BTHHTN gắn với làm thí nghiệm thật

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Bài tập liên hệ thực tiễn, bài tập thực nghiệm (Trang 39)

Bài 1: Có 3 lọ hóa chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch

sau: HCl, H2SO4, Na2SO4. Bằng thực nghiệm hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ.

a. Phương pháp thực nghiệm: - Đánh số lọ mất nhãn.

- Lấy 3 mảnh giấy quỳ tím đặt trên mảnh kính. Dùng ống nhỏ giọt lấy từng dd ở các lọ nhỏ lên từng mẫu giấy quỳ tím. Quan sát sự chuyển màu của mỗi giấy quỳ tím. Chú ý dùng riêng mỗi pipet cho từng dung dịch.

- Để riêng những lọ hóa chất làm đỏ quỳ tím.

- Lấy 1ml dung dịch ở mỗi lọ hóa chất (để riêng ở trên) cho vào 2 ống nghiệm khác nhau có đánh số tương ứng. Nhỏ tiếp 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2

vào mỗi ống nghiệm, quan sát hiện tượng. b. Trình bày kết quả vào phiếu làm bài:

H2SO4 đặc K A Bông tẩm ddNaOH Cl2

Hình 2.9. Tính chất của khí clo ẩm và khí clo khô

1. Nêu các dụng cụ, hóa chất cần để nhận biết:

- Dụng cụ: ... - Hóa chất: ... 2. Nêu các hiện tượng trong thí nghiệm này:

- Dung dịch ở lọ số … không làm chuyển màu của giấy quỳ. - Dung dịch ở lọ số … làm chuyển màu quỳ tím sang màu … - Dung dịch ở lọ số … có phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo … - Lọ số … không phản ứng với dd BaCl2.

3. Kết luận: - Lọ số … đựng dd HCl. - Lọ số … đựng dd H2SO4. - Lọ số … đựng dd Na2SO4. 4. Các PTHH của phản ứng: ...

Bài 2: Làm thí nghiệm và nêu hiện tượng cho mỗi thí nghiệm sau:

a. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm chứa 2 ml nước clo.

- Hiện tượng: ... - PTHH của phản ứng: ... b. Nhỏ vài giọt nước clo vào ống nghiệm chứa 2ml dd KI có 3 – 4 giọt hồ tinh bột.

- Hiện tượng: ... - PTHH của phản ứng: ... c. Nhỏ dung dịch HCl lần lượt vào 4 ống nghiệm lần lượt đựng một trong các hóa chất sau: Cu(OH)2, bột CuO, bột CaCO3, 1 viên kẽm.

- Hiện tượng: ... - PTHH của phản ứng: ... d. Cho vào ống nghiệm 1 ml nước Gia – ven. Bỏ tiếp vào ống một miếng

vải hoặc giấy màu. Để yên 1-2 phút.

- Hiện tượng: ... - PTHH của phản ứng: ...

KẾT LUẬN

Những BTHH thực tiễn, thực nghiệm được xây dựng đã đóng góp thêm vào ngân hàng BTHH của mỗi GV, giúp các GV nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy. Đề tài này cũng là cơ sở giúp các GV khác tiếp tục xây dựng nhiều BTHH gắn với thực tiễn, góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học.

Qua đề tài trên cho thấy, bài tập gắn liền với thực tiễn và bài tập thực nghiệm có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, mỗi giáo viên phải xây dựng được một hệ thống bài tập thực tiễn, bài tập thực nghiệm và sử dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp nhằm tăng hiệu quả dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Mạnh Cường (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm phần phi kim lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực,

luận văn thạc sĩ giáo dục học ĐHSP Tp.HCM.

2. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Nguyễn Thị Hồng Quyên (2010), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học ĐHSP Tp.HCM.

4. Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thế Hiển (2007), Xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thông, tạp chí hóa học và ứng dụng số 64.

5. Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung gắn với thực tiễn, luận văn thạc sĩ giáo dục học ĐHSP Tp.HCM.

6. Lê Thị Kim Thoa (2008), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ giáo dục học ĐHSP Tp.HCM.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Bài tập liên hệ thực tiễn, bài tập thực nghiệm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w