điểm chào mừng đại lễ
1000 năm Thăng Long (đường Láng - Hòa Lạc, cầu Vĩnh Tuy, dự án tăng cườngnăng lực giao thông Hà Nội…) gặp không ít khó khăn do thiếu vốn Đặc biệt làđường Láng - Hòa Lạc trong trận lụt cuối năm 2008, đang thi công nhưng phía NhậtBản lại ngưng cấp vốn khiến tiến độ bị chậm lại, đường bị ảnh hưởng nghiêm trọng
do phải chịu úng lụt nhiều ngày
c Vai trò của ODA trong xóa đói giảm nghèo
Trang 15Xóa đói giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu màcác chính phủ hướng tới, tất nhiên cũng không nằm ngoài sự thu hút của các dự ánODA Hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèocũng là một trong những dự án hướng tới nhiều nhất của Nhật Bản dành cho ViệtNam Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp vànông thôn, kết hợp xóa đói giảm nghèo trong nguồn vốn vay để tạo ra các ngànhnghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, pháttriển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm
y tế, trường học… Tiêu biểu như các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ rất nhiều dự
án như xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội (Nam Thăng Long - Trần HưngĐạo), dự án cải thiện môi trường thành phố Hải Phòng, hệ thống thoát nước lưu vựcsông Tô Lịch… đều có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay vì đã giảiquyết một số lượng việc làm lớn cho người lao động, góp phần vào công cuộc xóađói giảm nghèo của Việt Nam
Những đóng góp ODA Nhật Bản về phát triển kinh tế đã góp phần cải thiệnmức sống dân cư và giảm tỷ lệ nghèo đói tại VN Nhìn vào biểu đồ, tỷ lệ nghèochung và nghèo thực phẩm giảm đáng kể, từ 58,1% nghèo chung năm 1993, xuốngcòn 16% năm 2006 Tỷ lệ nghèo thực phẩm (đói) từ 24,9% năm 1993, xuống còn4,9% năm 2006, tới hết 2009 tỉ lệ nghèo chung còn 11% Kết quả này cho thấy ViệtNam đã đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) mà nước ta cam kết với thếgiới Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA nói chung và ODANhật Bản nói riêng
Tỷ lệ nghèo Việt Nam giai đoạn 1993-2006