MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 52)

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Tích cực kiềm chế lạm phát: Sự bất ổn của giá cả trong nước là hạn chế lớn cản trở hoạt động của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lẫn các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nội địa. Ổn định giá cả đầu vào cho sản xuất không chỉ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, mà còn giúp cho kinh tế phát triển ổn định và vững chắc hơn.

Giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay: Mặc dù đã có hơn một nửa số doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn mới trong quá trình hội nhập, nhưng vẫn còn đến hơn 30% doanh nghiệp chưa thể vay được vốn từ ngân hàng. Ngoài ra, việc giảm lãi suất cơ bản cũng là một nhân tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể đến ngân hàng vay vốn. Với mức lãi suất cao như giai đoạn hiện nay, chi phí lãi vay là một gánh nặng quá lớn với doanh nghiệp. Để giúp các ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay vốn,

Chính phủ nên nghiên cứu các phương án miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các Ngân hàng khi cho vay đối với một số đối tượng doanh nghiệp.

Tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường: Thời gian qua Chính phủ đã nỗ lực để thành lập các cơ quan và bộ phận xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin từ trung ương đến địa phương. Tuy vậy, tính ứng dụng và sự đồng nhất của các hoạt động này vẫn chưa cao. Các doanh nghiệp cần có một đầu mối để tiếp cận với thị trường nước ngoài. Chính phủ cần liên kết hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, tạo thành mạng thông tin cung cấp cho hệ thống

doanh nghiệp. Thêm vào đó, Chính phủ cũng cần tích cực đẩy mạnh các hợp tác ở cấp quốc gia với Chính phủ các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế để cập nhật thông tin

Đối thoại với doanh nghiệp: Chính phủ cần chỉ đạo cho các địa phương và các cơ quan trực thuộc Chính phủ tăng cường các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp,đặc biệt là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp như thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh… Các cơ quan phụ trách các lĩnh vực này cần đối thoại định kỳ với doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành chính sách. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp trước khi ban hành chính sách mới, hoặc điều chỉnh một chính sách đã có. Cần thực hiện một cách nghiêm túc hoạt động này vì liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến tính khả thi của một chính sách.

Cải cách thủ tục hành chính: Đa số các doanh nghiệp đều mong muốn Chính phủ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách thủ tục hành chính. Những khâu cần cải cách trước hết là xúc tiến ứng dụng thủ tục

hải quan điện tử, cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử, thực hiện chính sách một cửa trong cấp phép đăng ký kinh doanh…

Đào tạo nguồn nhân lực: Chính phủ cũng cần triển khai các chương trình hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình hội nhập. Cụ thể, cần tổ chức các khóa học hoặc buổi tập huấn về nghiệp vụ ngoại thương, luật thương mại quốc tế, kỹ năng nghiên cứu thị trường quốc tế, ngoại ngữ và các kỹ năng khác. Các cơ quan chức năng cũng cần tổ chức nhiều hơn các khóa học về quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp phòng ngừa từ xa các khả năng bị kiện tụng, tranh chấp trong thương mại quốc tế. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cũng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình mở rộng thị trường ra nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua công ty đã đạt được những nhiều mục tiêu đặt ra, cơ cấu trong công ty tương đối ổn định, công ty đã mở rộng được nhiều bạn hàng và nhiều thị trường xuất khẩu. Có được những thành tựu như vậy là do sự cố gắng nỗ lực rất nhiều của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong thời gian thực tập ở công ty TNHH Thắng Vinh Dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG và các anh, các chị trong công ty TNHH Thắng Vinh. Vì vậy mà em đã có cơ hội để kiểm nghiệm giữa lí thuyết với thực tế và nâng cao lý luận của mình. Qua đó em cố gắng phân tích tình hinh xuất khẩu chung của nghành thủ công mỹ nghệ va của riêng công ty từ đó đưa ra "giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Thắng Vinh".

Tuy nhiên tính khả thi của các biện pháp chưa cao do thời gian thực tập có hạn nên việc nghiên cứu lý thuyết đi đôi với thực tế còn nhiều hạn chế. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các anh chị trong công ty TNHH Thắng Vinh để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin cảm ơn của cô giáo ThS NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG và các anh, các chị trong công ty TNHH Thắng Vinh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Kinh Tế quốc dân – Marketing căn bản – PGS.TS Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản Giáo Dục- 2007, Hà Nội

2. PGS.TS Nguyến Hữu Khải, Th.S Vũ Thị Hiên – Năng lực canh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế - NXB thống kê – 2007, Hà Nội

3. TS. Nguyễn Hữu Thắng – Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thế hội nhập kinh tế quốc tế - NXB chính trị - 2008, Hà Nội

4. Nguyến Hữu Lam – Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh – NXB thống kê – 2008, Hà Nội

5. Nguyễn Tấn Phúc – 2007 – Chiến lược và sách lược kinh doanh – NXB trẻ.

6. Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu mặt hàng Thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thắng Vinh (Trang 52)