VN chính thức đặt quan hệ hợp tác với HQ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động từ năm 1993 .Đến nay, sau hơn 9 năm hợp tác, VN là nước đứng đầu trong số 15 nước thực hiện chương trình EPS vớ
Trang 1MỤC LỤC
A- LỜI MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 2
I- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC 2
1) Khái quát chung: 2
1.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc 2
1.2 Các chính sách, giải pháp của Việt Nam trong việc tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc 5
2) Thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc 8
2.1 Thuận lợi : 8
2.2 Khó khăn : 9
II- KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI 12
C- KẾT LUẬN 15
D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC.
A- LỜI MỞ ĐẦU
Với quá trình hội nhập và phát triển mở cửa đất nước ra bên ngoài, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi Và chúng ta đang đưa ra những chính sách cũng như các giải pháp giúp quá trình này thực hiện một cách hiệu quả, nhanh chóng và đồng bộ hơn Đi đôi với việc thực hiện tốt quá trình này chúng ta cũng cần phải giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã hội như lạm phát, vấn đề về cơ sở hạ tầng…Trong đó vấn đề về việc làm cũng được đặt ra là vấn đề quan trọng bức thiết cần được giải quyết ổn định xã hội Và xuất khẩu lao động sang các nước phát triển đang là chương trình trọng điểm của quốc gia nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và hỗ trợ nhiều địa phương thoát nghèo
Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia
và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau Đồng thời, hoạt động này đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt Tuy nhiên, xung quanh hoạt động XKLĐ đang tồn tại nhiều vấn
đề cần phải giải quyết Chúng ta đã và đang xuất khẩu lao động sang nhiều thị trường như Đài Loan, Mỹ, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga… Trong đó Hàn Quốc lâu nay vẫn được xem là thị trường chiến lược đối với ngành xuất khẩu lao động ở nước ta VN chính thức đặt quan hệ hợp tác với HQ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động từ năm 1993 Đến nay, sau hơn 9 năm hợp tác, VN là nước đứng đầu trong số
15 nước thực hiện chương trình EPS với gần 60.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc Hoạt động xuất khẩu lao động sang nước này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân người lao động và cho cả quốc gia Nhưng hiện nay ngành xuất
khẩu lao động đang đứng trước nguy cơ mất thị trường Hàn Quốc
Vậy thuận lợi của lao động Việt Nam khi xuất khẩu sang nước này là gì, những khó khăn nào còn tồn tại , đâu là nguyên nhân và lối thoát nào cho vấn đề này? Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của việc phải tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm chúng em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc”
Trang 3B-NỘI DUNG
I- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC.
1) Khái quát chung:
1.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc:
Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác
đã trở thành hiện tượng khá phổ biến Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn (unskilled labor, less-skilled labor) hay lao động chân tay (blue-collar workers) là hiện tượng tương đối mới Ở VN vấn đề xuất khẩu lao động trong nhưng năm gần đây khá là phát triển Lao động VN chủ yếu xuất khẩu sang các nước như Đài Loan ,Hàn Quốc ,Singapore ,Malaysia ,và gần đây là thêm các nước vùng Trung Đông như LiBi
Số lượng người lao động cũng phân bố khác nhau ở các địa bàn Theo số liệu tổng kết của Bộ LĐ – TB & XH, từ năm 2007 đến tháng 6/2010 có 282.106 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (biểu đồ 1.1)
0
20
40
60
80
100
Số lượng lao động Việt Nam lao động xuất
khẩu ở các quốc gia và vùng lãnh thổ (nghìn
người)
Đài Loan Malaysia Hàn Quốc Trung Đông Nhật Bản Châu Phi
(Biểu đồ 1.1- Số liệu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Trang 4Trong đó:
• Đài Loan 89.887 người;
• Malaysia 39.817 người;
• Hàn Quốc 39.382 người;
• Nhật Bản 19.590 người;
• Khu vực Trung Đông 32.196 người;
• Khu vực châu Phi 12.092 người
-VN chính thức đặt quan hệ hợp tác với HQ trong lĩnh vực xuất khẩu ld từ năm
1993 - Trước đây, ta đưa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh thông qua một số doanh nghiệp dịch vụ Từ năm 2004, theo Luật Cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc, hai bên đã ký thỏa thuận về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động chỉ phải chịu chi phí 700 USD trước khi đi
- Đến nay, sau hơn 9 năm hợp tác, VN là nước đứng đầu trong số 15 nước thực hiện chương trình EPS với 55.608 LĐ đang làm việc tại Hàn Quốc
Theo ông Lee Muyng Hee-Trưởng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam thì: năm 2010, chỉ tiêu tiếp nhận lao động mà Hàn Quốc dành cho Việt Nam là 12.500 người Trong kỳ thi thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn hồi tháng 4 đã có 30.571 người đăng ký dự thi và đã có 10.678 người đỗ, chiếm 30,5% Đến nay, số lao động đã làm hồ sơ dự tuyển gửi sang Hàn Quốc là 9.700 người
9 tháng đầu năm 2010, tổng số lao động nước ngoài được nhập cảnh vào Hàn Quốc
là 20.200 người, trong đó Việt nam đã có 3.209 lao động, chiếm 15,9%, đứng đầu trong số 15 quốc gia phái cử
-Lao động VN xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều thứ hai chỉ sau Đài Loan, chiếm xấp xỉ 11,5% trong tổng số lao động xuất khẩu Trong đó lao động nam chiếm 87% số lao động tại Hàn Quốc
Trang 5Nhật Bản 8% Hàn Quốc
12%
Đài Loan 29%
Malaysia 4%
UAE 7%
Khác 40%
Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước
-Tiền từ các hợp đồng với công ty Hàn Quốc sử dụng lao động VN và tiền từ người lao động gửi về làm tăng nguồn ngoại hối của quốc gia Hằng năm ngoại hối
do lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc gửi về qua đường chính thức khoảng 760 triệu USD
-Cơ cấu lao động VN sang HQ là: tập trung vào các nghành là công nghiệp ,thuyền viên ,xây dựng Trong đó sử dụng lao động xk nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 87% Số còn lại làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và thủy sản
Lượng lao động đã qua đào tạo tăng qua các năm Từ năm 2006 đền năm 2008 tăng 7564 người (năm 2006 là 10577 người,năm 2008 là 18141 người)
Trang 6Hàn Quốc
Lao động lành nghề
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước
1.2 Các chính sách, giải pháp của Việt Nam trong việc tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc
- Nhà nước đã đưa ra bộ luật cho người lao động ở nước ngoài:
Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
Điều 5 của Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định chính sách của nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
như sau:
1 Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài
2 Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
3 Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị
Trang 7trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo lao động quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động
4 Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc nước ngoài
5 Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao, khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài
- Đã thành lập hiệp hội xuất khẩu lao động VN (VAMAS)
Hiệp hội xuất khẩu lao động VN( "Vietnam Association of Manpower
Supply") thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 2004 đã đưa ra được điều lệ của hiệp hội xuất khẩu lao động.
(Đã được thông qua tại Đại hội thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 2004 và Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 41/2004/QĐ-BNV, ngày 21 tháng 5 năm 2004)
Tính chất Hiệp hội
Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam là một tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp, đại diện cho quyền lợi và lợi ích của cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam (Hội viên của Hiệp hội),
Mục đích của Hiệp hội
Nhằm phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các nhà quản lý về hoạt động xuất khẩu lao động, các cơ quan hữu quan, tổ chức và
cá nhân ở trong nước và ở nước ngoài quan tâm đóng góp, tạo điều kiện phát triển
sự nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam;
Vận động tập hợp, động viên khuyến khích hội viên nâng cao kiến thức, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, hỗ trợ nhau có hiệu quả, tạo điều kiện cho các hội viên phát triển bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên
- Có nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động
- Hỗ trợ tiền cho người lao động học nghề để xuất khẩu lao động ( tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện)
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết, theo quyết định mới đây của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đối tượng có nguyện vọng và có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài có hộ khẩu tại địa phương sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền
Trang 8học nghề, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu lao động
- Khuyến khích hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp ( tỉnh Thanh Hóa thực hiện)
Tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XV đã thông qua các chính sách lớn hỗ trợ NLĐ trong đào tạo nghề, vay vốn ,…
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững với nhiều chính sách khác nhau, trong đó tập trung vào 5 giải pháp trọng tâm:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài
Từ năm 1996 đến nay, Chính phủ đã lần lượt ban hành 4 Nghị định, đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để phát triển trong thời gian tới
- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận
và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc
Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng
ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ Hàn Quốc trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở Hàn Quốc
Bộ LĐ-TB&XH cùng các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài
Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động Tại các các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Trang 9phải có trách nhiệm cử đại diện các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi người lao động
- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự
bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài
Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc
- Marketing trong XKLĐ :
Tiến hành nghiên cứu thị trường XKLĐ phân tích và đưa ra những chiến lược
là sách lược cho hoạt động xklđ và các biện pháp tiến hành cho từng điều kiện cụ thể
Quảng bá hàng hóa sức lao động Đây chính là việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa sức lao động Việt Nam
2 Thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu lao động sang thị
trường Hàn Quốc
2.1 Thuận lợi :
- Một là, VN có nguồn lao động dồi dào ,giá nhân công rẻ ,hơn nữa lao
động VN có truyền thống cần cù ,chăm chỉ ,ham học hỏi tiếp thu cái mới , nên là nơi được các nhà sử dụng lao động nước ngoài muốn hợp tác để thuê lao động
- Hai là, lao động ngày càng được đào tạo bài bản , tay nghề được nâng cao
nhiều hơn Nếu số ld đã qua đào tạo xuất khẩu sang HQ năm 2006 là 10577 thì đến năm 2008 là 18141 ,như vậy là tăng 7564 lao động hay hơn 71 %
- Ba là, Thủ tục để sang Hàn quốc làm việc ngày 1 đơn giản hơn với mức
chi phí thấp Không đòi hỏi trình độ tay nghề, chỉ cần vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn và với chi phí hơn 600USD, LĐVN đã có cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình thực hiện theo Luật cấp phép cho LĐ nước ngoài (EPS) Người lao động nước ngoài nói chung cũng như người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này được pháp luật Hàn Quốc bảo vệ, được đối xử bình đẳng và hưởng những quyền lợi cơ như người lao động Hàn Quốc Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đều có việc làm và thu nhập ổn định Mức thu nhập trung bình khoảng trên 1000 USD/ người/tháng Nếu làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì người lao động được hưởng tiền lương cao hơn Với những ưu đãi trên, Hàn Quốc là mảnh đất khá màu mỡ để người lao động nhắm đến, nhất là lao động muốn thoát nghèo
Trang 10- Bốn là, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách để đẩy mạnh XKLD Tháng
4/2009 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án hỗ trợ 61 huyện nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động cũng là một yếu tố tích cực, hỗ trợ cho thị trường lao động xuất khẩu lao động Việt Nam có điều kịên đối phó với khó khăn thực tại, có cơ hội đầu
tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực và sãn sàng cung ứng kịp thời khi nền kinh
tế thế giới bắt đầu hồi phục, có tác động tốt tới những thị trường truyền thống với lao động Việt Nam Rất nhiều đề án đào tạo ,nâng cao chất lượng lao động được giao cho các cơ quan chức năng thực hiện Bộ ngoại giao phối hợp với bộ LĐ TB&XH luôn tìm kiếm và kí kết nhiều bản hợp đồng XKLĐ sang HQ
- Năm là, Hàn Quốc là 1 đất nước có nền chính trị ổn định Người lao động
khi sang đây được hưởng chế độ và làm việc theo thời hạn trong hợp đồng Tình hình chính trị có ảnh hưởng không hề nhỏ tới vấn đề xuất khẩu lao động Như ta biết vào năm 2011 tại Libya đã xảy ra biến cố chính trị khiến hàn nghìn lao động
VN tại đây hoang mang ,lo sợ và rất khó khăn mới có thể trở về nước được
2.2 Khó khăn :
Nhưng hiện nay ngành xuất khẩu lao động đang đứng trước nguy cơ mất thị trường Hàn Quốc, thực trạng của tình hình này được trình bày rõ hơn dưới
đây
- Một là, thời gian qua, số lượng người lao động nước ngoài, đặc biệt là
lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đang ở mức đáng lo ngại và
ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam nói chung
và quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng.Theo thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, trong tổng số trên 60.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, có 8.780 người đang cư trú bất hợp pháp, đứng đầu về số lượng so với các quốc gia phái cử (Trung Quốc là 5.100 người; Philippin là 4.958 người; Indonesia là 3.728 người; Mông Cổ là 3.515 người; Thái Lan là 3.216 người) Nghiêm trọng hơn là tình trạng người lao động bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc cũng tăng lên trong thời gian gần đây
- Hai là, người lao động Việt Nam cũng bị phía Hàn Quốc xếp vào tốp dẫn
đầu so với các nước khác về yêu cầu đòi chuyển đổi chỗ làm việc với các lý do
không chính đáng (chiếm tỷ lệ 32%)
Đặc biệt chủ sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp bày tỏ
sự không hài lòng với người lao động Việt Nam đang tăng lên, đã phần nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn lao động Việt Nam trên mạng Internet Từ các phàn nàn này, các Hiệp hội Ngư nghiệp, Hiệp hội Nông nghiệp, Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đã có những đánh giá không tích cực về lao động Việt Nam Đây thực sự là thông tin buồn đối với ngành xuất khẩu lao động vốn đang gặp