Thứ nhất, nội dung VBQPPL trái quy định pháp luật hiện hành thẻ hiện trong việc không viện dẫn cơ sở pháp lý hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý.
Thông thường, chủ thể ban hành VBQPPL phải căn cứ vào văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, phải xác định đủ văn bản làm căn cứ pháp lý để ban hành văn bản mới. Tổng hợp các báo cáo tình hình xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý.
Hội đồng nhân dân huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Văn bản này đã không lấy Luật Đất đai năm 2003 làm cơ sở pháp lý điều chỉnh nội dung.
Thứ hai, nội dung VBQPPL trái với văn bản cấp trên, thực tế cho thấy, khá nhiều ,VBQPPL có nội dung trái với nội dung văn bản của cấp trên thậm chí vi phạm Hiến pháp vẫn được ban hành áp dụng trong thời gian dài. Có thể chứng minh thực trạng này thông qua một số vi dụ sau: Quyết định số 14/2004/QĐ-UB ngày 23/04/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, quy định về việc quản lý, giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia, có nội dung: “ Người đứng đầu các doanh nghiệp, đơn vị, hiệu trưởng các trường học, nếu không thực hiện đúng các cam kết về việc tiếp nhận người hôi gia vào làm việc và học tập, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính”. Trong khi đó,Điều 3
Nghị định 134/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: “ các văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành không được quy định hành vi vi phạm hành chính, hính thức và mức xử phạt:. Như vậy, có thể thấy Quyết định số 14 của Ủy ban nhân dân thành phố Hố Chí Minh có nội dung trái với nội dung do văn bản cấp trên ban hành và văn bản này không thể kà văn bản hợp pháp được.
Và gần đây nhất, Thông tư số 01/2006/TT-BCA của Bộ công an khi hướng dẫn thi hành Điều 35 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã đưa ra quyết định: “ Khi
đưa ra tiến hành triệu tập để lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong các vụ án hình sự thược các đối tượng dưới đây thì Điều tra viên phải cân nhắc cụ thể từng trương họp để đề xuất thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án ký giấy triệu tập hoặc giấy mời đến trụ sở Cơ quan điều tra để lấy lời khai hoặc có thể lấy lời khai ỏ tại nơi ở, nơi làm việc của họ, đó là những đối tượng như: Người có chức sắc trong các tôn giáo như: Giám mục, Linh mục trong Đạo thiên chúa, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong phạt giáo…” Trong khi đó quy định
tại Điều 35 Bộ luật tố tụng hính sự, điều tra viên có quyền ký giấy triệu tập những người tham gia tố tụng mà không phân biệt người đó là ai.Theo thông tư này thì đối với những người tham gia tố tụng là các đối tượng trên thìđiều tra viên không có quyền ký giấy trệu tập.Nooài ra, trongBộ luật Tố tụng Hình sự quy định để lấy lời khai người tham gia tố tụng chỉ có một hình thức văn bản duy nhất là giấy triệu tập nhưng Thông tư số 01 đã bổ sung thêm một hình thức đó là giấy mời, thay cho giấy triệu tập. Như chúng ta đều biết, sự khác nhau giữa giấy mời và giấy triệu tập, đó là giấy triệu tập man tính chất bắt buộc còn giấy mời mang tính chất tưự giác, không bắt buộc, người được gửi giấy mời có thể lựa chọn đến hoặc không đến. Như vậy Thông tư số 01 đã phân biệt đối tượng tham gia tố tụng và trái với quy định của Bộ
luật Tố tụng hính sự, đồng thời trái cả nguyên tắc “ mọi công dân có quyêền bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp cũng như Bộ luật tố tụng hình sự quy định.