NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TCMN CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 25)

KHẨU TCMN CỦA CÔNG TY.

Hoạt động Xuất khẩu là một trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động này chịu tác động cả yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để thực hiện hoạt động phát triển thị trường được hiệu quả tất yếu doanh nghiệp phải xem xét đánh giá các yếu tố đó.

1. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN

1.1. Chính sách vĩ mô của nhà nước

Các chính sách của nhà nước, nó có ảnh hưởng trức tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Có chính sách gây bất lợi cho doanh nghiệp, có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, giúp đỡ doanh nghiệp. Hiện nay hệ thống pháp luật ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, các công cụ tỉ giá, thuế, tín dụng , đặc biệt các loại giấy phép và các thủ tục xuất khẩu đã được giảm bớt hoặc bãi bỏ, đây là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu.

Với chính sách mở cửa của nhà nước. Nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao lưu, buôn bán với các nước và khi xuất hàng sang các nước mà nước ta có quan hệ với họ thì các doanh nghiệp sẽ được ưu tiên, trợ giúp giảm thuế xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu vào nước họ .

Ngoài ra sự quản lí không thống nhất của nhà nước nó ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp rất khó khăn khi xuất khẩu.

Trình độ quản lí , điều hành ở các hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém. Sự hạn chế về am hiểu lĩnh vực thanh toán quốc tế hay hình thức cho vay không linh hoạt từ đó khiến cho các doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, bị thiệt thòi lớn.

Nhà nước chưa tạo điều kiện để giúp đỡ các doanh nghiệp như : mở các cục xúc tiến thương mại ở các nước, tìm kiếm trợ giúp các doanh nghiệp hiểu biét thêm thông tin về khách hàng...

Với riêng ngành thủ công mỹ nghệ thì chính sách trợ giúp, khôi phục cac làng nghề truyền thống tạo điều kiện cho các nghệ nhân phát triển năng lực v.v.. Cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp .

1.2. Do điều kiện tự nhiên.

Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lí, khí hậu, phân bố dân cư … nó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, ngành xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nó vì dùng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chính như: mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ, khảm trạm...

1.3. Ảnh hưởng của thị trường thế giới.

- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ giai đoạn 2008 – 2009 làm cho nhu cầu của thị trường thế giới giảm đôi chút, nhưng hiện nay nhu cầu của các nước trên thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ ngày một tăng cao với yêu cầu về mặt hàng này cũng rất cao, bắt buộc công ty phải đầu tư nhiều hơn về mẫu mã, chất lượng cho sản phẩm của mình.

- Cũng liên quan đến các quy định của thị trường nhập khẩu, khó khăn lớn cho công ty là vấn đề vượt qua các thủ tục hải quan. Ở mỗi nước, các quy định về làm thủ tục hải quan rất khác nhau, nhưng nhìn chung quốc gia nào cũng có khuynh hướng kiểm soát chặt chẽ với hàng nhập khẩu. Do đó, công ty luôn phải tìm hiểu kỹ càng về các quy định của Hải quan nước sở tại trước khi xuất khẩu hàng hóa.

- Xu hướng về giá cả của hàng thủ công mỹ nghệ ở các trung tâm buôn bán lớn trên thế giới luôn là một thách thức với công ty, để có các

đơn hàng xuất khẩu công ty luôn phải chú ý tới giá cả của mặt hàng mình sản xuất tại các trung tâm buôn bán để đưa ra được mức giá bán hợp lý.

- Ảnh hưởng của trình độ khoa học kỹ thuật trên thế giới đòi hỏi công ty luôn phải đầu tư trang thiết bị và trình độ đội ngũ nhân viên để theo kịp với trình độ khoa học kỹ thuật mới.

1.4. Do khoa học công nghệ

Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đều chịu tác động của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển giúp cho con người sản xuất được nhiều hàng hơn, chất lượng cao hơn, kiểu dáng mẫu mã đẹp hơn. Ngành mỹ nghệ là ngành có đặc thù riêng mang đậm nét bản sắc của dân tộc, để có những sản phẩm tốt chất lượng cao kiểu dáng đẹp rất cần đến các nghệ nhân tuy nhiên sự hỗ trợ của khoa học công nghệ sẽ giúp cho các nghệ nhân tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp hơn và chi phí nhỏ hơn.

1.5. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng giống mặt hàng của doanh nghiệp hoặc mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Đối thủ cạnh tranh là một rào cản lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố tác động thường xuyên và trong suốt thời kỳ hoạt động thị trường của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau:

+ Tiềm lực doanh nghiệp cạnh tranh

+ Cơ cấu đặc điểm hàng hoá của đối thủ cạnh tranh + Chiến lược và chính sách kinh doan

+ Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Trên cơ sở đó Công ty sẽ đưa ra các chiến lược phát triển thị trường phù hợp

Khi xem xét các thị trường nước ngoài, Công ty phải nghiên cứu nền kinh tế của từng nước, có ba đặc tính kinh tế phản ánh sự hấp dẫn của một nước xét như một thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài:

Thứ nhất là cấu trúc công nghiệp của nước đó. Cấu trúc công nghiệp của một nước định hình các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ, mức lợi tức và mức độ sử dụng nhân lực.

Đặc tính thứ hai về kinh tế là phân phối thu nhập. Sự phân phối thu nhập của một nước bị chi phối bởi cấu trúc công nghiệp, song còn chịu sự chi phối của nhân tố chính trị nữa.

Đặc tính thứ ba là động thái của các nền kinh tế. Các nước trên thế giới đang trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau được đặc trưng bằng tốc độ tăng trưởng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến tổng mức thu cầu thị trường và tổng mức nhập khẩu sản phẩm.

1.7. Các nhân tố thuộc môi trường chính trị – luật pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các quốc gia khác nhau về môi trường chính trị –luật pháp. Đó khi xem xét khả năng mở rộng thị trường nước ngoài cần chú ý đến một số nhân tố cơ bản sau:thái độ đối với nhà kinh doanh nước ngoài,sự ổn định chính trị, sự điều tiết về tiền tệ, tính hiệu lực của bộ máy chính quyền…..

1.8. Các nhân tố thuộc môi trường văn hóa.

mỗi nước đều có những tập tục, qui tắc, kiêng kỵ riêng. Chúng được được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó, tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song các yếu tố văn hoá vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tập quán tiêu dùng. Đặc biệt chúng thể hiện rất rõ trong sự khác biệt giữa truyền thống phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo giữa các chủng tộc. Sự khác biệt văn hoá sẽ ảnh hưởng đến

cách thức giao dịch được tiến hành, loại sản phẩm mà khách hàng sẽ mua và các hình thức khuyếch trương có thể được chấp nhận. Đặc điểm văn hoá được thể hiện ở những điểm sau: thời gian, không gian, ngôn ngữ, sự quen thuộc, kĩ thuật đàm phán, hệ thống pháp lí, cách tiêu thụ…

2. Các nhân tố chủ quan.

2.1. Trình độ đội ngũ lao động.

Do trình độ của đội ngũ lao động của công ty chưa thực sự cao nên việc sản xuất của công ty còn phụ thuộc nhiều vào các cơ sở liên kết nên công ty cần đưa nhân viên của mình đi học thêm các khóa đào tạo để chủ động hơn trong quá trình sản xuất và kinh doanh

2.2. Khả năng tài chính của Doanh Nghiệp

Khả năng tài chính của công ty là một vấn đề rất quan trọng. Công ty cần phải có một lượng vốn lớn để xuất khẩu sau đó mới thu lại được nhưng hiện nay việc vay vốn của công ty gặp rất nhiều khó khăn mà nếu thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh mất cơ hội kinh doanh, đánh mất bạn hàng … do đó công ty hiện đăng gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn để sản xuất và kinh doanh.

2.3. Sản phẩm và kênh phân phối.

Trong thời gian qua, mặc dù đã trú trọng đến chính sách sản phẩm song nhìn chung công ty chưa hoàn toàn biết được sản phẩm của mình đáp ứng được các nhu cầu của thị trường ở mức độ nào và do công ty nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng và mẫu mã chưa được đồng đều. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách sản phẩm của mình.

Trong thời gian qua, chính sách phân phối của công ty chưa được chú trọng và phát triển. Công ty đã chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi có đơn đặt hàng chứ chưa chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường. Do

vậy trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục tìm mọi biên pháp đi mở rộng thị trường nước ngoài, duy trì và củng cố các thị trường cũ, mỏ rộng và phát triển thị trường sang các nước ASEAN để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.

2.4. Thông tin thị trường.

Để tiêu thụ được sản phẩm công ty luôn luôn có nhu cầu được tiếp cận với các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra của sản phẩm, bao gồm: nhu cầu – thị hiếu của người tiêu dùng, thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp/gián tiếp, dự báo về triển vọng của thị trường… Tuy nhiên, thực tế thì công ty vẫn chưa tìm được các kênh thông tin nào cung cấp kịp thời và đầy đủcác vấn đề trên.. Do đó, thông tin cập nhật về thị trường tiêu thụ luôn là vấn đề được các công ty quan tâm hàng đầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 25)