thời hiệu trong dân sự
Trang 1Đề tài: thời hiệu trong dân sự
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ Thời hiệu trong dân sự là một vấn đề rất phức tạp và còn nhiều vướng mắc Trên thực tế nhiều vụ việc dân sự không giải quyết được là do vấn đề nhầm lẫn về thời hiệu trong dân
sự Nhiều vụ việc giải quyết sai là do Tòa án ở các địa
phương áp dụng sai thời hiệu Vì có nhiều văn bản qui định khác nhau về việc áp dụng thời hiệu đã làm cho việc áp dụng thời hiệu đối với các vụ việc dân sự gặp nhiều khó khăn, gây
ra hiện tượng chồng chéo giữa các cơ quan với nhau Thời hiệu là yếu tố để định người đó có quyền hay không có quyền, phải thực hiện nghĩa vụ hay không thực hiện nghĩa vụ do đó thời hiệun là yếu tố quan trọng trong giải quyết vụ việc dân sự
Chính vì tầm quan trọng đó nên qua đề tài này tôi muốn làm rõ hơn về thời hiệu trong các văn bản pháp luật hiện hành thực tiễn với thực tiễn áp dụng ở tòa án địa phương để từ đó rút ra điểm khác nhau và tìn ra nguyên nhân, giải pháp để khắc phục
Trang 2Phần một: Lý luận về thời hiệu trong dân sự.
1 Khái niệm về thời hiệu
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự
- Các loại thời hiệu và cách tính thời hiệu
1.1 Các loại thời hiệu
Có bốn loại thời hiệu được quy định tại điều 155 BLDS 2005:
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu
1.2 Cách tính thời hiệu
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu
Trang 32 Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo điều 159 BLDS 2005)
Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định nếu phâp luật không có quy định khác thời hiệu giải quyết vụ án dân sự bao gồm vụ án dân sự, vụ án kinh doanh thương mại, vụ án lao động là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức bị xâm phạm
3 Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa
vụ dân sự
Trong trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa
vụ dân sự thì mới có hiệu lực
- thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các
trường hợp sau đây:
+ Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật
+ Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản
Trang 4- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo điều 157).
4 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định (theo điều 160)
5 Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành
vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Trang 5- Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lí do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
II. Thời hiệu áp dụng trong luật dân sự.
1 Việc áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế
1.1 Quyền thừa kế
Quyền thừa kế quy định tại khoản 1 điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Điều 648 của Bộ luật dân sự bao gồm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác
1.2 Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều
36 của pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao “ hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”
Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm
mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện
Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều
648 của Bộ luật Dân sự
Trang 61.3 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “ hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế” Nếu nghĩ vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được phát sinh trước ngày 1/7/1991 có liên quan đến nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện
Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự Việc xác định thời hiệu khởi kiện phải căn
cứ vào quy định tại các điều 639, 640 và 418 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại các tiểu mục 1.2, 1.3, 1.4 mục một phần một cuả Nghị quyết này
1.4 Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà cá đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm
mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa
Trang 7nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc
Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ
Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không
có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tai sản chung
Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lí, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản
2 Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu đối với các giao dịch dân sự
2.1 Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 1/7/1996 (ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực) mà các văn bản pháp luật trước đây có
Trang 8quy định về thời hiệu (thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện) thì phải áp dụng các quy định về thời hiệu của các văn bản pháp luật đó để xác định thời hiệu còn hay hết, không phân biệt giao dịch đó được thực hiện xong trước ngày 1/7/1996 hay từ ngày 1/7/1996 Trong trường hợp từ ngày 1/7/1996 các bên tham gia giao dịch dân sự có thỏa thuận bổ sung thì cần phân biệt như sau:
Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân sự hoặc khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng, có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng đó thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào thỏa thuận của các bên và được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật
có hiệu kực tại thời điểm giao kết hợp đồng
Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân
sự, có thỏa thuận bổ sung mà thỏa thuận đó là một phần không tách rời của hợp đồng dân sự đó thì việc xác định thời hiệu đối với hợp đồng nói chung (bao gồm cả thỏa thuận mới) được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng
Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân
sự, có thỏa thuận bổ sung mà thỏa thuận đó như một hợp đồng mới thay thế hợp đồng cũ hoặc hoàn toàn độc lập với hợp đồng cũ, thì việc xác định thời hiệu đối với thỏa thuận mới được thực hiện theo quy định của
Trang 9luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực) việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định tại điều 159 của bộ luật tố tụng dân sự; cụ thể như sau:
Thời hiệu yêu cầu để tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày 1/1/2005, nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 hoăcj kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 1/1/2005
Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là 1 năm,
kể từ ngày 1/1/2005, nếu quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 1/1/2005 hoặc kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, nếu yêu cầu phát sinh từ ngày 1/1/2005
2.3 Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 1/1/2005 mà
Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác không có quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định tạiđiều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự
2.4 Về thời hạn yêu cầu tòa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 bao gồm: nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức của xã hội; một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng (chủ thể giao kết hợp đồng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Pháp lệnh hợp đồng năm
1991), thì thời gian yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế Trong mọi thời điểm một bên hoặc các bên đều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu
Trang 10Trong trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, cho nên một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu trong quá trình giải quyết Tòa án xác định giao dịch dân sự đó
là vô hiệu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, thì Tòa án có quyền tuyên bố giao dịch dân sự đó
vô hiệu và xử lí hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao dịch được xác lập
Đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 bao gồm: hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập, thực hiện ( do có vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991); do một bên bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; bị đe dọa hoặc
bị lừa dối, thì thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự là 3 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập Hết thời hạn 3 năm mà không có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự
đó được coi là có hiệu lực
Trong trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, cho nên một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu đã hết thời hạn 3 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, thì họ không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó
vô hiệu vì lí do vi phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 15 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự.Trong trường hợp này Tòa án tiến hành giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự theo thủ tục chung
Trang 11 Đối với giao dịch dân sự được giao kết từ ngày 1/7/1996 mà
có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dânc sự vô hiệu, thì áp dụng các quy định tại Điều 145 của Bộ luật dân sự về thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
2.5 Đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 và theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số
01/1999/TTLT ngày 25/1/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết
về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội” thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày
1/1/1999 không tính vào thời điểm khởi kiện
Ngày 20/10/1995, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua BLDS 1995 (có hiệu lực từ ngày 1/7/1996), Điều 4 Nghị quyết Quốc hội khóa 9, kì họp thứ 8 về việc thi hành BLDS này có quy định: “Đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 thì sẽ thực hiện theo quy định của Quốc hội” Do đó, sau khi Nghị quyết nói trên có hiệu lực, Tòa án không thụ lí giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991, nếu đã thụ lí thì tạm đình chỉ giải quyết, chờ quy định mới của Quốc hội
Ngày 20/8/1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch dân sựu về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991 (viết tắt là Nghị quyết số 58/1998) đã có quy định cụ thể
về hướng giải quyết các tranh chấp này Theo quy định tại khoản 2 Điều
17 của Nghị quyết số 58/1998 nói trên thì “thời gian từ 1-7-1996 đến
Trang 12ngay Nghị quyết này có hiệu lực (ngày 1-1-1999) không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991” Như vậy đối với các giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1-7-1991 thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện là 2 năm 6 tháng Do đó, đối với các vụ án tranh chấp
di sản thừa kế có di sản là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 9-1990, thì thời điểm để kết thúc thời hiệu của các tranh chấp về di sản thừa kế được kéo dài hơn, (đến ngày 10-3-2003 mới hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế)
Đối với các trường hợp mở thừa kế từ ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện 10 năm được tính từ ngày mở thừa kế Vì vậy, thời điểm hết thời hiệu khởi kiện dài nhất theo quy dịnh của Nghị quyết số 58/1998 đối với các trường hợp mở thừa kế trước ngày 1-7-1991 mà có di sản là nhà ở (chưa có tình huống có trở ngại khách quan hoặc trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện) sẽ là ngày 30-12-2003 (vì thời gian từ ngày 1-7-1996 đén ngày 1-1-1999 là 2 năm 6 tháng không tính vào thời hiệu khởi kiện)
2.6 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của Nghị quyết 1037/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 58/1998 đã quy định
“Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch được xác lập trước nVgày 1-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân,
tổ chức nước ngoài tham gia” Do đó, đối với các giao dịch dân sự về nhà thuộc sỏ hữu tư nhân, được xác lập trước ngày 1-7-1991 mà có
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài
Trang 13tham gia thì Tòa án vẫn chưa thụ lí giải quyết, nếu đã thụ lí thì tiếp tục tạm đình chỉ giải quyết chờ nghị quyết của Quốc hội.
Nghị quyết 1037/2006 có hiệu lực từ ngày 1/9/2006 tại khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006 đã quy định: “thời gian từ ngày 1-7-1996 đén ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự là nhà
ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia” Như vậy, đối với các tranh chấp thừa kế có di sản là nhà ở, có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia được quy định trong Nghị quyết 1037/2006 thì cần chú ý:
Nếu thời điểm mở thừa kế là trước ngày ban hành pháp lệnh thừa kế (trước ngày 10-9-1990) thì thời hiệu được tính từ ngày 10-9-1990 Thời gian từ ngày 1-7-1996 (ngày BLDS 1995 có hiệu lực) đến ngày 1-9-2006 (ngày Nghị quyết 1037/2006 có hiệu lực) là 10 năm 2 tháng không tính vào thời hiệu khởi kiện chia thừa kế Do đó, tất cả các trương hợp tranh chấp thừa kế về nhà ở có thời điểm mở thừa kế trước ngày 10-9-1990 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia thì đến ngày 10-11-2010 là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (chưa kể tình huống có trở ngại khách quan hoặc trường hợp bắt đầu lại thời hiệu)
Trường hợp thời điểm mở thừa kế bắt đầu từ ngày
10-9-1990 cho đến ngày 1-7-1991 thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, nhưng thời gian từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-9-2006 là 10 năm 2 tháng không tính vào thời hiệu khởi kiện
Ngoài các trường hợp nêu trên không thấy có quy định nào khác trong việc tính lại thời hiệu khởi kiện các vụ án thừa kế nói chung
Trang 14và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng Do đó, đối với các tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất hoặc trong một vụ án vừa có tranh chấp về thừa kế nhà đất, vừa tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ( trên đất không có nhà ở) thì thời hiệu khởi kiện sẽ theo các quy định chung đã được quy định trong Pháp lệnh thừa kế và BLDS.
2.7 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất
Có hai quan điểm về tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất
Quan điểm thứ nhất: Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa
kế quyền sử dụng đất là từ khi mở thừa kế.Quan điểm này dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ pháp luật: các quy định của pháp luật hiện hành,
đó là điều 36 Pháp lệnh thừa kế, Điều 648 BLDS năm 1995, Điều 645 BLDS 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành pháp lệnh thừa kế năm 1990, Nghị quyết số 58/1998 và luật Đất đai 1987, luật Đất đai 1993 và luật Đất đai 2003 Các văn bản pháp luật nói trên và các văn bản pháp luật liên quan khác, không có văn bản nào quy định về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được tính thời hiệu khởi kiện khác
Căn cứ thực tiễn xét xử: do các văn bản pháp luật quy định thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế, trừ các trường hợp mở thừa kế trước ngày Pháp lệnh thừa kế được công bố (ngày 10-9-1990) thì theo quy định tại khoản 4 Điều 36 pháp lệnh thừa kế, thời điểm tính thời hiệu 10
Trang 15năm từ ngày công bố pháp lệnh và có hai trường hợp kéo dài thời hiệu được quy định trong Nghị quyết số 58/1998 và Nghị quyết số 1037/2006 nói trên Ngoài ra, không có văn bản nào quy định khác về việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất, nên phần lớn các bản án của các Tòa án đều tính thời hiệu giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế.
Quan điểm thứ hai về thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất
Thời điểm tính thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất là từ khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực (ngày 15-10-1993) Hiện nay có quan điểm cho rằng, phải tính thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất từ khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực, vì cho rằng trước đó nhà nước chưa cho công dân thừa kế
quyền sử dụng đất, chỉ đến khi có luật Đất đai năm 1993, tai điều 3, Điều
46 của luật này đã công nhận công dân có quyền thừa kế quyền sử dụng đất, nên việc tính thời hiệu thừa kế quyền sử dung đất phải lấy từ thời điểm luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực để đảm bảo quyền thừa kế của công dân
Thời điểm BLDS 1995 có hiệu lực, có những thừa kế không được quyền khởi kiện chia thừa kế, vì không đủ điều kiện được quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản (Điều 740, 744 BLDS) hoặc đất đó không được coi là di sản thừa kế Để công bằng với các trường hợp khác cũng không tính thời hiệu trong thời gian luật không cho họ quyền được kiện và thời hiệu khởi kiện bắt đầu kể từ khi rào cản này bị dỡ bỏ (ngày BLDS năm
2005 có hiệu lực) thì họ mới không bị thiệt thòi so với thừa kế khác.Nếu