1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh

226 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Chính sách mở cửa, bắt tay thân thiện và hợp tác của Việt Nam theo xu thế hội nhập và phát triển trong khu vực và toàn thế giới đã tạo đà cho sự phát triển ngôn ngữ theo hướng giao tiếp

Trang 1

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Trần Chi Mai

Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến

trong tiếng Anh

(liên hệ với tiếng Việt)

Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học

Hà Nội - 2005

Trang 2

Những quy ước viết tắt của luận án

CK Cầu khiến

HVCK Hành vi cầu khiến

HVNN Hành vi ngôn ngữ

HVTC Hành vi từ chối

NNS Non-native speaker – Người nói phi bản ngữ

NS Native speaker – Người nói bản ngữ

PQƯ Phi quy ước

QƯ Quy ước

Trang 3

Mục lục

Trang

1.1 Hội thoại và hành vi ngôn ngữ 7

1.1.1 Hội thoại và các vấn đề liên quan 7

1.1.2 Hành vi ngôn ngữ và các vấn đề liên quan 20

1.2 Đoạn thoại cầu khiến và hành vi cầu khiến 22

1.2.1 Đoạn thoại cầu khiến 22

1.2.2 Hành vi cầu khiến 23

1.3 Hành vi từ chối lời cầu khiến 25

1.3.1 Khái niệm về từ chối lời cầu khiến 25

1.3.2 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối 27

1.3.3 Hoạt động thương lượng trong hành vi từ chối 28

1.3.4 Phân biệt hành vi từ chối với một số hành vi ngôn ngữ khác 33

Chương 2: Phương thức biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp trong

tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt) 48

Trang 4

2.1 Đặc điểm chung của hành vi từ chối trực tiếp 48

2.1.1 Khái niệm về hành vi từ chối trực tiếp 48 2.1.2 Đặc điểm về phương thức thể hiện hành vi từ chối trực tiếp 48 2.1.3 Các kiểu loại hành vi từ chối trực tiếp 51 2.2 Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi 52 2.2.1 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi là động từ ngôn hành 52 2.2.2 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi là từ phủ định 54

2.3 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi và thành phần mở rộng 65 2.3.1 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng nêu lý do hoặc lời giải thích 65 2.3.2 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng bày tỏ ý đáng tiếc vì không thực hiện được nội dung cầu khiến 65 2.3.3 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng bày tỏ sự đồng tình 69

2.3.4 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng bày tỏ thiện chí bằng lời cảm ơn 72 2.3.5 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần mở rộng đề cao người cùng đối thoại 74

2.3.6 Hành vi từ chối trực tiếp chứa nhiều thành phần mở rộng 77

2.4 Tiểu kết 79

Chương 3: Phương thức biểu hiện hànhvi từ chối gián tiếp theo quy ước trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt) 81 3.1 Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 81

3.1.1 Khái niệm về hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 81 3.1.2 Đặc điểm về phương thức thể hiện hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 81 3.1.3 Phân loại hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 82

3.2 Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước 83

3.2.1 Hành vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc cầu khiến 83

3.2.2 Hành vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc nghi vấn 95

3.2.3 Hành vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc trần thuật 109

Chương 4: Phương thức biểu hiện hànhvi từ chối gián tiếp phi quy

Trang 5

4.1 Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 117

4.1.1 Khái niệm về hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 117

4.1.2 Đặc điểm về phương thức thể hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy

4.1.3 Phân loại hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 119

4.2 Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước 121

4.2.1 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời đe doạ 121

4.2.2 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời chỉ trích, trách cứ 124

4.2.3 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời tự vệ 127

4.2.4 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời ngỏ ý cho một lựa chọn khác 128

4.2.5 Hành vi từ chối biểu hiện bằng hình thức điều kiện 130

4.2.6 Hành vi từ chối biểu hiện bằng hình thức giả định phản thực 135

4.2.7 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời hứa 137

4.2.8 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời nêu lý do 140

4.2.9 Hành vi từ chối biểu hiện bằng thương lượng quyền lợi 143

4.2.10 Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách thức lảng tránh 145

4.2.11 Hành vi từ chối biểu hiện bằng sử dụng ý hàm ẩn 155

4.2.12 Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách thức chấp nhận – từ chối và

4.3 Tiểu kết 169

Chương 5: Khảo sát cách lựa chọn phương thức biểu hiện hành vi từ

chối của người Anh và người Việt nói tiếng Anh (Trên cứ

liệu trắc nghiệm) 171

5.1 Khảo nghiệm cách lựa chọn phương thức biểu hiện hành vi từ chối

trên cứ liệu phiếu điều tra 171

5.1.1 Phương thức biểu hiện hành vi từ chối được NS và NNS lựa chọn 173

5.1.2 Phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện hành vi từ chối

Trang 6

Tài liệu tham khảo 201

Trang 7

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nhu cầu giao tiếp giữa các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng tăng Chính sách

mở cửa, bắt tay thân thiện và hợp tác của Việt Nam theo xu thế hội nhập và phát triển trong khu vực và toàn thế giới đã tạo đà cho sự phát triển ngôn ngữ theo hướng giao tiếp liên văn hoá cùng một số ngoại ngữ khác, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng để giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam Các hoạt động giao tiếp liên ngữ nói chung và giao tiếp bằng ngôn ngữ Anh – Việt nói riêng đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ theo hướng giao tiếp liên ngôn ngữ

- văn hoá Vì vậy, việc nghiên cứu phương thức biểu hiện các hành vi ngôn ngữ (1)trong giao tiếp liên ngữ nói chung và giao tiếp Anh – Việt nói riêng, tìm hiểu mối liên hệ, những tương ứng và không tương ứng giữa chúng là hết sức cần thiết

Hoạt động giao tiếp liên ngữ - liên văn hoá đòi hỏi mỗi cá nhân hiểu biết

cả chiều sâu lẫn chiều rộng về ngôn ngữ, về văn hoá để có thể thực hiện được thành công mục đích giao tiếp Những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá giữa tiếng Anh và tiếng Việt có thể mang lại những xung đột văn hoá hoặc các ngừng trệ giao tiếp ở mức độ khác nhau Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các HVNN trong tiếng Anh và tiếng Việt ở những phương diện khác nhau như

Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt-Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen của Nguyễn Văn Quang (1999), Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt của Nguyễn Đăng Sửu (2002), Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiếng Việt của Ngũ Thiện Hùng (2003), Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh) của Nguyễn Phương Chi (2004) Cùng chung một mục đích, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)”

với mong (1) Thuật ngữ speech act được một số nhà nghiên cứu chuyển dịch khác nhau: Tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân gọi là hành vi ngôn ngữ, tác giả Diệp Quang Ban gọi là hành động nói,

Trang 8

tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi là hành động ngôn từ Chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ hành

vi ngôn ngữ theo tác giả Đỗ Hữu Châu và tác giả Nguyễn Đức Dân trong luận án này

muốn góp phần vào việc nghiên cứu những cách biểu hiện khác biệt trong hoạt động giao tiếp ngôn từ giữa hai nền ngôn ngữ - văn hoá Anh -Việt (không phân biệt tiếng Anh-Mỹ, Anh-úc, Anh-Anh hay tiếng Anh tại một nước sử dụng như ngôn ngữ chính thống [như Singapore] hoặc ngôn ngữ thứ hai [như ấn Độ]), đồng thời góp phần vào công tác giảng dạy tiếng Anh cho người Việt tại Việt Nam và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng giao tiếp liên văn hoá

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án chỉ nghiên cứu về HVTC lời CK ở góc độ cấu trúc - ngữ nghĩa - ngữ dụng, ở bình diện giao tiếp ngôn ngữ Phạm vi đối tượng nghiên cứu là các phát ngôn TC thuộc lượt lời thứ 2 của đoạn thoại CK Chúng tôi không khảo sát các phát ngôn TC là lời đáp thuộc hành vi hỏi, khen, chê, đánh giá hay các HVTC phi lời nói như lắc đầu, nhún vai, xua tay v.v…, hoặc TC bằng thư, bằng điện tín mặc dù trong thực tế, các hành vi này được sử dụng rất nhiều và đóng vai trò tích cực trong giao tiếp

Phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án này khác với luận án của Nguyễn Phương Chi (bảo vệ năm 2004 tại Viện Ngôn ngữ học) ở chỗ:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các phương thức biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng Anh bằng phương tiện ngôn ngữ (có liên hệ với tiếng Việt), tìm hiểu cách lựa chọn phương thức biểu hiện HVTC lời CK của NS và NNS, nêu nhận xét để đề xuất một vài ý kiến góp phần vào công tác giảng dạy

- Luận án của Nguyễn Phương Chi tập trung nghiên cứu các HVNN nói chung được sử dụng để đạt đích giao tiếp là TC trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với HVTC trong tiếng Anh và các HVNN cụ thể khác trong tiếng Việt) trên phương diện chiến lược ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá của loại HVNN này

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Nghiên cứu TC với tư cách là hành vi đáp lời, là lượt lời thứ hai trong hội thoại, luận án trước hết có mục đích nghiên cứu và xác định các phương thức, các phương tiện biểu hiện HVTC lời CK, phân biệt HVTC với một số hành vi khác

Trang 9

- Đối chiếu các phương thức biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra nét tương đồng và khác biệt (những tương ứng và phi tương ứng) giữa hai thứ tiếng

- Trong chừng mực có thể, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HVTC lời CK trong hai ngôn ngữ

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số lưu ý trong giao tiếp Anh - Việt nhằm tránh các xung đột văn hoá và một số nhận xét về việc sử dụng HVTC trong giao tiếp giữa NS và NNS

4 Đóng góp mới của luận án

Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của cùng một HVTC lời CK trong tiếng Anh - tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa - ngữ dụng, bước đầu giải thích những tương đồng, khác biệt đó từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá

Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi mong muốn góp phần nghiên cứu sâu hơn về giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hoá và giao thoa văn hoá thuộc phạm vi HVTC Những kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng tích cực trong việc dạy và học ngoại ngữ theo HVNN, đồng thời trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự hiểu biết về văn hoá ngôn từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt

5 Tư liệu nghiên cứu

Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn:

a Văn bản:

- Các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại có chứa các đoạn thoại CK bằng tiếng Anh và tiếng Việt

- Các tác phẩm song ngữ chứa các đoạn thoại CK phục vụ cho mục đích liên

hệ, đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt (Chúng tôi dịch sát nghĩa của từ theo cấu trúc để có thể so sánh cấu trúc - ngữ nghĩa, đồng thời giữ nguyên tên gọi trong tiếng Anh mà không phiên âm để bảo đảm tính thống nhất văn bản.)

b Những đoạn thoại tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày có chứa các phát ngôn TC lời CK theo quan sát cá nhân

c Phỏng vấn, điều tra:

Trang 10

- Tiến hành khảo sát với các nghiệm thể là sinh viên khoa tiếng Anh - Viện Đại học Mở Hà Nội, sinh viên khoa Kinh tế Đối ngoại - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, cư dân Anh đang sống và làm việc tại Luân Đôn, sinh viên Việt Nam đang học đại học và sau đại học tại Luân Đôn

Quy trình tiến hành khảo sát:

- Nêu 05 lời CK và phát phiếu khảo sát để các nghiệm thể điền lời TC theo ý muốn của họ

- Nêu tình huống và tiến hành thu băng khi các nghiệm thể đối thoại (với nghiệm thể là sinh viên Việt Nam đang theo học tại Luân Đôn - NNS và nghiệm thể là NS), sau đó bóc tách và diễn đạt các phát ngôn thu được bằng ký tự trên giấy để khảo sát

6 Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các phương thức biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng Anh và phần nào chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa HVTC lời CK trong tiếng Anh và tiếng Việt (lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích), luận án sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích định tính, phương pháp điều tra và phỏng vấn, phương pháp thống kê và lập bảng biểu, phương pháp đối chiếu Cụ thể là:

- Từ tư liệu thu được, chúng tôi phân tích hội thoại để tìm ra nét nghĩa ổn định nhất, phân loại và miêu tả các phương thức và phương tiện biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), khảo sát và thống kê các

mô hình, biến thể (biến thể tình huống) mang tính hoạt động biểu hiện loại HVNN này

- Chúng tôi sử dụng các kết quả đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt, tương ứng và phi tương ứng của HVTC lời CK giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa và các nghĩa chuyển dịch

- Với phiếu điều tra và băng ghi âm thu được, chúng tôi lập bảng biểu và khảo sát các phương tiện biểu hiện HVTC của NS và NNS qua tình huống cho trước Từ đó tìm ra sự khác biệt trong cách chọn lựa và sử dụng phương thức

TC của NS và NNS

Trang 11

7 Bố cục của luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm năm chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết

Chương II: Phương thức biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng

Anh (Liên hệ với tiếng Việt)

Chương III: Phương thức biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp theo quy

ước trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt)

Chương IV: Phương thức biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước

trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt)

Chương V: Khảo sát cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối của

người Anh và người Việt nói tiếng Anh (Trên cứ liệu trắc nghiệm)

Trang 12

1987, S.Gass-1997, C.Kramsch-2001 ) Các nhà khoa học nghiên cứu HVNN nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu để làm sáng tỏ các đặc điểm phổ quát trong giao tiếp ngôn từ ở bình diện dụng học thuộc các phạm trù khác nhau như lịch sự, giới, quyền lực và các quan hệ xã hội , mối liên hệ giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu, quan hệ giữa các tầng nghĩa của cấu trúc, cung cấp các hình mẫu phân tích giao tiếp hội thoại cho ngôn ngữ nói chung.v.v

- Phân tích hàm ý ngôn từ được bộc lộ qua các cách diễn đạt khác nhau về hình thức

- Tìm ra bản chất của sự khác biệt văn hoá trong giao tiếp giữa các ngôn ngữ Những nghiên cứu này không chỉ giới hạn trong phạm vi một ngôn ngữ mà

mở rộng bằng việc đối chiếu HVNN ở các ngôn ngữ khác nhau, các nền văn hoá khác nhau và ở các cộng đồng người khác nhau Nhìn chung các nghiên cứu về HVNN đều tập trung vào các vấn đề sau đây:

1 Thực tế sử dụng HVNN ở một ngôn ngữ cụ thể (như Gender and conversation interaction - Giới và giao tiếp hội thoại của D.Tannen [1993] )

2 Thực tế sử dụng một HVNN cụ thể ở các ngôn ngữ khác nhau (như Oral refusals of invitation and requests in English and Japanese - Cách nói lời từ chối lời mời và thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật của H.Kijio [1987] )

3 Sự sản sinh ra một HVNN khi chủ thể phát ngôn là NNS (như Non-native / native conversation: A model for negotiation of meaning - Hội thoại giữa người nói

Trang 13

phi bản ngữ và người nói bản ngữ: Một mô hình thương lượng về ý nghĩa của

Varonis, Evangeline và S.Gass [1985a] )

Các nghiên cứu cũng tập trung vào phân tích HVNN của cá nhân dựa vào một số đặc trưng (như đề phòng, các hoạt động khuyến khích, các hoạt động suy nghĩ ) ở các mức độ khác nhau, và liên hệ với sự biểu hiện bằng lời, đặc biệt các nhà nghiên cứu lưu ý đến tính tự nhiên, cách truyền đạt, văn phong của những hoạt động này

Vấn đề cơ bản là cần cụ thể hoá thực tế các hoạt động ngôn ngữ theo mục đích và phong cách sử dụng, chỉ ra được các phương thức biểu hiện một HVNN cùng ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đối với một HVNN nói chung và HVTC nói riêng Trong luận án này, chúng tôi đặt vấn đề khảo sát cách ứng xử của mọi người khi họ TC một lời CK (như một yêu cầu, một lời đề nghị hay một lời mời ) như thế nào với mong muốn tìm ra được phương thức chung biểu hiện HVTC, cụ thể hoá hoạt động đối với loại HVNN này để từ đó có thể đưa ra nhận xét về cách ứng xử, vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp và năng lực thực tế của những người tham gia cuộc thoại Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số vấn đề cơ bản liên quan đến hội thoại và HVNN nói chung và HVTC nói riêng

1.1 Hội thoại và hành vi ngôn ngữ

1.1.1 Hội thoại và các vấn đề liên quan

1.1.1.1 Khái niệm hội thoại

“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người.” (V.I.Lênin) Giao tiếp bằng ngôn ngữ có nhiều hình thức: giao tiếp một chiều (độc thoại), giao tiếp hai chiều hoặc nhiều hơn (hội thoại) Giao tiếp hai chiều là hoạt động cơ bản nhất, phổ biến nhất của con người Giao tiếp hai chiều gồm một người nói, một người nghe và phản hồi trở lại Giao tiếp hai chiều này được gọi là hội thoại Một người nói với chính bản thân mình không gọi là hội thoại Hội thoại là một hoạt động xã hội Trong cuộc thoại, khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò của hai người tham gia cuộc thoại đã thay đổi Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở

thành bên nghe mà G.Yule [137] gọi là tương tác (interaction) Thuật ngữ tương tác

ứng với nhiều kiểu tiếp xúc và trao đổi trong xã hội tuỳ vào bối cảnh giao tiếp

Trang 14

Nhưng cấu trúc cơ bản của cuộc thoại sẽ là anh nói – tôi nói – anh nói – tôi nói mà

chúng ta đã sử dụng một cách rất quen thuộc Tương tác nhị phân liên tục này cũng phản ánh quy trình giao tiếp ngôn ngữ nói chung theo mô hình:

Theo Wardhaugh [134, 60], hội thoại là một hoạt động mang tính điều chỉnh

(tuned activity) Hoạt động này kéo theo một thoả hiệp (trade-off) giữa lợi ích

chung và quyền lợi cá nhân Những người tham thoại buộc phải tuân theo hoạt động này Nếu bạn là một trong hai người tham thoại mà không cung cấp lời đáp, thông tin phản hồi hoặc không bày tỏ thái độ khuyến khích, động viên thì bạn sẽ nhận

được sự đáp lại miễn cưỡng (reluctant) Người tham gia cuộc thoại phải chuẩn bị

thật tốt những gì cần thiết để đổi lại điều mà mình mong muốn nhận được Có nghĩa

là bạn biểu lộ sự nhiệt tình với đối tác bao nhiêu thì bạn sẽ nhận được được sự nhiệt

tình tương ứng Nhưng đôi khi cuộc thoại sẽ trở nên khó chịu (burdensome) bởi

người tham thoại cảm thấy mình không nhận được gì khi anh ta đã cố gắng duy trì

và làm tất cả cho cuộc thoại đạt kết quả tốt đẹp Khi ấy, cuộc thoại với anh ta là một

sự lãng phí thời gian (a waste of time), vô ích (frustrating), khó chịu (exasperating), bực mình (maddening) và nhiều điều tương tự

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến hội thoại Theo GS Đỗ Hữu Châu (2001), các cuộc thoại có thể khác nhau ở nhiều khía cạnh: như thời gian, không gian, nơi chốn; số lượng người tham gia; về cương vị tư cách của người tham gia cuộc thoại;

về tính chất cuộc thoại; về vị thế giao tiếp; về tính có đích hay không có đích, tính hình thức hay không hình thức; về ngữ điệu hay động tác kèm lời.v.v Những yếu

tố này không tách rời nhau mà liên kết nhau, tạo thành một khối thống nhất hữu quan trong hội thoại, chi phối và điều hoà cuộc thoại để đạt đến đích cuối cùng của mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định

Trang 15

1.1.1.2 Các quy tắc hội thoại

Hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định Cái bị chi phối bởi quy tắc của hội thoại có thể là những nghi thức của hội thoại Bàn về quy tắc hội thoại, tác giả Orecchioni chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm:

- Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời

- Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại

- Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại

[Dẫn theo 8, 225]

Luân phiên lượt lời là nguyên tắc của sự tương tác qua lại trong hội thoại Trong cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không nói đồng thời Người nói luân

phiên nhau và đó là lượt lời (turn) Sẽ không có lượt lời nếu nhiều người nói cùng

một lúc Như vậy, vai nói sẽ thường xuyên thay đổi, trật tự của những người nói không cố định mà luôn thay đổi Đồng thời lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điều khác sẽ xảy ra Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết chặt chẽ với nhau Hội thoại là một hình thức hoạt động xã hội nên theo G.Yule [137], lượt

lời hoạt động theo một hệ thống điều hành cục bộ (2) (local management system)

được hiểu theo lối quy ước giữa thành viên trong một nhóm xã hội Đây thực chất là quyước nắm giữ lượt lời, giữ hoặc trao lượt lời cho người đối thoại một cách uyển chuyển Kiểm soát quyền được nói, chủ động nắm giữ đề tài và lượt lời là một quyền lực đáng kể trong hội thoại, có thể chi phối cuộc thoại

Về quy tắc chi phối hội thoại, theo GS Nguyễn Đức Dân (1998), những phát ngôn trong một lượt lời là những hành vi hội thoại Sự liên kết giữa hai lượt lời là sự liên kết giữa hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp Trong hội thoại, HVNN gây ra những dạng HVNN nhất định Rất nhiều loại phát ngôn trong hội thoại đòi hỏi phải

có sự hồi đáp riêng biệt như: hành vi chào yêu cầu một một lời chào trở lại; hành vi hỏi yêu cầu có câu trả lời; hành vi đề nghị cần một phản hồi (chấp nhận/TC); hành vi cảm ơn cần một yêu cầu đáp lời Wardhaugh [134] gọi các HVNN này là điều

muốn nói (uptakes) Một HVNN xuất hiện có thể được tiếp nhận tích cực hoặc tiếp

nhận tiêu cực, chấp nhận hoặc TC Tất nhiên người tham thoại cũng có thể lờ đi mà không có một biểu đạt ngôn ngữ nào Với những HVNN đòi hỏi thông tin phản hồi,

Trang 16

Wardhaugh cho rằng, người tham thoại có quyền lựa chọn cách thức hồi đáp khác

nhau: hoặc tuân theo (comply), hoặc từ chối (refuse), hoặc đơn giản là lờ đi (ignore)

những gì người ta nói với mình Nhưng dù tuân theo hành vi dẫn nhập, TC hay lờ đi, người tham thoại vẫn phải có chiến lược giao tiếp và phương tiện biểu đạt trong hành vi hồi đáp của mình Một số khuôn mẫu về hình thức biểu hiện các hành vi này

đã được định sẵn cho người tham thoại lựa chọn Nhưng trong hội thoại, sự liên kết các

hành vi tại lời chỉ có giá trị trên bề mặt phát ngôn Sự liên kết các hiệu lực tại lời của 2) Thuật ngữ của GS Diệp Quang Ban

HVNN mới có giá trị đích thực Có nhiều hình thức biểu đạt ngôn ngữ cùng đem lại một hiệu lực tại lời Như vậy, việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ cụ thể để biểu hiện một HVNN dẫn đến hiệu lực tại lời là rất quan trọng Điều này quyết định hiệu quả trong giao tiếp Ví dụ:

(I.1) - Chiều đi học về nấu cơm cho em ăn trước, con nhé

TC 1: - Con không nấu được đâu Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi (TCTT)

TC 2: - Thôi mà, mẹ Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi (TCTT nhưng có

phần giảm thiểu độ dứt khoát.)

TC 3: - Mẹ giúp con với Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi.(TCGT bằng lời

đề nghị trở lại.)

TC 4: - Hay mua cái gì về ăn tạm, mẹ ạ Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi

(TCGT bằng hình thức đưa ra một hướng giải quyết mới) v.v

Trong thực tế, mỗi người chúng ta thường phải lựa chọn một cách nói nào đó đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất chứ không chỉ yêu cầu bằng một mệnh lệnh hoặc

TC thẳng thừng Nghi thức, thói quen, phong tục, tập quán làm thành quy ước xã hội mà mỗi cá nhân đều cố gắng tuân theo Những quy ước này giữ gìn và tạo độ cân bằng trong cuộc thoại, giúp duy trì cuộc thoại, đem lại hiệu quả trong giao tiếp Những quy ước mang tính nghi thức này được quy định theo một trình tự chặt chẽ với những hành vi cụ thể mà mỗi bên tham gia cuộc thoại cần tuân theo ở mỗi loại hội thoại xác định

Quan hệ cá nhân giữa những người tham thoại cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong tương tác hội thoại Đó là những nhân tố sẵn có trước cuộc tương tác do

Trang 17

chúng nằm ngoài tương tác Chúng liên quan tới quan hệ thân - sơ, quan hệ vị thế xã hội, tuổi tác, quyền lực và được thể hiện rất khác nhau ở từng cộng đồng người Theo GS Nguyễn Đức Dân (1998), quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ:

- Quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân-sơ)

- Quan hệ dọc (hay còn gọi là quan hệ vị thế)

a Quan hệ ngang :

Quan hệ ngang chỉ rõ mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa những người tham gia giao tiếp Mối quan hệ này có thể thay đổi và điều chỉnh trong quá trình hội thoại, từ sơ đến thân hoặc ngược lại Hình thức có thể đối xứng, hoặc phi đối xứng Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ ngang: dấu hiệu bằng lời, dấu hiệu cử chỉ điệu bộ hoặc dấu hiệu kèm lời Người nói có nhiều công cụ để lựa chọn khi muốn thể hiện quan hệ này một cách thích hợp

Những dấu hiệu bằng lời như hệ thống đại từ xưng hô, từ dùng thưa gửi, cách sử dụng từ tình thái mang sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ ràng Trong tiếng Anh, các ngôi xưng hô đơn giản hơn trong tiếng Việt, có thể chỉ là cặp từ phản ánh

quan hệ You/I (Anh/Tôi) giữa hai người tham gia đối thoại Ngược lại hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú như sắc thái của từ tự xưng: tôi - tớ - tao - mình - ông - đây , hay cách gọi người đối thoại trực tiếp là ông (bà) - anh (chị) - ngài - cậu - mày chỉ rất rõ mối quan hệ thân - sơ, trọng - khinh giữa những người

tham gia cuộc thoại Cách gọi tên tục, biệt hiệu hay đầy đủ họ tên, thậm chí nói trống ngôi nhân xưng cũng thể hiện rõ quan hệ này Việc dùng đúng từ xưng hô thể hiện vốn văn hoá, sự hiểu biết, tính lịch thiệp, mức độ tôn trọng đối với người nghe

b Quan hệ dọc:

Đây là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành các vị thế trên dưới trong giao tiếp Quan hệ này được đặc trưng bằng yếu tố quyền lực Quan hệ vị thế có tính chất tương đối và phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như cương vị xã hội, giới tính, tuổi tác Những yếu tố khách quan này tạo các vị thế khác nhau tuỳ theo quan niệm truyền thống văn hoá của mỗi cộng đồng người Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ

vị thế: bằng lời, bằng cử chỉ hoặc điệu bộ Hầu như mọi yếu tố trong hội thoại đều thể hiện quan hệ vị thế Những dấu hiệu bằng lời, tương tự như ở quan hệ ngang, hệ thống từ xưng hô, hệ thống đại từ, nghi thức xưng hô đều thể hiện quan hệ vị thế,

Trang 18

và điều này cũng rất khác nhau ở từng cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá Cách tổ chức các lượt lời về phương diện số lượng và chất lượng, cách tổ chức cuộc thoại (ai mở thoại, ai hồi đáp hay kết thúc ), các HVNN và hành vi hội thoại cũng như sự thể hiện phép lịch sự, những từ tình thái, từ đi kèm HVNN đều thể hiện quan hệ vị thế Những vị thế này đã được ngôn từ hoá thành từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ

Ngoài những đặc điểm trên, dấu hiệu cử chỉ và dấu hiệu kèm lời như tư thế,

âm lực và âm lượng, không gian giao tiếp, hình thức trang phục trong giao tiếp cũng phản ánh quan hệ vị thế Người tham gia giao tiếp cần hiểu và nắm bắt những quan niệm về vị thế giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá để tránh những những hành vi ứng xử không đáng có Trong quá trình hội thoại, các nhân vật luôn tác động qua lại lẫn nhau, nắm bắt thông tin từ mỗi bên giao tiếp để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với đích của cuộc thoại và mang lại hiệu quả giao tiếp thích hợp

Liên quan đến mối quan hệ giữa những người tham thoại, chúng tôi không

thể không nhắc đến quan hệ quyền lực (power) và quan hệ hoà đồng (solidarity) mà

thực chất là quan hệ dọc và quan hệ ngang theo quan niệm của Brown và Levinson Theo Tannen [122], quan hệ quyền lực và quan hệ hoà đồng là vấn đề cơ bản của hội thoại Quyền lực và hoà đồng có ảnh hưởng nhiều đến lời nói trong hội thoại, đặc biệt với HVTC Quyền lực gắn liền với cách sử dụng từ xưng hô Hệ thống đại

từ nhân xưng trong tiếng Việt, như đã trình bày ở trên, thể hiện quyền lực của người

tham thoại Còn trong tiếng Anh, cách sử dụng tên đầu (first name) hay tước vị đi kèm tên họ (tittle-last name) hướng tới người đối thoại đã ấn định thái độ giao tiếp

của người nói Một tước vị kèm theo tên họ chỉ rõ quyền lực của người đó với người

đối thoại trong cuộc thoại (ví dụ: bác sĩ [như Dr Smith] với bệnh nhân, giáo sư [như Professor Green] với sinh viên, giám đốc [như Director Scott] với nhân viên )

Còn sử dụng tên đầu trong giao tiếp lại thể hiện tính hoà đồng giữa những người tham thoại Quyền lực chi phối mối quan hệ không tương đương, nơi có một người

là cấp dưới, chịu sự chi phối của người kia và một người là cấp trên, có quyền điều khiển đối tượng còn lại Còn hoà đồng chi phối mối quan hệ tương đương được mô

tả như một sự bình đẳng xã hội (social equality) và những gì tương tự Tannen cho

rằng, quan hệ quyền lực và quan hệ hoà đồng chứa đầy mâu thuẫn Có nghĩa là, quyền lực và hoà đồng dường như đối lập nhau, nhưng ảnh hưởng lẫn nhau Quan hệ

Trang 19

quyền lực sẽ kéo theo quan hệ hoà đồng và ngược lại Bất cứ hình thức hoà đồng nào cũng cần có quyền lực để giới hạn sự tự do và những nhu cầu giống nhau Và bất cứ hình thức quyền lực nào cũng kéo theo quan hệ hoà đồng bằng mối liên hệ giữa các cá nhân Và để làm được như vậy, người tham thoại phải tuân theo một số nguyên tắc hội thoại được xem xét dưới đây

1.1.1.3 Nguyên tắc hội thoại

1 Nguyên tắc cộng tác hội thoại

Theo P.Grice, nguyên tắc cộng tác trong hội thoại làm cho "cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi" [21-130] Nguyên tắc cộng tác này có hiệu quả đặc biệt với cả người nói và người nghe Khi nói, người tham thoại phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo phương châm nhất định

Nguyên tắc cộng tác có vai trò trung tâm trong lý thuyết hội thoại Hai bên tham gia giao tiếp cùng cố gắng để đối tác của mình hưởng ứng, phát triển cuộc thoại Nguyên tắc này gồm các phương châm: lượng, chất, quan hệ và cách thức [137] Tuy nhiên, thực tế giao tiếp đã nảy sinh những tình huống vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại do sự khác biệt về trình độ, về văn hoá, về kinh nghiệm ngôn ngữ và vốn hiểu biết cuộc sống dù một bên tham gia cuộc thoại vẫn cố gắng tuân theo nguyên tắc cộng tác Chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh, gắn phát ngôn với hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ liên nhân để nhận rõ những vi phạm nguyên tắc cộng tác Trong hội thoại, những nền văn hoá khác nhau quy ước những nghi thức giao tiếp khác nhau Nói khác đi, nguyên tắc cộng tác thay đổi theo chiều sâu văn hoá của từng cộng đồng ngôn ngữ Khi bắt đầu nói chuyện, phần lớn những người

tham thoại đều cho rằng họ đang đảm nhận (undertake) nhiệm vụ duy trì cuộc thoại

Bởi vậy, nếu họ không muốn tiếp tục cuộc thoại, họ sẽ phải tìm cách thực hiện điều

đó một cách lịch thiệp Kết thúc cuộc thoại là một vấn đề nhạy cảm Một người tham

thoại không thể bị người khác tuỳ tiện (arbitrarily) áp đặt cắt đứt cuộc thoại, mà phải được thương lượng (negotiate) bằng những hình thức khác nhau, ít nhất là một

lời xin lỗi Theo Wardhaugh [134, 49], nếu bạn là người phá vỡ cuộc thoại, bạn phải

tạo ra một cử chỉ hoặc thái độ (gesture) đem lại sự hài lòng cho người đối thoại

Thái độ trong giao tiếp chỉ ra tinh thần cộng tác của người tham thoại Thái độ cộng

Trang 20

tác cũng chính là thái độ chia xẻ Một người không thể độc quyền chiếm giữ cuộc thoại mà phải cho và tạo cơ hội để người kia cùng tham gia cuộc thoại với mình, thậm chí cả khi người kia TC cơ hội đó Liên tục ngắt lời người đối thoại là một cách phủ nhận quyền được nói của anh ta

Những người trọng tinh thần cộng tác trong hội thoại có xu hướng kết hợp nhau khi giải quyết các vấn đề Tốc độ nói, kiểu loại từ sử dụng, cấu trúc ngữ pháp

và những trọng tâm cơ bản mà những người tham thoại cùng chọn để giải quyết đề tài biểu đạt trách nhiệm và sự nhiệt tình cũng như sự thông cảm, hiểu biết giữa các

thành viên của cuộc thoại Khi cuộc thoại hoạt động thiếu đồng bộ (synchrony),

(thiếu những yếu tố nêu trên - TCM), một loạt các vấn đề sẽ nảy sinh như: phương ngữ khác nhau, cách biểu đạt thông tin và đề nghị - hồi đáp (chấp nhận/TC) khác nhau, sự thiếu thiện cảm và cái tôi trong mỗi con người quá lớn v.v sẽ làm cho mỗi thành viên của cuộc thoại cảm thấy không hài lòng, và mỗi người tham thoại đều tin rằng đối tác gây khó khăn cho mình, không có tinh thần hợp tác Nguy cơ phá vỡ cuộc thoại là một điều tất yếu Tình trạng này thường xảy với những thành viên tham thoại có nguồn gốc dân tộc khác nhau, có vốn tri thức nền khác nhau, sinh sống và tiếp nhận chương trình giáo dục cơ bản trong những xã hội có sự khác biệt

lớn Trong những tình huống như vậy, cuộc thoại trở nên rời rạc (disjointed), khó có thể duy trì và đôi khi khiến những người tham thoại trở nên đối đầu (confrontation)

Tất nhiên, sự đối đầu đối lập với cộng tác Khi một người tham thoại tỏ ra đối đầu với đối tác, anh ta tỏ ra thiếu tin tưởng, thậm chí công kích người kia Anh ta, người tỏ ra đối đầu với người kia, khẳng định mình đúng, mong muốn điều mình yêu cầu phải được đáp ứng Nhưng theo quan sát của chúng tôi, phần lớn những người tham thoại hiếm khi đối đầu trực tiếp, bởi lẽ hình thức giao tiếp này thô ráp, khó có thể chấp nhận dễ dàng Một thực tế là trong hội thoại, người nói luôn cố gắng tránh nói những điều không hài lòng về nhau, đặc biệt khi TC Và nếu không thể

tránh được, người nói sẽ lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng (milder) với những phương tiện tế nhị, khôn khéo (subtle) để thể hiện thái độ cộng tác của mình trong

hội thoại Hội thoại là một hoạt động giao tiếp xã hội luôn được điều chỉnh trong quá trình thực hiện, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn hảo và thành công

2 Nguyên tắc lịch sự

Trang 21

"Có thể xem xét lịch sự như là một khái niệm cố định, như trong khái niệm" hành vi xã hội lịch sự "hay nghi thức xã giao, bên trong một nền văn hoá" [69-118]

Có rất nhiều nhà ngôn ngữ như P.Brown và S.Levinson, G.N.Leech, G.Kasper, R Scollon và S.B.K Scollon, D.Tannen, A Wierzbicka nghiên cứu về lĩnh vực lịch sự

lịch sự đã trở thành mối quan tâm lớn của ngữ dụng học

Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ thể hiện rõ nhất trong các cuộc thoại quy

thức (formal) và cuộc thoại phi quy thức (informal) Muốn cuộc thoại thành công, mỗi bên tham thoại cần tuân thủ không chỉ nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) đã trình bày, mà còn phải tuân thủ nguyên tắc lịch sự (principle of politeness) Những nguyên tắc này có tác động tới cuộc thoại, làm rõ hàm ý mà

người nói thể hiện trong mỗi lượt lời với hình thức ngôn từ và cấu trúc phát ngôn trong tình huống giao tiếp cụ thể Để xem xét vấn đề lịch sự chi phối như thế nào đối với HVTC, chúng tôi dựa vào những lý thuyết về lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của một số tác giả dưới đây

a Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff với ba quy tắc:

Quy tắc 1: Không áp đặt (don't impose) Theo quy tắc này, người nói sẽ tránh

hoặc giảm nhẹ tính áp đặt trong phát ngôn của mình khi mong muốn TC hoặc thoái thác thực hiện điều gì đó Ví dụ:

(I.2) - Mời anh vào chơi xơi nước

TC1: - Chịu, bây giờ thì chịu Tôi đang có mấy việc phải đi bây giờ

TC2: - Thôi, bác để cho lúc khác Tôi đang có mấy việc phải đi bây giờ

TC3: - Lúc khác tôi vào ngồi chơi lâu Tôi đang có mấy việc phải đi bây giờ

TC4: - Vâng, cảm ơn bác, bác cho lúc khác chứ tôi đang có mấy việc phải đi bây

Trang 22

Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (Offer option) Thực hiện quy tắc này, người

nói phải diễn đạt làm sao cho lời TC của mình dễ được chấp nhận nhất mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người nghe và người nói Quy tắc này hoạt động khi những người tham thoại có quan hệ hoà đồng

Ví dụ:

(I.3) - Cho mình mượn tờ báo

- Có lẽ cậu chờ mình một chút, xem nốt tin này đã

Lời TC này tăng mức lịch sự với các từ giảm thiểu có lẽ và một chút Những

từ ngữ này có tác dụng rào đón, làm giảm nhẹ tính dứt khoát trong HVTC

Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu (Encourage feelings of camaraderie) Với quy tắc này, chúng tôi có nhận xét: vấn đề lịch sự có thể được

nhìn nhận rộng hơn dưới góc độ xã hội học Chúng ta quen với quan niệm lịch sự thuộc phạm trù đạo đức, thuộc một góc nhìn chuẩn mực nhất định trong giao tiếp Nhưng thực tế cho thấy, lịch sự còn phải thoả mãn được tính phù hợp với bối cảnh xảy ra cuộc thoại Ví dụ:

(I.4) Người chồng nói với vợ:

- Anh để lương trên bàn, em cất đi nhé

TC1: - Anh cất giúp em cũng được mà Em đang dở tay

TC2: - Anh có thể cất giúp em được không? Em đang dở tay

TC3: - Anh làm ơn cất giúp em được chứ ạ? Em đang dở tay.v.v

Lời TC1 chỉ rõ mối quan hệ bình đẳng, thân tình, tin cậy trong quan hệ vợ chồng Lời TC 2 mang sắc thái lịch sự hơn do lời đề nghị được đặt trong câu hỏi thăm dò khả năng Nhưng lời TC3 với đề nghị quá lễ phép là một phát ngôn không bình thường, hoàn toàn không phù hợp trong mối quan hệ vợ chồng, khó có thể được chấp nhận trong một gia đình bình thường Nếu đứng trên góc độ lịch sự thuần tuý, TC3 mang tính lịch sự cao nhất nhưng không phù hợp với ngữ cảnh và mối quan hệ giữa những người tham thoại Lời TC lịch sự này hoặc trở thành sự lố bịch, hoặc có thể làm hỏng cuộc thoại, gây cảm giác không tốt về mối quan hệ giữa những người tham thoại

Quan hệ trong xã hội vô cùng phong phú và người nói đóng những vai giao tiếp khác nhau Với mỗi vị thế xã hội, người nói phải có cách ứng xử phù hợp với

Trang 23

vai giao tiếp của mình, và như vậy có nghĩa là anh ta đã ứng xử lịch sự phù hợp với

quy tắc 3 ứng với một từ politeness, người Việt ngoài khái niệm lịch sự chung còn

tuân theo những khái niệm nhỏ hơn phù hợp với từng cảnh huống và vai giao tiếp xã hội: Đó là lễ độ, lễ nghĩa và lễ phép

b Quan điểm về lịch sự của P.Brown và S.Levinson

Quan điểm về lịch sự được P.Brown và S.Levinson [89] phát triển, mở rộng nguyên tắc tôn trọng thể diện và phân biệt hai phương diện của thể diện: tích cực

(positive face) và tiêu cực (negative face) (có bản dịch là thể diện dương tính và thể

diện âm tính) Trong diễn biến hội thoại, các HVNN tiềm ẩn sự đe doạ thể diện cả

người nói và người nghe được gọi là hành vi đe doạ thể diện (Face Threatening Acts

- FTA) P.Brown và S.Levinson coi các FTA thuộc dạng bi quan, xem con người trong xã hội là những sinh thể luôn bị bao vây bởi các FTA Bởi vậy cần điều chỉnh

mối quan hệ xã hội bằng mô hình FFA (Face Flattering Acts) có tính tích cực – các

hành vi tôn vinh thể diện Như vậy tập hợp các HVNN được chia thành hai nhóm lớn: nhóm có hiệu quả tiêu cực và nhóm có hiệu quả tích cực Phép lịch sự tiêu cực

về căn bản có tính chất né tránh hay bù đắp Phép lịch sự chủ yếu tạo ra những hành

vi có tính chất giảm đe doạ đối với người nghe như biểu thị sự tán thưởng, cảm ơn,

đề cao người cùng đối thoại trong lời TC Phép lịch sự tích cực thường dùng những yếu tố tăng cường cho FFA như ví dụ sau:

(I.5) - Mời anh rẽ qua nhà tôi chơi Cũng trưa rồi, mình làm chén rượu mừng ngày gặp lại

- Cảm ơn anh Có lẽ anh cho khi khác Tôi có hẹn với bà xã

Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát với mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tương tác G.Yule [137] nhận định, lịch sự là chuẩn mực trong giao tiếp và tồn tại trong một xã hội nói chung Một số nhà khoa học khác cũng đưa ra định nghĩa về lịch sự Nhưng Watts (1992) Mey (1993) Meir (1995) khẳng định khó có thể đưa ra một định nghĩa khách quan về lịch sự Chúng tôi tán thành quan điểm về lịch sự của P.Brown và S.Levinson vì tính cụ thể của nó bởi phép lịch sự tiêu cực có tính chất

bù đắp hay né tránh Đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ bằng một số biện pháp khi buộc lòng phải dùng một FTA nào đó để TC như:

Trang 24

a Dùng từ xưng hô lịch sự (bác, ngài, ông, bà trỏ ngôi thứ 2 khi đối thoại

trực tiếp) Ví dụ:

(I.6) - Anh thu xếp, hai ngày nữa cho tôi xin lại số tiền vợ anh vay hồi cuối tháng trước

- Bác yêu cầu vậy gấp quá, có thể lùi lại cho em vài ngày được chăng?

(Từ xưng hô có tính chất nhún nhường (bác - em) với hi vọng người nói lời CK sẽ

nể tình mà cho khất món nợ.)

b Sử dụng dạng giả định Ví dụ:

(I.7) - Sang tháng cô cho anh vay ít tiền mua lứa lợn bột

- Anh chẳng nói sớm hơn, em vừa cho chị bạn mượn để mua xe cho con đi học ở

Hà nội mất rồi (Giả định nếu nói sớm hơn thì cô đã có thể cho vay tiền.)

c Dùng hành vi xin lỗi, thanh minh Ví dụ:

(I.8) - Vào nhà xơi nước đã anh

- Xin lỗi, anh đang bận quá Lúc khác anh rẽ qua em chơi (Xin lỗi vì không thể thực hiện lời mời.)

d Yếu tố giảm nhẹ Ví dụ:

(I.9) - Cô cố gắng giúp chị việc này, hết bao nhiêu chị lo Cô cứ yên tâm

- Có lẽ việc này vượt quá khả năng của em (Có lẽ mang tính đắn đo, làm giảm

mức độ dứt khoát.)

e.Yêu cầu thông cảm Ví dụ:

(I.10) - Xin lỗi, tôi có thể hút thuốc ở đây không?

- Bác thông cảm, nhà có cháu nhỏ ạ (Yêu cầu thông cảm nhằm làm người

cùng đối thoại hiểu và bày tỏ thiện chí của người nói.)

Nhìn chung, mỗi người tham gia giao tiếp phải có trách nhiệm thực hiện

nguyên

tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự Một bên vi phạm nguyên tắc hội thoại, hoặc giữa những người tham thoại không có sự đồng cảm đều có thể là nguyên nhân phá vỡ cuộc thoại

1.1.1.4 Ngữ cảnh

Trang 25

Hội thoại bao giờ cũng xảy ra trong một ngữ cảnh nhất định Các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh, trừ những lời được nói

ra hoặc viết ra Cách thức TC trong hội thoại thường xuất hiện trong những ngữ cảnh dược xác định Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngôn ngữ và ngữ cảnh tự nhiên xung quanh, đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các khía cạnh liên quan như quan hệ quyền lực hay hoà đồng, phục trang của những người tham thoại, địa điểm/ thời gian diễn ra cuộc thoại, nội dung của cuộc thoại mà lời TC có liên

quan.v.v Tất cả các yếu tố được gọi là ngữ cảnh ấy cùng tham dự vào cuộc thoại,

quy định cách thức tiến hành cuộc thoại, giúp người tham thoại nắm diễn biến của cuộc thoại và nhận diện HVTC Ngữ cảnh tạo nên khả năng giải nghĩa cho các phát ngôn TC khi chúng xuất hiện trong những cảnh huống riêng biệt

1.1.1.5 Cấu trúc hội thoại

Hội thoại có những tổ chức nhất định như:

1 Đoạn thoại

"Đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng" [8,313] Trong đoạn thoại, những người tham thoại nói về một chủ đề duy nhất Việc phân định đoạn thoại không dễ dàng bởi những ranh giới mơ hồ, đôi khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán Có thể ít nhiều định hình đoạn thoại qua cấu trúc: Đoạn mở thoại, đoạn thân thoại, đoạn thoại kết thúc Đoạn thân thoại liên quan tới HVTC lời CK là cặp trao - đáp có chứa phát ngôn CK tiền vị và phát ngôn TC Ví dụ:

(I.11) - Mình không còn lo nữa nhé Nay mai tôi đã có chỗ làm rồi

Trang 26

- Thế mà cũng nói

- Chứ không à? Chỉ ba hôm nữa là tôi đi

- Không đi nữa!

- Cứ đi

- Cứ đi là thế nào Tôi có để cho mình đi, tôi chết

- Cho mình chết

- Ô hay, mình rủa tôi đất à? Mình mong tôi chết lắm?

- Tôi mong lắm Sống mà cứ cau có như khỉ thì cũng nên chết đi cho rảnh (3, 289-290)

Chủ đề duy nhất của cuộc thoại là việc đi dạy học của người chồng và thái độ

không đồng tình của người vợ Rất khó phân định từng đoạn thoại trong cuộc thoại

trên Đoạn mở thoại bắt đầu bằng lời đặt vấn đề của người chồng và cứ thế, cuộc

thoại tiếp diễn Có thể võ đoán mà cho rằng đoạn thân thoại là đoạn thoại chứa chuỗi

phát ngôn CK và chuỗi phát ngôn TC (Không dạy -> Tôi có để cho mình đi, tôi

chết.), nhưng cũng có thể phân đoạn thân thoại chứa cặp trao đáp gồm một phát

ngôn CK và một phát ngôn TC diễn đạt nội dung chính của chủ đề:

CK: - Không đi nữa!

TC: - Cứ đi

Cuộc thoại kết thúc bằng những lời trách cứ của người vợ và lời đáp ẩn chứa

nhiều ý trách móc của người chồng

Để tiện cho việc phân tích HVTC, chúng tôi chỉ trích dẫn đoạn thoại chứa cặp

trao đáp gồm phát ngôn CK và phát ngôn TC theo một chủ đề mà những người tham

thoại đề cập tới, không mở rộng phân tích đoạn mở thoại và đoạn thoại kết thúc

2 Lượt lời

Đây là sự tương tác qua lại trong hội thoại Trong cuộc thoại người nói sẽ

luân

phiên nhau Vai nói thường xuyên thay đổi và lượt lời thứ I có chức năng định

hướng cho lượt lời thứ II Hai lượt lời có quan hệ chặt chẽ, liên kết mật thiết tạo

thành cặp thoại Lượt lời chứa các hành vi, trong đó có HVCK và HVTC Các lượt

lời trong cuộc thoại phải bảo đảm tính thống nhất nội dung phục vụ cho sự phát triển

vấn đề, hướng tới đích của cuộc thoại Sự hoà hợp giữa các lượt lời cùng tính thống

Trang 27

nhất nội dung trong cuộc thoại là điều kiện cho cuộc thoại thành công Trong ví dụ (I.11) nêu trên, hai nhân vật tham thoại liên kết chặt chẽ về lượt lời với nội dung thống nhất: hỏi - trả lời, cầu khiến - từ chối, trách cứ - hồi đáp tạo độ liên hoàn để cuộc thoại được duy trì và phát triển

1.1.2 Hành vi ngôn ngữ và các vấn đề liên quan

1.1.2.1 Lý thuyết hành vi ngôn ngữ

1 Từ Austin đến Searle và vấn đề hành vi ngôn ngữ

Người đầu tiên đưa ra lý thuyết HVNN là Austin (1962) với công trình

nghiên cứu "How to do things with words" Đưa ra tiêu chí phân biệt sự khác nhau

trong cùng một HVNN (hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn lời), Austin

đã điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói mà trước đây F.D Saussure đã phân biệt:

Hành vi ở lời (illocutionary act) là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói

năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc về ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Hành vi tạo lời

(locutionary act) là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu

kết hợp từ thành câu để tạo ra được một phát ngôn về hình thức và nội dung

Hành vi mượn lời (perlocutionary act) là những hành vi mượn phương tiện ngôn

ngữ ( ) để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói [Dẫn theo 8, 88-89]

Tuy nhiên sau này, Searle và Leech đã chỉ ra là Austin không thấy được sự

khác nhau giữa HVNN và động từ biểu hiện ngôn ngữ Trong Speech Acts (1969),

Searle đã đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân biệt các hành vi ở lời Tác giả Nguyễn Đức Dân (1998) tóm lược: Searle nêu ra tới mười hai phương

diện (dimensions) mà các HVNN có thể khác nhau Trong số này, ông chọn ba tiêu

chí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời: Đó là đích ở lời, hướng của sự ăn khớp, trạng thái tâm lý được biểu hiện [21,28-29]

2 Từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp đến hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Tính trực tiếp, gián tiếp của HVNN là đặc điểm chung của ngôn ngữ tự nhiên

Phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này, Searle (1975) cho rằng "một hành vi

Trang 28

ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp" [123, 72] Theo G Yule (2002) "Khi nào có một quan

hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một HVNN trực tiếp Khi nào có một quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và chức năng thì chúng ta

có một HVNN gián tiếp." [137, 54-55]

Xét ở góc độ lực ngôn trung, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, do nhiều lí do người nói sử dụng HVNN này nhưng lại nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của HVNN khác Như vậy có thể hiểu là: một HVNN trực tiếp là sự nói thẳng công khai, không chứa đựng ẩn ý về một điều gì đó Một HVNN gián tiếp là điều không được nói ra lớn hơn hoặc khác hơn điều được nói ra G.Yule [137] cho rằng, tính gián tiếp liên

quan đến kiểu "hành vi không được ưa thích" (dis-prefered) Từ đó tác giả đưa ra

mười kiểu thường gặp của hành vi mang nghĩa hàm ẩn trong đó có HVTC

3 Quan hệ giữa hành vi ngôn ngữ và lượt lời

Lượt lời đều do các HVNN tạo ra Trong cuộc thoại, HVNN (tức là lượt lời) gây ra những HVNN nhất định và tạo thành những cặp HVNN liên kết nhau như: Chào - chào; hỏi - trả lời; đề nghị - chấp nhận/TC; cảm ơn - đáp lời Như vậy, các HVNN đều đòi hỏi có sự hồi đáp Người nói hướng lượt lời của mình về phía người nghe, và khi người nghe đáp lại, có nghĩa là anh ta đã thực hiện lượt lời của mình trong cuộc thoại Một hành vi dẫn nhập sẽ dẫn đến một lời hồi đáp tạo thành cặp thoại trao đáp tương thích Một lời CK yêu cầu lời đáp chấp nhận/TC phù hợp Cuộc vận động trao đáp diễn ra liên tục với sự thay đổi của vai người nói, vai người nghe Những người tham gia cuộc thoại có ý thức và trách nhiệm duy trì cuộc thoại khi thực hiện lượt lời của mình

1.1.2.2 Các loại hành vi ngôn ngữ

Việc phân loại HVNN căn cứ vào phản ứng qua lại của những người tham gia giao tiếp Đây chính là căn cứ để nhận ra hành vi ở lời

1 Phân loại của Austin

Austin chia các loại HVNN thành năm phạm trù: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử HVTC thuộc phạm trù trình bày Bảng phân loại các HVNN của Austin về cơ bản dựa trên các động từ ngôn hành trong tiếng Anh

2 Phân loại của Searle

Trang 29

Searle đã liệt kê 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại HVNN, từ đó phân lập được năm loại hành vi ở lời: Tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố HVTC thuộc nhóm cam kết

3 Phân loại của Wierzbicka

Wierzbicka đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa để giải nghĩa 270 động từ nói năng trong tiếng Anh và qui chúng về 37 nhóm HVTC thuộc nhóm ngăn cản cấm đoán

(forbid)

4 Phân loại của Yule

Theo Yule, HVNN được phân loại thành năm nhóm: Tuyên bố, biểu hiện, bộc lộ, điều khiển, ước kết HVTC được xếp vào nhóm ước kết

Chúng tôi sẽ xem xét hai loại HVNN cụ thể là HVCK và HVTC với các vấn

đề liên quan dưới đây

1.2 Đoạn thoại cầu khiến và hành vi cầu khiến

Trong hội thoại, các HVNN khởi phát lẫn nhau với vai trò dẫn nhập hoặc hồi đáp HVCK thuộc về đoạn thoại CK với yêu cầu có hành vi phản hồi

1.2.1 Đoạn thoại cầu khiến

HVCK truyền đạt ý chí, nguyện vọng của người nói tới người nghe, và người nói mong muốn nhận được phản hồi từ phía người nghe Cặp trao - đáp gồm phát ngôn CK tiền vị và phát ngôn đáp tạo thành đoạn thoại CK HVCK trong đoạn thoại

CK sẽ định hướng cho hành vi trong lượt lời tiếp theo: chấp nhận hoặc TC

Trong đoạn thoại CK, những người tham thoại hướng đến đề tài: người nói yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện một điều gì đó và người nghe đáp lời, biểu hiện ý định của mình bằng hành vi chấp nhận hoặc TC Trong đoạn thoại CK, người mở thoại chuẩn bị một "môi trường" về đề tài, thăm dò người cùng tham thoại, tránh xúc phạm thể diện của người nghe, tạo điều kiện tốt nhất cho lời CK của mình xuất hiện Người nghe lĩnh hội, và tuỳ vào ngữ cảnh giao tiếp, người nghe có lời đáp phù hợp bằng lời chấp thuận hoặc thoái thác Người đáp lời CK có thể biểu đạt sự đồng

ý/chấp nhận (agreement), không đồng ý/thoái thác (disagreement) hoặc một cách biểu đạt lưỡng lự (uncertainty) Lời không chấp nhận/ thoái thác cũng phải được lựa

chọn phù hợp với từng nội dung CK, với thái độ và ứng xử ngôn ngữ của người nói lời CK Ví dụ:

Trang 30

(I.12): Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?

- Việc gì còn phải chờ khi khác? Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại

Cụ

cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm

- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc (3, 91)

Người nói lời đáp - TC không muốn làm phật lòng người cùng tham thoại và lựa

chọn cách biểu đạt thăm dò, đồng thời làm như hỏi ý kiến để nêu mục đích chính

của mình (muốn nhờ một việc) Trong đoạn thoại trên, cả người nói lời CK và người

nói lời đáp đều lựa lời sao cho đối tác hiểu và chấp nhận mục đích giao tiếp của mình

Người Anh có những khuôn hình ngôn ngữ diễn đạt để người tham thoại có thể lựa chọn như sau:

- Đồng ý/chấp nhận: Okay/O.K, That’s it, Of course, Good, That’s right/true, Correct, Exactly, I’m sure, I knew it, I’m afraid so

- Không đồng ý/thoái thác (phụ thuộc vào mức độ người tham thoại muốn diễn

đạt): No, Nonsense, Not true, Not really, I’m afraid not, No way, Not quite really, I doubt it, I disagree, Yes, but

- Diễn đạt lưỡng lự: Maybe, Perhaps, I’m not sure, I don’t know

Khi diễn đạt thái độ không chấp nhận nội dung CK, người nói không chỉ có

một cách diễn đạt trực tiếp rất thô nhám với No hay Abssolutely not , hoặc một số cách biểu đạt không được lịch sự lắm như I refuse it, I’m not going to do it, I can’t stand any more, I don’t accept it mà còn có thể sử dụng những cấu trúc biểu lộ hàm ý TC mà không cần diễn đạt bằng cấu trúc TCTT như That’s none of your business, Why do you want it?, I don’t think that’s important

1.2.2 Hành vi cầu khiến

Theo tác giả Nguyễn Kim Thản (1964), CK chỉ dùng giao tiếp trực tiếp giữa những người tham thoại mà không xuất hiện trong giao tiếp gián tiếp (thông qua một nhân tố khác) Người nói khi phát ngôn CK thường trực tiếp hướng tới một đối

Trang 31

tượng giao tiếp nhất định Giao tiếp trực tiếp nghĩa là người trao và người nhận đều xuất hiện, và điều này liên quan đến vấn đề ngôi trong giao tiếp Về hình thức giao tiếp: vì là giao tiếp trực tiếp nên chủ thể CK (dù hiện diện, không hiện diện hay tỉnh lược) luôn ở ngôi thứ nhất, chủ thể tiếp nhận bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi chung

Theo Chu Thị Thuỷ An [1, 27-37], hệ thống tiêu chí xác định HVCK bao gồm:

a Có một ngữ cảnh chứa tình huống hiện thực tác động đến khả năng, nhu cầu của người nói và lợi ích của người nói, người nghe Ngữ cảnh là mảng hiện thực khách quan bao gồm những sự kiện, hiện tượng và cả những phát ngôn xảy ra trước phát ngôn CK Hay nói cách khác, đó là tình huống mà HVCK xuất hiện và cũng là tình huống cho phép người nghe xác định ra chúng

b Người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý chí, sự mong muốn của mình đến

người nghe

c Nội dung CK phải có khả năng hiện thực hoá

d Có những hình thức đánh dấu tính CK

Nội dung cầu khiến là Nội dung ý nguyện của người nói truyền đạt trực tiếp

cho người nghe Sự mong muốn của người nói là thực hiện một hành động, một tính chất hoặc một quá trình từ người nghe Xu hướng của HVCK bao giờ cũng biến đổi

từ phi hiện thực thành hiện thực trong một thời gian từ hiện tại đến tương lai Bởi vậy, giá trị giao tiếp chân thực của HVCK được quy định bởi khả năng hiện thực hoá nội dung yêu cầu Người nghe tiếp nhận nội dung CK và có trách nhiệm phản hồi bằng lời đáp chấp nhận hoặc TC Một nội dung yêu cầu có khả năng hiện thực hoá tức là hành động, tính chất hay quá trình đó mong muốn được thực hiện Điều này cho phép phân biệt HVCK dùng trong giao tiếp chân thực hàng ngày và những HVCK mang phong cách tu từ, ẩn dụ trong thi ca Những lời CK yêu cầu trong trạng thái, quá trình, hành động trong thi ca không phải là HVCK chân thực Ví dụ:

(I.13) a Hãy cháy lên, lửa thiêng cao nguyên (Trần Tiến)

b Đừng xanh như lá, bạc như vôi (Hồ Xuân Hương)

c Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (Thành ngữ)

Trang 32

Nội dung yêu cầu của những lời CK này không phải là nội dung bề mặt mà là

ý nghĩa kêu gọi Mối quan hệ giữa nội dung CK với hiện thực chỉ là mối quan hệ ẩn

dụ dù xét về hình thức thì những cấu trúc này mang ý nghĩa CK với các phụ từ đặc

trưng hãy, đừng, chớ

1.2.3 Phân loại hành vi cầu khiến

CK là ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe Nói cách khác, phát ngôn có ý nghĩa CK là hình thức người nói dùng ngôn từ để làm cho người nghe thực hiện/không thực hiện một việc gì đó

J.Searle (1972), S.C Levinson (1983) cho rằng CK là các hành vi mà người nói thực hiện với mục đích để người nghe làm một việc gì đó (thường đem lại lợi ích cho mình và gây thiệt hại cho người nghe) Với quan niệm này, CK là ra lệnh, yêu cầu, nhờ vả, xin phép, sai bảo [32] và đồng thời CK là người nói đưa ra các nhu cầu, nguyện vọng của mình để người nghe thực hiện theo (bao gồm thực hiện hoặc không thực hiện/ ngừng thực hiện một hành động nào đó) nên cấm đoán, ngăn cản, khuyên can, mời mọc, rủ rê cũng chính là hành vi thể hiện sự chỉ đạo của người nói đối với hành động của người nghe Vậy, cấm đoán, ngăn cản, khuyên can, mời rủ, thúc giục cũng thuộc loại HVCK Và chúng tôi xét hành vi cầu khiến bao gồm tất cả các loại

hành vi thuộc nhóm điều khiển (directives) theo phân loại của Searle Hành vi thách

thức, cổ vũ, cảnh báo có những đặc trưng khác biệt so với các HVCK khác Những hành vi này cũng hướng người nghe đến việc thực hiện/không thực hiện một hành động, nhưng người nói khi thực hiện những hành vi này không quan tâm đến khả năng thực hiện hành động mà mình truyền đạt tới người nghe, trong khi một điều kiện tồn tại của HVCK là khả năng hiện thực hoá hành động Vì vậy các hành vi cổ

vũ, thách thức, cảnh báo không được xếp vào nhóm CK

1.3 Hành vi từ chối lời cầu khiến

Là loại HVNN mang tính xã hội, người nói có thể sử dụng động từ ngôn hành

để biểu đạt HVTC nguyên cấp hoặc bằng các phương tiện từ vựng, cấu trúc cú pháp hoặc phát ngôn có nội dung chứa hàm ý TC Trước hết, chúng tôi điểm qua khái niệm TC và TC lời CK

1.3.1 Khái niệm về từ chối lời cầu khiến

Trang 33

1 Trong tiếng Anh, theo A.Wierzbicka [136, 34], TC thuộc nhóm động từ

ngăn cản (forbid) bao gồm các động từ:

Forbid: Cấm, không cho phép hay cản trở ai để không thực hiện được việc gì đó

Prohibit: Ngăn cấm, ngăn chặn (bằng luật lệ hay qui tắc)

Veto: Bác bỏ, phủ quyết, cấm đoán

Refuse: Từ chối, khước từ, cự tuyệt

Decline: Khước từ (một cách lễ phép)

Từ chối (đối với một lời gợi ý)

Reject: Từ chối, bác bỏ, khước từ, không chấp nhận đề nghị

Rebuff: Cự tuyệt, từ chối thẳng thừng, gạt bỏ

Renounce: Từ bỏ một cách tự nguyện

Từ chối một quan hệ hoặc từ chối thừa nhận/không thừa nhận

Cancel: Huỷ bỏ

Dismiss: Loại bỏ, bác bỏ, gạt bỏ

Deny: Phủ nhận, từ chối, không thừa nhận, từ bỏ

2 Trong tiếng Việt, theo từ điển tiếng Việt:

Chối: a Không nhận là đã làm, đã gây ra việc gì, tuy điều đó có thật

b (Khởi ngữ) từ chối (nói tắt) [74, 163]

Từ chối: Không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu [74, 1036] Chối từ: tương đương như từ chối [74, 163]

Từ: a Bỏ không nhìn nhận, tự coi là không có quan hệ, không có trách nhiệm

gì nữa đối với người nào đó

b (Kết hợp hạn chế) Thôi, không nhận làm một chức vụ nào đó nữa

c (Dùng trong câu có ý phủ định, kết hợp hạn chế) không chịu nhận lấy

Trang 34

Khước từ thường được dùng trong những ngữ cảnh trang trọng hơn với cách nói nhã nhặn, chọn lựa ngôn từ nên phạm vi sử dụng hẹp hơn so với TC, chối từ

Cự tuyệt: TC dứt khoát Hành vi cự tuyệt mô tả một ý thức quyết liệt, tuyệt

đối không chấp nhận/không thực hiện hành vi yêu cầu đưa ra Trong tiếng Việt, hành vi cự tuyệt thường dùng khi mối quan hệ giữa hai người đối thoại căng thẳng hoặc không tốt, trạng thái tình cảm thường là không thiện chí, thậm chí là căm ghét, thù hận

Các động từ trên thuộc nhóm động từ ngôn hành biểu hiện HVTC khi người đáp không chấp nhận nội dung CK Đối chiếu nhóm động từ chứa các động từ mô tả HVTC trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy nhóm động từ mô tả HVTC trong tiếng Anh phong phú hơn tiếng Việt Chúng được sử dụng trong từng

cảnh huống riêng biệt Ví như động từ refuse được dùng cho mọi cảnh huống khi người đáp lại nhận được bất kỳ lời CK nào, có nghĩa là "không, tôi sẽ không làm điều đó" một cách nhã nhặn (courteously), nhưng decline được sử dụng để TC một cách lễ phép, là một cách TC lịch sự (politely), đặc biệt khi TC lời mời (invitation) hay TC lời gợi ý (offer) mà người Anh không dùng để TC một yêu cầu (suggestion) Rebuff mang ý nghĩa là TC lời gợi ý, lời khuyên hay sự giúp đỡ với cách thức thô kệch, vụng về (abrupt refusal) Lẽ dĩ nhiên, các động từ mô tả HVNN này trong

tiếng Việt cũng được sử dụng cân nhắc trong từng tình huống và ngữ cảnh cụ thể

1.3.2 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối

Một người có thể biểu đạt HVTC không bằng lời (non-verbal) như: lắc đầu, xua tay, bỏ đi, im lặng, nhún vai hoặc bằng lời (verbal) Trong khuôn khổ của luận

án, chúng tôi chỉ khảo sát cách thức biểu hiện HVTC lời CK bằng lời, không khảo sát HVTC phi lời, TC trả lời câu hỏi, TC lời khen, chê, đánh giá, nhận định hoặc các HVTC phi lời bằng cử chỉ, bằng thư hoặc điện tín

Lời TC thường được coi là HVNN bởi những gì người nói lời TC tham gia vào thực hiện một hành động do người cùng tham thoại đề xướng Theo Nguyễn Phương Chi [17], hiệu quả của TC một cách chung nhất luôn là một sự giữ nguyên hiện trạng của thế giới Và theo đó, chúng tôi xác định hệ thống tiêu chí nhận diện HVTC bao gồm:

Trang 35

a Có một ngữ cảnh chứa tình huống hiện thực tác động đến nhu cầu, quyền lợi của một trong hai bên tham thoại làm tiền đề cho HVTC xuất hiện

b Người nói biểu thị nội dung TC bằng sự không chấp nhận một thay đổi nào

đó theo hướng CK đã được đề xuất (như yêu cầu, đề nghị, mời rủ, gợi ý, khuyên bảo ) trong quan hệ giao tiếp hội thoại

c Có những hình thức đánh dấu ý định TC

TC là một phần nhỏ liên quan đến các HVNN và có thể được đặc trưng hoá là lời đáp cho một HVNN khác - HVCK (như hành vi thỉnh cầu, hành vi mời, hành vi gợi ý, hành vi đề nghị, hành vi khuyên bảo ) hơn là một hành động được người nói khởi xướng Một HVCK xuất hiện và người nghe có hai cách tiếp nhận - hồi đáp: chấp nhận và TC Vì HVTC thường có chức năng là lượt lời thứ hai của đoạn thoại

CK dựa vào ngữ cảnh và ý nghĩa biểu đạt đối lập với chấp nhận nên chúng được xác định là HVTC lời CK (3) Do ý nghĩa biểu đạt đối lập với chấp nhận nên HVTC thường ngăn ngừa phần mở rộng của người nói lời TC Và bởi khả năng ngăn ngừa

sự mở rộng đối thoại bị giới hạn, đồng thời khả năng là một lời hồi đáp lớn hơn là một hành động khởi xướng nên HVTC có thể bộc lộ sự phức tạp hơn các loại HVNN khác HVTC thường đóng vai trò trong những chuỗi kết quả kéo dài liên quan đến không chỉ là việc thương lượng để đạt được kết quả như ý, mà đó còn là sự cứu vãn thể diện được thực hiện một cách khéo léo để điều chỉnh sự không phục tùng đối với hành động yêu cầu

Do đặc tính đe doạ thể diện rất tự nhiên nên HVTC thường được người nói điều chỉnh bằng những mối quan hệ và cách thức khác nhau ở các cộng đồng có nền văn hoá khác nhau Lời TC thường rất tế nhị, đôi khi khó có thể nhận diện ra được

TC có thể là một HVNN cụ thể, nhưng cũng có thể là một loạt các biến thể ngôn ngữ khác nhau So sánh với các HVNN khác, chúng tôi thấy đặc tính của HVTC được đưa ra ít miễn cưỡng hơn, bởi vậy, việc hiểu và đưa ra lời TC phù hợp với tình huống đòi hỏi người nói phải có một cơ sở tri thức nền và văn hoá Một lời TC phù hợp mang tính văn hoá là mối quan tâm không chỉ của nhữngngười làm công tác nghiên cứu mà còn là của giáo viên giảng dạy ngoại ngữ và sinh viên đang học ngoại ngữ Và để tránh đe doạ thể diện, duy trì cuộc thoại, chủ thể phát ngôn TC

Trang 36

thường lựa chọn hình thức mềm dẻo, linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ để nói lời

TC

Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi phân tích HVTC được thực hiện tại thời điểm nói, ngay sau phát ngôn CK tiền vị trong đoạn thoại CK bởi thực tế, người nói đôi khi đã tự nguyện rút lại ý định TC sau một chuỗi hoạt động thương lượng

1.3.3 Hoạt động thương lượng trong hành vi từ chối

Như đã trình bày ở trên, TC là hoạt động có chức năng như một lời đáp lại

hành động khởi xướng Có rất nhiều hình thức đưa ra lời TC cho một hoạt động khởi

(3) Từ đây chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ HVTC để chỉ HVTC lời CK

xướng Ví dụ:

(I.14) Khởi xướng: - Ngày mai bọn mình đi xem phim đi

Hình thức từ chối:

Nêu lí do - Em bận mất rồi.

Hỏi lại - Có thể khi khác được không anh?

Đồng tình, nhưng - Em rất muốn, nhưng sợ mẹ em không cho đi

Bày tỏ sự đáng tiếc - Em xin lỗi, em bận mất rồi

Đề xuất hướng giải quyết mới - Em đang làm luận án, mình đi dạo loanh quanh

thôi anh ạ

Trách cứ - Bây giờ mà anh còn rủ em đi xem, bận chết đi được

Trì hoãn - Để em xem lại lịch có xếp việc gì không đã

Dùng từ phủ định - Không, em không muốn đi xem phim Toàn phim chán thôi Hình thức giả định phản thực - Giá như anh nói sớm hơn để em sắp xếp công

việc.v.v

Có thể có một loạt các lời đáp sau lời khởi xướng CK và như vậy sẽ có một loạt kết quả cuối cùng khác nhau Khả năng đưa ra lời TC khi phối hợp với những lời CK như yêu cầu, mời rủ, đề nghị, khuyên bảo, gợi ý là rất phong phú Hoạt động khởi xướng tạo cách thức phát động và người đáp có thể chấp nhận, thoái thác hoặc bày tỏ sự lưỡng lự Lời chấp nhận trong trường hợp này luôn bày tỏ sự chân thành, đôi khi miễn cưỡng, nhưng những chấp thuận ấy được coi như là một sự thoả thuận và được người cùng đối thoại hiểu, lĩnh hội như vậy Nếu hoạt động khởi xướng không được chấp nhận, tình huống này sẽ đưa ra nhiều cách chọn lựa đáng kể

Trang 37

cho người TC Sự không chấp thuận có thể được biểu đạt bằng một lời TC (có hình thức là lời TCTT, là một sự trì hoãn, một lời hứa sẽ thực hiện vào dịp khác, một đề xuất lựa chọn nào đó ) Một điều rất hay xảy ra là nếu lời đáp là sự không chấp nhận, thì người khởi xướng có thể bày tỏ sự tán đồng của mình với lời không chấp nhận ấy, và trong trường hợp đó, hội thoại có xu hướng được giải quyết Lời đáp đầu tiên được coi là kết quả cuối cùng Ví dụ:

(I.15) Khởi xướng: (1) - Tối mai đi xem phim, em nhé

Đáp: (1) - Sao anh không nói sớm hơn, em bận mất rồi

Khởi xướng: (2) - Tiếc nhỉ, thế cuối tuần được không?

cố gắng tạo ra một giải pháp dễ chấp nhận hơn Tình huống này dẫn đến thương

lượng (negotiation) giữa hai người đối thoại và sự thương lượng ấy tạo ra một chuỗi

hành động ngôn ngữ nhằm mục đích dẫn đến kết quả cuối cùng như ý Việc thương lượng này có thể đòi hỏi người khởi xướng tái hiện lại hoạt động khởi xướng, nguyên nhân của sự chấp thuận, đề xuất lựa chọn, thậm chí đề nghị trì hoãn Lời TC trước có thể là tiền đề khởi phát cho lời đề xướng sau cho người khởi xướng để người cùng tham thoại chấp nhận yêu cầu của mình Ví dụ:

(I.16) Rồi hắn trở về với thực tế:

- Tối nay em ngủ đây với anh

Tôi hoảng hồn vội nói chặn ngay:

- Không được, tao chỉ có thể ngủ chung với đàn bà Với đàn ông, bất kể thân thuộc đến đâu cũng bị mất ngủ trắng đêm ngay

Hắn đờ người, không ngờ bị từ chối thẳng thừng đến như thế, thở dài:

- Em ngủ ghế đá này vậy!

Tôi càng hoảng hơn:

Trang 38

- Càng không được Một là muỗi, hai nữa, đêm bảo vệ đi tuần hỏi, lôi thôi lắm

- Thì em bảo là khách của anh Anh ngáy to quá, em phải chuồn ra đây nằm

- Không được, không bê tha thế được, về nhà thôi

- Nhưng khuya rồi, mụ chị dâu sẽ cằn nhằn suốt đêm Sang cả mấy ngày sau cho mà xem

Bảng này cho thấy, nếu người khởi xướng không tán thành sự thoái thác của

người đáp, anh ta có thể cố gắng tạo ra một giải pháp nào đó dễ chấp nhận hơn Tình

huống này dẫn đến thương lượng, mà ở đâu thương lượng được coi là một phần của cuộc giao tiếp thì ở đó, sự tương tác tạo thành một chuỗi các hoạt động ngôn ngữ với

Bảng (I.1): Hoạt động thương lượng

Kết quả cuối cùng (ng.n 2)

2 Không chấp nhận gồm:

-Từ chối -Lựa chọn đề xuất)

1 Không chấp nhận lời chấp thuận (của người đáp lại)

2 Không chấp nhận lời không chấp thuận (của người đáp lại)

3 Thương lượng (bỏ qua quá trình thực hiện)

1 Chấp nhận

2 Từ chối

3 Thoả hiệp với:

- Một hành động lựa chọn

- Không thực hiện hành động

mục đích là tạo ra kết quả cuối cùng được như ý Quá trình thương lượng có thể đòi hỏi người khởi xướng tái hiện hoạt động khởi xướng (nguyên nhân của sự chấp thuận, TCTT hay đề xuất lựa chọn) Điều này cũng có thể dẫn đến tranh luận giữa người khởi xướng và người đáp, và kết quả đạt được rất đa dạng, kết quả cuối cùng

có thể là chấp nhận TC (đầy đủ hoặc có điều kiện), TCTT hoặc trì hoãn, hoặc một

Trang 39

hoạt động lựa chọn, thoả hiệp do người đáp lại đưa ra Hiện tượng tạo nên kết quả cuối cùng đối với một hội thoại cụ thể không có nghĩa là hoạt động tiếp theo không xuất hiện sau đó Điều này chỉ có nghĩa là kết quả cuối cùng đã được xác định Bảng (I.2): Sơ đồ kết quả thương lượng

Thương lượng

Chấp nhận Từ chối Trì hoãn Lựa chọn

Sơ đồ kết quả thương lượng này diễn đạt quá trình giao tiếp trong hội thoại, người khởi xướng có thể bỏ qua nguyên tắc cộng tác hội thoại, không có bất kì một giải pháp nào khác với người đưa ra lời TC Điều này đồng nghĩa với việc người khởi

xướng tán thành hoặc chấp nhận lời TC do người đáp lại đưa ra Ví dụ:

(I.17) (Jane Erơ hỏi bà khán hộ)

- Tôi có thể đến nói chuyện với Helen được không?

- Ô không, em ạ! Không nên, và đã đến lúc em vào nhà đi thôi, em sẽ bị cảm nếu còn đứng mãi ngoài trời sương thế này

Bà khán hộ đóng cửa chính lại, tôi đi vào bằng lối cửa bên dẫn đến buồng học (2, 132)

Kết quả cuối cùng của hội thoại có thể hoặc không thể như mong muốn Điều quan trọng là kết quả ấy phải tạo ra sự hài lòng giữa những người tham gia hội thoại

và những nền văn hoá khác nhau có những cách thức biểu hiện trên bề mặt ngôn từ khác nhau Labov và Fanshel (1977) cho rằng: nếu lấy HVCK làm trọng tâm thì lời đáp có thể được xếp đặt như sau:

a Phục tùng tuân theo một lời CK (thực hiện hành động) Ví dụ:

(I.18) - Tối nay, cậu giúp tớ giải bài tập với nhé

- Được thôi, trước hết bọn mình phải cùng xem lại cậu hổng kiến thức ở đâu

đã nào

b Phục tùng tuân theo một lời CK (đồng ý thực hiện một hành động) Ví dụ: (I.19) - Tối nay cậu giúp tớ giải bài với nhé

Trang 40

- Được thôi Mấy giờ bọn mình bắt đầu?

c Người đáp không muốn thực hiện yêu cầu thì lời thoái thác xuất hiện.Ví dụ:

(I.20) - Tối nay cậu giúp tớ giải bài tập với nhé

- Cậu chẳng đã nói với tớ là cậu làm xong hết rồi sao?

Trong rất nhiều trường hợp, lời CK được lặp lại sau lời TC, nhưng đôi khi lời

CK được người khởi xướng rút lại Đối với khả năng thứ ba, người đáp có thể đưa ra phát ngôn TC không kèm theo lời giải thích/nêu lý do nào đó hoặc kèm theo lời giải thích/nêu lý do cho lời TC của mình Ví dụ:

(I.21) - Tối nay (cậu) giúp tớ kiểm tra lại tư liệu cho chuẩn nhé

- Xin lỗi, mình không thể (Không kèm theo lời giải thích)

(I.22) - Tối nay (cậu) giúp tớ kiểm tra lại tư liệu cho chuẩn nhé

- Xin lỗi, mình không giúp cậu được Mình phải hoàn thành bài báo để mai nộp cho ban biên tập (Kèm theo lời giải thích)

Labov và Fanshel cũng lưu ý đến sự trùng lặp giữa những lời thoái thác, mà người ta thường coi những lời lảng tránh, thoái thác ấy có mục đích sử dụng như một lời TC Thực tế cho thấy, nhiều người trong chúng ta thường sử dụng sự lảng tránh như một phương thức biểu hiện của HVTC Vì lẽ phần lớn HVTC đòi hỏi phải được kèm theo lời giải thích dưới hình thức nào đó như một lời yêu cầu cho biết rõ/làm rõ thông tin hơn chẳng hạn, thì những lời TC ấy có thể được người đưa ra đề nghị hoặc yêu cầu coi như là lời TC tạm thời Tình huống như vậy sẽ kéo theo chuỗi lời CK lặp lại Khi chúng ta thực hiện những hành vi bác bỏ, không chấp nhận đối với hoạt động khởi xướng như yêu cầu, nhờ vả, đề nghị, mời rủ, khuyên bảo , chúng ta cũng nên xem xét lại khả năng thương lượng để đạt được kết quả như mong muốn Khả năng thương lượng có thể gồm một loạt các hoạt động khởi xướng được tái hiện, nhưng cũng yêu cầu sự cộng tác chặt chẽ giữa những người cùng tham gia cuộc thoại

TC lời CK đòi hỏi người nói khéo léo tìm hình thức ngôn từ để diễn đạt sao cho người nghe không hiểu lầm và chấp nhận lời TC, đồng thời giữ được thể diện cho cả người nghe và người nói Điều này phụ thuộc vào chiến lược TC Chiến lược

TC nào sẽ quy định hình thức biểu hiện tương ứng cùng thái độ ứng xử của người

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Chu Thị Thuỷ An, 2002, Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu cầu khiến tiếng Việt
[2] Nguyễn Bá Bách, 2000, Bước đầu khảo sát một số cách thức biểu hiện hành vi từ chối lời thỉnh cầu, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học KHXH và NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát một số cách thức biểu hiện hành vi từ chối lời thỉnh cầu
[3] Diệp Quang Ban, 1989, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập II, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
[4] Trần Thị Mỹ Bình, 2002, Hành vi từ chối trong hội thoại tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học KHXH và NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi từ chối trong hội thoại tiếng Việt
[5] Brown G.- Yule G., 2002, Phân tích diễn ngôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (Bản dịch của Trần Thuần) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (Bản dịch của Trần Thuần)
[6] Chafe W.L., 1998, ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục. (Bản dịch của Nguyễn Văn Lai) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục. (Bản dịch của Nguyễn Văn Lai)
[7] Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1993, Đại cương ngôn ngữ học tập II, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập II
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[8] Đỗ Hữu Châu, 2001, Đại cương ngôn ngữ học tập II, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập II
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[9] Đỗ Hữu Châu, 2003, Cơ sở ngữ dụng học tập I, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học tập I
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
[10] Nguyễn Phương Chi, 1997, Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chối một hành vi ngôn ngữ tế nhị
[11] Nguyễn Phương Chi, 2001, Một số ghi nhận về hành vi từ chối, Ngữ học trẻ: Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ghi nhận về hành vi từ chối
[12] Nguyễn Phương Chi, 2002, Một số đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi từ chối, Những vấn đề ngôn ngữ học (Kỷ yếu HNKH), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của hành vi từ chối
[13] Nguyễn Phương Chi, 2003, Điều kiện thành công của hành vi đề nghị - một trong những cơ sở hình thành chiến lược từ chối, Hội nghị Ngữ học trẻ, Đà Nẵng, tháng 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện thành công của hành vi đề nghị - một trong những cơ sở hình thành chiến lược từ chối
[14] Nguyễn Phương Chi, 2003, Một số cơ sở xây dựng các chiến lược từ chối, Tạp chí Ngôn ngữ số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ sở xây dựng các chiến lược từ chối
[15] Nguyễn Phương Chi, 2004, Một số chiến lược từ chối thường dùng trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chiến lược từ chối thường dùng trong tiếng Việt
[16] Nguyễn Phương Chi, 2004, Một số cơ sở của các chiến lược từ chối, Tạp chí Ngôn ngữ số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cơ sở của các chiến lược từ chối
[17] Nguyễn Phương Chi, 2004, Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ khoa học ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)
[18] Nguyễn Văn Chiến, 1992, Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á, ĐHSPNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á
[19] Nguyễn Đức Dân, 1987, Lô gic-ngữ nghĩa-cú pháp, Nxb ĐH và THCN, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gic-ngữ nghĩa-cú pháp
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
[20] Nguyễn Đức Dân, 1996, Lôgic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgic và tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w