Chủng loại sản phẩm TCMN Xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 33)

III – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TCMN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.

3. Chủng loại sản phẩm TCMN Xuất khẩu

Năm 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK

Mây tre đan 147.081 26,37 139.411 25,225 88.809 25,23

Gốm sứ mỹ nghệ 142.702 25,58 149.822 27,109 73.476 27,11 Sơn mài mỹ nghệ 218.000 39,08 209.091 37,833 119.380 37,83 Các loại khác 50.00 8,964 54.342 9,8327 34.047 9,833 Tổng kim ngạch XK 557.783 100 552.66 100 315.714 100 (Nguồn :phòng kế toán).

3.1.Đối với mặt hàng Mây tre đan

Mặt hàng này rất đa dạng và phong phú nhiều kiểu dáng mẫu mã đẹp chất lượng cao như : chiếu thảm, dép, rổ, rá, các hộp đựng, túi …vv Nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ, mang đậm bản sắc văn hoá Đông Nam Á. Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Đây là 2 khu vực đông dân vì vậy giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao.

Qua số liệu trên ta thấy trị giá hàn mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 26,37%, năm 2010 là 25,225% và năm 2011 là 25,23%. Nhìn chung mặt hàng này cũng tăng giảm khá ổn định. Năm 2011 chỉ đạt 88.809USD nguyên nhân là do một số thị trường chính như Nhật Bản, Đài Loan…. giảm nhập khẩu mặt hàng này.

3.2. Đối với hàng Gốm mỹ nghệ.

Là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Với xu hướng trở về cội nguồn văn hoá dân tộc mặt hàng này cũng khá được ưa chuộng hiện nay đặc biệt là các nước Nhật, các nước Châu á,

Châu âu...và cùng với đó là chính sách khuyến khích khôi phục các làng nghề truyền thống thì các làng nghề gốm sứ của Việt Nam được khôi phục trên khắp mọi miền đất nước

Dựa vào bảng số liệu của công ty ta nhận thấy trị giá xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 25,58%. Năm 2010 giá trị xuất khẩu tăng lên thành 149.822USD chiếm 27,109% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2011 giảm tới gần một nửa vơi năm 2010 khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 73.476USD. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng hàng gốm sứ không đều, nguyên nhân là do thị trường về mặt hàng này chưa được mở rộng mẫu mã, kiểu dáng chưa thay đổi phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng mặc dù công ty đã tìm kiếm hết sức trong việc tìm kiếm bạn hàng và quảng cáo sản phẩm. Nhưng kết quả thu được chưa như mong muốn. Trong thời gian tới công ty hy vọng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn loại mặt hàng này.

3.3. Sơn mài mỹ nghệ.

Được bắt nguồn và phát triển từ sơn ta và đến nay thì sơn mài khá phát triển với hai loại chính Sơn mài mỹ nghệ và Sơn mài nghệ thuật với chất liệu màu sắc đặc sắc, mặt tranh nhẵn bóng nhưng nhìn tranh có chiều sâu.

Ngoài ra sơn mài còn có các sản phẩm soan mài khắc và sơn mài phù điêu. Các mặt hàng chủ yếu đó là: Các bức tranh, bình hợp, đồ gỗ đồ thiết kế nội thất, đồ trang trí, hộp đựng trang sức…Hiện nay mặt hàng này cũng khá được ưa chuộng chủ yếu là Nhật và Châu á ...

Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy trị giá xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ luôn dẫn đầu với tỷ trọng luôn đạt trên 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2011 do nhu cầu của thị trường giảm mạnh và công tác thị trường chưa chủ động trong việc tìm kiếm khác hàng mới nên giá trị

xuất khẩu của công ty giảm mạnh từ chỗ năm 2010 đạt 209.091USD xuống chỉ còn 34.047USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w