1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

21 1,3K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Trang 1

BÀI TẬP HỌC KÌ

MÔN: LUẬT DÂN SỰ

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NHUNG LỚP: N0

MSSV: 340231

ĐỀ BÀI: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Trang 2

độ Như vậy, ta hiểu gì về nguồn nguy hiểm cao độ? Về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? Luật pháp đã có những quy địnhnhư thế nào về vấn đề này và thực tiễn cuộc sống nói lên điều gì? Đó chính lànhững vấn đề chính mà trong bài làm này nói lên.

Trang 3

B NỘI DUNG CHÍNH

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Do việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chính làbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Cho nên, sau đây em xin đưa ra một sốvấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra để nhằm làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết

1 Khái niệm

- Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, Điều 623 BLDS quy định: “ Nguồn

nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tảiđiện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quyđịnh.”

- Về khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Là một loại quan hệ dân

sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhan phẩm, uytín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hạiphải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra

2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhữngyếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường,người được bồi thường và mức độ bồi thường Các điều kiện phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng,thống nhất và đầy đủ BLDS không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinhtrách nhiệm Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nóichung và của luật dân sự nói riêng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinhkhi có bốn điều kiện được quy định tại Nghị Quyết số 03/2006/HĐTP -TANDTC ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS vềbồi thường thiệt hại

Trang 4

a Có thiệt hại xảy ra

- Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tầi sản, giảm sút tài sản, những chiphí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với sửdụng, khai thác công dụng của tài sản Đây là những thiệt hại về vật chất củangười bị thiệt hại

- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồmphí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế

bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại gồm chi phí hợp lí để ngănchặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhânphẩm, uy tín bị xâm hại

- Tổn thất về tinh thần: Với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại

về tinh thần, cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành

vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải: “ bồi thường một khoảnthiệt hại khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thânthích gần gũi của người đó phải gánh chịu”

b.Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là mộtquyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng quyền

đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm đếncác quyền tuyệt đối đó” Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi viphạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạmđường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trongtừng cộng đồng dân cư…

Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động Chủ thể đãthực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện những hành vi đó

c Có lỗi của người gây ra thiệt hại

Trang 5

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi Xét vềhình thức, lỗi là thái độ tâm lí của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi đượcthể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý Con người phải chịu trách nhiệm khi họ cólỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Bởi vậy, nhữngngười không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình đượccoi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó

d Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại làhành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra Ở đây chúng ta có thểthấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại

là hậu quả của hành vi đó Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là mộtvấn đề vô cùng phức tạp Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả và kếtquả là hậu quả của nguyên nhân Do đó, cần xem xét phân tích, đánh giá tất cảcác sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện Từ đó mới

có thể kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của ngườigây ra thiệt hại

II BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY

RA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại tráchnhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của conngười mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩnkhả năng gây thiệt hại Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguyhiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợihợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồithường Pháp luật dân sự thế giới cũng như Việt Nam không có bất kỳ một kháiniệm đầy đủ nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

Trang 6

độ gây ra nhưng có thể hiểu một cách khái quát, đó là loại trách nhiệm phát sinhcho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồnnguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh.

1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

1.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ

Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 không đưa ra một định nghĩa khái

quát về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ có quy định mang tính liệt kê: “Nguồn

nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”

Khái niệm cụ thể của những loại nguồn nguy hiểm trên được quy định trongnhiều văn bản khác nhau[1] Nguồn nguy hiểm cao độ theo Điều 623 được hiểu

là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vậnchuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môitrường và những người xung quanh Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗcon người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại

Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiềunguyên nhân khác nhau Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệthại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong

tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang

Trang 7

tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy côngnghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao

độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưngtheo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; cột điện bị đổ trong lúc đangthi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh…

Thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao

độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra

Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại do vật gây ra đều có sự tác động của conngười Nhiều trường hợp, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sựkiểm soát, chế ngự của con người và tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệthại Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác động của vật”

có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do

“tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng

nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trên thực tế thì hầu hếtnhững vụ tai nạn… đều có phương tiện làm công cụ, tuy nhiên, đây là do hành

vi cố ý của con người nên không thể xét là tự than nguồn nguy hiểm cao độ gâyra

Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ,hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ ápdụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như:

xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây

Trang 8

ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc

kỹ thuật…

Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải

có tính trái pháp luật Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các côngtrình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật Có nhiều trường hợp dođặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phươngtiện này không bị coi là trái pháp luật Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thôngđường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thểkhác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệmbồi thường

Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây

ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hạihoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dânsự) Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguyhiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người

1.2 Có thiệt hại xảy ra

Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệthại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những ngườikhông có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… nên BLDS quy định: “ Chủ

sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ,vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của phápluật”

Trang 9

Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản củamình gây ra Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao

độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểmtai nạn lao động Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độchỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “ngườixung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao độnghoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền đượcbồi thường cho những người này

Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả năng gây

ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe.Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh

do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguyhiểm cao độ

1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra

Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyênnhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hạixảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ Khi xác địnhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại

đó do nguyên nhân nào gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi tự than nguồn nguy hiểm cao độ gâythiệt hại

1.4 Bàn về điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trang 10

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường Chỉkhi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợihợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường Cơ sở để người bị thiệt hạiyêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại Điều kiệnnày trong nhiều trường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy

ra không phải do lỗi của ai cả Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thườngdựa trên ý niệm lỗi nhiều khi không bảo đảm được một cách hiệu quả quyền lợicho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là mộtđòi hỏi cấp thiết và chính đáng Do đó, điều kiện về lỗi không có ý nghĩa đốivới trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bởi đây

là loại “trách nhiệm pháp lí nâng cao” Thậm chí kể cả khi chủ sở hữu nguồnnguy hiểm cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luậtquy đinh (khoản 3 Điều 623)

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

VD: Xe ôtô đang vận hành bị mất phanh, nổ lốp…thú đang biểu diễn xiếc thìnhảy ra gây thiệt hại cho khan giả…

- Chủ thể phải bồi thường thiệt hại: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phảibồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đãgiao cho người khác chiếm hữu, sử dụng (mượn, thuê…) thì những ngườinày phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Trên nguyên tắc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụngnguồn nguy hiểm cao độ (cho thuê, cho mượn…) phải bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra kể cả khi không có lỗi (trách nhiệm nâng cao)

Trang 11

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại củachủ sở hữu, người được giao chiếm hữu , sử dụng nguồn nguy hiểm cao độđược loại trừ nếu xuất hiện một trong lí do sau:

+) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: Lao vào ôtô tự

tử, bị thiệt hại trong hành lang an toàn đường sắt như thiệt hại đối với súc vậtthả rông, người qua lại…

+) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định đối với chủ sở hữu nguồnnguy hiểm cao độ khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại kể cả trongtrường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật Do đó, khoản

4 Điều 623 BLDS quy định: “ Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bịchiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì nguời chiếm hữu, sử dụng nguồn nguyhiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại”

III THỰC TIỄN TRONG VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian vừa qua cho thấy vẫn còn có

có những trường hợp có sự nhầm lẫn giữa bồi thường thiệt hại do hành vi tráipháp luật của con người gây ra liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ với bồithường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Dưới đây, xin nêu một ví

dụ cụ thể:

Nội dung vụ án như sau: Công ty cổ phần An Sinh (CTCPAS) có trụ sở tại

quận Cầu Giấy, TP Hà Nội ký hợp đồng với Xí nghiệp Xây dựng công trình 1

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w