1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY, TRÍ THÔNG MINH, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO

33 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 728,5 KB

Nội dung

Đặc điểm chung bài tập hóa học phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy tính tích cực sáng tạo ...19 Chương 2... - Một học sinh học thông minh là một học sinh có năng lực quan sát tốt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN Chuyên đề: BÀI TẬP HÓA HỌC

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY, TRÍ THÔNG MINH, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO

Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Người thực hiện: Lê Thanh Hoàng Bảo Nguyễn Thanh Hương Lớp : Cao Học LL và PPDH Hóa Học- K23

Tp.HCM , Tháng 11 năm 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự cố

gắng của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của Thầy PGS.TS Trịnh Văn Biều Qua khóa học này, chúng tôi đã được rèn luyện và trưởng thành hơn cả về kiến thức chuyên môn , lẫn kĩ năng xây dựng và sử

dụng bài tập hóa học.

Dù có nhiều cố gắng, nhưng do còn nhiều hạn chế về khả năng nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của Thầy và các bạn để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

TÀI LIỆU THAM KHẢO 5

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.1 Tư duy 6

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Các thao tác tư duy 8

1.1.3 Dấu hiệu của tư duy phát triển 9

1.1.4 Phát triển năng lực tư duy cho học sinh 9

1.2 Trí thông minh 9

1.2.1 Khái niệm trí thông minh 9

1.2.2 Các loại hình thông minh 10

1.2.3 Biểu hiện của học sinh thông minh 13

1.2.4 Yêu cầu của BTHH phát triển trí thông minh 13

1.3 Tính tích cực 14

1.3 1 Khái niệm tính tích cực 14

1.3 2 Biểu hiện của tính tích cực .15

1.3 3 Biện pháp tăng tính tích cực cho HS thông qua BTHH 16

1.4 Tính sáng tạo 17

1.4 1 Quan niệm về sáng tạo 17

1.4 2 Những biểu hiện về năng lực sáng tạo của học sinh 18

1.4 3 Biện pháp tăng tính sáng tạo của học sinh thông qua BTHH 18

1.5 Đặc điểm chung bài tập hóa học phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy tính tích cực sáng tạo 19

Chương 2 Xây dựng bài tập phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy tính tích cực sáng tạo 22

2.1 Vai trò của BTHH trong việc phát triển tư duy ………20

2.2 Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng bài tập phát triển tư duy, rèn trí thông minh, phát huy tính tích cực sáng tạo 22

2.1.1 Chính xác, khoa học 22

2.1.2 Phong phú, đa dạng, xuyên suốt chương trình 22

2.1.3 Khai thác được đặc trưng, bản chất hoá học 22

2.1.4 Đòi hỏi cao ở người học 23

2.2 Quy trình thiết kế hệ thống bài tập 23

2.2.1 Xác định mục đích của hệ thống bài tập 23

2.2.2 Xác định nội dung hệ thống bài tập 23

2.2.3 Xác định các loại và các dạng bài tập trong hệ thống 23

2.2.4 Thu thập tư liệu để thiết kế hệ thống bài tập 24

Trang 4

2.2.5 Tiến hành soạn thảo bài tập 24

2.2.6 Tham khảo ý kiến chuyên gia, trao đổi với đồng nghiệp, thử nghiệm 24

2.2.7 Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống bài tập 24

2.3 Một số bài tập phát triển tư duy, rèn trí thông minh, phát huy tính tích cực sáng tạo 25

KẾT LUẬN 34

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP TP HCM

2 GS.TS Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và

đại học, NXB Giáo dục.

3 PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2010), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ

thông, NXB Giáo dục

4 Võ Nguyễn Hoàng Trang , “XD và sử dụng HTBT theo hướng dạy học tích cực phần

hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản trường THPT”, Thạc sỹ giáo dục học

5 Nguyễn Chí Linh , “Sử dụng bài tập để phát triển tư duy rèn trí thông minh cho học

sinh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”, Thạc sỹ giáo dục học

6 Trần Vũ Xuân Uyên, “ Lựa chọn, xây dựng bài tập hóa học lớp 11 (phần hữu cơ - ban

nâng cao) nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh THPT”, Thạc sỹ giáo dục học

Trang 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tư duy

1.1.1 Khái niệm

Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem nhữngcảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm chongười ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa HàNội 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt -Bộnão người Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sựphán đoán, lý luận v.v

Theo triết học duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của "ý niệm tuyệt đối" với

tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất Theo GeorgeWilhemer Fridrick Heghen: "Ý niệm tuyệt đối là bản nguyên của hoạt động và nó chỉ cóthể biểu hiện trong tư duy, trong nhân thức tư biện mà thôi" Karl Marx nhận xét: "Đốivới Heghen, vận động của tư duy được ông nhân cách hóa duới tên gọi "ý niệm" là chúasáng tạo ra hiện thực; hiện thực chỉ là hình thức bề ngoài của ý niệm"

Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất pháttriển đến trình độ tổ chức cao Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: "Vận động kiểu tư duychỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạotrong đầu óc con người duới dạng một sự phản ánh” Những luận cứ này còn dựa trênnhững nghiên cứu thực nghiệm của Ivan Petrovich Pavlov, nhà sinh lý học, nhà tư tưởngngười Nga Bằng các thí nghiệm tâm-sinh lý áp dụng trên động vật và con người, ông điđến kết luận: "Hoạt động tâm lý là kết quả của hoạt động sinh lý của một bộ phận nhấtđịnh của bộ óc"

Như vậy, tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, nhữngmối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

mà trước đó ta chưa biết

Trang 7

L.N.Tonxtoi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả

những cố gắng của tư duy chứ không phải trí nhớ” Như vậy học sinh chỉ lĩnh hội được

tri thức khi họ thực sự tư duy

Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích lũy các thao tác tư duythành thạo và vững chắc của con người Vì vậy môn hóa học cũng không thể tách khỏiviệc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh Với môn hóa học thì bài toán hóa học

là phương tiện tốt nhất để rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh Qua quá trình luậngiải các bài toán hóa học mà các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, kháiquát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa kết hợp với các phương pháp hình thành phán đoánmới là quy nạp, suy diễn và loại suy được phát triển và hoàn thiện

1.1.2 Các thao tác tư duy

Phân tích: là hoạt động tư duy phân chia sự vật, hiện tượng thành các yếu tố, các bộ

phận nhằm mục đích nghiên cứu chúng đầy đủ, sâu sắc, trọn vẹn hơn theo một hướngnhất định

Tổng hợp: là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố riêng lẻ của sự vật

hiện tượng đã được nhận thức để nhận thức cái toàn bộ

Phân tích, tổng hợp là những yếu tố cơ bản của hoạt động tư duy được dùng khi hìnhthành phán đoán mới và các thao tác tư duy khác

So sánh: là thao tác tư duy nhằm xác định những điểm giống nhau và khác nhau

của sự vật, hiện tượng từ đó làm cơ sở để tìm ra nguyên nhân của sự giống nhau và khácnhau đó

Trừu tượng hóa: là quá trình con người dùng trí óc gạt bỏ những mối liên hệ, quan

hệ thứ yếu của sự vật, hiện tượng và chỉ giữ lại nhữnh yếu tố cần thiết cho tư duy

Khái quát hóa: là tìm ra cái chung, cái bản chất trong số các dấu hiệu của sự vật,

hiện tượng rồi qui chúng lại thành khái niệm Trong thực tế các thao tác trên đây đanchéo nhau, xen kẽ nhau chứ không tuân theo trình tự máy móc

Trang 8

Phép quy nạp: là cách phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều hiện tượng, trường

hợp riêng lẻ để đi đến kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối liên hệtương quan bản chất nhất, chung nhất

Trong phép quy nạp, sự nhận thức đi từ cái riêng biệt đến cái chung, giúp cho kiếnthức được nâng cao và mở rộng

Phép suy diễn (diễn dịch): là cách phán đoán đi từ một nguyên lý chung đúng đắn

tới một kết luận thuộc về một trường hợp riêng lẻ đơn nhất

Phép suy diễn có tác dụng phát triển tư duy logic và phát huy tính tự lập, sáng tạocủa học sinh

Phép loại suy (suy lý tương tự): là sự phán đoán đi từ cái riêng biệt này đến một cái

riêng biệt khác để tìm ra những đặc tính chung và những mối liên hệ có tính quy luật củacác chất và hiện tượng

Phép loại suy có bản chất là dựa vào sự giống nhau (hoặc tương tự nhau) của hai vậtthể, hiện tượng về một số dấu hiệu để đi đến kết luận về sự giống nhau của các dấu hiệukhác nên kết luận của chúng chỉ gần đúng, có tính giả thiết nhưng có tác dụng tích cựctrong nghiên cứu và học tập bộ môn hóa học, tạo điều kiện cho học sinh xây dựng giảthuyết khoa học trước khi kiểm nghiệm bằng thực nghiệm

Như vậy các thao tác tư duy trên được hình thành và phát triển ở học sinh thông quahoạt động học tập Việc giải các bài tập hóa học rất cần thiết cho sự phát triển tư duy

1.1.3 Dấu hiệu của tư duy phát triển

- Tái hiện được kiến thức và sử dụng kiến thức đó một cách chính xác, hợp lý

- Thiết lập được mối liên hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng riêng rẽ, rút rađược cái riêng và cái chung của các sự vật hiện tượng đó

- Có thái độ hoài nghi khoa học, luôn học tập, bổ sung, hoàn thiện tri thức Biết tựbồi dưỡng bản thân, tự xây dựng phương pháp học tập cho riêng mình

- Sử dụng kiến thức, kỹ năng trong tình huống mới một cách độc lập, sáng tạo,không theo khuôn mẫu

Trang 9

- Nhanh chóng nhận ra phương hướng giải quyết vấn đề và đề ra cách giải quyếtvấn đề hiệu quả, chính xác.

- Biết khái quát hoá, trừu tượng hoá khi bắt gặp những vấn đề mà bản thân khôngthể nhận thức được bằng các giác quan

- Sử dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp tư duy và biết phối hợp các kỹnăng, phương pháp đó một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanhchóng và thuyết phục

1.1.4 Phát triển năng lực tư duy cho học sinh

Dạy học không chỉ đơn thuần để cung cấp kiến thức đến người học mà mục đíchcao hơn là phát triển năng lực tư duy, biến nó thành công cụ sắc bén để nhận thức thếgiới Vậy phải làm gì để phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua việc dạy họcmôn hoá học ?

- Thứ nhất, cần làm cho học sinh nắm thật chắc kiến thức hoá học, hiểu được lịch

sử ra đời, nguồn gốc khoa học của kiến thức hoá học được cung cấp

- Thứ hai, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết một

nhiệm vụ học tập (lý thuyết hoặc thực nghiệm), giải thích các hiện tượng hoá học xảy ratrong thực tế đời sống

- Thứ ba, đặt ra cho học sinh các tình huống có vấn đề và yêu cầu học sinh xây

dựng các bước giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng linh hoạt, nhạy bén các kiến thức đãđược cung cấp

- Thứ tư, luôn đòi hỏi cao đối với học sinh, càng về sau càng đặt ra các vấn đề mới

mẻ hơn, đòi hỏi phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp và khả năng vận dụng kiến thứclinh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả hơn từ phía người học

1.2 Trí thông minh

1.2.1 Khái niệm trí thông minh

 Theo tác giả Hoàng Phê, “Thông minh là có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh,

là nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong các ứng đáp, đối phó”

Trang 10

 Các nhà tâm lý học có những quan điểm khác nhau và giải thích khác nhau về tríthông minh nhưng đều có chung một nhận định : “Trí thông minh không phải làmột năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực” Theođiều tra tâm lý và quan điểm của các nhà tâm lý học Trung Quốc, trí thông minhbao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng,

kỹ năng thực hành và sáng tạo Trí thông minh chính là sự phối hợp tốt các nănglực đó để làm thành một kết cấu hữu hiệu

Có lần, nhà vật lý nổi tiếng Thomas Edison muốn tính dung tích một bóng đèn,ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loayhoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa ra Edison nói : “Có gì phức tạplắm đâu!” Ông mang chiếc bóng đèn ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton :

“Anh đổ vào ống đo xem dung tích là bao nhiêu, đó là dung tích của bóng đèn”.Như vậy, trí thông minh không chỉ thể hiện qua nhận thức mà còn thể hiện quahành động (công việc thực nghiệm cụ thể) Qua đó chủ thể của quá trình nhận thứcbộc lộ được cách giải quyết vấn đề hiệu quả, độc đáo, ít tốn công sức nhất

 Theo tác giả Lý Minh Tiên thì định nghĩa về trí thông minh được nhiều nhà nghiêncứu đề nghị là coi trí thông minh như một nhóm khả năng được biểu hiện và đánhgiá qua điểm số mà những trắc nghiệm trí tuệ đo được Định nghĩa là thuận lợi choviệc nghiên cứu có liên quan đến một thuật ngữ rất trừu tượng là “trí thông minh”,

mở ra hướng đo đạc, lượng hóa các khả năng trí tuệ

quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và biết vận dụng mối quan hệ đó theo hướng

có lợi nhất để đạt mục tiêu”

1.2.2 Các loại hình trí thông minh

1.2.2.1 TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ

Trẻ có thể học tập thông qua ngôn ngữ / lời nói

- Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ

- Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách

Trang 11

- Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp các câu đố

1.2.2.2 TRÍ THÔNG MINH SUY LUẬN – TƯ DUY

Trẻ có thể học tập thông qua phân tích logic / toán học (logical)

Thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, làm các thử nghiệm

Có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic

Thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước

1.2.2.3 TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN – THỊ GIÁC

Trẻ có thể học tập thông qua thị giác / hình ảnh (visual)

Thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác

Hay mơ mộng

Có năng khiếu về nghệ thuật

1.2.2.4 TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC – THÍNH GIÁC

Bé là người có thể học tập thông qua âm nhạc (musical)

Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống

Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ

Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp, nhớ bài học tốt hơn nếu được nghe và được học bằng việc đọc thành lời

1.2.2.5 TRÍ THÔNG MINH VẬN ĐỘNG – XÚC GIÁC

Trẻ có thể học tập thông qua vận động (physical)

1.2.2.6 TRÍ THÔNG MINH TƯƠNG TÁC

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại (extrovert)

- Trẻ là người thích giao tiếp xã hội

Trang 12

- Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác

- Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm

- Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác

1.2.2.7 TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng nội (introvert)

- Thích làm việc độc lập

- Biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình

- Thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông

- Có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình

1.2.2 8 TRÍ THÔNG MINH TỰ NHIÊN

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động thực tế (existential).

- Thích quan sát, tò mò về các hiện tượng xung quanh

- Thích thử nghiệm các hoạt động mới mẻ

- Có khả năng thích ứng tốt với những môi trường khác nhau

Trang 13

1.2.3 Biểu hiện của một học sinh thông minh

Trí thông minh là phẩm chất cao của năng lực tư duy nhằm giải quyết vấn đề một cáchnhanh chóng và sáng tạo Đặc trưng cơ bản nhất của trí thông minh là tính độc lập, sángtạo trong suy nghĩ và trong hành động

- Một học sinh học thông minh là một học sinh có năng lực quan sát tốt, có trí nhớ logicnhạy bén, có óc tưởng tượng linh hoạt phong phú, ứng đối sắc sảo đối với vấn đề hoá học

Có năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo, phát hiện được mối liên hệ khăng khít giữanhững sự kiện đã có trong thực nghiệm, trong bài tập hoặc trong thực tế sản xuất, đờisống để tìm ra phương pháp đúng, hợp lí, độc đáo để giải quyết vấn đề đặt ra

Do đó một học sinh học giỏi hoá học sẽ nắm được kiến thức cơ bản về hoá học một cáchchính xác, hành động tự giác: hiểu, nhớ, vận dụng tốt những kiến thức đó trong học tập

và đời sống

1.2.4 Yêu cầu của BTHH phát triển trí thông minh

Trong các tài liệu hiện nay, người ta rất quan tâm và đề cập rất nhiều về phương pháp rèntrí thông minh Cụ thể với trẻ em, các nhà tâm lý học đưa ra các tranh ảnh, mô hình,game, chuyện kể sinh động kích thích vào các giác quan, ngôn ngữ, làm cho trẻ có cơ hộirèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, chọn lựa,…

Với học sinh THPT thì mức độ có cao hơn, rèn luyện bằng các câu hỏi mang tínhlogic cao, các ô chữ, hình vẽ IQ, trắc nghiệm IQ đòi hỏi kiến thức sâu sắc và sự vận dụnglinh hoạt, hiệu quả

Trang 14

Môn hoá học là một môn khoa học tự nhiên chứa đựng nhiều vấn đề khoa học hay

và khó, đòi hỏi người nghiên cứu nó phải là người thông minh, có tư duy sắc bén Hoáhọc không đơn thuần nghiên cứu lý thuyết mà luôn gắn liền thực tiễn, được chứng minhbằng thực nghiệm Do vậy, môn hoá học góp phần bồi dưỡng cho người học năng lực tưduy độc lập, sáng tạo ngay trong thực tế Nếu người học được tiếp nhận một phương phápdạy học hiện đại, coi trọng sự phát triển của người học thì thông qua môn hoá học, họcsinh được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, dần dần năng lựcnhận thức được nâng cao, sự phối hợp các năng lực của bản thân cũng ngày càng linhhoạt, có nghĩa là phát triển được trí thông minh Để làm được điều này, bản thân ngườigiáo viên phải soạn được một hệ thống bài tập chứa đựng yếu tố tư duy chứ không phảitái hiện kiến thức thuần tuý Mỗi bài tập đưa ra đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thaotác tư duy để giải quyết, đặc biệt tình huống “có vấn đề” có ý nghĩa quan trọng Bên cạnh

hệ thống bài tập có chất lượng không thể thiếu phương pháp giải hiệu quả Muốn họcsinh có tư duy phát triển thì ngay từ đầu phải xây dựng, cung cấp cho các em các công cụgiải toán hoá học cơ bản mà từ đó các em có thể vận dụng trong từng trường hợp cụ thểkhác nhau

1.3 Tính tích cực

1.3.1 Khái niệm tính tích cực

Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách, nó có sáng tạo và phụ thuộc vào cácthuộc tính khác đặc biệt là thái độ, nhu cầu, hứng thú và động cơ của chủ thể Tính tíchcực nằm trong hoạt động, biểu hiện qua hành động và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạtđộng Nó làm cho quá trình học tập, tìm tòi, sáng tạo có tính định hướng cao hơn, từ đócon người dễ làm chủ và điều khiển hoạt động của mình

Theo I.U.C Babanxki, tính tích cực trong học tập được hiểu là : “sự phản ánh vai tròtích cực của cá nhân học sinh trong quá trình học, nhấn mạnh rằng, học sinh là chủ thểcủa quá trình học chứ không phải là đối tượng thụ động Tính tích cực của học sinhkhông chỉ tập trung vào việc ghi chép, ghi nhớ đơn giản hay thể hiện sự chú ý mà cònhướng học sinh tự lĩnh hội các tri thức mới, tự nghiên cứu các sự kiện, tự rút ra kết luận

Trang 15

Theo GS Hà Thế Ngữ thì tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là sự ýthức được nhiệm vụ học tập từng bộ môn, từng bài nói riêng thông qua việc học sinhhăng say học tập, từ đó tự mình ra sức hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự mình khắc phụckhó khăn để nắm vững tri thức, kỹ năng mới và nắm tài liệu một cách tự giác Tự giácnắm kiến thức nghĩa là với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự nắm bản chất của sựvật, hiện tượng mà tri thức đó phản ánh, biến tri thức thành vốn riêng của mình, thànhmột bộ phận của thuộc tính nhân cách.

Như vậy ta thấy rõ tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đờisống xã hội Tính tích cực trong học tập là sự tự giác tìm tòi, nắm vững tri thức và vậndụng tri thức ấy một cách thành thạo, sáng tạo vào thực tiễn Học sinh có đạt được kếtquả cao trong học tập hay không phụ thuộc rất lớn vào tính tích cực trong hoạt động nhậnthức của các em Vì vậy giáo viên nên cố gắng phát huy tối đa khả năng tích cực của họcsinh trong quá trình dạy-học để học sinh chủ động, sang tạo, tiếp thu kiến thức, rèn luyện

* Sự hăng hái

Bên cạnh sự chuyên cần trong học tập thì tính tích cực của học sinh còn thể hiệnqua sự hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập mà giáo viên thiết kế trong quátrình dạy-học Sự hăng hái của học sinh thể hiện không những qua hoạt động tích cực tìmkiếm, xử lý thông tin, vận dụng các kiến thức thu được để giải quyết nhiệm vụ học tập,thực tiễn cuộc sống mà sự hăng hái còn được thể hiện qua sự tìm tòi khám phá vấn đềmới, óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, tính tò mò trong khoa học,…

* Sự tự giác

Trang 16

Sự tự giác là dấu hiệu cơ bản nhất thể hiện tính tích cực Học sinh tự giác học bài,làm bài tập, đọc thêm tư liệu hỗ trợ kiến thức cho bản thân một cách tự nguyện khôngchờ đợi sự nhắc nhở của gia đình và thầy cô.

* Sự chú ý trong học tập

Học sinh chú ý nghe giảng, học bài và làm bài đầy đủ, quan tâm các vấn đề thầy

cô truyền đạt cũng là những biểu hiện dễ phát hiện của tính tích cực Tính tích cực tronghọc tập sẽ giúp học sinh kéo dài sự chú ý trong quá trình lĩnh hội kiến thức

* Sự quyết tâm trong học tập

Tính tích cực trong học tập còn được thể hiện qua hành động kiên trì, nỗ lực, quyếttâm vượt qua các khó khăn Để xác định mức độ tính quyết tâm của học sinh người ta cóthể dựa vào thời gian tích cực trong hoạt động, cường độ hoạt động tích cực,…

* Kết quả học tập

Kết quả học tập thể hiện rõ ràng nhất, có tính thuyết phục nhất về tính tích cựctrong học tập của học sinh Học sinh nắm vững các tri thức, hoàn thành tốt những bài tậpđược giao, vận dụng tốt các kiến thức lĩnh hội được vào thực tế là nhờ quá trình học tậpnăng động, tự giác, sáng tạo

1.3 3 Biện pháp tăng tính tích cực cho học sinh thông qua BTHH

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập ở học sinh như thái độ, nhucầu, hứng thú, động cơ, ý chí, sức khoẻ, môi trường,…Trong đó yếu tố nhu cầu, động cơ

và hứng thú có ảnh hưởng rất sớm đến tính tích cực của học sinh

Theo tâm lý học, sự phản ánh thế giới khách quan dưới lăng kính chủ quan của chủthể phụ thuộc vào các thuộc tính của nhân cách, trước hết là về mặt tình cảm Đối vớinhững sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, sở thích, chủ thể sẽ hình thành niềmtin, ý chí hành động Đây là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người có hành độngtích cực, giúp họ vượt qua tất cả khó khăn trở ngại để đạt được mục đích đề ra

Khi niềm tin, ý chí chi phối được hành động thì cũng là lúc chủ thể xác định đượcđộng cơ thúc đẩy hoạt động Tính tích cực trong học tập của học sinh đòi hỏi phải cóđộng cơ từ bên trong Động cơ bên ngoài không bền vững bằng động cơ bên trong và các

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w