ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 38)

TY TRONG THỜI GIAN QUA

1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, Công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang bị những dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao.

Công ty có một cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả phù hợp với quy mô sản xuất. Điều này được thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của Công ty. Hệ thống này hoạt động một cách độc lập về công việc nhiệm vụ nhưng lại liên hệ rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng như sự phối hợp về vận động.

Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường đã được công ty chú trọng đẩy mạnh hoạt động như cho các đoàn đi tham gia hội chợ triển lãm ở các nước. Liên hệ với các phòng đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài để thu thập thông tin thị trường tìm hiểu bạn hàng. Liên doanh liên kết với một số đơn vị kinh doanh nước ngoài để mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm...

Công ty đã chủ động liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất thuộc các làng nghề truyền thống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, hình dạng màu sắc đa dạng và phong phú dần phù hợp với nhu cầu thị trường. Công ty đã tạo được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Công ty đã có tầm chiến lược về con người, luôn cử các cán bộ đi học, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.

2. Những hạn chế của Công ty

Bên cạnh những thành tựu trên không thể không kể đến những khó khăn, tồn tại của công ty để khắc phục cho sự phát triển trong thời gian tới:

Kim ngạch xuất khẩu có tăng đều qua các năm trước nhưng năm 2011 đã giảm tới 39,07% so với năm 2010, xu hướng nhu cầu các mặt hàng Gốm sứ, Gỗ mỹ nghệ trên thế giới tăng, nhưng do giá cả đầu vào tăng mạnh và nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu của công ty bị giảm mạnh.

sự thiếu thông tin về thị trường: Để tiêu thụ sản phẩm, công ty luôn luôn có nhu cầu được tiếp cận với các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra của sản phẩm, bao gồm: nhu cầu – thị hiếu của người tiêu dùng, thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp/gián tiếp, dự báo về triển vọng của thị trường… Tuy nhiên, thực tế công ty vẫn chưa tìm được các kênh thông tin nào cung cấp kịp thời và đầy đủ các vấn đề trên. Nếu không tìm được thị trường đầu ra, mọi nỗ lực của công ty về cải tiến sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất… sẽ không có ý nghĩa gì. Do đó, thông tin cập nhật về thị trường tiêu thụ cần phải được công ty quan tâm hàng đầu hiện nay.

Lãi suất cho vay vốn ở Việt Nam luôn ở mức rất cao so với các quốc gia lân cận, làm cho chi phí đầu tư cho sản xuất công ty đều tăng cao. Thêm vào đó, để tiếp cận được các nguồn vốn chính thống như ngân hàng, quỹ đầu tư… công ty phải có sẵn tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh. Đây thực sự là một thách thức với công ty vì không phải lúc nào cần công ty cũng sẵn có nguồn tài sản để đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, nhất là khi công ty ở quy mô vừa và nhỏ. Hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn cũng dẫn đến trở ngại tiếp theo là không tiếp cận được nguồn công nghệ hiện đại. Dẫn đến các sản phẩm đã được nâng cấp chất lượng cải tiến mẫu mã còn nghèo nàn so với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới (chủ yếu là hàng Trung Quốc và các nước Châu á...)

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w