Phân loại hiểu quả

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Kinh tế đất (Trang 50)

b. Vai trò của đất đối với các ngành kinh tế

4.2.Phân loại hiểu quả

Mọi hoạt động sản xuất của con người. đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người. Những kết quả đó là:

- Cải thiện điều kiện sống và làm việc của con người, nâng cao thu nhập

- Cải tạo môi sinh, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động v v. tức đạt hiệu quả xã hội.

- Cải tạo môi trường sinh thái, tạo ra một sự phát triển bền vững trong sử dụng đất đai. Thực tế một số trường hợp xét trên phạm vi cá biệt - một hoạt động kinh tế có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì có thể nó ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả cần phân định rõ mối liên hệ giữa chúng để có nhận xét chính xác.

Để phân loại hiệu quả có nhiều cách khác nhau

a.Căn cứ vào nội dung và cách biểu hiện

căn cứ vào nội dung và các biểu hiện hiệu quả có thể phân loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

- Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.

- Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chỗ ở, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, lành mạnh xã hội v.v...

- Hiệu quả môi trường. Đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học.

B, Căn cứ vào yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế,

Căn cứ vào yêu cầu tổ chức, hiệu quả có thể phân ra các loại sau: - Hiệu quả kinh tế quốc dân

- Hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ

- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất, phi vật chất - Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp

C, Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất

Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất, có các loại hiệu quả sau:

- Hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng tài nguyên như đất đai, năng lượng, nguyên liệu. - Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc thiết bị

- Hiệu quả của các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý.

D, Riêng trong sản xuất nông nghiệp

- Hiệu quả sinh học trong nông nghiệp - Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp

- Hiệu quả sinh học thường gắn với các hoạt động của các quá trình sinh học, được diễn đạt thông qua những yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất (một trong những yếu tố đầu vào quan trọng là đất đai và môi trường tự nhiên). Quá trình sinh học diễn ra ở những môi trường khác nhau là khác nhau, việc cải tiến chúng không dễ đàng. Vì vậy sự phù hợp giữa quá trình sinh học với môi trường là điều cần thiết "đất nào cây ấy".

- Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp chủ yếu do 2 quy luật chi phối, đó là quy luật cung - cầu và quy luật hiệu quả giảm dần.

- Hiệu quả sinh học của nông nghiệp không phụ thuộc vào việc người ta có thích mua sản phẩm đó hay không, còn hiệu quả kinh tế nông nghiệp lại bị khống chế bởi vấn đề này, nhất là trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế nông nghiệp.

- Về quy luật cung - cầu: Trong kinh tế vĩ mô khi mà tổng cung vượt quá tổng cầu về một sản phẩm nào đó thì tất yếu giá cả sẽ hạ xuống. Như vậy quan điểm khác nhau giữa hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế thường bắt nguồn từ vấn đề xã hội.Vấn đề cần giải quyết là làm sao để tăng khối lượng sản xuất sản phẩm trong khuôn khổ xã hội và kinh tế nhất định.

Nhu cầu ở đây không phải là nhu cầu chung mà chính là nhu cầu về khả năng thanh toán, hơn nữa nhu cầu còn gắn liền với các thói quen và sở thích của người tiêu dùng. Sự lựa chọn của người tiêu dùng dẫn đến sự cạnh tranh trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất tập trung đầu tư vào loại sản phẩm có nhu cầu cao, do đó dẫn đến sản xuất thừa và giá bán sẽ hạ. Dư thừa và thiếu hụt đã trở thành chu kỳ của kinh tế thị trường, như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. - Về quy luật hiệu quả giảm dần: Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng còn tuân theo quy luật hiệu quả giảm dần. Tức là sự phản ứng của năng suất cây trồng với mức đầu tư sẽ giảm dần kể từ một ngưỡng nào đó. Ngưỡng đó được gọi là điểm tối ưu sinh học. Kể từ điểm tối ưu sinh học này thì một đơn vị đầu tư tăng lên dẫn đến năng suất cây trồng tăng ít hơn so với trước đó, nếu chúng ta tiếp tục tăng mức đầu tư thì hiệu quả sẽ giảm dần.

e. Mặt thời gian và không gian.

- Về mặt thời gian: Hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài - nghĩa là hiệu quả của từng thời kỳ không được ảnh hưởng đến hiệu quả của kỳ tiếp theo.

- Về mặt không gian: Hiệu quả chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc dân.

Tóm lại: Đánh giá hiệu quả phải xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Ba loại hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và không tách rời nhau. Đứng quan hệ hiệu quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao trên góc độ toàn nền kinh tế hiệu quả của các doanh nghiệp phải gắn liền với hiệu quả chung của toàn xã hội.

Trong sản xuất nông nghiệp khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một phương thức sử dụng đất, một hệ thống cây trồng phải xét đến khả năng sản xuất hàng hoá, hoà nhập với thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện cạnh tranh, phát huy hết lợi thế so sánh của từng vùng, góp phần

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một tiêu chuẩn nữa trong đánh giá hiệu quả là vấn đề chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả là một vấn đề rất phức tạp, ở mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau có hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khác nhau. Nếu đánh giá đúng đắn sẽ kích thích sản xuất phát triển và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong các hoàn cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Kinh tế đất (Trang 50)