Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Kinh tế đất (Trang 53)

b. Vai trò của đất đối với các ngành kinh tế

4.4.Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

4.4.1. Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất

4.4.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất (ha)

- Giá trị sản xuất Golha (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) trên 1 hecta đất

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm

- Giá trị gia tăng VA/ha (Value Added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1 hecta đất Để tính VA cần phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost). Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v...

VA = GO - DC hoặc VA = GO - IE

Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất quan tâm nhiều đến giá trị gia tăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất. Nó là kết quả trong việc đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp và khả năng quản lý của họ.

- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added)

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1 hecta. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA - DP - T Trong đó:

Dp là khấu hao tài sản cố định T là thuế sử dụng đất

4.4.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (thường tính cho1000 đồng chi phí) 1000 đồng chi phí)

Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất : HCGO = GO/ Dc - Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất : HCVA = VA/ Dc

Đây là các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồng chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh trên thỉ trường các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.

4.4.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc1 ngày công chuẩn) 1 ngày công chuẩn)

Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO = GO/ LD - Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/ LD - Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLNVA = NVA/LD

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động.

4.4.2. Hệ thống chỉ tiêu thứ hai

4.4.2.1. Hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác

- Giá trị sản xuất GO/ha (như hệ thống chỉ tiêu thứ nhất)

- Lãi thô GM/ha (Gross Magin) là hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí biến đổi GM = GO - VC

Chi phí biến đổi VC (Variable Cost) còn gọi là chi phí khả biến - là loại chi phí thay đồi theo quy mô sản xuất.

Nếu phân chia cụ thể thì: có loại chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng, có loại thay đổi theo cấp bậc, chủng loại sản phẩm. Có trường hợp đặc biệt thì khỉ chi phí tăng thêm có thể làm giảm sản lượng.

Trong sản xuất nông nghiệp chi phí biến đổi gồm các loại: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, thuê máy móc và chi phí công lao động.

Chi phí cố định FC (Fixed Cost) là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp hay hộ nông dân phải ứng chịu trong một thời kỳ về các khoản đầu tư vào tài sản cố định.Trong thời kỳ đó các khoản chi phí này không thay đổi và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, thậm chí nếu không sản xuất vẫn phải chịu khoản chi phí này. Đối với hệ thống sử dụng đất thì đó là: Tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, thuê công cụ v.v….

- Lãi ròng: Nifha giết Income) là lãi ròng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay hộ nông dân

Ni = Go -VC – FC

4.4.2.2. Hiệu quả trên một đơn vị chi phí

- Lãi thô trên chi phí biến đổi: HCGM = GM/VC - Lãi ròng trên tổng chi phí vật chất: HC = NI/(VC+FC)

4.4.2.3. Hiệu quả trên một đơn vị lao động

-Lãi thô trên ngày công lao động: HL = GM/ LD - Lãi ròng trên một lao động: HL = NI/ LD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.3 . Khả năng ứng dụng các hệ thống chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả kinh tế đất

* Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất: Có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong hộ nông dân và trong các trang trại quy mô nhỏ, mà ở đó trình độ hạch toán thấp, chưa hạch toán được đầy đủ chi phí lao động, nhất là lao động tự làm của hộ nông dân. Trong điều kiện dư thừa lao động thường thì người nông dân "lấy công làm lãi".

* Hệ thống chỉ tiêu thứ hai: Có thể áp dụng để tính toán xác định hiệu quả sử dụng đất ở các trang trại, doanh nghiệp, nông lâm trường có quy mô sản xuất lớn, có trình độ hạch toán cao, có khả năng phân định rõ được chi phí lao động, kể cả lao động thuê và lao động tự làm. Công lao động được trả theo mức lương cố định hàng tháng cho công nhân.

4.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo quan điểm sinh thái bền vững4.5.1. Khái niệm về quản lý sử dụng đất bền vững 4.5.1. Khái niệm về quản lý sử dụng đất bền vững

Nhóm các nhà nghiên cứu về khung đánh giá quản lý đất bền vững (Narobi, 1991) đưa ra một khái niệm như sau:

Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách hoạt động nhằm kết hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời giải quyết các vấn đề:

- Duy trì hoặc nâng cao năng suất nông nghiệp (Productivity) - Giảm rủi ro cho sản xuất (Security)

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (Protection) - Có hiệu quả lâu dài (Viability)

- Được xã hội chấp nhận (Acceptability)

4.5.2. Những nguyên tắc đánh giá bền vững

1) Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định 2) Đánh giá cho một đơn vị lập địa cụ thể

3) Đánh giá cần tiến hành như một hoạt động liên ngành 4) Đánh giá về cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường

5) Dựa trên quy trình và dữ liệu khoa học, những tiêu chuẩn và chỉ số phản ánh nguyên nhân và dấu hiệu.

4.5.3. Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá tính bền vững hiệu quả sử dụng đất

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói chung cần phải xem xét một cách cân đối và đồng bộ các tiêu chí trên các khía cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu bền. Theo quan điểm về sử dụng đất bền vững, nhất là đối với đất đồi núi dốc, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và đề nghị sử dụng các tiêu chí sau đây để đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu

Hiệu quả kinh tế

1 Năng suất cao 2. Chất lượng tốt

3. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cao

4. Giảm rủi ro - Về sản xuất - Về thị trường

- Trên mức sống bình quân của vùng - Năng suất tăng dần

- Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa phương và xuất khẩu

- Trên mức trung bình của các hệ thống sử dụng đất của địa phương

- Giá trị lợi ích/chi phí (B/C > 1,5) - Ít mất trắng đo thiên tai, sâu bệnh - Có thị trường ổn định > 7 năm - Dễ bảo quản và vận chuyển

1.Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Về lương thực, thực phẩm - Về tiền mặt

- Nhu cầu khác: gỗ, củi 2. Phù hợp năng lực nông hộ - Về đất đai

- Về nhân lực - Về vốn - Về kỹ thuật

3. Tăng cường khả năng người dân:

- Tham gia Hưởng quyền quyết định, công bằng xã hội

4. Cải thiện cân bằng giới trong cộng đồng 5 . Phù hợp với luật pháp hiện hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Được cộng đồng chấp thuận

- Nông hộ có đủ lương thực cho sản xuất hoặc tạo ra nguồn tiền để mua

- Bảo đảm được thực phẩm cân đối dinh dưỡng - Sản phẩm bán được, có thu nhập thường xuyên

- Đủ chất đất hoặc nhu cầu thông thường khác - Phù hợp với quy mô đất được giao

- Phù hợp với lao động trong hộ hoặc thuê tại địa phương

-Không phải vay lãi cao

- Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năng nông dân, nông hộ tự làm được nếu được tập huấn Tham gia mọi khâu kế hoạch

- Nông dân tự quyết việc sử dụng đất và được hưởng lợi ích (không áp đặt)

- Không làm phụ nữ nặng nhọc hơn - Không làm trẻ em mất cơ hội học hành - Phù hợp với luật đất đai và các luật khác - Phù hợp với văn hoá dân tộc

- Phù hợp với tập quán địa phương

Hiệu quả về môi trường

1.Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất đến mức chấp nhận được

2. Tăng độ che phủ đất 3. Bảo vệ nguồn nước

4. Nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên

- xói mòn dưới mức cho phép

- Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cải thiện - Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể

- Độ che phủ đạt >35% quanh năm - Duy trì tăng nguồn sinh thuỷ - Không gây ô nhiễm nguồn nước - Duy trì số loài thực vật cao nhất - Khai thác tối đa các loài bản địa - Bảo tồn, làm phong phú quỹ đen

* Nhóm tiêu chí về hiệu quả kinh tế

- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân trong vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học được tính bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi.

- Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả kinh tế - Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường (tiêu thụ tại địa phương, trong nước hay xuất khẩu). Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất, chọn giống thích hợp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá v.v...

+ Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm (chính và phụ) có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến.

+ Các chỉ tiêu khác về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

+ Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường nội địa (nếu không bán được xa hay xuất khẩu thì vẫn có khả năng tiêu thụ trong vùng). Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hao, thối hỏng, tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền ép giá.

* Nhóm tiêu chuẩn về hiệu quả xã hội - tính chấp nhận xã hội

+ Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của nông hộ về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên sản xuất hàng hoá.

Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ phù hợp với vốn liếng ít ỏi của hộ nông dân

+ Hệ thống sử dụng đất phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực địa phương, được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất, rừng đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi.

+ Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời hạn phù hợp từ nguồn vốn tín dụng hoặc ngân hàng.

+ Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định về kế hoạch và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.

+ Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm đến việc bình đẳng giới và quyền trẻ em. Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền học tập của chúng. Rút gắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ sử dụng lao động trong nông lâm nghiệp + Chỉ số cân bằng về giới

+ Tỷ lệ đói nghèo

+ Đảm bảo an ninh lương thực + Hệ số công bằng sử dụng đất

+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng lớn hơn. Chẳng hạn không bố trí cây trồng đối kháng nhau trong một vùng đất, cây có sức chống xói mòn yếu không bố trí ở vùng đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ.

* Nhóm tiêu chuẩn về môi trường

Hệ thống sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Giữ đất khỏi bị rửa trôi, xói mòn: Thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.

+ Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước.

+ Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%), che phủ liên tục trong năm. + Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày v v )

+ Bảo tồn quỹ đen: Tận dụng được nhiều loài cây bản địa vốn đã được chọn lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương, bổ sung một số loài mới đảm bảo cân bằng sinh thái.

+ Hệ số đa dạng sinh học

+ Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích đất trống được trồng

Các tiêu chí thuộc ba lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ thống sử dụng đất. Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy khi đánh giá sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng các trọng số khác nhau.

Chương 5: THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT VÀ CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5.1. thị trường nhà đất

5.1.1. Khái niệm thị trường nhà đất

Thị trường nhà đất là thị trường các yếu tố nhà và đất hợp thành. Theo nghĩa hẹp, thị trường nhà đất gồm thị trường các yếu tố nhà và đất ở, vườn tược, khuôn viên gắn với nhà. Theo nghĩa rộng, thị trường nhà đất bao gồm cả đất ở, vườn tược và khuôn viên gắn với nhà và đất để sử dụng cho các mục đích khác. Trên thực tế hiện nay ở nước ta một số ý kiến quan niệm về thị trường bất động sản theo nghĩa hẹp, đó là thị trường nhà đất. Vì bất động sản nhà, đất vừa mang ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội to lớn, vừa phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay là

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Kinh tế đất (Trang 53)