1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ CHINH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÝ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
Trang 11 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ CHINH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÝ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI – 2012
Trang 22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ CHINH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÝ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Diệu Nga
HÀ NỘI – 2012
Trang 35
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG 6 NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông 6
1.1.1 Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông 6 1.1.2 Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học Vật lí ở trường phổ thông 8
1.1.3 Hoạt động ngoại khóa 9
1.1.4 Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa 11
vật lí
1.1.5 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí 24
1.1.6 Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát 29
huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh 1.2 Thực trạng của hoạt động ngoại khóa và tình hình dạy và học 34
phần “Điện học” trong nhà trường phổ thông hiện nay 1.2.1 Mục đích điều tra 34
1.2.2 Phương pháp điều tra 35
1.2.3 Đối tượng điều tra 35
1.2.4 Kết quả điều tra 35
Kết luận chương 1 43
Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN "ĐIỆN HỌC" VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 2.1 Ý tưởng sư phạm khi soạn thảo tiến trình tổ chức hoạt động 44
ngoại khóa phần “Điện học ” vật lí 11
Trang 46
2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” 45
2.2.1 Mục tiêu về kiến thức 45
2.2.2 Mục tiêu về kĩ năng 46
2.2.3 Mục tiêu phát triển tư duy 46
2.3 Nội dung của hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” vật lí 11 46
2.4 Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa 57
phần “Điện học” vật lí 11 2.5 Hướng dẫn thiết kế, chế tạo các dụng cụ điện sử dụng nguồn một chiều, 60
đáp ứng các nhiệm vụ hoạt động ngoại khoá phần “Điện học” vật lí 11 2.6 Tổ chức ngày Hội vui vật lí 74
Kết luận chương 2 80
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 81
3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 81
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 81
3.4 Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 82
phần học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ điện 3.5 Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 93
phần học sinh báo cáo kết quả và tham gia hội vui vật lí Kết luận chương 3 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 110
Trang 5và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt Trước tình hình đó, yêu cầu ngành giáo dục phải có những thay đổi về chương trình, nội dung, đặc biệt là đổi mới mạnh
mẽ về phương pháp giáo dục Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản l í giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản l í giáo dục, đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành” Điều 28.2 Luật giáo dục cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Do sự hạn chế của thời gian trên lớp trong chương trình chính khóa, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương trình Thực tế cho thấy, dạy học nội khoá vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú
Trang 6học tập và chưa phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh Thời gian để học sinh thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá ít so với kiến thức học sinh đã được học Do vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra của nền giáo dục, cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp (hay hoạt động ngoại khoá) Đây là một hình thức dạy học có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả cao, nó không những giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học ở nội khoá mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường phổ thông nước ta
Đặc biệt, do đặc thù của vật lí học là một khoa học thực nghiệm nên trong giảng dạy và học tập môn vật l í, thực nghiệm là một khâu có vai trò quan trọng
Nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học và rèn kỹ năng thực nghiệm của học sinh, từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí Một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lí
là tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập Thông qua thực nghiệm, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể Qua đó, học sinh có được một số kĩ năng sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc sử dụng những công cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống Tuy nhiên, số tiết thực hành còn quá ít nên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí là thực sự cần thiết
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy vật lí nhiều năm ở trường THPT , chúng tôi nhận thấy: phần “Điện học” chiếm một tỉ lệ lớn trong chương trình vật lí 11 Kiến thức phần này tương đối khó , có nhiều hiện tượng vật lí l í thú, khả năng
Trang 7ứng dụng trong khoa học kĩ thuật và trong đời sống rất lớn mà trong quá trình tổ chức dạy học chưa khai thác được Dẫn đến việc vận dụng chúng để giải thích các hiện tượng thực tế hay việc vận dụng vào thực tiễn đời sống đối với học sinh
là tương đối khó khăn Ngoài ra, phần này cũng có những thiết bị điện đơn giản
mà học sinh có thể tự chế tạo được hoặc khai thác từ những thiết bị đã có sẵn trong thực tế để tạo ra các thiết bị điện phục vụ cuộc sống nhưng giáo viên đã không tổ chức cho học sinh tự thiết kế Do vậy, trong học nội khóa, học sinh không có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng, chưa khơi dậy được sự hứng thú, tích cực trong học tập và tư duy sáng tạo của học sinh
Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và
học vật lí ở trường THPT, chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động ngoại khóa
trong dạy học phần “Điện học” Vật lý lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học
sinh
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Điện học ” Vật lí lớp
11 nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời củng cố kiến thức đã học trong chương trình nội khóa và giúp học sinh hiểu rõ hơn cách thức ứng dụng vật lí vào đời
sống, kĩ thuật
3 Phạm vi nghiên cứu
+ Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần "Điện học'' vật lí lớp 11 THPT
+ Thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT Thạch Thất – Hà Nội
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động ngoại khóa vật lí trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 8- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khoá vật lí nói riêng
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Vật lí để phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần “Điện học” trong chương trình vật lí phổ thông
- Điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp việc tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí tại các trường THPT
- Xây dựng nội dung ngoại khóa phần “Điện học” thuộc chương trình Vật lí lớp 11 THPT
- Tổ chức thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm, rút ra các kết luận cần thiết
6 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu tổ chức dạy học bằng hoạt động ngoại khoá có nội dung phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh, có hình thức hoạt động phong phú sẽ không những giúp học sinh ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức một cách hiệu quả mà còn phát huy được tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho họ
7 Dự kiến luận cứ
7.1 Luận cứ lí thuyết
- Các cơ sở lí luận về dạy học tích cực
- Các phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Các biện pháp phát huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
7.2 Luận cứ thực tế
- Phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên; phiếu điều tra, khảo sát trên học sinh
Trang 9- Minh chứng của diễn biến dạy học ngoại khóa phần “Điện học” và các kết quả học tập của học sinh
8 Phương pháp chứng minh luận điểm
Sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học
9 Đóng góp của đề tài
- Góp phần đưa cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vào thực tiễn
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động ngoại khóa ở các trường THPT
- Góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông
Chương 2 Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Điện học” vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông
1.1.1 Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông
Trang 10* Các dạng tổ chức dạy học cơ bản: Dạng toàn lớp; dạng nhóm; dạng cá nhân
* Các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông: Hình thức lớp – bài; hình
thức thảo luận tập thể; hình thức hoạt động ngoại khóa;
1.1.2 Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học Vật lí ở trường phổ thông
- Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản, ở mức độ hiện đại
- Phát triển tư duy khoa học ở học sinh: rèn luyện những thao tác, hành động, phương pháp nhận thức cơ bản, nhằm chiếm lĩnh kiến thức vật lí, vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này
- Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nước, thái độ đối với lao động, đối với cộng đồng,…
- Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh
1.1.3 Hoạt động ngoại khóa
1.1.3.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp , là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông Hoạt động này có nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh
1.1.3.2 Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức
dạy học ở trường phổ thông
Nhà trường phổ thông có ba hình thức tổ chức đào tạo là: Dạy học trên lớp, giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp dạy nghề và công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp Công tác ngoại khóa thuộc lĩnh vực thứ hai của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông
Trang 111.1.3.3 Tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông
Về giáo dục nhận thức: giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống
Về rèn luyện kỹ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh khả năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ,…
Về giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia nhiệt tình các hoạt động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của học sinh
Về rèn luyện năng lực tư duy: các loại tư duy có thể rèn luyện cho học sinh trong dạy học là: tư duy logic, tư duy trừu tượng , tư duy kinh nghiệm , tư duy phân tích, tư duy tổng hợp, tư duy sáng ta ̣o,…
1.1.3.4 Các đặc điểm của giờ học ngoại khóa
- Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của học sinh và có sự hướng dẫn của giáo viên
- Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có thể là tập thể đông người, không phân biệt trình độ học sinh
- Có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, lịch hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện
- Kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh không không đánh giá bằng điểm
số như đánh giá kết quả học tập nội khóa
- Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa vật lí thông qua tính tích cực, sáng tạo của học sinh và sản phẩm của quá trình hoạt động Ngoài ra, kết quả của
Trang 12hoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách công khai thông qua cả giáo viên và học sinh
- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phong phú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia
1.1.4 Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa vật lí
1.1.4.1 Nội dung ngoại khóa vật lí
- Đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kĩ thuật
- Nghiên cứu những lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như kỹ thuật điện, kỹ thuật vô tuyến, kỹ thuật chụp ảnh
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ, làm thí nghiệm vật lí, nghiên cứu những ứng dụng của vật lí trong cuộc sống
Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, giáo viên phải dựa vào một số yếu tố, đó là:
- Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí
- Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhưng trong nội khóa chưa đáp ứng được
- Nội dung ngoại khóa phải hấp dẫn để thu hút được đông đảo học sinh tự nguyện tham gia, kết hợp các nội dung để tổ chức ngoại khóa sẽ làm cho hoạt động phong phú hơn và thu hút được nhiều học sinh tham gia hơn
1.1.4.2 Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí
Có thể phân ra các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí theo số lượng học sinh tham gia, cũng có thể phân theo nội dung ngoại khóa, cách thức tổ chức hoặc theo thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động ngoại khóa… Chẳng hạn:
- Dựa vào số lượng học sinh tham gia ngoại khóa, có: hoạt động ngoại khóa theo các nhóm và hoạt động ngoại khóa có tính quần chúng rộng rãi
Trang 13- Dựa vào cách thức tổ chức cho học sinh tham gia ngoại khóa, có: tham quan các công trình kỹ thuật ứng dụng vật lí, câu lạc bộ vật lí, hội vui vật lí,
- Dựa vào cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh, có:
+ Học sinh đọc sách báo về vật lí và kĩ thuật
+ Học sinh tổ chức các buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lí – kĩ thuật + Học sinh tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chế tạo hoặc làm báo tường hoặc tập san về vật lí – kĩ thuật
+ Tham gia thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ vật lí, các mô hình kỹ thuật + Luyện tập giải các bài tập vật lí
1.1.4.3 Phương pháp dạy học bằng hoạt động ngoại khóa vật lí
Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí thường có tính mềm dẻo, không cứng nhắc, phụ thuộc vào nội dung của hoạt động ngoại khóa và trình độ của giáo viên cũng như học sinh Trong dạy học ngoại khóa, việc hướng dẫn của giáo viên theo các kiểu định hướng: định hướng tìm tòi, định hướng khái quát chương trình hóa, định hướng tái tạo
1.1.5 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá và đặt tên cho hoạt động ngoại khóa
Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khoá
Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, tham gia hội vui, rút kinh nghiệm, khen thưởng
1.1.5.1 Quy trình tổ chức hội thi vật lí
Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi
Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi
Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi
Trang 14Bước 5: Thiết kế chương trình hội thi
Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hội thi
Bước 7: Tổ chức hội thi
Bước 8: Tổng kết hội thi
1.1.5.2 Một số yêu cầu cần đáp ứng khi tổ chức hội thi
+Nên mời những người có kinh nghiệm tổ chức vào BTC; những người có chuyên môn trong lĩnh vực thi vào BGK; người có khả năng sử dụng máy tính vào BTK
+ Người dẫn chương trình: chọn người có kiến thức vững vàng, thông minh, nhanh nhẹn trong ứng xử, đối đáp, có chất giọng truyền cảm, phát âm rõ ràng, biết cách pha trò để không khí hội thi được sôi nổi
+ Hội trường, âm thanh, ánh sáng, phương tiện kĩ thuật: phải được chuẩn bị chu đáo, bố trí hợp lí
+ Nội dung các câu hỏi trong hội thi phải: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của học sinh, thời gian trả lời phải hợp
lí
1.1.5.3 Một số hình thức của hội thi vật lí
- Thi trả lời nhanh
- Thi giải thích hiện tượng
- Thi giải bài tập
- Thi giải ô chữ
- Thi chơi một số trò có sử dụng kiến thức vật lí,…
1.1.6 Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
1.1.6.1 Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập
Trang 15 Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập
Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập Tích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức
Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập
Tính tích cực của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như:
- Học sinh sẵn sàng, hồ hởi đón nhận các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho
- Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập
- Học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận mà không cần phải
để giáo viên đôn đốc, nhắc nhở
- Học sinh yêu cầu được giải đáp thắc mắc về những lĩnh vực còn chưa rõ
- Học sinh mong muốn được đóng góp ý kiến với giáo viên, với bạn bè những thông tin mới mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngoài sách vở, từ những nguồn khác nhau
- Học sinh tận dụng thời gian rỗi của mình để cố gắng hoàn thành công việc, hoặc hoàn thành công việc sớm hơn thời hạn hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ
- Học sinh thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyết vấn đề, mong muốn được giáo viên giúp đỡ, chỉ dẫn mà không nản chí khi gặp khó khăn,
1.1.6.2 Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập
Khái niệm năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành
Trang 16công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể
Đặc điểm của sự sáng tạo
Sự sáng tạo xuất hiện trong quá trình tư duy trực giác Trong sáng tạo, tri thức được thu nhận một cách nhảy vọt, một cách trực tiếp Tư duy trực giác thể hiện như một quá trình ngắn gọn, chớp nhoáng mà ta không thể nhận biết được
diễn biến
Các biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập vật lí
Những hành động của học sinh trong học tập có mang tính sáng tạo như:
- Từ những kinh nghiệm thực tế, từ các kiến thức đã có, học sinh nêu được mô hình Trong chế tạo thiết bị điện thì học sinh đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và có thể đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để tạo ra các thiết bị hoạt động chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn,…
- Đề xuất được những phương án cụ thí nghiệm, dùng các dụng cụ đã tự chế tạo được để làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kiểm nghiệm lại lí thuyết đã học
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách linh hoạt như giải thích một số hiện tượng vật lí, giải thích các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật có liên quan,
1.1.6.3 Phương pháp đánh giá
* Quan sát: Giáo viên sử dụng các giác quan (chủ yếu bằng mắt) để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh nhằm thu thập thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kĩ năng, tính tích cực của học sinh làm cơ sở đánh giá Quan sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị, diễn biến đến kết thúc hoạt động
* Điều tra