PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển du lịch, ngành kinh doanh lưu trú khách sạn cũng đang từng bước phát triển đặc biệt là các khách sạn trung, cao cấp. Hiện nay, tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có tới 9 khách sạn được xếp hạng năm sao, 6 khách sạn xếp hạng bốn sao, 21 khách sạn được xếp hạng ba sao, 94 khách sạn xếp hạng hai sao, 36 khách sạn một sao. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở kinh doanh lưu trú nói chung, khách sạn nói riêng làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Mặc dù ngày nay cạnh tranh trên thị trường đang có xu hướng chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá lúc nào cũng rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh của các khách sạn. Trong số các yếu tố của marketing – mix: sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối, con người, lập chương trình, tạo sản phẩm trọn gói, quan hệ đối tác, thì giá là yếu tố duy nhất tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp, còn các yếu tố khác tạo nên chi phí. Giá có thể thay đổi rất nhanh chóng, trong khi các yếu tố khác không phải dễ dàng thay đổi nhanh được. Giá có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của marketing – mix. Giá được xem như là một yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của người mua, nhất là ở những nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp như nước ta hiện nay. Giá cũng là một công cụ của marketing – mix có thể bổ sung giá trị tượng trưng cho sản phẩm. Như vậy, giá là một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để yếu tố giá thực sự là công cụ cạnh tranh và thu hút khách một cách hiệu quả, các khách sạn cần xác định mục tiêu và phương pháp định giá rõ ràng, phù hợp và thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ kinh doanh của mình. 1 Đối với khách sạn Daewoo – Hà Nội, việc lựa chọn mục tiêu và phương pháp định giá cho sản phẩm dịch vụ càng trở nên cấp thiết, trong bối cảnh ngày càng có nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn cao cấp xuất hiện và cạnh tranh với mình. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn kinh doanh hiện nay. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Để đảm bảo sự tồn tại và tiếp tục phát triển của khách sạn Daewoo, nâng cao tính cạnh tranh của khách sạn với các khách sạn cùng hạng khác trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng mục tiêu định giá của mình, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài là mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là môi trường cạnh tranh của khách sạn Daewoo – Hà Nội. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thỏa mãn nhu cầu và tăng cường thu hút khách đến khách sạn Daewoo – Hà Nội. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá một số dịch vụ cơ bản và ngoại vi của khách sạn Daewoo – Hà Nội. Về địa bàn: nghiên cứu được khảo sát, thực hiện trên địa bàn Hà Nội và thị trường nguồn của khách sạn này. Về thời gian: dữ liệu khảo sát được thu thập năm 2009 – 2010, các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu các vấn đề trong đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, thống kê và so sánh trên cơ sở thực tế kinh doanh của khách sạn, sử dụng các bảng biểu, số liệu thực tế để tính toán phân tích. Đồng thời để thu thập những đánh giá của khách hàng về giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã thực hiện xây dựng phiếu điều tra với các dạng câu hỏi đóng và mở, nhằm thăm dò ý kiến của các khách hàng thường xuyên tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, phỏng vấn các nhân viên trong khách sạn để xác định mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn. 1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 1.5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp a) Phương pháp phát phiếu điều tra cho khách hàng khi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo: Mẫu điều tra: Đối tượng điều tra là 100 khách hàng (cả khách nội địa và khách quốc tế) tới khách sạn Daewoo. Thời gian điều tra từ 15 tháng 11 đến 15 tháng 12. Phiếu điều tra và thang điểm: Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi mở (Phần phụ lục). Phần trắc nghiệm đưa ra các phương án theo mức độ hài lòng của khách giảm dần. Phát, thu phiếu điều tra: Nhóm nghiên cứu trực tiếp tiến hành việc phát và thu phiếu điều tra. Tổng hợp các ý kiến và đánh giá: Nhóm nghiên cứu căn cứ vào các phương án trả lời, các kiến nghị đề xuất của khách để đưa ra đánh giá chung và các giải pháp hoàn thiện chính sách giá của khách sạn. 3 Xác định mẫu điều tra Lập phiếu điều tra và thang điểm Phát, thu phiếu điều tra Tổng hợp điểm, phân tích số liệu Kết luận b) Phương pháp phát phỏng vấn các nhà quản trị của khách sạn Daewoo được thực hiện thông qua năm bước sau: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và các Trưởng phòng và một số nhân viên các bộ phận: buồng phòng, bếp, bar của khách sạn Daewoo – Hà Nội. 1.5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập các ấn phẩm và báo cáo của khách sạn: Giúp phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của khách sạn, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xác định mục tiêu và phương pháp định giá của khách sạn. Cụ thể: - Thống kê về số lượng phòng, loại phòng, trang thiết bị, giá từng loại phòng; thống kê về các nhà hàng, dịch vụ bổ sung của khách sạn… - Bảng kết quả kinh doanh của khách sạn 2007 -2010: Thông qua việc so sánh đối chiếu kết quả kinh doanh giữa các năm, nhằm xác định hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn, cũng như hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, với các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, doanh thu từng bộ phận (lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung), tỷ trọng doanh thu từng nghiệp vụ; số lao động trực tiếp, gián tiếp; lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận . 1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 1.5.2.1 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu sơ cấp Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích các dữ liệu sơ cấp thu thập được. Sử dụng phần mềm tính toán Microsoft Excel để xử lý những dữ liệu thu thập được. 1.5.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp 4 Xác định mẫu điều tra Xác định nội dung câu hỏi Tiến hành phỏng vấn Tổng hợp kết quả phỏng vấn Kết luận Dùng các phương pháp tổng hợp, trích dẫn, đối sánh, phân tích kinh tế để xử lý dữ liệu thứ cấp đã thu thập được nhằm minh chứng rõ hơn việc phỏng vấn Ban giám đốc, các Trưởng phòng, đội ngũ nhân viên các bộ phận và kết quả điều tra khách hàng, đồng thời minh chứng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội. 1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu Việc nghiên cứu giúp cho nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu định giá, các phương pháp định giá của khách sạn, nhận ra những ưu điểm, hạn chế thiếu sót, đưa ra các giải pháp khả thi và nêu ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh, khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Daewoo. 1.7 Kết cấu đề tài Nội dung chính của đề tài gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội Chương 2: Một số lý luận cơ bản về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. Chương 3: Đánh giá thực trạng xác định mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội 5 CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn Theo nghĩa rộng, khách sạn là một ngành kinh tế dịch vụ xã hội tổng hợp, đề cập đến bất kỳ nhóm nào tham gia vào du lịch, giải trí, vận chuyển hoặc cung cấp nơi nghỉ qua đêm, bao gồm các tuyến du ngoạn bằng tàu thủy, hàng không, đường sắt, các công ty cho thuê ô tô và các công ty lữ hành…kết hợp với một số hoạt động khác như: nghiên cứu khoa học, chữa bệnh, công vụ…vv… Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về khách sạn như sau: “Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc cho thuê các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho các khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ (có thể kéo dài đến vài tháng nhưng ngoại trừ việc cho lưu trú thường xuyên). Cơ sở đó có thể bao gồm các dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ cần thiết khác.” Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh có đặc điểm toàn cầu, nó dựa trên tiêu chuẩn, thông lệ khu vực và quốc tế, như sự phân hạng khách sạn theo cấp độ khác nhau tùy theo mức độ chất lượng, kèm theo là khung giá tương đương với loại hình dịch vụ ở các khách sạn có thứ hạng giống nhau. Kinh doanh khách sạn là kinh doanh sự lưu trú và các dịch vụ liên quan đến lưu trú của khách hàng. Kinh doanh khách sạn có mối quan hệ mật thiết với kinh doanh lữ hành, tuy nhiên nó cũng có tính độc lập tương đối của nó. Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh trong một nền công nghiệp mang tính cạnh tranh rất cao. Do đó, việc quản lý có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt như hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển và mở rộng cùng xu thế phát triển và nâng cao đời sống xã hội và nhu cầu của con người, đồng 6 thời mức độ cạnh tranh trong kinh doanh càng ngày càng khốc liệt và mở rộng ở phạm vi toàn cầu. Kinh doanh khách sạn có những đặc điểm nổi bật như sau: 1) Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh đặc biệt mang nhiều tính chất pha trộn đặc điểm của nhiều ngành khác nhau, hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính chất sản xuất kinh doanh dịch vụ, vừa mang tính chất văn hóa xã hội như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh, công vụ… Kinh doanh khách sạn nói chung là công việc diễn ra quanh năm, tuy nhiên cũng giống như du lịch, kinh doanh khách sạn cũng mang tính mùa vụ tương đối rõ rệt, nó gắn liền với nhu cầu về phòng của khách sạn, tùy thuộc vào loại hình khách sạn, thị trường khách mà khách sạn hướng tới. 2) Về lĩnh vực hoạt động, hoạt động kinh doanh khách sạn rất đa dạng, bao gồm các loại hình kinh doanh khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau, cần các kiến thức, quan điểm, phục vụ khác nhau nhưng có cùng một mục đích chung là phục vụ nghiêm túc, chu đáo để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Về bản chất hoạt động kinh doanh khách sạn có thể chia làm ba loại: - Thứ nhất, hoạt động mang tính chất dịch vụ, như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giặt là và các dịch vụ khác như dịch vụ báo thức, dịch vụ điện thoại, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ thẩm mỹ,… - Thứ hai, hoạt động mang tính chất sản xuất, như: các hoạt động chế biến món ăn, đồ uống… - Thứ ba, các hoạt động mang tính chất thương mại, như: các hoạt động mua bán hàng hóa, đồ lưu niệm, các sản phẩm ăn uống… Kinh doanh khách sạn rất đa dạng, phức tạp vì vậy cần có sự phối hợp nhịp nhàng của những người tham gia phục vụ khách. Các quyết định trong khách sạn tuy không phải là những quyết định lớn song lại có nhiều vấn đề phải giải quyết và diễn ra hàng ngày. Vì vậy, việc điều phối và giải quyết các vấn đề nảy sinh trở nên hết sức quan trọng. 3) Về môi trường kinh doanh, kinh doanh khách sạn luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh cao. Chính sự cạnh tranh gay gắt làm cho việc kinh doanh khách sạn luôn phải đương đầu với việc lựa chọn mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch 7 vụ của mình. Kinh doanh khách sạn không thể lường trước được những khó khăn trong quản lý do khách và nhân viên gây ra, tồn tại rất nhiều mối quan hệ phức tạp. 4) Sản phẩm dịch vụ của khách sạn có một số đặc điểm như sau: Khách sạn vừa cung cấp các sản phẩm vật chất vừa cung cấp các dịch vụ vô hình. Bản thân sản phẩm vật chất trong khách sạn không thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Trong các khách sạn, cơ sở vật chất của nó và dịch vụ phục vụ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, sản phẩm của khách sạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên khách sạn. Cụ thể: - Sản phẩm của khách sạn rất đa dạng, tổng hợp, có cả vật chất và dịch vụ. Có phần do khách sạn tạo ra, có phần do ngành khác tạo ra nhưng do khách sạn sử dụng để trực tiếp phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng sản phẩm khách sạn được thực hiện đồng thời, tại cùng một chỗ, khách hàng trao đổi trực tiếp với nhân viên khách sạn. Do vậy giá trị cảm nhận và việc đánh giá chúng cũng có thể khác nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nhân viên, hiểu biết và tâm lý của khách hàng… - Sản phẩm dịch vụ của khách sạn không thể sản xuất ra để lưu kho do tính song hành và vô hình của nó, trong khi khả năng cung ứng thường cố định và nhu cầu của khách hàng lại biến thiên rất nhiều. - Sản phẩm khách sạn bao gồm các hoạt động phục vụ khách diễn ra trong suốt quá trình từ khi nhận được lời yêu cầu của khách cho đến khi khách rời khỏi khách sạn. - Là khâu phục vụ trực tiếp, khách sạn phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ với khách. Mặc dù có những sản phẩm không phải do khách sạn tạo ra nhưng đôi khi khách không hài lòng với chúng dẫn đến không hài lòng chung đối với toàn bộ sự phục vụ của khách sạn. Các đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn phần nào gây tác động trực tiếp tới việc định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, với một số mặt như sau: - Tính đa dạng và phức tạp trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến việc xác định nội dung, phạm vi các khoản chi phí để xác định giá thành dịch vụ. Sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn gây ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn. Mỗi loại hình hoạt động có các sản phẩm khác nhau, hoặc cùng một loại hình hoạt động có nhiều chủng loại sản phẩm. Chẳng hạn, trong chế 8 biến ăn uống, có nhiều món ăn, đồ uống khác nhau; trong kinh doanh phòng ngủ có nhiều loại phòng khác nhau (có phòng standar, phòng deluxe…). Vì vậy xác định giá thành sản phẩm gặp không ít những khó khăn. - Tính thời vụ trong kinh doanh cũng gây ảnh hưởng tới việc tính toán, phân bổ chi phí đảm bảo cho giá các sản phẩm dịch vụ được ổn định phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Những đặc điểm của kinh doanh khách sạn du lịch có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm, vì vậy các nhà kinh doanh khách sạn cần phải hiểu một cách sâu sắc những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh khách sạn để hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của mình. 2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. a) Khái niệm và bản chất của giá Trong học thuyết giá trị của Các Mác, mỗi hàng hóa là sự thống nhất biện chứng của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, và hai thuộc tính này do các hình thái cụ thể và trừu tượng của lao động kết tinh trong hàng hóa và được biểu thị qua công thức xác định “c+v+m”. Mục đích của sản xuất hàng hóa là để bán nhằm kiếm lợi, vì vậy xuất hiện đương lượng giá trị trao đổi và phát sinh giá. Như vậy, theo quan điểm truyền thống của kinh tế chính trị thì giá cả được hiểu một cách rất khái quát là đại lượng chuyển hóa giá trị của sản phẩm, là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ngày nay, cụ thể hơn, theo nghĩa rộng, có thể hiểu giá cả là tổng những giá trị mà người tiêu dùng bỏ ra (trao đổi) cho sự hưởng lợi từ việc sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, giá cả có thể được hiểu là số tiền được tính cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh khách sạn, giá cả là lượng tiền mà khách du lịch phải trả cho khách sạn về hàng hóa, dịch vụ du lịch nào đó trên cơ sở chi phí kinh doanh, quan hệ cung cầu và các yếu tố khác. b) Đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn • Giá sản phẩm dịch vụ của khách sạn có những đặc điểm chung như: - Giá các sản phẩm dịch vụ trong ngành kinh doanh khách sạn chỉ có một khâu hình thành giá với mức giá bán trực tiếp cho khách hàng. Vì trong kinh doanh khách sạn quá 9 trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời không phải qua khâu trung gian như sản xuất hàng hóa nói chung. - Có nhiều loại giá mang tính chất khác nhau như: giá sản xuất được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, giá dịch vụ trong đó yếu tố cung cấp là chủ yếu. - Giá mang tính chất thời vụ, thường thì các doanh nghiệp định giá cao vào thời điểm chính vụ và định giá thấp vào thời điểm trái vụ để khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm du lịch. - Giá mang tính chất địa phương, quốc gia nhưng vẫn đảm bảo tương đồng đối với giá cả quốc tế về cùng một sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. - Có nhiều căn cứ để xác định giá như dựa vào chi phí, dựa vào khách hàng, dựa vào sự cạnh tranh trên thị trường, dựa vào tính độc đáo, khác biệt của sản phẩm dịch vụ. • Đặc điểm riêng của giá từng loại sản phẩm dịch vụ trong khách sạn - Giá phòng: + Chỉ có một khâu hình thành giá, gắn với chi phí đầu tư xây dựng. + Tùy theo đối tượng khách phục vụ mà giá phong phú, mang tính chất địa phương, quốc gia hay quốc tế. + Giá có tính thời vụ rõ nét, vì vậy tùy theo giai đoạn trong thời vụ du lịch, khách sạn sẽ định giá phòng khác nhau cho phù hợp với mục tiêu thu hút khách. - Giá sản phẩm ăn uống Giá bán lẻ sản phẩm ăn uống của khách sạn mang đầy đủ đặc điểm của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng. Sản phẩm ăn uống có hai loại: tự chế và chuyển bán, giá của mỗi loại sản phẩm này có những đặc điểm riêng: Giá sản phẩm ăn uống tự chế: + Chỉ có một khâu hình thành giá gắn với giá trị nguyên liệu. + Giá mang tính chất địa phương vì sản phẩm ăn uống của khách sạn không những phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến địa phương muốn tiêu dùng sản phẩm đặc sản của địa phương, mà còn phục vụ cả nhu cầu của dân cư địa phương. + Giá mang tính thời vụ, do thời điểm khách có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ăn uống và do thời vụ của nguyên liệu đưa vào chế biến. Giá bán lẻ hàng chuyển bán: 10 [...]... sản phẩm đó Điều này gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các khách sạn cao cấp trong trường hợp 17 khách sạn muốn cắt giảm giá các sản phẩm dịch vụ để thu hút các khách hàng thấp hơn, gây tâm lý hoài nghi cho khách hàng cao cấp - Giá cả các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Giá cả các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định khoảng giá trung bình cho các sản phẩm dịch. .. như các trung gian marketing, các đối thủ cạnh tranh, các luật lệ của chính phủ để đảm bảo chắc chắn rằng giá của doanh nghiệp là phù hợp và hợp pháp 2.2.3.2 Phương pháp cụ thể định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Sản phẩm của kinh doanh khách sạn rất đa dạng và phong phú, với mỗi loại sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh đưa ra cho mình phương pháp định giá riêng a) Phương pháp xác định. .. đây là các nhân tố chủ yếu: a) Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong tới việc định giá sản phẩm dịch vụ của khách sạn + Các mục tiêu định giá Việc định giá của khách sạn phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm mà khách sạn lựa chọn Khách sạn xác định các mục tiêu cần đạt được càng rõ ràng bao nhiêu, thì việc xác định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp đó càng dễ dàng bấy nhiêu + Chiến lược marketing – mix Các. .. thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ khách sạn – du lịch cho khách hàng Chi phí là yếu tố cấu thành nên giá bán sản phẩm dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu khách hàng, quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Chi phí là cơ sở chính để doanh nghiệp xác định giá cho sản phẩm dịch vụ Việc định giá cho sản phẩm dịch vụ trước hết phải đảm bảo trang trải các chi phí về sản xuất,... sản phẩm dịch vụ của mình Doanh nghiệp có thể sử dụng những hiểu biết về giá cả và hàng hóa của đối thủ cạnh tranh làm điểm xuất phát để hình thành giá của mình Nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tương tự với sản phẩm dịch vụ của đối thủ, thì doanh nghiệp có thể định giá bằng hoặc thấp hơn giá của đối thủ, đảm bảo cho sản phẩm dịch vụ tiêu thụ được Nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp... - http://www.hotels84.com.vn/ CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 3.1 Giới thiệu chung về khách sạn Daewoo - Hà Nội 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 31 Năm 1996, cùng với sự chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, khách sạn Daewoo đã chính thức đi vào hoạt động (4/1996)... văn nghiên cứu của sinh viên như: 30 [1] Nguyễn Ngọc Anh – Hoàn thiện phương pháp xác định giá sản phẩm dịch vụ ở khách sạn ATS (2000) [2] Nguyễn Thị Hải – Hoàn thiện chính sách giá tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên (2004) [3] Phạm Thị Nhung - Hoàn thiện chính sách giá của khách sạn Hà Nội Daewoo (2006) [4] Phan Thùy Linh – Hoàn thiện chính sách giá tại khách sạn Hà Nội (2006) Các nghiên cứu này... định giá các sản phẩm dịch vụ Cơ sở của phương pháp này đó là, người định giá sẽ cộng thêm vào chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm một mức lợi nhuận dự kiến trên một đơn vị sản phẩm Giá của sản phẩm dịch vụ có thể được xác định theo công thức sau: Giá dự kiến = Chi phí đơn vị + Mức lãi dự kiến cho một đơn vị Trong kinh doanh khách sạn, du lịch người ta hay dùng phương pháp này để xác định giá đồ... định giá còn phải quan tâm tới các yếu tố: + Các yếu tố thuộc về sản phẩm của doanh nghiệp: các doanh nghiệp cố gắng làm khác biệt sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh Trong kinh doanh khách sạn, các khách sạn thường tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng các thiết bị, cách 18 trang trí các thiết bị, phong cách phục vụ Sự khác biệt càng lớn, càng dễ dàng định giá theo tâm lý khách hàng, khách. .. và các yếu tố phi giá cả khác Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong ngắn hạn Tuy nhiên nếu định giá cạnh tranh mà không ý thức đầy đủ về chi phí và sự khác biệt của sản phẩm giữa các cơ sở khác nhau thì phương pháp này có xu hướng khá rủi ro d) Định giá theo cảm nhận của khách hàng Theo phương pháp này, doanh nghiệp định giá bán sản phẩm dịch vụ của mình căn cứ vào cảm nhận của . b) Đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn • Giá sản phẩm dịch vụ của khách sạn có những đặc điểm chung như: - Giá các sản phẩm dịch vụ trong ngành. dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách