1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

40 4,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Lý luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

Trang 1

Lời nói đầu

Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong Nghị quyếtđại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và gần Đây đại hội Đảng lần thứ X.Qua đó, có thể thấy rõ mục tiêu chiến lược phất triển đất nước trong những năm tới

mà trọng tâm là đưa đất nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước côngnghiệp hiện địa Để thực hiện được mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội 2001 – 2010, Đảng đã chỉ rõ phải “ Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý ” ,

đổng thời, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dowis sự lánh đạocủa Đảng được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm “ Nhà nướcquản lý xã hôi bằng pháp luật, trong đó VBQPPL ban hành cần đảm bảo không chỉ

sớ lượng kịp thời mà chất lượng văn bản ban hành, đạt hiệu quả trong áp dụng phápluật Để đáp ứng được yêu cầu này không thể không kể tới việc đảm bảo tính hợpHiến, tính hợp pháp và tính thồng nhất cảu VBQPPL Như vậy, tính hợp Hiến, tínhhợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL là yêu cầu khách quan, tất yếu trong hoạtđộng xây dựng pháp luật Nhà nước

Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình hiện nay, nhất là trong bối cảnh hiệnnay của nước ta, một nước đang gấp rút hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giớiWTO, hoạt động và xây dựng VBQPPL của các chủ thể còn nhiều hạn chế và bấtcập Tính ban hành VBQPPL không đảm bảo tính họp Hiến, tính hợp pháp và tínhthống nhất của VBQPPL còn phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, gâynhiều bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng totí hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới cảu nước ta

Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn vàđảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất củaVBQPPL trong hoạt độngxây dựng, ban hành VBQPPL có ý nghĩa rất quan trọng và càn thiết

Trang 2

Chương I: Lý luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

1 Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật:

Theo luật ban hành VBQPPL năm 2008 tại Điều 1

“1.Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này hoặc tronh lụt ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2.Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, thủ tục được quy định trong luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.

Ngoài ra dưới gốc độ khoa học, VBQPPL còn được định nghĩa:

“VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức luật định, trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và được thực hiện nhiều lần trong thực tiễn đời sống”

2.Khái quát về tính hợp Hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

2.1.Tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật

Hợp hiến là “đúng với quy định của Hiến pháp”.Theo đó, tính hợp Hiến củaVBQPPL được hiểu là: mọi VBQPPL do các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩmquyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp

Tại Điều 146 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 có quy định “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lí cao nhất, mọi văn bản phải phù hợp với Hiến pháp” Vì là luật cơ bản

Trang 3

của nhà nước nên ngôn ngữ của Hiến pháp thường cô đọng, xúc tích, mang tính địnhhướng, Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế,văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…

Đó là những nguyên tắc mang tính nền tảng và dựa vào đó Quôc hội ban hành cácvăn bản pháp luật khác nhằm đảm bảo thực thi trong đời sống xã hội Để đảm bảonguyên tắc Hiến pháp là luật cơ bản,có tính pháp lý cao nhất thì các văn bản phápluật nói chung và VBQPPL nói riêng được tất cả các cơ quan, cá nhân có thẩmquyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, hay nói cách khác phải đảm bảo tínhhợp Hiến

Tính hợp Hiến được biểu hiện thông qua hai điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, các VBQPPL không được trái với các quy định cụ thể của Hiến

pháp: để đảm bảo VBQPPL không trái với các quy định của Hiến pháp thì cơ quansoạn thảo văn bản phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liênquan tới lĩnh vực điều chỉnh của văn bản đang soạn thảo Cần lưu ý rằng các quyđịnh của Hiến pháp có thể được chia làm hai loại: những quy định có giá trị thi hànhtrực tiếp và những quy định có giá trị thi hành gián tiếp thông qua các đạo luật cụ

thể Ví dụ: nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy

định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 có giá trị thi hành trực tiếp và bất kỳ văn bản phápluật nào dưới Hiến pháp đều phải đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối xử đối vớicông dân trước pháp luật, trong khi quy định khác của Hiến pháp về quyền tự dokinh doanh ( Điều 57 Hiến pháp 1992) thì được coi là quy định có giá trị thi hành

gián tiếp bởi lẽ quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp quy định là “tự do kinh doanh theo pháp luật” Điều này có nghĩa là Hiến pháp giao cho Quốc hội và các cơ quan

có thẩm quyền khác ban hành các đạo luật và các VBQPPL dưới luật quy định vềquyền tự do kinh doanh của công dân ở mức độ nào, thông qua các hình thức nào vàphải tuân thủ các thủ tục nào…Trong trường hợp thứ nhất, khi soạn thảo VBQPPL

Trang 4

cần phải cân nhắc là trong những quy định trong dự thảo có hạn chế quyền bìnhđẳng của công dân trước pháp luật hay không để trả lời câu hỏi là các quy định cóhợp Hiến hay không? Còn trường hợp thứ hai thì cơ quan soạn thảo phải dẫn chiếutới các văn bản pháp luật khác liên quan đến các quy định về kinh doanh, ví dụ: luậtdoanh nghiệp và các nghị định…để xác định tính hợp Hiến của các quy định trong

dự thảo VBQPPL

Khi kiểm tra tính hợp Hiến của dự thảo VBQPPL, cơ quan soạn thảo và

cơ quan thẩm định, thẩm tra cần đặc biệt lưu ý đến các quyền cơ bản của công dân

mà Hiến pháp đã quy định để đảm bảo rằng các quyền đó không bị hạn chế Có thểxây dựng một danh mục kiểm tra các quyền đó bằng cách liệt kê các quyền cơ bản,

ví dụ : quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luật, tự dohội họp…để trả lời câu hỏi: liệu dự thảo quy định cụ thể nào đó có vi phạm hoặc làmhạn chế các quyền tự do đó hay không?Nếu Hiến pháp có quy định các quyền đóđược thực hiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm địnhphải tìm kiếm các VBQPPL khác như: luật, pháp lệnh, nghị định…để đối chiếu dựthảo của mình có phù hợp với các quy định của các VBQPPL đã ban hành về lĩnhvực đó hay không Ví dụ, khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân soạn thảoVBQPPL về việc quản lý các cơ quan báo chí của địa phương mình thì cần phải đốichiếu với Luật báo chí và nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chínhphủ và các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương quy định về việc thi hành Luật Báo

chí vì Hiến pháp cho phép tự do báo chí nhưng “theo quy định của pháp luật”.

Thứ hai:VBQPPL phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.

Đây là việc không đơn giản vì không dễ dàng hiểu tinh thần của Hiến phápnhư thế nào Tuy nhiên, nếu chỉ quy định rằng VBQPPL chỉ cần không trái với cácquy định của Hiến pháp(điều khoản cụ thể của Hiến pháp) thì chưa đủ Thực tế banhành và áp dụng pháp luật từ trước tới nay thường có xu hướng đối chiếu áp dụngcác điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật chứ chưa chú trọng đến các nguyên tắc

Trang 5

chung được quy định ở lời nói đầu hoặc phần những quy định chung cuarVBQPPL,

do đó việc hiểu và áp dụng pháp luật nhiều khi mang tính máy móc, câu chữ vàkhông có tính thống nhất.Lời nói đầu và phần những quy định chung thông thườngxác định mục đích và những nguyên tắc cơ bản của VBQPPL mà các điều khoản cụthể của văn bản đó sẽ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, hay nói

cách khác chúng đã xác định phần “hồn” hoặc “tinh thần” của VBQPPL.

Trở lại vấn đề tinh thần của Hiến pháp, nếu Hiến pháp quy định “không được phân biệt đối xử” thì các văn bản pháp luật, bất luận quy định dưới hình thức

gì, nếu có tính chất “bất bình đẳng” giữa các công dân trước pháp luật thì đã khôngthể coi là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp Nếu Hiến pháp thừa nhận

“quyền tự do kinh doanh” của công dân thì các văn bản pháp luật khác không được

phép quy định hạn chế các quyền đó Tuy nhiên, không có tinh thần của Hiến phápmột cách chung chung mà tinh thần của Hiến pháp được thể hiện từ chính các quyphạm của Hiến pháp

2.2 Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật:

Theo từ điển tiếng Việt, hợp pháp là: “đúng với pháp luật, không trái với pháp luật” “Về phương diện pháp lí, khái niệm hợp pháp được sử dụng để chỉ

ra ranh giới hợp pháp(đúng với pháp luật, không trái với pháp luật ) và không hợp pháp (không đúng với pháp luật, trái với pháp luật) trong việc nhà làm luật ban hành các quy định, quy phạm rõ rang (và không rõ rang), chính xác (hoặc không chính xác), thống nhất (hoặc không thống nhất), phù hợp (hoặc không phù hợp)… trong nội dung văn bản pháp luật” Theo đó, tính hợp pháp của VBQPPL được hiểu

là VBQPPL cần phải đảm bảo tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong

hệ thống pháp luật, hay nói cách khác VBQPPL cấp dưới ngoài yêu cầu phù hợp vớiHiến pháp thì còn phải phù hợp với VBQPPL cấp trên đã ban hành Điều đó cónghĩa là pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải phù hợp vớiluật, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ Quốc hội, nghị định của

Trang 6

Chính phủ phải phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyếtcủa Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải phù hợpvới nghị định của Chính phủ…VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânphải phù hợp với VBQPPL của các cơ quan nhà nước và các cá nhân ở trung ươngnhư luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội, lệnh, quyết định của chủ tịch nước, các nghị quyết liên tịch, thông tư liêntịch và các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân cấp trên và nếu là văn bảncủa Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với văn bản của Hội đồng nhân dân cùngcấp Một điểm quan trọng là còn phải đối chiếu với các điều ước quốc tế mà ViệtNam đã ký kết hoặc tham gia khi ban hành các VBQPPL để đảm bảo rằng cácVBQPPL không trái với các cam kết quốc tế đó.

Biểu hiện tính hợp pháp của VBQPPL:

Như trên đã nói, tính hợp pháp của VBQPPL là một trong những tiêu chuẩnđánh giá chất lượng VBQPPL được ban hành, quyết định sự tồn tại và hiệu lực pháp

lý của VBQPPL Đó là những biểu hiện về thẩm quyền ban hành VBQPPL; nộidung VBQPPL; trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành VBQPPL; thể thức, kỹ thuậttrình bày VBQPPL

Thứ nhất:VBQPPL ban hành đúng thẩm quyền do pháp luật quy định

Để đảm bảo tính hợp pháp, các VBQPPL không chỉ có nội dung hợppháp mà còn phải được ban hành đúng thẩm quyền do pháp luật quy định Thẩmquyền ban hành VBQPPL là giới hạn quyền lực của chủ thể trong quá trình xâydựng, ban hành VBQPPL Thực tế cho thấy, mỗi chủ thể được nhà nước trao chothẩm quyền quản lý một lĩnh vực nhất định và thẩm quyền đó được quy định cụ thểtrong các văn bản pháp luật Khi thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phâncông, phân cấp, các cơ quan, cá nhân chỉ được thực hiện phần nhiệm vụ trong phạm

vi thẩm quyền của mình Như vậy, thẩm quyền ban hành VBQPPL bao gồm thẩm

Trang 7

quyền hình thức và thẩm quyền nội dung Thẩm quyền này được quy định trong cácVBQPPL: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004; cácvăn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước

và các chủ thể có thẩm quyền.Khi xem xét tính hợp pháp của VBQPPL, yêu cầu vềthẩm quyền ban hành VBQPPL được xem xét ở cả hai phương diện: đúng thẩmquyền hình thức và đúng thẩm quyền nội dung

Ban hành VBQPPL đúng thẩm quyền hình thức: Thẩm quyền hình thứcđược hiểu là các chủ thể ban hành VBQPPL đúng tên gọi do pháp luật quy định.Theo quy định này, mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được banhành một hoặc một số hình thức VBQPPL do luật quy định Đây chính là quy địnhcủa nhà nước nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống VBQPPL, đồng thời đảmbảo duy trì tính hợp pháp của VBQPPL về mặt hình thức Thẩm quyền về hình thứccủa các chủ thể trong hoạt động ban hành VBQPPL được quy định trong Điều 2,Điều 21 Luật ban hành VBQPPL 2008 và khoản 2 Điều 1 luật ban hành VBQPPLcủa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, như sau: Quốc hội ban hànhHiến pháp,luật , nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghịquyết; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định; Chính phủ ban hành nghị định; Thủtướng ban hành quyết định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hànhthông tư; Chánh án tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư; Hội đồng thẩm phántòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tốicao ban hành thông tư; Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với cơ quantrung ương của tổ chức chính trị-xã hội cùng phối hợp ban hành nghị quyết liên tịch;Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

Trang 8

ngang Bộ phối hợp ban hành thông tư liên tịch; Hội đồng nhân dân các cấp ban hànhnghị quyết; Ủy ban nhân dân các cấp ban hành quyết định , chỉ thị.

So với luật ban hành VBQPPL năm 1996(sửa đổi bổ sung năm 2002)thì luật mới quy định theo hướng đơn giản hóa thẩm quyền Cụ thể là đã bỏ đi một

số loại văn bản của các chủ thể như nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướngChính phủ, quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, quyếtđịnh , chỉ thị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhândân tối cao…

Theo như luật quy định các chủ thể phải đảm bảo cho văn bản ban hànhđúng về mặt thẩm quyền hình thức.Một khi các chủ thể vi phạm yêu cầu này cũng cónghĩa là văn bản ban hành không hợp pháp về hình thức theo quy định của pháp luật

Ví dụ: trường hợp Chính phủ ban hành quyết định, thông tư; hay Ủy ban nhân dân ranghị quyết…tuy nhiên có trường hợp văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hànhmặc dù đúng tên loại văn bản được quy định trên nhưng không là VBQPPL.Vídụ:Chính phủ ban hành VBQPPL dưới hình thức nghị định điều chỉnh địa giới hànhchính cấp huyện, xã là nghị định áp dụng pháp luật

Ban hành VBQPPL đúng thẩm quyền về nội dung: Thẩm quyền về nộidung là giới hạn về quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do

pháp luật quy định Về thực chất, đó là “giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước

về mỗi loại công việc nhất định”.Nói một cách cụ thể, thẩm quyền nội dung là thẩm

quyền pháp luật cho phép chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL để giải quyếtcông việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ ,quyền hạn

Trên thực tế, thẩm quyền này được quy định cụ thể trong các văn bảnpháp luật hiện hành Đó là thẩm quyền nội bị giới hạn bởi địa vị pháp lý của cơquan, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.Thông thường, địa vị pháp lýcủa các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền được quy định rất rõ trong một số đạo luật

Trang 9

về tổ chức bộ máy nhà nước như: Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ;Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…hoặc quy định liên quan tớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước.Ngoài ra thẩm quyền về nộidung còn được giới hạn bởi mức độ thực hiện thẩm quyền: nghĩa là các chủ thể cóthẩm quyền có trách nhiệm ban hành VBQPPL để giải quyết công việc phát sinhtrong phạm vi thẩm quyền, phạm vi không gian và thời gian do pháp luật quy định.

Thứ hai: VBQPPL ban hành phải đảm bảo hợp pháp về nội dung

Hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống tập trung, thống nhất từ trung ươngđến địa phương Để đảm bảo tính thống nhất thì VBQPPL phải được ban hành theotrật tự pháp lý từ trên xuống dưới, VBQPPL cấp dưới phải phù hợp với VBQPPLcấp trên Nói cách khác, văn bản đó phải đảm bảo tính hợp pháp

Muốn như vậy, việc trước tiên khi ban hành VBQPPL là phải xác địnhcăn cứ pháp lý để ban hành Trong hoạt động ban hành VBQPPL, căn cứ pháp lý lànhững chuẩn mực pháp luật được quy định trong các văn bản liên quan mà theo đóvăn bản được ban hành hợp pháp Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về việc trìnhbày văn bản với tư cách là căn cứ pháp lý Tuy nhiên, căn cứ pháp lý để ban hànhVBQPPL đảm bảo tính hợp pháp được định hướng viện dẫn theo mục đích ban hànhvăn bản thường là những văn bản quy định về thẩm quyền của chủ thể ban hành vănbản và các văn bản có liên quan đến nội dung dự thảo.Điều đương nhiên là văn bảnđược xác định làm căn cứ pháp lý phải là văn bản đang có hiệu lực pháp lý tại thờiđiểm ban hành văn bản Thông thường, văn bản đóng vai trò là cơ sở pháp lý đảmbảo tính hợp pháp của VBQPPL là văn bản quy định trực tiếp về thẩm quyền củachủ thể ban hành văn bản Hiện nay, thẩm quyền của các chủ thể trong hoạt độngban hành VBQPPL được quy định tại nhiều văn bản khác nhau Muốn xác lập mộtcách chính xác cơ sở pháp lý củaVBQPPL, trước hết cần xác định nội dung côngviệc đó thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nào.Để làm được điềunày, chủ thể ban hành văn bản phải hiểu được các quy định của pháp luật hiện hành

Trang 10

quan về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nói chung và của cơ quan ban hànhVBQPPL nói riêng Ví dụ:Trong quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương về việcphê duyệt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2008, nội dung công việcquy định về lĩnh vực xúc tiến thương mại quốc tế, nên thẩm quyền ban hành văn bản

là Bộ trưởng Bộ Công thương, vì thế văn bản được xác định làm căn cứ cho quyếtđịnh ban hành hợp pháp là văn bản quy định về thẩm quyền, chức năng của Bộtrưởng Bộ công thương, cụ thể là Nghị định của chính phủ quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương.Căn cứ vào văn bảnnày, Bộ trưởng mới đủ thẩm quyền ban hành quyết định và quyết định đó mới đảmbảo tính hợp pháp Trên thực tế, các VBQPPL được ban hành không tồn tại biệt lập

mà giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với những VBQPPL khác trong cùngmột hệ thống Do đó, quyết định trên của Bộ công thương còn viện dẫn những vănbản khác có nội dung liên quan tới quyết định ban hành.Những văn bản này có ýnghĩa đảm bảo cho quyết định được ban hành một cách hợp pháp và thống nhất.Trong ví dụ trên, VBQPPL có chứa đựng nội dung liên quan tới nội dung văn bảnban hành là quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc ban hành quy chếxây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-

2010, là văn bản liên quan trực tiếp tới lĩnh vực xúc tiến thương mại

Thứ nữa, để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung của VBQPPL ngoàiyêu cầu phải đúng về căn cứ pháp lý, VBQPPL còn phải có nội dung phù hợp vớiquy định của pháp luật.Khi xem xét tính hợp pháp về nội dung của VBQPPL người

ta thường chú trọng tới sự phù hợp, thống nhất về mặt nội dung giữa các văn bảntheo nguyên tắc VBQPPL có hiệu lực thấp phải phù hợp với VBQPPL có hiệu lựccao; VBQPPL của cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cấp trên; VBQPPL củacấp địa phương phải phù hợp với cấp trung ương; các VBQPPL cùng thứ bậc hiệulực pháp lý phải hài hòa thống nhất

Trang 11

Trước hết, nội dung hợp pháp thể hiện ở việc VBQPPL phải phù hợpvới nội dung văn bản do cấp trên ban hành Trong nhiều trường hợp, yêu cầu nàycòn được đặt ra theo nguyên tắc: VBQPPL có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợpvới văn bản có hiệu lực pháp lý cao Chẳng hạn để đánh giá tính hợp pháp củaVBQPPL của Chính phủ cần xem xét và đặt văn bản đó trong mối liên hệ với cácVBQPPL khác đã ban hành trước đó của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước và một số văn bản khác có liên quan Cụ thể là Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là văn bản có hiệulực pháp lý thấp hơn pháp lệnh cán bộ công chức do vậy nội dung các quy phạm củaNghị định phải phù hợp với nội dung của Pháp lệnh.Ngoài ra, tính hợp pháp củaNghị định số 35 còn được xem xét đánh giá bởi văn bản có liên quan khác như: Luật

tổ chức Chính phủ…Trong trường hợp ngược lại, nếu nội dung VBQPPL ban hànhkhông phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn thì văn bản đó bất hợp pháp

về nội dung.Ví dụ: như thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tàichính “Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh

nghiệp kiểm toán”, theo khoản 4, phần I của Thông tư thì: “Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán: ngoài các hồ sơ theo quy định của pháp luật phải

có bản sao công chứng chỉ có kiểm toán viên đã được cấp 3 năm trước ngày đăng ký kinh doanh của giám đốc(hoặc phó giám đốc) và bản sao công chứng ít nhất hai chứng chỉ kiểm toán viên của người khác”.Trong khi đó Nghị định 105/2004/NĐ-

CP ngày 30/03/2004 khoản 1 Điều 33 quy định “người quản lý doanh nghiệp là chủ

sở hữu doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công

ty hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên của hội đồngquản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do điều lệcông ty quy định”.Vậy chứng chỉ kiểm toán viên không phải là chứng chỉ mà giámđốc doanh nghiệp kiểm toán phải có trong mọi trường hợp Như vậy, Thông tư do

Trang 12

Bộ tài chính ban hành đã quy định them điều kiện kinh doanh, vừa không phù hợpvới Nghị định của Chính phủ vừa vi phạm khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp “Bộ,

cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân các cấp không được quy định về ngành dhọcphí của Ủy ban nhân dân tinht Thanh Hóa, trong đó quy định mức thu học phí đốivới sinh viên ngành sư phạm như sau: “Đối với sinh viên hệ cao đẳng:100.000đ/sinh viên/tháng; đối với học sinh trung học:80.000đ/học sinh/tháng” Trênthực tế,quy định này tái với nội dung của luật Giáo dục 2005, quy định: “học sinh,sinh viên ngành sư phạm, người theo học nghiệp vụ sư phạm không phải đóng họcphí” và trái với nội dung của Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 củaThủ tướng Chính phủ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm.Với những quyđịnh trên, có thể khẳng định văn bản của Ủỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa khônghợp pháp vì không phù hợp với nội dung các quy định của cấp trên

Về phương diện khác, tính hợp pháp của VBQPPL còn được đánh giátheo nguyên tắc:văn bản của địa phương ban hành phải phù hợp và thống nhất vớivăn bản do trung ương ban hành Nguyên tắc này phản ánh sự phân chia quyền lựctrong hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đồng thời tạo ra sựđồng bộ, thống nhất của hệ thống nhất của hệ thống pháp luật Như vậy trong côngtác ban hành VBQPPL của chính quyền địa phương một đòi hỏi đặt ra là phải đảmbảo tính hợp pháp trong sự phù hợp với các văn bản khác do cơ quan trung ương banhành.Chẳng hạn, khi đánh giá nội dung hợp pháp của VBQPPL do Ủy ban nhân dântỉnh ban hành, cần xem xét nội dung văn bản đó trong mối liên hệ với các văn bản đãban hành của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Bộ , cơ quan ngang Bộ…để đảm bảo sự phù hợp và thống nhất vềcác vấn đề nội dung và hiệu lực pháp lý của văn bản

Ngoài những biểu hiện nêu trên về sự phù hợp với các quy định củapháp luật, tính hợp pháp còn được phản ánh ở việc các chủ thể ban hành VBQPPLđảm bảo sự hài hòa thống nhất về nội dung giữa các văn bản có cùng thứ bậc hiệu

Trang 13

lực pháp lý.Đây cũng là một đòi hỏi đảm bảo cho văn bản ban hành hợp pháp khihình thức văn bản do cùng một chủ thể ban hành nhưng nội dung chứa đựng các vấn

đề điều chỉnh khác nhau Có thể thấy rõ điều này khi xem xét các văn bản hướng dẫnthực hiện Luật, Pháp lệnh của chính phủ Chẳng hạn, để hướng dẫn thực hiện mộtnội dung của luật Lao động năm 1995(sửa đổi bổ sung năm 2002) Chính phủ đã banhành rất nhiều nghị định như nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 vềchính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty Nhà nước, Nghịđịnh số 122/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 quy định danh mục doanh nghiệp khôngđược đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệpkhông được đình công, Nghị định 133/2007/NĐ-CP ngày 08/08/2007 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của BộLuật Lao động về giải quyết tranh chấp về lao động…Các văn bản này vừa phải đápứng vai trò trong việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảođược sự phù hợp, hài hòa, thống nhất về mặt nội dung các văn bản điều chỉnh Đảmbảo đợc yêu cầu này cũng có nghĩa tránh được những trùng lặp, chồng chéo hoặcmâu thuẫn trong nội dung của các VBQPPL cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý.Và nhưvậy, một lần nữa tính hợp pháp được đảm bảo một cách chặt chẽ

Một điểm quan trọng nữa để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung choVBQPPL là phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gianhập

Sự tương thích về nội dung văn bản giữa hệ thống pháp luật trong nước vớicác điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc kí kết phản ánh nhãn quanchính trị của giai cấp lãnh đạo và xu thế tất yếu của xã hội Yêu cầu về sự tươngthích chủ yếu được đặt ra đối với các VBQPPL Điều này thể hiện trong việc đòi hỏi

về sự phù hợp tương ứng với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của các VBQPPL.Trong xu hướng hội nhập và phát triển, tính tương thích trong VBQPPL được đánhgiá là vấn đề quan trọng khi Việt Nam là thành viên của một số tổ chức lớn trên thế

Trang 14

giới và khu vực Vì vậy ngoài yêu cầu phù hợp với quy định của Hiến pháp, cácVBQPPL còn đảm bảo yếu tố bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với với các nguyêntắc cơ bản của pháp luật quốc tế Như vậy, sự tương thích, đặc biệt là tính minhbạch, rõ rang và khả thi trong VBQPPL mà Nhà nước Việt Nam ban hành liên quantrực tiếp đến nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, có tácdụng to lớn trong việc phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình giao lưuquốc tế, hội nhập khu vực và quốc tế, quá trình đàm phán để kí kết các hiệp địnhthương mại với các nước, đặc biệt khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổchức thương mại thế giới WTO đòi hỏi Nhà nước ta phải kí kết, gia nhập rất nhiềuđiều ước quốc tế Các cơ quan nhà nước khi ban hành VBQPPL phải tìm hiểunghiên cứu các điều ước quốc tế đó để áp dụng cho đúng.

Thứ ba:VBQPPL phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tụcxây dựng, ban hành

VBQPPL là nhóm văn bản có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnhcác quan hệ xã hội Do vậy, yêu cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạtđộng xây dựng và ban hành VBQPPL là rất cần thiết Theo quy định của Luật Banhành VBQPPL năm 2008, Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân năm 2004 thì quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL gồm: Lậpchương trình xây dựng VBQPPL; soạn thảo; thẩm định; lấy ý kiến đóng góp; thẩmtra; trình; thông qua; công bố VBQPPL Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hànhVBQPPL phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quyđịnh của pháp luật Nếu không VBQPPL đó sẽ bị coi là không hợp pháp Vídụ:Trường hợp dự thảo văn bản không gửi đến cơ quan có liên quan để lấy ý kiến vềcác vấn đề có liên quan, cần phải giải quyết liên ngành; không gửi tới cơ quan thẩmtra, thẩm định là vi phạm thủ tục, không đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.Trongtrường hợp này, VBQPPL sẽ bị xử lí vì trái pháp luật về thủ tục ban hành mặc dùvăn bản có hình thức, nội dung đúng pháp luật Việc tuân thủ những quy định về

Trang 15

trình tự, thủ tục trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL của các chủ thể cóthẩm quyền theo luật định là điều kiện để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủnghĩa, một nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ tư: VBQPPL ban hành tuân theo những quy định của pháp luật vềthể thức, kỹ thuật trình bày

Trong hoạt động ban hành VBQPPL, những quy định về thể thức và kỹthuật trình bày đóng vai trò khá quan trọng Nếu VBQPPL không tuân theo các quyđịnh pháp luật về thể thức và kỹ thuật trình bày thì văn bản cũng sẽ không đảm bảotính hợp pháp Thể thức là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồmnhững thành phần chung áp dụng đối với mỗi loại văn bản và các thành phần bổsung trong các trường hợp cụ thể Hiện nay, thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPLđược quy định trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày06/05/2005 hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản; quyết định số 20/2002/QĐ-KHCN ngày 31/12/2002 của Bộ Khoa học và công nghệ ban hành Tiêu chuẩnViệt Nam số 5700 năm 2002 quy định kết cấu hình thức của văn bản trong đó cóVBQPPL, Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ban hành Quy chế về kĩ thuật trìnhbày dự thảo VBQPPL của Quốc hội và UBTVQH ngày 03/07/2007 Theo đó, nhữngquy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản là tất cả những quy định liên quanđến: tiêu đề, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, tên loại văn bản…

Để VBQPPL ban hành đảm bảo tính hợp pháp, chủ thể có thẩm quyềnkhi ban hành văn bản cần chú ý cách thức trình bày theo quy định của pháp luật.Đồng thời văn bản còn phải được trình bày theo bố cục, kết cấu phù hợp với hìnhthức và nội dung văn bản cần ban hành

3.Các yêu cầu để đảm bảo tính hợp Hiến, tính Hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật

Tất cả những quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành, quy trìnhban hành, nội dung của văn bản, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt độngu ban hành

Trang 16

VBQPPL đã đưa hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL của cơ quan nhà nướcvào một trật tự nhất định Đặc biệt, trật tự mà hệ thống VBQPPL cần phải tuân theonhững quy định mang tính nguyên tắc, trên cơ sở thẩm quyền và địa vị pháp lý củatừng cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội Một trong nhữngnguyên tắc đó là các VBQPPL phải đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp Nguyêntắc này đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 vàĐiều 3 Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm

2004 Muốn thực hiện được nguyên tắc đó cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất; đáp ứng yêu cầu chặt chẽ từng nhiệm vụ của quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

Trước hết trong quá trình lập chương trình xây dựng VBQPPL các cánhân, tổ chức có thẩm quyền khi lập chương trình xây dựng văn bản cần dựa trên cơ

sở quy định của Hiến pháp, pháp luật…để đưa ra chương trình xây dựng VBQPPLhợp lý nhằm đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp của VBQPPL

Tiếp theo trong quá trình soạn thảo VBQPPL các chủ thể có thẩmquyền phải nghiên cứu rất kỹ quy định của Hiến pháp, VBQPPL có hiệu lực cao hơn

để cụ thể hóa vào nội dung của dự thảo và đảm bảo sự phù hợp, thống nhất về nộidung với các VBQPPL do cơ quan nhà nước cùng cấp ban hành Đây là một trongnhững giai đoạn quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp củaVBQPPL Khi soạn thảo, ban hành mới một VBQPPL hoặc sửa đổi , bổ sung, thaythế một văn bản đã được ban hành trước đó, người soạn thảo(tổ chức hoặc cá nhân)

có trách nhiệm đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp của văn bản được soạn thảovới hệ thống pháp luật hiện hành trên cơ sở cân nhắc thứ bậc hiệu lực pháp lý caohơn, không có mâu thuẫn trong nội tại văn bản, không có mâu thuẫn giữa văn bảncủa cấp trên với cấp dưới, không mâu thuẫn với văn bản của các cơ quan ngang cấp.Các nguyên tắc trên được thể hiện rõ trong nội dung luật ban hành V naBQPPL năm

2008 và luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân ,Ủy ban nhân dân năm

Trang 17

2004 Ngoài ra để khắc phục phần nào tình trạng vi Hiến, bất hợp pháp trong hệthống VBQPPL, Điều 9 Luật ban hành VBQPPL 2008 xác định cụ thể nguyên tắcsửa đổi , bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành đối vớiVBQPPL vi phạm.

Trong quá trình lấy ý kiến đóng góp: các chủ thể có thẩm quyền phảinghiên cứu tiếp thu những ý kiến hợp lý, và các ý kiến đó phải được đưa vào hồ sơ

để các cơ quan liên quant ham khảo trong quá trình thẩm định, thẩm tra, xem xétthông qua văn bản, nhất là những ý kiến đóng góp nhằm đảm bảo tính hợp Hiến vàtính hợp pháp của VBQPPL

Tiếp nữa trong quá trình thẩm định, thẩm tra: đảm bảo tính hợp Hiến,tính hợp pháp của VBQPPL là một trong những nội dung quan trọng mà cơ quanthẩm định, thẩm tra phải tiến hành, theo đó cần xác định: sự phù hợp của các quyđịnh với Hiến pháp và pháp luật hiện hành, xem xét tính đồng bộ của nội dung dựthảo văn bản với các VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc ngang bằng có liênquan đến dự thảo văn bản cần thẩm định, thẩm tra, đảm bảo sự ,phù hợp giữa cácquy định trong dự thảo với các quy định hiện hành, loại trừ tình trạng chồng chéomâu thuẫn giữa các VBQPPL với nhau

Theo quy định của pháp luật Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định các

dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảoquyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng dân tộc, các Ủy ban củaQuốc hội Thẩm tra các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốchội và Ủy ban thường vụ Quốc hội

Ở địa phương, hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồngnhân dân cấp tỉnh do các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện, thẩm định dự thảoquyết định, chỉ chị của Ủy ban nhân dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Sở

Trang 18

Tư pháp, phòng Tư pháp thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân thông qua.(thiếu……… )

Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Nghị định số 139/2003/NĐ-CP ngày14/11/2003 kiểm tra, rà soát, xử lý VBQPPL thì văn bản sau khi ban hành sẽ được

cơ quan có thẩm quyền kiểm tra Nội dung kiểm tra VBQPPL là sự phù hợp của vănbản với Hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên, sự phù hợp của hình thức và nội dung văn bản đó; sự phù hợp nội dung cảuvăn bản với thẩm quyền cảu cơ quan ban hành văn bản, sự thồn nhất giữa VBQPPLhiện hành với VBQPPL mới được ban hành của cùng một cơ quan ( Điều 88 ) Giámsát, kiểm tra tính hợp Hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của VBQPPL tập trungvào những điểm chính sau đây:

1.Cần xem xét sự phù hợp của các quy định của văn bản với tinh thần và cácnguyên tắc của đạo luật cơ bản và đánh giá sự phù hợp của văn bản với các quy địnhcủa VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn theo nguyên tắc văn bản của cơ quân cấpdưới không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên Đồng thời, xem xét xự phùhợp cảu VBQPPL cảu Ủy ban nhân dân với nghị quyết của Hội đồng nhân dân

2.Phất hiện những điểm mâu thuẫn cảu VBQPPL được kiểm tra với cácVBQPPL khác của chính cơ quan ban hành đó; Đánh giá tính thống nhất cuả cácquy định trong cùng một loại văn bản là đối tượng kiểm tra; ơhát hiện VBQPPL do

Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành có trái với quy định trong thông tư của Bộ, cơ quanngang Bộ khác

CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP HIẾN, TÍNH HỌP PHÁP VÀ TÍNH THỐNG NHẤT CẢU VĂN BẢN QUY PHẠP PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 19

2.1 Nhìn chung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đuề đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất.

Qua hơn 20 mươi năm thực hiện đổi mới, các VBQPPL được ban hành trongthời gian vừa qua không chỉ tăng về số lượng mà cả chất lượng, kịp thời thể chế hóađường lối đổi mới của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại, hóa đất nước,bảo vệ các quyền tự do của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, phục vụ cho yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và yêu cấu của quá trìnhhội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Thực tế cho thấy đa số các VBQPPL đã đáp ứng được yêu cầu về tính hợpHiến, hợp phá và tính thống nhất Về cơ bản VBQPPL được ban hành tuân thưo quytrình soạn thảo, xây dựng như quy định của Luật ban hành VBQPPL, từ lập dự kiếnchương trình, tiến hành soạn thảo đến khảo sát thực tế, lấy ý kiến đống góp, tổ chứcthẩm tra, thẩm định, thông qua công bố văn bản Đồng thời trong quá trình triển khai

áp dụng VBQPPL trong thực tế cũng như trong quá trình kiểm tra, rà sóat, xử lýVBQPPL các chủ thể có thẩm quyền đã có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng vàcũng đã cơ bản thực hiện đúng các trình tự thủ tục để ban hành VBQPPL đảm bảotính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất

Trước hết về tính hợp Hiến của VBQPPL: hiện nay trên thực tế, có thể thấy

về cơ bản các VBQPPL đã phù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp năm

1992 Các VBQPPL điều chỉnh mọi lĩnh vực khác nhau nói chung đã phù hợp vớiHiến pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước Trong đó, điển hình làlĩnh vực đất đai: Hiến pháp năm 1992 đã xác định đất đại và các tài nguyên thiênnhiên khác thuộc sở hữu toàn dân ( thoe tinh thần quy định cảu Điều 17 Hiến phápnăm 1992 ) và quy định… “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quyhoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đính và có hiệu quả” ( Điều 18).Như vậy Hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cảu ngành luật đất đai và từ

đó Nhà nước đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh

Trang 20

vực này, nhiều VBQPPL đã lần lượt ra đời điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực này.Nhiều VBQPPL đã lần lượt ra đời điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực đất đai, từ vấn đềquản lý nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chế độ

sử dụng các loại đất đến việc định giá đất; đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất,thu tiền sử dụng, tiền thuế đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết

tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lí vi phạm pháp luật về đất đai… “ Từ năm 1993 đến nay, Nhà nước ở trung ương đã ban hành hơn 200 VBQPPL về quản

lí sử dụng đất đai, trong đó có Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp , Luật thuế chuyển quyền srư dụng đất và nhiều đạo luật khác có liên quan, 8 pháp lệnh, 1 nghị Quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết cảu Ủy ban thường vụ Quốc hội, 3 nghị quyết của Chính phủ, 11 thông tư của Tổng cục Địa chính, 25 thông tư lien bộ, 23 thông tư của các Bộ, ngành liên quan,” … Đắc biệt cần phải kể tới Luật đất đai năm 2003 và

các nghị định hướng dẫn thi hành , như Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày29/10/2004 về thi hành Luật đất đai hay Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 189/2004/NĐ-CP về cơ bản các văn bản này đềphù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lý và sửdụng đất

Thứ hai, về tính hợp pháp của VBQPPL: Trong thực tiễn hầu như các

VBQPPL đều đảm bảo tính hợp pháp Như đã nói ở trên, một trong những biểu hiệnchủ yếu của tính hợp pháp của VBQPPL là phù hợp với nội dung các văn bản do cấptrên ban hành Để làm rõ hơn về điều này, có thể chứng minh thông qua lĩnh vực hônnhân và gia đình Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự ổnđịnh và phát triển của xã hội, luôn quan tâm và coi trọng việc ban hành các văn bảnpháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Thực tếthời gian qua cho thấy, pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta ngày càngđược hoàn thiện, thể hiện quan điểm, truyền thống lập pháp của Nhà nước và đường

Ngày đăng: 02/04/2013, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w