1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

6 1,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng lại là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự không thể hàn gắn. Trong trường hợp đó, ly hôn là một việc cần thiết cho cả vợ - chồng cho xã hội; vì nó giải quyết cho tất cả mọi người: vợ, chồng, các con cũng như các thành viên khác của gia đình thể thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung. Thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ, đảm bảo quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Theo Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng; chỉ vợ, chồng hay cả hai vợ chồng mới quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn, trong một số trường hợp cần thiết Nhà nước còn hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của công dân – cụ thể là người chồng. Bởi vì, trong quan hệ hôn nhân, không phải chỉ lợi ích riêng tư của vợ, chồng mà còn lợi ích của những thành viên khác trong gia đình như con cái… Chính vì vậy, trong bài tập nhóm tháng 2 này, nhóm chúng em đã nghiên cứu về đề tài: “Cơ sở pháp ý nghĩa của quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn” nhằm hiểu rõ hơn về việc kiểm soát này của Nhà nước. I. Cơ sở pháp của việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn . 1. Một số khái niệm liên quan. Theo khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Ðây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Nguyên nhân của sự khủng hoảng khá đa dạng: bất đồng ý kiến kéo dài, đối nghịch về quan niệm sống, thần tượng sụp đổ, ngoại tình . Nhưng tất cả các trường hợp ly hôn đều chung một đặc điểm: vợ hoặc chồng hoặc cả hai không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân muốn được tự do. Trong đó Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2000 quy định: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không quyền yêu cầu xin ly hôn.” Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hônquyền của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Quyền này gắn liền với nhân thân của vợ, chồng không thể chuyển giao. Luật hôn nhân gia đình của Nhà nước không đặt ra các điều kiện ngăn cấm quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ thai, của con sinh, cũng là bảo vệ lợi ích nói chung của xã hội mà khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình quy định “Trong trường hợp vợ thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không quyền yêu cầu xin ly hôn”; khoa học pháp gọi đây là trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ trẻ em đã được nhắc đến trong khoản 6 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Nhà nước, xã hội gia đình trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Cần phải hiểu rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thật hợp tình, hợp lý, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ của con cái, bảo vệ lợi ích của gia đình xã hội. 2. Quy định pháp luật trong các thời kì trước về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Trên thực tế thì trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn không phải xuất hiện lần đầu tiên trong Luật hôn nhân gia đình năm 2000, mà trước đó trong hệ thống pháp luật dân sự hôn nhân, gia đình ở nước ta dưới chế độ cũ (trước năm 1945 trước năm 1975 ở miền Nam). Ví dụ như trong Bộ dân luật giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ quy định: “Vợ chồng không được thuận tình ly hôn nếu: quan hệ vợ chồng xác lập chưa được 2 năm hoặc đã quá 20 năm; người chồng dưới 25 tuổi; người vợ dưới 21 tuổi hoặc đã quá 45 tuổi. Ngoài ta những người thân thuộc quyền ưng thuận giá thú cũng cần phải ưng thuận sự ly hôn này”. Điều 121 Bộ dân luật Bắc kỳ (1931) Điều 120 Bộ dân luật Trung kỳ (1936) quy định: “Sau 2 năm giá thú thì vợ - chồng mới thể xin thuận tình ly hôn”. Trong Điều 170 Bộ dân luật năm 1972 dưới thời chế độ Ngụy quyền thì lại quy định: “Vợ chồng thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm không quá 20 năm”. Như vậy các quy định về giải quyết hôn nhân trong chế độ cũ đều dựa vào căn cứ như thời gian kết hôn, độ tuổi của vợ hoặc chồng mà không dựa trên tình trạng thực tế của quan hệ hôn nhân. Các quy định này không thể hiện được tư tưởng tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trẻ em. Trên thực tế chỉ từ Luật hôn nhân gia đình năm 1959 đến nay thì các quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn mới thể hiện được ý nghĩa tiến bộ của nó là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trẻ em. Cụ thể là trong Điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 1959: “Trong trường hợp người vợ thai, chồng chỉ thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”; Điều 41 Luật hôn nhân gia đình năm 1986: “Trong trường hợp vợ thai, chồng chỉ thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”. . pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quy n yêu cầu ly hôn nhằm hiểu rõ hơn về việc kiểm soát này của Nhà nước. I. Cơ sở pháp lý của việc hạn chế quy n. chồng không có quy n yêu cầu xin ly hôn. ” Như vậy, quy n yêu cầu Tòa án giải quy t việc ly hôn là quy n của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Quy n

Ngày đăng: 02/04/2013, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w