Phân định chi phí và lợi ích

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Kinh tế đất (Trang 40)

b. Vai trò của đất đối với các ngành kinh tế

3.5.2.2.Phân định chi phí và lợi ích

Việc phân định rạch ròi toàn bộ các chi phí và lợi ích tác động đến mỗi thành viên trong xã hội là việc làm tiếp theo của bước thứ nhất. Trong bước này chúng ta cần phải lập một danh mục đầy đủ về các khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện một giải pháp thay thế. Ví dụ, khi chúng ta cân nhắc giải pháp đầu tiên trong năm giải pháp đã liệt kê ở trên liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng. Danh mục các lợi ích cũng cần được kể ra, bao gồm:

- Tăng thu nhập trực tiếp nhờ chuyển sang mục đích sử dụng khác - Sự tăng thu nhập gián tiếp nhờ việc chuyển đổi này

Như vậy, trong việc xem xét những lợi ích, không chỉ xét riêng trong dự án mà còn xem xét ảnh hưởng tăng lên trong các hoạt động kinh tế khác ngoài dự án. Danh mục liệt kê đối với các khoản chi phí bao gồm:

- Vốn đầu tư

- Tiền lương và các khoản chi phí khác - Những chi phí khác.

Trong bối cảnh chúng ta đang xem xét cần phải chú ý rằng một số khoản tiền có thể thường xuyên được xem như là một khoản chi phí hay lợi ích có thể sẽ không được coi là có ý nghĩa xã hội. Ví dụ: một nhà đầu tư của Việt Nam đóng thuế cho Nhà nước, rõ ràng đối với nhà đầu tư đó là một khoản chi phí. Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, số thuế phải trả này đơn giản chỉ là sự chuyển nhượng thu nhập từ người Việt Nam này (nhà đầu tư) sang cho người dân Việt Nam khác mà thôi. Nhưng đối với một nhà đầu tư nước ngoài thì đó là một khoản thu nhập có tính xã hội, sở dĩ như vậy là vì các nhà đầu tư nước ngoài họ sẽ chuyển số tiền lời trong đầu tư về nước họ và việc chia lơi nhuận đầu tư cho Việt Nam là khoản thuế mà họ phải trả. Từ phân tích ví dụ này cho ta thấy việc xác định lợi ích thực phải dựa trên cơ sở phân định rõ ràng lợi ích và chi phí.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Kinh tế đất (Trang 40)