1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Sinh lý tuần hoàn máu và hệ tim mạch

19 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 126 KB

Nội dung

Ta cần tìm hiểu các thành phần cấu tạo và chức năng quan trọng của máu là: Vận chuyển các chất, điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể như: Bạch cầu ở trong máu có khả năng tiêu diệt các vi

Trang 1

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Máu là một dịch lỏng được lưu thông trong một hệ thống ống kín gọi

là hệ mạch máu Máu cùng với dịch bạch huyết, dịch gian bào, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng tim… tạo nên môi trường nội bào của cơ thể Để hiểu biết được vai trò của máu đối với cơ thể Ta cần tìm hiểu các thành phần cấu tạo và chức năng quan trọng của máu là: Vận chuyển các chất, điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể như: Bạch cầu ở trong máu có khả năng tiêu diệt các vi trùng, vi khuẩn nhờ cơ thể thực bào Tạo ra kháng thể để tấn công các tác nhân xâm nhập vào cơ thể bằng phản ứng kháng nguyên – kháng thể Các phản ứng này có liên quan đến khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể

Từ những nội dung cơ bản trên, là một giáo viên giảng dạy môn sinh học tôi

chọn đề tài để nghiên cứu là: Sinh lý tuần hoàn máu.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nhằm mục đích mở rộng kiến thức để bổ trợ cho học sinh nắm bắt được các nguyên tắc truyền máu vào mạch máu để cứu người mất máu nhiều

do bị thương, bị bệnh Trong suốt thế kỷ XVIII, đã có nhiều thử nghiệm nhưng thường gặp tai biến dẫn đến chết người, cho đến đầu thế kỷ XX (1901) Các Lanstâynơ, nhà khoa học người Áo mới tìm ra nguyên nhân là

do kết dính các hồng cầu khi được truyền vào máu của nhóm không phù hợp Ông đã được giải thưởng Noben Ngày nay ở nước ta lấy ngày 7/4 hàng năm làm ngày hiến máu nhân đạo

Trang 2

III ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu: sinh lý máu, sinh lý tuần hoàn, tim và hệ mạch

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU MÁU VÀ TUẦN HOÀN

Máu và tuần hoàn là cơ sở của nhiều môn khoa học như: tâm lý học, giáo dục học, hóa học, di truyền học và giáo dục thể chất…

Sinh lý máu vùa là cơ sở vừa là yêu cầu của y học Người thầy thuốc muốn chữa trị được bệnh tật phải nắm vững các hoạt động sinh lý của người bình thường, các trạng thái bất thường sinh lý để chuẩn đoán bệnh mới chính xác…

V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH

1 Quan sát

+ Quan sát bằng giác quan: Thị giác (nhìn), thính giác (nghe)…

+ Quan sát bằng thiết bị như vô tuyến truyền hình, kính hiển vi, các thiết bị khác để tính, định lượng những hoạt động sinh lý bất thường…

2 Thực nghiệm, thí nghiệm

+ Dùng động vật để thí nghiệm như: chó, khỉ, lợn sống để nghiên cứu chức năng của mạch máu

|+ Thí nghiệm: Lấy hồng cầu của nhóm máu AB cho nhóm máu O thí hồng cầu bị kết dính, ngược lại lấy hồng cầu nhóm máu O cho nhóm máu

AB thì hồng cầu không bị kết dính

 Vậy nhóm máu O truyền được cho nhóm máu AB

Trang 3

NỘI DUNG TUẦN HOÀN MÁU GỒM: MÁU, TIM VÀ HỆ MẠCH

1) Thành phần của máu: Máu là một loại mô liên kết lỏng đặc biệt gồm có

huyết tương chiếm 55% thể tích, các tế bào máu chiếm 45% thể tích

1.1 Huyết tương:

- Huyết tương là phần dịch lỏng của máu có máu vàng nhạt gồm chủ yếu là nước chiếm 90%, các chất khác là 10% như: protein, gluxit, lipit, các muối khoáng, các vitamin, các enzim và các hoocmon

- Protit huyết tương: có hơn 100 loại protit khác nhau Có loại đóng vai trò miễn dịch, nó rất cần cho sự tạo kháng thể…

- Gluxit huyết tương (đường huyết): Hàm lượng huyết tương trong máu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, hoạt động của các tuyến nội tiết, hệ thần kinh

Đường trong máu ở dạng tự do và dạng liên kết với protein khi vượt quá mức bình thường trong máu thì Glucose sẽ được chuyển thành Glicozen

dự trữ ở gan dưới tác dụng của hoocmon insulin Vì vậy khi bệnh nặng tuyến tụy (thiếu insulin) thi Glicozen không được tạo ra, hàm lượng đường trong máu tăng cao và bị thải ra qua đường nước tiểu (bệnh đái tháo đường)

- Lipit huyết tương: Trong huyết tương liptit chiếm khoảng 0,5 – 1% tồn tại

ở dạng mỡ trung tính và các sản phẩm phân giải của nó là Glixerin và axit béo Ngoài ra còn có lipoprotein, photpholipit… Nhờ lipoprotein mà Glixerin và axit béo được hấp thụ từ ống tiêu hóa về gan rồi tới các mô

Trang 4

- Khi quá mức bình thường trong máu, lipit sẽ được biến đổi thành mỡ dự trữ.Khi quá dư thừa nó tích tụ và bám vào các cơ quan dẫn đến bệnh lý (bệnh xơ vữa thành mạch máu…)

1.2 Huyết cầu

Huyết cầu là thể hữu hình(có hình dạng) của máu bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

* Hồng cầu: Tế bào hồng cầu có mầu hồng, hình đĩa lõm hai mặt, không

có nhân Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có đặc tính nếu kết hợp với Ôxi thì máu có màu đỏ tươi, khi kết hợp với cacbon máu có màu đỏ thẫm Đường kính hồng cầu 7-8 micro, độ dày ở giữa 1 micro, ở hai đầu 2,2 micro Diện tích hồng cầu với không khí rất lớn

Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh 6-7 triệu/mm3 máu, sau 3 tháng tuổi mới giảm bằng người lớn Đối với nam có khoảng 4,2 triệu mm3 máu, đối với nữ khoảng 3,8 triệu mm3 máu Số lượng này thay đổi tùy theo lứa tuổi

và trạng thái: Lúc làm việc hồng cầu tăng hơn lúc nghỉ ngơi Hoặc địa dư khác nhau thì cũng khác: như dân sống ở vùng cao số lượng hồng cầu cao hơn so với dân sống ở vùng thấp hay môi trường nóng đột ngột thì hồng cầu cũng tăng Hồng cầu có vai trò quan trọng là tham gia vận chuyển khí trong qúa trình hô hấp của cơ thể

- Sự sinh sản của hồng cầu: Vì thiếu nhân nên hồng cầu không có khả năng

tự phân chia để tạo ra các hồng cầu mới, do đó một số cơ quan trong cơ thể phải đảm nhận nhiệm vụ sản sinh ra hồng cầu:

+ Lá phôi giữa tạo hồng cầu cuối tháng thứ nhất của bào thai

+ Gan và lá lách tạo hồng cầu từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 của thai Từ tháng thứ 5 trở đi do tủy đỏ của các xương dài như: Xương đùi, xương cẳng tay, cẳng chân, cánh tay…

Trang 5

- Sự tiêu hủy của hồng cầu: Tuổi thọ của hồng cầu khoảng 120 ngày Các hồng cầu già khi đi qua gan và lá lách sẽ bị tiêu hủy bởi những tế bào đặc biệt gọi là tế bào cutelr bằng cách thực bào Hồng cầu tan vỡ, Hb bị phân hủy, sắt (Fe) được dòng máu đưa trở lại tủy đỏ xương để tiếp tục sản xuất ra hồng cầu mới

* Bạch cầu: Là những tế bào có nhân, hình dạng có thể biến đổi và di động được, kích thước từ 5 – 20 micromet

- Số lượng bạch cầu: Ở người Việt Nam có 4000 – 9000 mm3 máu Số lượng này thay đổi tùy thuộc vào:

+ Lứa tuổi: Trẻ sơ sinh có 10.000 – 25.000 mm3, trẻ 5 tuổi có 4.300 – 13.000mm3 máu

+ Trạng thái sinh lý: Bạch cầu tăng khi bị nhiễm khuẩn cấp tính, giảm khi bị nhiễm độc, suy tủy

+ Trạng thái cơ thể: Bạch cầu tăng sau khi ăn, lao động nặng, hoạt động thể thao…

- Chức năng của bạch cầu: Bảo vệ cơ thể theo cơ chế miễn dịch nhờ 2 khả năng: đại thực bào và tạo kháng thể Bởi vì trong bạch cầu còn có 5 loại tế bào, mỗi loại tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau như:

+ Bạch cầu trung tính chuyển động theo kiểu amip hình thành chân giả bao vây quanh vật lạ và tiết enzim phân hủy vật lạ, các vi khuẩn… xâm nhập vào

cơ thể hoặc dọn sạch xác vi khuẩn tại các ổ viêm nhiễm, vết thương…

+ Bạch cầu ưa axit: Khả năng thực bào yếu hơn nhưng dọn sạch các ổ viêm nhiễm ở giai đoạn cuối

+ Bạch cầu ưa kiềm: Không có khả năng thực bào nhưng lại tiết ra heparin vào máu để ngăn cản qúa trình đông máu trong lòng mạch

+ Bạch cầu mônô: Tạo kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh

Trang 6

+ Bạch cầu limphô T: có 2 dạng:

- Dạng tế bào cứu trợ: Giúp tế bào limphô B sản xuất kháng thể

- Dạng tế bào loại bỏ: Chấm dứt hoặc loại trừ cuộc chiến của cơ thể chống mầm bệnh

Trong trường hợp bị mắc bệnh AIDS mà tác nhân gây bệnh là HIV thì số

tế bào loại bỏ vượt quá số tế bào cứu trợ, mặt khác HIV tấn công tế bào cứu trợ Do vậy việc sản xuất các kháng thể bị giảm sút, làm suy giảm khả năng miễn dịch, cơ thể suy kiệt dần

* Tiểu cầu:Là những tiểu thể nhỏ không có nhân, có nhiều hình dạng khác nhau, nó còn được gọi là tiểu thể đông máu nên nó tham gia vào quá trình đông máu

- Giải phóng chất Thromboplaxtin để gây đông máu

- Khi gặp chỗ thô ráp (mạch máu bị đứt) tiểu cầu ngưng lại thành cục góp phần đóng miệng vết thương

- Khi bị vỡ tiểu cầu còn tiết ra chất Serotonin gây co mạch để cầm máu

2 Các nhóm máu ở người

a) Thí nghiệm

Các Lanstâynơ đã dùng hồng cầu của một người trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại Khi lấy huyết tương của một người trộn với huyết tương của những người khác ông cho rằng:

- Hồng cầu có hai loại kháng nguyên gọi là ngưng kết nguyên (ngưng nguyên) đó là A và B với bản chất là polisacarit

- Trong huyết tương có hai loại kháng thể gọi là ngưng kết tố, đó là α (anti A) và β (anti B) với bản chất là γ – Globutin

- Hồng cầu chứa kháng nguyên A sẽ bị đông lại khi huyết tương chứa kháng thể α, còn hồng cầu chứa kháng nguyên B sẽ bị ngưng kết khi gặp huyết

Trang 7

tương chứa kháng thể β Trong máu của người không bao giờ cùng tồn tại cả

A và α hoặc B và β

Dựa vào sự có mặt các kháng nguyên và kháng thể, Lanstâynơ đã dùng tên kháng nguyên đặt cho nhóm máu và chia hệ thống máu A,B,O của người thành 4 nhóm sau:

cầu

Kháng thể trong huyết

tương

b) Sự truyền máu

- Truyền máu là việc làm rất cần thiết để cứu người, trước kia vì chưa hiểu biết đầy đủ về nhóm máu nên truyền máu đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tử vong

- Năm 1900 Các Lanstâynơ đã tìm ra nguyên nhân thất bại của sự truyền máu vì ông chứng minh được rằng: máu của những người khác nhau thì có đặc tính hóa học không giống nhau Hồng cầu sẽ đông lại khi máu của người cho không phù hợp với người nhận

Muốn truyền máu thì ta phải xem xét:

+ Ngưng kết nguyên A, B của máu người cho

+ Nhóm máu của người cho và người nhận

+ Sơ đồ truyền máu:

Trang 8

A <=> A

O <=> O =========> AB <=> AB

B <=> B

c) Cách xác định nhóm máu:

II TIM

1) Cấu tạo ngoài

Trang 9

- Tim nằm trong lồng ngực, hơi chếch về phía bên trái và tì lên cơ hoành Mặt trước giáp với xương ức, mặt sau giáp với thực quản và đoạn động mạch ngực, hai bên tiếp xúc với hai lá phổi

- Tim là một khối cơ rỗng, hình nón, đáy ở trên chếch sang phải, đỉnh ở dưới chếch sang trái Trọng lượng của tim khoảng 250 – 300 gam

- Nhìn bề ngoài tim khoảng 1/3 phía trên có rãnh chạy xung quanh tim gọi là rãnh vành tim, đó là ranh giới chia làm hai phần: tâm nhĩ ở trên, tâm thất ở dưới Từ rãnh vành tim chạy lên đáy tim có rãnh liên nhĩ để chia tâm nhĩ thành tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải Cũng từ rãnh vành tim chạy xuống đỉnh tim ở mặt trước có rãnh liên thất trước, trong rãnh có động mạch vành tim trái, ở mặt sau có rãnh liên thất sau, trong rãnh có động mạch vành tim phải Hai rãnh liên thất ăn sâu vào trong tạo nên vành liên thất chia tâm thất thành tâm thất trái và tâm thất phải

Trang 10

2) Cấu tạo trong

Khi bổ dọc tim, ta thấy tim chia thành hai nửa: nửa trái và nửa phải ngăn cách nhau bởi vách dọc Mỗi nửa lại được chia làm hai ngăn: tâm nhĩ ở trên

và tâm thất ở dưới Tâm nhĩ và tâm thất ở cùng bên được thông với nhau qua

lỗ nhĩ thất, ở đó được bố trí hệ thống van tim với chức năng chỉ cho phép

Trang 11

hai lá, lỗ nhĩ thất phải có van 3 lá Hệ thống van gồm: Lá van là một tấm màng liên kết sợi chắc được bám vào bờ lỗ nhĩ thất, từ lá van xuất phát đi hệ thống dây chằng kéo xuống dưới bám vào các trụ cơ nổi lên ở thành trong tâm thất Khi tâm thất co, các dây chằng chùng làm các lá van đậy lỗ nhĩ thất lại Khi tâm thất giãn, các lỗ nhĩ thất mở ra và máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất phía trên tâm thất trái có lỗ thông với động mạch chủ, phía trên tâm thất phải có lỗ thông với động mạch phổi Ở gốc của các động mạch này được bố trí van tổ chim ( van bán nguyệt) với chức năng cho máu chảy 1 chiều từ tâm thất vào động mạch Trong tâm nhĩ phải có lỗ đổ của tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch vành tim Trong tâm nhĩ trái có lỗ

đổ của 4 tĩnh mạch phổi: hai tĩnh mạch phổi phải và hai tĩnh mạch phổi trái Như vậy tim có 9 lỗ thông: hai động mạch dẫn máu ra khỏi tim, 7 tĩnh mạch dẫn máu về tim

3) Cấu tạo của thành tim

Thành của quả tim được cấu tạo từ 3 lớp:

- Lớp màng bao tim: ở ngoài cùng bao gồm 2 lá:

+ Lá thành: Ở ngoài cùng nhất dính vào màng phổi và các tổ chức xung quanh để cố định tim

+ Lá tạng: ở trong dính vào cơ tim

Hai lá này tạo nên xoang bao tim trong có chứa dịch màng tim làm cho tim

cử động dễ dàng

- Lớp cơ tim: ở giữa, lớp này ở tâm nhĩ thì mỏng, ở tâm thất nhất là tâm thất trái rất dày Lớp này có hai loại sợi cơ:

+Các sợi cơ kém biệt hóa nhưng mang tính thần kinh gọi là hệ thống dẫn truyền của tim (sẽ nghiên cứu ở phần thần kinh tim )

Trang 12

+ Các sợi cơ co bóp: gồm 4 vòng sợi vây quanh 2 lỗ nhĩ thất và 2 lỗ động mạch Bám vào các vòng sợi này có 2 loại cơ tim: 1 loại riêng cho từng tâm nhĩ hoặc tâm thất và một loại chung cho cả 2 tâm nhĩ hoặc 2 tâm thất

- Lớp nội bì: ở trong cùng, gồm một lớp tế bào biểu bì dẹt với nhiều sợi đàn hồi Các van tim đều sinh ra từ lớp nội bì này

Thành của các ngăn tim có độ dày khác nhau tùy theo chức năng như thành của mỗi tâm nhĩ chỉ dày 3mm vì chỉ cần tâm nhĩ co nhẹ hoặc tâm thất giãn là máu được dồn xuống tâm thất, tâm thất phải dày 6mm để đủ lực đẩy máu lên phổi còn tâm thất trái dày 15mm để đẩy máu tới các cơ quan ở xa tim

4) Mạch máu tim

Cơ tim hoạt động liên tục được bởi được cung cấp một lượng máu khá lớn: 250- 500ml/phút nhờ các mạch máu tim gồm hai động mạch vành tim

và tĩnh mạch vành tim

- Động mạch vành tim: xuất phát từ gốc động mạch chủ ngang phía trên van

tổ chim Động mạch vành tim phải đi trong rãnh vành tim vòng ra sau theo rãnh liên thất sau xuống đỉnh tim, động mạch vành tim trái theo rãnh liên thất trước xuống đến đỉnh tim ở mặt trước

- Các tĩnh mạch tim thu hồi máu ở các phần của tim tập trung vào xoang của tĩnh mạch vành ( nằm trong rãnh vành tim ở mặt sau ) và đổ vào tâm nhĩ phải

5) Chu kỳ co dãn của tim

Gồm có 3 pha:

- Pha co tâm nhĩ 0,1s: máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất

- Pha co tâm thất 0,3s: máu từ tâm thất đổ vào động mạch chủ

- Pha dãn chung 0,4s: máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất

Trang 13

=> Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch

III HỆ MẠCH

Gồm có: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

Trang 14

1 Động mạch:

Cấu tạo:

Thành động mạch gồm có 3 lớp:

- Lớp mô liên kết

- Lớp cơ trơn

- lớp biểu bì

Lòng động mạch hẹp thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đi đến các

cơ quan với vận tốc cao và áp lực lớn

* Hệ động mạch gồm có: động mạch phổi và động mạch chủ

a) Động mạch phổi:

Được xuất phát từ tâm thất phải hướng lên trên và chếch sang trái Sau khi ra khỏi tim khoảng 5cm nó tách ra làm hai nhánh: Động mạch phổi phải vào lá phổi phải, động mạch phổi trái vào lá phổi trái Ở trong phổi hai động mạch này lại chia nhỏ đi vào các thùy phổi Cuối cùng các động mạch nhỏ tạo thành mạng lưới mao mạch bao quanh các phế nang để thực hiện sự trao đổi khí

b) Động mạch chủ:

Được xuất phát từ tâm thất trái lên trên sau động mạch phổi Đến sau cán xương ức nó vòng sang trái vắt qua đoạn phế quản trái rồi đi xuống dưới dọc theo mặt sau thực quản và trước đoạn sống ngực Động mạch này chui qua cơ hoành xuống khoang bụng dọc theo mặt trước của cột sống,

Trang 15

đến đốt thắt lưng thứ tư nó tách làm hai nhánh động mạch chậu gốc phải

và trái rồi đi xuống hố chậu và hai chi dưới

Động mạch chủ được chia làm 3 đoạn: Đoạn quai động mạch chủ, đoạn động mạch chủ ngực và đoạn động mạch chủ bụng

- Đoạn quai động mạch chủ: Được chia làm 5 nhánh: 2 động mạch vành tim, động mạch cánh tay đầu, động mạch cổ gốc trái, động mạch dưới đòn trái

- Đoạn động mạch chủ ngực: nó là đoạn tiếp theo của quai động mạch chủ, nằm trong trung thất sau ở trước các đốt sống ngực và sau thực quản Đoạn này được bắt đầu từ chỗ vắt qua phế quản trái đến chỗ xuyên qua cơ hoành, trên đường đi nó chia thành nhiều nhánh nhỏ: hai nhánh tới phế quản, ba nhánh tới thực quản, một nhánh tới màng bao tim, một nhánh tới các hạch bạch huyết ở vòng ngực, một nhánh đến mặt trên cơ hoành và 10 nhánh tới các cơ quan liên sườn

- Đoạn động mạch chủ bụng: nằm trong khoang bụng bắt đầu từ dưới cơ hoành dến ngang đốt thắt lưng thứ tư, ở trước các đốt cột sống Nó chia nhiều nhánh nhỏ vào khoang bụng, hố chậu và 2 nhánh lớn xuống chi dưới:

+ Các động mạch bụng

+ Động mạch chậu gốc

+ Động mạch đùi

+ Động mạch kheo

+ Động mạch cẳng chân và bàn chân

2) Tĩnh mạch

Cấu tạo:

Thành có 3 lớp:

- Lớp mô liên kết

Ngày đăng: 28/03/2015, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w