1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Bài tập liên hệ thực tiễn, bài tập thực nghiệm

44 2,8K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 418,08 KB

Nội dung

Do đó, việc nghiên cứu về mặt lí luậncũng như thực tiễn của các dạng bài tập thực tế và thực nghiệm ứng dụngtrong dạy học hóa học là rất cần thiết, đặc biệt có ích trong công cuộc đổi mớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Bài báo cáo môn học Bài tập

Hóa học Chủ đề

Chuyên ngành: LL và PP dạy học hóa học (K23) Người hướng dẫn: PGS TS Trịnh Văn Biều Người thực hiện : Phạm Thị Hiền Nguyễn Hồng Hà

MỤC LỤC MỤC LỤC 1§§

MỞ ĐẦU 2§§

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3§§

1.1 Khái niệm 3§§

1.1.1 Khái niệm bài tập 3§§

1.1.2 Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn 3§§

1.1.3 Khái niệm bài tập thực nghiệm 3§§

Trang 2

1.2 Tác dụng của bài tập thực tiễn, thực nghiệm 4§§

1.2.1 Tác dụng của bài tập thực nghiệm 4§§

1.2.2 Tác dụng của bài tập thực tiễn 9§§

1.3 Phân loại 10§§

1.3.1 Phân loại BTHH thực tiễn 10§§

1.3.2 Phân loại bài tập thực nghiệm 15§§

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN, THỰC NGHIỆM 19§§

2.1 Cách xây dựng 19§§

2.2 Một số lưu ý khi xây dựng 19§§

2.3 Các hình thức sử dụng 19§§

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC TIỄN, THỰC NGHIỆM 20§§

3.1 Một số bài tập liên hệ thực tiễn 20§§

3.1.1 Bài tập về sản xuất hoá học 20§§

3.1.2 Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất 20§§

3.1.3 Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường 21§§

3.2 Một số bài tập thực nghiệm 22§§

3.2.1 Bài tập giải thích tính chất lí hóa của các chất 22§§

3.2.2 Mô tả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm 23§§

3.2.3 Tổng hợp và điều chế các chất 25§§

3.2.4 Nhận biết và phân biệt các chất 29§§

3.2.5 Tách và tinh chế các chất 30§§

3.2.6 BTHHTN liên quan đến thực tế cuộc sống 31§§

3.2.7 Biện luận công thức các chất hóa học dựa vào kết quả thực nghiệm 33§§

3.2.8 Bài tập pha chế dd theo nồng độ yêu cầu, lắp ráp dụng cụ thí nghiệm 34§§

3.2.9 BTHHTN có sử dụng hình vẽ 35§§

3.2.10 BTHHTN gắn với làm thí nghiệm thật 38§§

KẾT LUẬN 41§§

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42§§

Trang 3

MỞ ĐẦUHóa học là một khoa học thực nghiệm Vì thế, mục tiêu của dạy học hóahọc là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiệncho HS phát triển tư duy, kỹ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống

Tuy nhiên thực trạng giáo dục nước ta ở đa số trường phổ thông cho thấyviệc giảng dạy kiến thức cho HS nói chung và kiến thức hóa học nói riêng vẫncòn được tiến hành theo lối “thông báo – tái hiện”, HS phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm hóa học, vận dụng kiến thức vào thực tế Thực tế dạy học như vậy đòi hỏi phải có những thay đổi có tínhchiến lược và toàn cục về PPDH bộ môn ở trường phổ thông Một trong cáchướng giải quyết cho vấn đề này là phải đổi mới PPDH theo hướng dạy họctích cực với sự góp phần quan trọng của BTTT và BTTN

Trang 4

Hiện nay vẫn còn ít tài liệu, sách tham khảo viết về bài tập thực tế vàthực nghiệm dùng trong nhà trường Do đó, việc nghiên cứu về mặt lí luậncũng như thực tiễn của các dạng bài tập thực tế và thực nghiệm ứng dụngtrong dạy học hóa học là rất cần thiết, đặc biệt có ích trong công cuộc đổi mớiPPDH hóa học hiện nay Trên tinh thần đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề

tài “Bài tập liên hệ thực tiễn, bài tập thực nghiệm”

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm bài tập

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông [40]: “Bài tập là bài ra cho HS làm đểtập vận dụng những điều đã học”

BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giảiquyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ

sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học

BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khảnăng vận dụng kiến thức cho HS Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra chongười học, buộc người học vận dụng các kiến thức, năng lực của mình để giảiquyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực,hứng thú và sáng tạo

BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồngthời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng,

HS nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định

Trang 5

1.1.2 Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn

BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dunghoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn Quan trọng nhất

là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giảiquyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

1.1.3 Khái niệm bài tập thực nghiệm

Bài tập hóa học thực nghiệm là những BTHH có nội dung gắn liền với thựcnghiệm, kĩ năng thực hành thí nghiệm

1.2 Tác dụng của bài tập thực tiễn, thực nghiệm

Bài tập nói chung và BTHH nói riêng trong dạy học ở trường phổ thôngvừa là mục đích, vừa là nội dung, lài vừa là PPDH hiệu nghiệm, nó cung cấpcho HS không chỉ kiến thức mà cả con đường giành lấy kiến thức và cònmang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, vận dụng kiến thức, của việc tìm rađáp số

1.2.1 Tác dụng của bài tập thực nghiệm

- Hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống,

nghành sản xuất Hóa học.

- Vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực

tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện

tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại

- Rèn luyện thao tác, KNTH thí nghiệm cần thiết cho HS, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động.

Sử dụng bài tập liên hệ thực tiễn, bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa

học sẽ mang lại một số tác dụng tích cực sau đây:

Trang 6

a Giúp HS tích cực tìm tòi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới HS học tập chủ động, tích cực, tăng hứng thú học tập và yêu thích môn học Giúp GV nâng cao hiệu quả dạy học.

Ví dụ Trong bài “Axit nitric và muối nitrat”, khi dạy phần ứng dụng của

muối nitrat, GV có thể trình bày như sau

- GV: Hãy giải thích vì sao, sau cơn mưa giông có nhiều sấm chớp, lúathường mọc tốt hơn?

Sau khi đặt câu hỏi GV yêu cầu HS tìm câu trả lời, viết vào vở BT và

sẽ trình bày vào tiết học sau Nếu HS trả lời hoàn toàn chính xác thì sẽ đượccộng điểm (vào cột điểm miệng hoặc 15 phút)

Với yêu cầu đặt ra ở trên, GV đã tạo động lực khiến HS tích cực tìmtòi, suy nghĩ để phát hiện, giải quyết vấn đề Giúp HS học tập tích cực, chủđộng

- Sau khi cho một vài HS trả lời, GV chỉnh lí và nhấn mạnh các nộidung:

+ Trong không khí có O2 và N2 Ở điều kiện thường N2 và O2 khôngphản ứng với nhau nhưng khi có sấm chớp thì N2 phản ứng với O2 theoPTHH:

NO



 

Trang 7

nêu vấn đề: nước mưa giông đem lại cho mùa màng tốt tươi nhưng nó còn gây

ra tác hại gì cho đời sống? (vật dụng bằng kim loại dễ bị gỉ khi gặp nước mưa,tre gỗ dễ bị mục nát, …) giải thích

- Khi đã hiểu rõ vấn đề, HS cảm thấy hứng thú vì đã giải thích đượcmột hiện tượng hóa học có liên quan trong đời sống thực tế, từ đó giúp các emyêu thích môn học hơn và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của GV

b Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác KNTH hợp lí.

Ví dụ Sau đây là một số phương pháp thu khí vào ống nghiệm thường

được tiến hành trong phòng thí nghiệm:

(A) (B) (C)

Hình 1.2 Các phương pháp thu khí vào ống nghiệm

Hãy cho biết các phương pháp thu A, B, C mô tả như ở hình 1.1 có thể

áp dụng để thu được những khí nào trong số các khí sau: H2, O2, N2, Cl2, HCl,

NH3, CH4, SO2, H2S, He

Để giải được bài tập này, HS phải nắm được các KN cơ bản khi tiến hànhthu một chất khí vào ống nghiệm và phải biết thể hiện tư duy suy luận từ kiếnthức lí hóa cơ bản của các khí đến phương pháp thực nghiệm tiến hành thukhí:

Trang 8

(C) Không tan và không tác

A Ngâm trong nước B Ngâm trong rượu

C Ngâm trong dầu hỏa D Bảo quản trong bình khíamoniac

Để chọn được kết quả đúng của bài tập này, buộc HS phải nhớ một sốtính chất hóa học quan trọng của Na như:

Na + H2O  NaOH + 1/2H2

Na + C2H5OH  C2H5ONa + 1/2H2

Na + NH3  NaNH2 + 1/2H2

Vì vậy, để an toàn nên chọn cách bảo quản C

d.Rèn luyện các thao tác, KNTH cần thiết trong PTN (cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hòa tan, lọc, kết tinh, chiết…) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS.

Ví dụ 1 Người ta dùng phương pháp nào để thu lấy kết tủa khi cho

dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2?

A Cô cạn B Chưng cất C Lọc D Chiết

Ví dụ 2 Để tách benzen ra khỏi nước, người ta dùng phương pháp nào

sau đây?

A Chiết B Chưng cất C Lọc D Thăng hoa.Muốn trả lời đúng 2 ví dụ trên, GV phải hướng dẫn HS phân biệt đượccác KN tách các chất bằng phương pháp vật lí:

Trang 9

- Cô cạn: dùng để tách chất tan rắn (không hóa hơi ở nhiệt độ cao) ra

khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng

- Chưng cất: dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khá chênh lệch

nhau ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Lọc: dùng để tách chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

- Chiết: dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau.

- Thăng hoa: dùng để thu hồi các chất rắn dễ thăng hoa.

* Ở ví dụ 1: Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl

Kết tủa BaSO4 không tan trong dung dịch NaCl nên dùng phương pháplọc (phương án C)

* Ở ví dụ 2: Benzen và nước là 2 chất lỏng không tan trong nhau, benzen(d = 0,9g/ml) nhẹ hơn nước nên nổi lên trên, do đó dùng phương pháp chiết(phương án A)

e Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của hóa học đến kinh tế, sức khỏe, môi trường và các hoạt đông sản xuất, … tạo sự say mê, hứng thú học tập hóa học cho HS.

Ví dụ Trong công nghiệp người ta thường dùng PP nào sau đây để điều

chế muối CuSO4?

A Cho Cu phản ứng với dung dịch Ag2SO4

B Cho Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng

C Cho Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng

D Cho Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng có sục khí oxi

Trong bài tập này, HS khá sẽ loại ngay phương án A và C Với HS giỏi sẽphân tích:

Cu + 2 H2SO4 đ,n  CuSO4 + SO2  + 2H2O

Trang 10

Sản phẩm thu được ngoài muối CuSO4 còn kèm theo một lượng khí SO2(gây ô nhiễm môi trường) và phải dùng H2SO4 đặc (tốn kém, nguy hiểm).

Ví dụ Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong PTN, có thể tiến hànhtheo cách nào sau đây?

A Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều

B Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều

C Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều

D Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều

E Một trong 4 cách trên

Trong bài tập này:

- Với HS yếu, kém  chọn ngay phương án E

- Với HS học lực trung bình nhưng có thói quen tùy tiện, cẩu thả khi làm thínghiệm  chọn phương án C

- Với HS khá, giỏi (nắm vững nguyên tắc pha loãng axit) có tính cẩn thận,chính xác, tác phong khoa học  chọn phương án D

1.2.2 Tác dụng của bài tập thực tiễn

BTHH thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH.Ngoài ra nó còn có thêm một số tác dụng khác:

a) Về kiến thức

Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chấthoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức;

Trang 11

mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nềkhối lượng kiến thức của HS.

Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên,môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sựtrong nước và quốc tế

BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải

và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

b) Về kĩ năng

Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:

- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện

và giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống

- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiếnthức để giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sángtạo

c) Về giáo dục tư tưởng

Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng :

- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạotrong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học mônhoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát,

sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho

HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướngnghề nghiệp tương lai Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sốngcủa chính bản thân HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xungquanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của HS: học tập để nâng caochất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng Với những kết quả banđầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề

Trang 12

thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấnđấu và phát triển.

Vd: Tính lượng crom có thể điều chế được từ 1 tạ cromit cổ định(FeCr2O4) Thanh Hóa

1.3 Phân loại

1.3.1 Phân loại BTHH thực tiễn

a Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:

 Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các

tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợpvới tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạothực tiễn…

Ví dụ:

1) Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

2) Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong vỏ Trái Đấtkhông gặp một nitrua kim loại nào cả?

3) Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòngthí nghiệm Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó

Trang 13

 Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần

dùng, pha chế dung dịch…

Ví dụ: Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cầnđược cung cấp 1,5.10-4g nguyên tố iot Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thìkhối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?

 Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng.

Ví dụ: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2

a) Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêutấn NaCl

b) Biết 1 m3 clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích clo lỏng tương ứngvới 45 triệu tấn nói trên

c) Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điềukiện tiêu chuẩn với cùng một khối lượng

d) Người ta thường kết hợp điều chế clo với điều chế xút Viết phươngtrình hóa học xảy ra

b Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể

chia thành:

Bài tập về sản xuất hoá học

Ví dụ: Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen Hiện nayphương pháp chủ yếu điều chế phenol trong công nghiệp là đi từ benzenqua isopropylbenzen Viết phương trình phản ứng minh hoạ

.Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất Baogồm các dạng bài tập về:

* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thínghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tainạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…

Ví dụ :

Trang 14

1) Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?

A Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su

B Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vàochậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến

C Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước

D Có thể để P trắng ngoài không khí

2) Brom lỏng rất dễ bay hơi, brom lỏng hay hơi đều rất độc Để hủy hếtlượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sauđây?

* Sơ cứu tai nạn do hoá chất

Ví dụ: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu vànặng Khi bị nước brom dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?

A Nước

B Dung dịch amoniac loãng

Trang 15

C Dung dịch giấm ăn

D Dung dịch xút loãng

Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?

* Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đờisống, lao động sản xuất

Ví dụ: Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặcnước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mấtđạm

 Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường

Ví dụ: Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 ml/l Đểđánh giá sự ô nhiễm không khí của một nhà máy người ta làm như sau: điệnphân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 2mA Sau đó cho 2 litkhông khí lội từ từ trong dung dịch điện phân trên cho đến khi iot hoàn toànmất màu Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giâynữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh

Giải thích thí nghiệm trên và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máytrên nằm dưới hoặc trên mức cho phép Tính hàm lượng của H2S trongkhông khí theo thể tích

Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính,định lượng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành

c Dựa vào mức độ nhận thức của HS Căn cứ vào chất lượng của quá

trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra 4 trình

độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau:

Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng củaglucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

Trang 16

b) Vì sao người ta không dùng fomalin để tráng ruột phích?.

kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết.

Ví dụ:

1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò như thế nào?

2) Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bộtgiặt tổng hợp thì không?

tình huống xảy ra trong thực tiễn.

quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.

Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đươngvới nhiên liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thựcvật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay

mỡ động vật (cá da trơn) Nhìn theo phương diện hoá học thì điesel sinh học

là metyl este của những axit béo Để sản xuất điesel sinh học người ta phakhoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúctác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat) Phản ứng tiến hành ở áp suất thường,nhiệt độ 600C Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất

Trang 17

điesel sinh học Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệunày.

Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa đểphù hợp với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trongcùng một bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn

1.3.2 Phân loại bài tập thực nghiệm

a Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường thì BTTN có thể chia thành 2 loại:

- Bài tập thực nghiệm định tính, gồm các dạng chính sau:

+ Lắp dụng cụ thí nghiệm

+ Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm

+ Làm thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của một chất hoặc của một phảnứng hóa học

- Bài tập thực nghiệm định lượng, gồm các dạng chính sau:

+ Xác định khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độnóng chảy của các chất

+ Xác định tỉ khối của một chất khí này so với một chất khí khác hay khốilượng phân tử của một chất khí

+ Xác định lượng nước chứa trong các chất và công thức phân tử của muốingậm nước

+ Xác định độ tan của các chất và nồng độ của dung dịch

+ Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp các chất

Trang 18

+ Điều chế các chất và tính hiệu suất của phản ứng hoặc tinh chế một chấtrồi tính độ tinh khiết.

b Tác giả Lê Xuân Trọng và Cao Thị Thặng cũng chia BTHHTN thànhhai loại: định tính và định lượng

 Bài tập thực nghiệm định tính gồm hệ thống các bài tập cơ bản và hệthống bài tập phức hợp

- Hệ thống bài tập thực nghiệm định tính cơ bản:

+ Bài tập thực nghiệm tìm hiểu tính chất của một chất

+ Bài tập điều chế một số chất trong phòng thí nghiệm

+ Bài tập thực nghiệm nhận biết các chất

+ Bài tập thực nghiệm pha chế các dung dịch

+ Bài tập tách riêng các chất trong hỗn hợp

- Hệ thống bài tập thực nghiệm định tính phức hợp bao gồm:

+ Dùng các loại thuốc thử khác nhau để nhận biết các chất mất nhãn

+ Dùng thuốc thử có giới hạn để nhận biết các chất mất nhãn

+ Không dùng thêm thuốc thử để nhận biết các chất mất nhãn

 Bài tập thực nghiệm định lượng cũng gồm hệ thống bài tập cơ bản và bàitập phức hợp

- Hệ thống bài tập thực nghiệm định lượng cơ bản gồm:

+ Bài tập thực nghiệm về cân, đo các chất

+ Bài tập thực nghiệm thu các chất khí

- Hệ thống bài tập định lượng phức hợp bao gồm:

+ Bài tập pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước

+ Bài tập xác định nồng độ của dung dịch

+ Bài tập xác định thành phần % các chất trong hỗn hợp

+ Bài tập tính hiệu suất của quá trình điều chế các chất

c Tác giả Cao Cự Giác chia BTHHTN thành 3 dạng chính:

Trang 19

- Dạng 1: BTHHTN có tính chất trình bày (giải bài tập thông qua trình bàycách tiến hành các thí nghiệm mà không phải làm thí nghiệm).

- Dạng 2: BTHHTN có tính chất minh họa và mô phỏng (giải bài tập bằngcách vẽ hình hoặc sử dụng hình vẽ, băng hình, phần mềm mô phỏng các thínghiệm)

- Dạng 3: BTHHTN có tính chất thực hành (Giải bài tập bằng cách thựchành các thí nghiệm)

Trong mỗi dạng đều có các loại bài tập rèn luyện các KN thực hành hóa họcsau:

+ Mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm

+ Thực hiện an toàn, đúng các thao tác thí nghiệm (cân, đo, đun, lọc, …) + Sử dụng các dụng cụ và hóa chất

+ Trình bày các thí nghiệm (nhận biết, tách, làm khô, điều chế các chất,

…)

+ Thực hiện các thí nghiệm (các thao tác thực hành)

+ Ứng dụng trong thực tế (hóa học với sản xuất, đời sống, sức khỏe, môitrường)

d Cũng có thể phân loại BTHHTN thành hai nhóm dựa vào PP thựchiện:

- Nhóm các bài tập thực nghiệm biểu diễn: là những thí nghiệm được làm

để chứng minh các tính chất vật lí, hóa học của các chất mà HS đã được lĩnhhội qua bài học lí thuyết Đây chính là những bài tập thực hành sau mỗichương mà thường được một số HS hoặc GV biểu diễn

- Nhóm các bài tập thực nghiệm nghiên cứu: là những thí nghiệm do HS tựtiến hành để hình thành kiến thức mới Thông qua việc tự tiến hành các thínghiệm nghiên cứu mà HS tự tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức, nhưng phải có

sự hướng dẫn của GV để HS đạt được mục đích của TN

Trang 21

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN, THỰC NGHIỆM 2.1 Cách xây dựng

- Dựa vào sách giáo khoa, sách bài tập

- Dựa vào tài liệu tham khảo

- Trao đổi với bạn bè

- Dựa vào một số trang web

- Đề thi

2.2 Một số lưu ý khi xây dựng

- Nội dung chính xác, khoa học, phù hợp thực tế.

- Nội dung phù hợp với mục tiêu đề ra

- Phù hợp trình độ HS

- Có tính hệ thống, logic

- Đảm bảo tính đa dạng

2.3 Các hình thức sử dụng

- Sử dụng khi mở đầu bài giảng

- Sử dụng khi truyền thụ kiến thức mới

- Sử dụng khi ôn tập, củng cố

- Sử dụng trong giờ thực hành

- Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá

- Sử dụng khi hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa

Trang 22

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC TIỄN, THỰC NGHIỆM 3.1 Một số bài tập liên hệ thực tiễn

3.1.1 Bài tập về sản xuất hoá học.

Ví dụ: Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen Hiện nayphương pháp chủ yếu điều chế phenol trong công nghiệp là đi từ benzenqua isopropylbenzen Viết phương trình phản ứng minh hoạ

3.1.2 Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất.

Bao gồm các dạng bài tập về:

* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thínghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tainạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…

Ví dụ :

1) Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?

A Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su

B Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vàochậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến

C Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước

D Có thể để P trắng ngoài không khí

2) Brom lỏng rất dễ bay hơi, brom lỏng hay hơi đều rất độc Để hủy hếtlượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sauđây?

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w