1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

56 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 547,5 KB

Nội dung

Là một sinh viên khoa Ngân hàng - Tài chính hiện đang thực tập tại PhòngQuan hệ Khách hàng Doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần côngthương Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội, tôi nhậ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và NhàNước, nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước vượt qua những khó khăn vàngày càng phát triển mạnh mẽ, từng bước hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thếgiới Công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế đất nước được xác định

là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian tới Muốn vậy, phải đáp ứng đượcnhu cầu vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinhdoanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến từ đótạo đà cho sự phát triển Nguồn vốn trung và dài hạn đóng một vai trò hết sức quantrọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ này Tuy nhiên, có nguồn vốn trung

và dài hạn thôi là chưa đủ mà phải biết sử dụng nguồn vốn đó một cách hợp lý, gắnliền với nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn thì mới phát huy được vai tròtích cực của nguồn vốn này

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với sự bùng nổ của khoahọc công nghệ, nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư của các doanh nghiệpngày càng cao Các ngân hàng thương mại, với tư cách là trung tâm tiền tệ của nềnkinh tế, đảm nhận trọng trách cân bằng cung - cầu về vốn cho toàn xã hội Cùng vớicác hoạt động tín dụng ngắn hạn truyền thống, hoạt động tín dụng trung và dài hạncủa các ngân hàng thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, tuy nhiên vẫncòn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn Gần đây, trước những biến động bất

ổn của nền kinh tế thị trường, chúng ta không thể nào dự đoán hết được những rủi

ro có thể xẩy ra, cũng như đo lường được những ảnh hưởng của nó tới hoạt động tíndụng nói chung, và tín dụng trung và dài hạn nói riêng Tuy nhiên, do nhiều yếu tốchủ quan lẫn khách quan mà hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụngtrung và dài hạn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Những rủi ro đó có thể sẽ ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của ngân hàng và sự ổn định của hệ thống tài chính nóichung Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là mối quan tâm hàngđầu của các ngân hàng và của các nhà quản lý kinh tế

Là một sinh viên khoa Ngân hàng - Tài chính hiện đang thực tập tại PhòngQuan hệ Khách hàng Doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần côngthương Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội, tôi nhận thấy những khó khăn, thách thức

về chất lượng tín dụng trung và dài hạn mà ngành Ngân hàng nói chung và Ngânhàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội đang gặp

phải, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài viết chuyên đề thực tập là: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội” Đây là một đề tài mà tôi nhận

thấy hết sức thiết thực đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiện nay tại Chinhánh

Nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ và giải quyết vấn đề, bài viết kết cấu gồm 3chương như sau:

Trang 2

Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của

Ngân hàng thương mại.

Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại

vietinbannk, chi nhánh Bắc Hà Nội.

Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

tại vietinbanhk, chi nhánh Bắc Hà Nội.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viếtkhông thể tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự góp ý củacác thầy cô giáo, cũng như từ phía đơn vị thực tập là Vietinbank, chi nhánh Bắc HàNội để bài viết chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS.PhanThị Thu Hà, Ban lãnh đạo Vietinbank, chi nhánh Bắc Hà Nội, cùng các anh, chịtrong Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôitrong quá trình thực tập và giúp tôi hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI

HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng trung và dài hạn.

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các trung gian tài chính nói chung

và của các ngân hàng thương mại nói riêng Hoạt động tín dụng đã trải qua quá trìnhphát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng thươngmại Ngày nay, nền kinh tế càng phát triển, càng có nhiều khái niệm và cách hiểukhác nhau về tín dụng, nhưng về bản chất thì tín dụng là một quan hệ vay mượngiữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc

và lãi, biểu hiện sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị giữa người sở hữusang người sử dụng Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là chức năng cơ bảnkhông thể thiếu Khái niệm tín dụng ngân hàng như sau:

Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tàisản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụngvới bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đóbên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất địnhtheo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi chobên cho vay khi đến hạn thanh toán

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại tín dụng, trong đó tiêu thức thờihạn tín dụng được sử dụng phổ biến nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất đối vớingân hàng thương mại Nó phản ánh khả năng hoàn trả, mức độ rủi ro cũng như cóảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của ngân hàng Căn cứtheo thời hạn, tín dụng ngân hàng được chia thành các loại sau:

Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và được sử dụng

để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp, và nó còn cóthể được vay cho những tiêu dùng cá nhân

Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 - 5 năm Loại hình tín

dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổimới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồivốn ngắn

Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên Loại hình tín

dụng này được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như: đầu tư xây dựng các xínghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ và mở rộng sảnxuất,…

Như vậy, tín dụng trung và dài hạn là các khoản tín dụng có thời hạn từ 1năm trở lên, nó được dùng để hình thành vốn cố định của khách hàng, mua sắm máymóc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp để từ đó cải tiến

Trang 4

công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thịtrường,…

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của tín dụng trung và dài hạn.

Tín dụng trung và dài hạn có những đặc điểm cơ bản quan trọng như sau:

 Tín dụng trung và dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ trongviệc mua sắm, tạo lập tài sản cố định Do đó, đối tượng cho vay chủ yếu của cácngân hàng thương mại trong hình thức tín dụng này là vốn thiếu hụt tạm thời củacác doanh nghiệp

 Do gắn liền với tài sản cố định và vốn cố định của khách hàng nên tín dụngtrung và dài hạn của ngân hàng thương mại thường có quy mô lớn và gắn liền vớicác dự án đầu tư Trong đó, tín dụng trung hạn thường đầu tư theo chiều sâu, còn tíndụng dài hạn lại thường tập trung cho các dự án đầu tư mở rộng

 Tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại thường có giá trị lớn,thời gian hoàn vốn chậm, có rủi ro cao hơn so với tín dụng ngắn hạn Nguồn trả nợcho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần từ lợi nhuận củachính sách dự án mang lại Vì vậy, khách hàng chỉ có thể hoàn trả khoản vay có quy

mô lớn thành nhiều lần khác nhau, thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm

 Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường lệ thuộc vào lãi suất chung của nềnkinh tế Do việc cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn rủi ro cao, thêm vào đó, ngânhàng không thể sử dụng nguồn vốn một cách chủ động và linh hoạt trong một thờigian dài, vì thế lãi suất cho vay trung và dài hạn luôn cao hơn so với lãi suất cho vayngắn hạn Lãi suất này có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, nhưngcũng có thể quy định một lãi suất lên xuống tuỳ theo biến động của thị trường

 Các khoản tín dụng trung và dài hạn tiềm ẩn những rủi ro cao nên lợi nhuận kỳvọng mà ngân hàng thương mại đặt ra khi cho vay càng lớn, chính vì thế hoạt độngcấp tín dụng trung và dài hạn thường mang lại cho các ngân hàng thương mại nhữngkhoản thu nhập lớn Biểu hiện cụ thể thông qua lãi suất cho vay trung và dài hạnthường cao để bù đắp cho những chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động nguồnvốn và bù đắp rủi ro

1.1.3 Phân loại tín dụng trung và dài hạn.

1.1.3.1 Tín dụng theo dự án.

Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn được cấp cho vay đối với các dự

án Do đặc điểm của các dự án được tài trợ, ngân hàng chỉ có thể thu hồi được vốn

từ nguồn thu nhập tạo ra khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, đồng thời phảichịu rủi ro trong trường hợp dự án không thành công Hình thức cho vay nàythường được áp dụng cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

Hình thức này có những thuận lợi nhất định cho khách hàng lẫn ngân hàng.Hình thức này cho phép ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư, trực tiếptham gia điều hành, giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn được sử

Trang 5

dụng đúng mục đích Đối với khách hàng vay, họ không phải trả gốc và lãi theođịnh kỳ như các hình thức vay khác, mà chỉ đến khi kết thúc dự án mới tiến hànhthanh toán cho ngân hàng.

Tín dụng trung và dài hạn theo dự án gồm 2 hình thức như sau:

a Cho vay trực tiếp theo dự án.

Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thịtrường Các ngân hàng thương mại riêng lẻ tiến hành tài trợ và tự chịu trách nhiệmđối với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ

Chính vì vậy, công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay màcòn phải thường xuyên quán xuyến hàng loạt các công việc khác có liên quan đếnthực hiện đầu tư, để mang lại hiệu quả cho dự án như: quy hoạch sản xuất, thiết kế,tiêu chuẩn thiết bị máy móc, quy trình công nghệ, hiệu quả đầu tư,… Trước khiquyết định cấp tín dụng cho một dự án, ngân hàng phải thực hiện nghiên cứu mộtcách nghiêm túc và xem xét kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra, bởi quy định cấp tíndụng sẽ ràng buộc ngân hàng với người vay trong suốt quá trình đầu tư dự án, đồngthời kết quả dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó

b Cho vay đồng tài trợ dự án.

Đây là hình thức hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng thực hiện cho vay một

dự án Trong đó, một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối, phối hợp với các bênđồng tài trợ để thực hiện, nhằm mục đích phân tán rủi ro

Hình thức tín dụng này thường được áp dụng trong trường hợp mà các dự ánđòi hỏi một khoản vốn đầu tư lớn mà các ngân hàng riêng lẻ không đáp ứng hếtđược, bởi thông thường, ngân hàng chỉ được phép cho vay vốn tới một mức độ nhấtđịnh so với nguồn vốn của mình và không được đầu tư quá nhiều vốn vào một công

ty để đảm bảo an toàn vốn và tài sản Đối với một số dự án, có thể một ngân hànghoàn toàn có khả năng đáp ứng toàn bộ vốn, tuy nhiên mức độ rủi ro quá lớn gâyảnh hưởng đến sự an toàn của chính nó, buộc nó phải kêu gọi các ngân hàng kháccùng tham gia tài trợ để san sẻ rủi ro Do đó, cho vay đồng tài trợ là một hoạt độngtín dụng giúp các ngân hàng phân tán rủi ro và có thể sử dụng tối đa nguồn vốn của

họ cho đầu tư vào các dự án dài hạn

1.1.3.2 Tín dụng thuê mua.

Tín dụng thuê mua là hình thức cho vay thông qua một hợp đồng tín dụngthuê mua, qua đó người thuê chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chongười đi thuê sử dụng, người đi thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê cùng tiềnlãi trong suốt thời hạn thuê Đây là một hình thức tín dụng biến tướng từ cho vaytrung và dài hạn của ngân hàng để khách hàng mua sắm thiết bị hay nhà xưởngphục vụ sản xuất Bên thuê chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu tài sảnthuê Trong thời gian thuê, bên thuê phải chịu mọi chi phí duy tu, bảo quản tài sản,các rủi ro do lỗi thời,… Khi hợp đồng thuê kết thúc, bên thuê có thể được quyền

Trang 6

mua lại tài sản thuê hoặc được quyền thuê tiếp theo các điều kiện đã được thoảthuận trong hợp đồng.

Tài sản thuê bao gồm cả động sản và bất động sản:

 Động sản chủ yếu gồm máy móc thiết bị, ô tô, dây chuyền công nghệ,…

 Bất động sản chủ yếu là cửa hàng, văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất,…

 Về mặt pháp lý, tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của người cho thuê, cònbên đi thuê chỉ được quyền sử dụng Vì vậy, bên đi thuê không được bán haychuyển nhượng tài sản cho người khác Tuy nhiên, họ được hưởng những lợi ích doviệc sử dụng tài sản đó mang lại, đồng thời chịu phần vốn rủi ro liên quan đến tàisản Tín dụng thuê mua có một số hình thức như: thuê mua có sự tham gia của haihay ba bên, tái thuê mua, thuê mua hợp tác, thuê mua giáp lưng,…

 Hình thức tín dụng thuê mua có ý nghĩa quan trọng bởi nó mang lại lợi íchcho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế Cụ thể là:

 Đối với khách hàng (bên đi vay): hình thức này giúp giảm bớt các điều kiệnkhắt khe về cho vay, thủ tục đơn giản hơn, vốn tự có tham gia ít hơn Đối với cácdoanh nghiệp, hình thức này giúp họ có thể sử dụng vốn vay dưới dạng máy móc,thiết bị,… mà không phải bỏ vốn lớn, không ảnh hưởng đến bảng tổng kết tài sản vàhạn mức tín dụng của doanh nghiệp Việc cấp tín dụng thuê mua thường nhanhchóng, từ đó cho phép đầu tư kịp thời, đáp ứng được thời cơ sản xuất kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường Mặt khác, phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt,thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Ngoài ra, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệpmới thành lập, ngân hàng không chấp nhận cho vay vốn dài hạn nhưng vẫn có cơhội được sử dụng hình thức tín dụng thuê mua do khoản vay được đảm bảo bằng tàisản cho thuê

 Đối với ngân hàng (bên cho thuê): thuận lợi rõ nét nhất của hình thức này đốivới bên cho thuê là quyền sở hữu tài sản, nó được xem như một khoản đảm bảochắc chắn cho việc tài trợ vốn Đây là hình thức tài trợ bổ sung cho các hình thức tàitrợ khác trong hoạt động của ngân hàng Nó giúp ngân hàng mở rộng dịch vụ, nângcao năng lực cạnh tranh, giảm mức độ rủi ro Mặt khác, tài sản thuê do chính ngânhàng đi mua về sau đó mới thực hiện hợp đồng cho thuê nên luôn đảm bảo nguyêntắc vốn vay được sử dụng đúng mục đích

 Đối với nền kinh tế: hoạt động cho thuê của các ngân hàng cũng như các công

ty cho thuê chuyên nghiệp trên thị trường không những tạo ra một kênh phân phốitốt, mà còn góp phần chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới, tạo đà cho nền kinh tếphát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 7

1.2 Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

Chất lượng được các nhà kinh tế định nghĩa bằng nhiều cách: “Chất lượng là

sự phù hợp với mục đích sử dụng, là một trình độ được dự kiến trước về độ đồng đều là sự tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường” hoặc “chất lượng

là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người

sử dụng”

Chất lượng là một khái niệm quen thuộc tuy nhiên chất lượng cũng là một kháiniệm gây nhiều tranh cãi Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩakhác nhau Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000,

đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và Ngân hàng"

Chất lượng cho vay tín dụng trung dài hạn là một khái niệm tương đối nóvừa cụ thể thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh,

nợ quá hạn…; vừa trừu tượng thể hiện đến khả năng thu hút khách hàng, tác độngđến nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp….Vì vậy “Chất lượng chovay tín dụng trung và dài hạn được hiểu theo đúng nghĩa là vốn cho vay của ngânhàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ để tạo ra một

số tiền lớn hơn, vừa để hoàn trả ngân hàng gốc và lãi vừa trang trải chi phí khác vàlợi nhuận”

Theo định nghĩa trên, áp dụng cho hoạt động tín dụng của một ngân hàngthương mại, để đánh giá về chất lượng tín dụng có 2 nhóm đối tượng quan trọng cầnđược xem xét là: khách hàng và ngân hàng, ở đây là các nhà quản trị ngân hàngthương mại và Ngân hàng nhà nước:

Về phía khách hàng: Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của

khách hàng Nó thể hiện ở việc các nhu cầu vay chính đáng của khách hàng được

ngân hàng đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời nhằm tận dụng triệt

để cơ hội kinh doanh Nó cũng thể hiện thông qua sự hài lòng của khách hàng vềquy trình: trình tự thủ tục, thời gian để thực hiện, sự đa dạng của lãi suất với từngloại khách hàng khác nhau, khả năng tư vấn, chăm sóc khách hàng trước trong vàsau cho vay Điều đó có nghĩa là nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không đượckhách hàng chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ côngnghệ để chế tạo ra sản phẩm, áp dụng cho hệ thống đó có thể rất hiện đại Đây làmột kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiếnlược kinh doanh của mình Nếu trong hoạt động tín dụng, các nhà quản trị ngânhàng áp dụng các biện pháp khắt khe để kiểm soát hoạt động tín dụng nhằm đảmbảo theo các chỉ tiêu đề ra mà gây khó khăn cho việc tiếp cận tín dụng của kháchhàng hơn so với các tổ chức tín dụng khác thì chất lượng tín dụng của ngân hàng đócũng không cao Sự chấp nhận này của khách hàng có thể được đánh giá dựa trênquy mô tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Trang 8

Về phía Ngân Hàng : Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải

xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan tới sự thỏa mãn những nhu cầu cụthể Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ phía ngân hàng, đó làcác yêu cầu mang tính pháp chế-của ngân hàng nhà nước và các yêu cầu mang tínhquản trị-của những nhà quản trị ngân hàng thương mại Theo mục 10 điều 20 Luậtcác tổ chức tín dụng, cấp tín dụng được định nghĩa là “việc tổ chức tín dụng thoảthuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng cácnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp

vụ khác” Trong đó, hoạt động này phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định đó là:khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định, kháchhàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích đã được thỏa thuận với ngânhàng và không trái với quy định của pháp luật cũng như các quy định của ngân hàngcấp trên, ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn

+ Chất lượng tín dụng trung và dài hạn được đánh giá căn cứ vào các mức tỷ

lệ nợ quá hạn như sau:

 Thấp hơn 3% thể hiện mức an toàn cao, chất lượng tốt

 Từ 3-5% mức an toàn bình thường, chất lượng bình thường

 Từ 5-7% thuộc mức nhiều rủi ro, chất lượng trung bình

 Trên 7% mức an toàn rất thấp, chất lượng yếu kém.

+ “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi

đã quá hạn

Trang 9

+ “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Tỷ lệ nợ quá hạn/ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tíndụng của tổ chức tín dụng Tỷ lệ này thấp thì chất lượng và độ an toàn trong hoạtđộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cao và mức độ rủi ro trong hoạt động tíndụng thấp Ngược lại, tỷ lệ này cao phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàngthương mại thấp, ngân hàng có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảmlợi nhuận Điều đó cho thấy ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tíndụng trung và dài hạn, khả năng mất vốn lớn, đồng thời khả năng thanh toán cũngnhư thu nhập của ngân hàng giảm Qua đó, phần nào phản ánh được chất lượng tíndụng trung và dài hạn của ngân hàng thấp, rủi ro cao vì số lượng lớn nợ không đượchoàn trả đúng hạn

Ngoài ra, một chỉ tiêu nữa mà các nhà quả trị rủi ro tín dụng luôn quan tâm

đó là tỷ lệ nợ trung và dài hạn khó đòi, nó xem xét đến giá trị các khoản nợ trung vàdài hạn khó đòi trong tổng nợ quá hạn Chỉ tiêu này phản ảnh sâu sắc chất lượng tíndụng trung và dài hạn Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng trung và dài hạn càng nhỏ, chấtlượng tín dụng càng cao và ngược lại Tuy nhiên, tỷ lệ này quá nhỏ đôi khi cũngchưa hẳn là chất lượng tín dụng tốt, bởi như vậy cho thấy có khả năng quy mô chovay của ngân hàng nhỏ nên mới không có dư nợ tín dụng trung và dài hạn,… Theocác nhà phân tích tài chính, tỷ lệ này nhỏ hơn 5% là chấp nhận được Trên thực tế,nhiều trường hợp tỷ lệ này vượt mức cho phép nhưng vẫn được đánh giá chấp nhận

vì xét về mặt bản chất, ngay từ đầu ngân hàng đã xác định được khoản vay này làkhó thu hồi mà vẫn phải thực hiện cho vay theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nướchoặc Chính Phủ

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại Ngân hàng có chất lượng hoạt động tíndụng tốt, kinh doanh hiệu quả thì chỉ tiêu này cao và ngược lại Thật vậy, thu nhập

từ hoạt động tín dụng cao chứng tỏ các khoản vay không những được thu hồi cảgốc mà còn có lãi đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn vay

Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Doanh thu hoạt động tín dụng - chi phí

hoạt động tín dụng Tuy nhiên, chỉ tiêu này là tuyệt đối nên chưa phản ánh chính xác chất lượng

tín dụng Trong trường hợp hai ngân hàng thương mại có thu nhập từ hoạt động tíndụng như nhau nhưng quy mô dư nợ tín dụng lại khác nhau nên chất lượng tíndụng sẽ khác nhau Vì vậy, chỉ tiêu sinh lãi trên một đồng vốn sẽ phản ánh chínhxác hơn chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại có thực sự là tốt?

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Trang 10

Hệ số sinh lãi trên 1 đồng vốn =

Tổng dư nợ

Thông qua các chỉ tiêu này, cho thấy khả năng sinh lời và thu nhập của tíndụng trung và dài hạn Nó thể hiện mức đóng góp lợi nhuận thu được từ tín dụngtrung và dài hạn vào tổng lợi nhuận của ngân hàng Thông thường, các chỉ tiêu nàycàng cao càng tốt Nhìn chung, nếu các chỉ tiêu khác giữa các dự án cho vay là nhưnhau, dự án nào đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng thì sẽ được ưu ái hơn.Một khoản tín dụng trung và dài hạn không thể xem là chất lượng cao nếu nó khôngđem lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng

1.2.2.2 Về phía khách hàng:

Khách hàng cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn Rất nhiềukhách hàng sẵn sàng mạo hiểm với các dự án đầu tư rủi ro với kì vọng thu được lợinhuận cao như lướt sóng chứng khoán, đầu tư một sản phẩm mới trên thị trường…Khi đó, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để chủ định lừa đảo ngân hàng như có thể đưa

ra một “dự án ma”, cung cấp thông tin sai lệch hoặc thậm chí mua chuộc cán bộngân hàng Người đi vay cũng có thể chây ì không thực hiện thanh toán theo hạnđịnh đã thỏa thuận nhằm mục đích chiếm dụng vốn dù kinh doanh có lãi làm cho tỷ

lệ nợ quá hạn tăng lên

Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngânhàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vaitrò hết sức quan trọng Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tàichính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay củaNgân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng và tín dụng

về phía khách hàng bao gồm:

Trình độ khả năng của cán bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp:

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiếnlược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển.Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và và trả nợngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng tíndụng Trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và đượcngân hàng xem xét kỹ trước khi cấp tín dụng

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Trên cơ sở nhận định một cách

khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thị hiếu củangười tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp mình cùng với những yếu tố thuậnlợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch chiến lược mởrộng thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể về sản xuất,thiêu thụ Việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến dựthành công hay thất bại của của một doanh nghiệp Tổ chức hoạt động sản xuất kinhdoanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Hiện nay, các doanhnghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, số lượng mặt hàng ít

mà họ thường kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra

Trang 11

nhiều khu vực lãnh thổ, từ các tỉnh thành phố trong nước ra các nước trong khu vực

và thế giới Sự hình thành mạng lưới hoạt động phức tạp như thế đòi hỏi các doanhnghiệp phải có sự tổ chức sản xuất và tiêu thụ hợp lý Tổ chức tốt việc sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm là yếu tố giúp quá trình tái sản xuất diễn ra được thông suốt,nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự đảm bảo cho ngân hàngnâng cao chất lựơng tín dụng

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau

biểu hiện tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp nhưnhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơcấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chínhngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ vv Khảnăng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh,đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao,chiếm lĩnhthị trường và đem laị lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả

nợ cho ngân hàng

Tư cách, đạo đức của người vay: Tư cách đạo đức xét trên phương diện ýmuốn hoàn trả khoản nợ vay, trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếmđoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ranhững rủi ro không nhỏ cho ngân hàng Tóm lại qua việc xem xét các nhân tố ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng ta thấy tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện

về pháp lý của từng nước mà những nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau đến chấtlượng tín dụng Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụngsáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng củangân hàng

Bên cạnh đó, trình độ quản lý của người đi vay cũng quyết định tới sự thànhbại của dự án Nếu người quản lý không nhanh nhạy phản ứng khi xu hướng thịtrường thay đổi, không khắc phục được khó khăn trong kinh doanh hoặc không dựtính được những thay đổi xảy ra, đều dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém Điều nàylàm giảm khả năng chi trả các khoản nợ làm cho chất lượng tín dụng giảm

1.2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng.

Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt động quantrọng nhất và mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng Song tín dụng cũng là hoạtđộng có mức độ rủi ro nhất Đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàngCông Thương thông qua các chỉ tiêu: chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, hiệu suất

sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.Từ

đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dung của ngân hàng

Do vậy, trong quản trị ngân hàng thương mại, để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là một yêu cầu tất yếu

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

Trang 12

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại (NHTM),hoạt động tín dụng phát triển kéo theo các hoạt động khác của NHTM phát triển.Chất lượng tín dụng được nâng cao góp phần tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là cái đích mà tất cả các NHTM muốnhướng tới Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàngthương mại là các nhân tố tác động tích cực lẫn tiêu cực tới hoạt động tín dụng Khixem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn, ta thườngxét theo hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Nhiều trường hợp, mặc dù ngân hàng tuân thủ chặt chẽ những quy định về cấp

tín dụng và người vay cũng có năng lực nhất định song rủi ro vẫn xảy ra với cáckhoản tín dụng Đó là do các nhân tố khách quan đến từ môi trường kinh doanh, baogồm: môi trường pháp lý, môi trường chính trị xã hội, môi trường kinh tế

Về môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật

và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt độngtín dụng nói riêng Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật

có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanhbình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhànước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo Nhân tố pháp lý ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật,

ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chếđảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để Quan hệ tín dụngphải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đốivới sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổnđịnh, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng Những quyđịnh pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế

xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn pháp luật đóngvai trò tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Nếu hệ thống pháp luậttốt, môi trường kinh doanh của các chủ thể kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng

sẽ trở nên lành mạnh, ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm pháttriển sản xuất kinh doanh Luật pháp cũng đóng vai trò định hướng cho sự phát triểncủa nền kinh tế bằng việc đưa ra các ưu đãi cho một nhóm ngành nghề nhất định donhà nước lựa chọn Ngoài ra, luật pháp còn là cơ sở để điều tiết các mối quan hệphức tạp trong nền kinh tế, là cơ sở để họ giải quyết các tranh chấp phát sinh Chính

vì vậy, môi trường pháp lý ổn định, minh bạch tạo đà cho các doanh nghiệp mởrộng sản xuất kinh doanh, có chiến lược pháp triển mang tính dài hạn, tránh tìnhtrạng kinh doanh chộp giật, dựa vào kẽ hở của pháp luật Điều này làm tăng “sứckhỏe” cho nền kinh tế nói chung, cho các doanh nghiệp nói riêng, và như vậy, nângcao chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Trang 13

Về môi trường chính trị xã hội, đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hoạt

động đầu tư, làm động lực cho nền kinh tế Môi trường chính trị- xã hội trong sạch,

ít tham nhũng và ổn định là điều kiện để các nhà đầu tư xem xét mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh Nhà đầu tư sẽ tránh được các rủi ro như thay đổi chính phủ,bạo động xã hội…làm tổn hại tới tài sản cũng như các cơ hội kinh doanh của họ.Khi đó, đồng vốn ngân hàng cho vay ra phục vụ các dự án đầu tư cũng trở nên antoàn hơn, có hiệu quả sinh lời cao hơn đặc biệt trong dài hạn, và như vậy, đã nângcao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng

Về môi trường kinh tế, đây là nền tảng hoạt động của mọi thành phần kinh tế.

Nó quyết định tới thị trường đầu ra của sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào, chiphí nhân công của doanh nghiệp, và do đó, ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt độngsản xuất kinh doanh Khi nền kinh tế bất ổn, như tăng trưởng kinh tế thấp, lạm pháttăng cao, tỷ giá hối đoái biến động thì các doanh nghiệp, sẽ gặp khó khăn lớn trongviệc tiêu thụ sản phẩm, tính toán hoạt động dài hạn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ vàvừa, hoặc các hộ cá thể kinh doanh, những tác động này càng trở nên nghiêm trọnghơn do họ thường ít có dự báo dài hạn cũng như dòng tiền thường xuyên để bù đắp

Tất cả những nhân tố trên sẽ quyết định tới rủi ro hệ thống, một yếu tố mà tựthân các doanh nghiệp và ngân hàng không thể tránh được, nhưng nó lại là một bộphận của rủi ro của doanh nghiệp, được xác định bởi quan hệ:

Rủi ro hoạt động = Rủi ro hệ thống + Phần bù rủi ro

Do vậy rủi ro hệ thống tác động tới hoạt động của các dự án, cũng có nghĩa

là an toàn của các khoản hay bị ảnh hưởng, hay chất lượng tín dụng nói chung và tíndụng trung và dài hạn nói riêng

Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàngphát triển Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao,doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tíndụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao Ngược lại trongthời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút,lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm,vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sửdụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Hoạt động tín dụng ngânhàng giảm sút về quy mô và chất lượng Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàngvới mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh

tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thuđược bị giới hạn bởi lơị nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng, nênvới mức lãi suất cao các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khôngcó khả năng trả nợảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nềnkinh tế nói chung Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy đểthúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút

Ngoài ra những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũngảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng Bài học từ cuộc khủng hoảng tài

Trang 14

chính Đông Nam á đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động tín dụng ngân hàng.

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan.

Cán bộ tín dụng là những người thay mặt ngân hàng đứng ra tiếp xúc, hướngdẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, ra quyết định cho vay, kiểmtra giám sát sau vay Vai trò của cán bộ tín dụng là xuyên suốt trong toàn bộ hoạtđộng tín dụng Cán bộ tín dụng phải tiếp cận với nhiều dự án thuộc các ngành nghềkhác nhau, thuộc nhiều vùng khác nhau Để cho vay hiệu quả, nhất thiết cán bộ tíndụng phải có sự am hiểu nhất định về ngành nghề kinh doanh đó, các điều kiện tựnhiên, xã hội tại địa bàn doanh nghiệp hoạt động, có hiểu biết và khả năng dự báođược thị trường đầu ra của sản phẩm cũng như các vấn đề khác liên quan tới tìnhtrạng kinh tế của người vay Đối với tín dụng trung và dài hạn, đặc điểm của nó là

có rủi ro cao hơn các loại hình tín dụng khác do dự án triển khai trong thời gian dài,

dự án không thu hồi được vốn nhanh do thường đầu tư vào các dây chuyền máymóc thiết bị đắt tiền, thời gian triển khai dự án dài, do đó yêu cầu về khả năng dựbáo thị trường, dự báo các thay đổi của nền kinh tế vĩ mô càng trở nên quan trọng.Như vậy, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải được đào tạo

kĩ lưỡng, liên tục và toàn diện Khi nhân viên tín dụng tiến hành cho vay mà trình độhiểu biết của họ còn hạn chế thì đó thực sự là rủi ro lớn cho ngân hàng Thêm vào đó,các cán bộ tín dụng có thể móc ngoặc với người vay tiền nhằm chiếm dụng vốn củangân hàng, hay làm sai các quy định về quy trình, an toàn bảo đảm tiền vay nhằm mụcđích tư lợi

Vì vậy, chất lượng của cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tớichất lượng tín dụng nói chung cũng như tín dụng trung và dài hạn nói riêng Trongđiều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện nay, yêu cầu đặt ra đốivới cán bộ tín dụng không chỉ giỏi chuyên môn, có đạo đức kinh doanh mà còn phải

có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, giúp thu hút thị phần về phía ngânhàng

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI

VIETINBANK, CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Vietinbank, Chi nhánh Bắc Hà Nội.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank, Chi nhánh Bắc Hà Nội

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(Vietinbank), Chi nhánh Bắc Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 567, đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội

Được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 2003, Vietinbank, chi nhánh Bắc HàNội tiền thân là Phòng giao dịch Đức Giang trực thuộc Ngân hàng Công ThươngViệt Nam chi nhánh Chương Dương Năm 1992, phòng giao dịch Đức Giang thànhlập, với sự phấn đấu không mệt mỏi của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ phònggiao dịch, nên trong một thời gian ngắn tổng vốn huy động cũng như dư nợ cho vaycủa phòng giao dịch không ngừng tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng Đếntháng 04 năm 2000, Phòng giao dịch Đức Giang được nâng cấp thành Chi nhánhcấp 2 trực thuộc Ngân hàng Công thương Chương Dương và đổi tên thành Ngânhàng Công Thương KCN Sài Đồng Ngày 01 tháng 04 năm 2003, Ngân hàng CôngThương KCN Sài Đồng được tách thành chi nhánh Cấp 1 trực thuộc Ngân hàngCông thương Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Công thương KCN Bắc HàNội Sau khi Ngân hàng Công Thương Việt Nam cổ phần hóa vào năm 2007 Hiệnnay chi nhánh chính thức mang tên Ngân hàng Vietinbank- Chi nhánh Bắc Hà Nộitrong mọi văn bản pháp quy của Ngân hàng Là một Ngân hàng còn non trẻ nên banlãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên Ngân hàng phải đương đầu với nhiều khó khănthách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm cao và luôn vận dụng đường lối đổi mớicủa Đảng, Nhà nước cùng định hướng theo cơ chế ngành, Ngân hàng đã hoạt độngkinh doanh với những biện pháp thích hợp đã góp phần tháo gỡ những khó khăncho các doanh nghiệp đồng thời vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa về vốn, đầu tưtín dụng đúng hướng và có hiệu quả

Bên cạnh việc mở rộng Hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng, cáchoạt động kinh doanh và dịch vụ trong nước, hoạt động kinh doanh đối ngoại ngàycàng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh, tăng lợi nhuận và đa dạng hoá dịch vụ của ngân hàng Vietinbank- Chinhánh Bắc Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi, doanh số hoạt độngnăm sau luôn cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng đượccải thiện rõ rệt

Với chức năng chính là thực hiện các hoạt động kinh doanh về tiền tệ, tíndụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nướcthông qua các hoạt động:

Trang 16

 Hoạt động huy động vốn, đầu tư, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

 Hoạt động ngân quỹ

 Hoạt động thanh toán chuyển tiền

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối

2.1.2 Các hoạt động chính của Vietinbank- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn bao gồm nhiều hình thức khác nhau Các nguồncung cấp cho Chi nhánh bao gồm các loại tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinhdoanh, tổ chức phi thương mại, cơ quan Chính phủ và các ngân hàng thương mạikhác như: các loại tiền vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức và các ngân hàngkhác, tiền kỳ phiếu, nhờ thu, trả chậm,…

 Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiềngửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổchức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảohiểm tiền gửi

 Nguồn vốn vay: Chi nhánh huy động vốn vay bằng các cách vay ngắn, trung,dài hạn từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác; nhận uỷ thác đầu tư củacác tổ chức tài trợ để cho vay ưu đãi đối với một số đối tượng được lựa chọn

 Các nguồn vốn huy động khác: Chi nhánh có thể huy động vốn bằng cách pháthành các loại chứng khoán (kỳ phiếu, trái phiếu,…) để huy động vốn từ dân cư hay

Hoạt động cho vay (tín dụng): là việc Chi nhánh cho khách hàng vay một sốtiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định Khi hết thời hạn vay, người vayphải trả ngân hàng một khoản tiền bao gồm cả gốc và lãi vay

2.2 Chính sách và qui trình tín dụng trung và dài hạn.

2.2.1 Chính sách tín dụng của Vietinbank.

Trang 17

Chính sách tín dụng có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng tín dụng trung

và dài hạn Nó bao gồm việc lựa chọn mô hình hoạt động, chính sách bảo đảm tiềnvay, lựa chọn chính sách lãi suất…

Việc áp dụng mô hình hoạt động một cửa tạo thuận lợi cho cán bộ tín dụngnắm bắt rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, lịch sử quan hệ tíndụng cũng như tình trạng các khoản nợ đang được cấp Tuy nhiên, nó cũng là sơ hở

để cán bộ tín dụng có thể lợi dụng khi mà họ có quá nhiều thẩm quyền trong việccho vay, dẫn tới chất lượng tín dụng bị suy giảm Để tránh tình trạng đó, hầu hết cácngân hàng hiện nay đã chuyển sang mô hình mới, tách biệt giữa bộ phận quan hệkhách hàng với bộ phận thẩm định dự án, qua đó tạo sự minh bạch hơn trong quátrình xét duyệt cấp phát tín dụng Tuy nhiên, quy trình này cũng có nhược điểm làthường phải qua nhiều công đoạn, phức tạp hơn hơn do vậy có thể xảy ra sai sót,hiểu lầm, thủ tục cũng phức tạp hơn cho khách hàng

Chính sách bảo đảm tiền vay cũng đóng vai trò quan trọng tới chất lượng tíndụng Như đã phân tích ở phần trên, bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng chống đỡ rủi rokhi có sự kiện bất lợi xảy ra Vì một lý do nào đó, ngân hàng có thể có chính sách bảođảm tiền vay không chắc chắn, như quy định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản quá caodẫn tới thiệt hại khi phát mại tài sản, hay định giá tài sản đặc biệt là các tài sản ít phổbiến không chính xác…Tất cả những yếu tố đó đều làm tăng các khoản không hồiđược cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra, tức là làm giảm chất lượng tín dụng

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiềukhách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tánrủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng

xã hội Nếu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học,chặt chẽ, kết hợp được hài hoà lợi ích của ngân hàng, của khách hàng và xã hội thì

sẽ hứa hẹn một chất lượng tín dụng tốt Ngược lại, nếu chính sách tín dụng khônghợp lý, chồng chéo sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tíndụng Điều đó có nghĩa là, chất lượng tín dụng trung và dài hạn phụ thuộc rất lớnvào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có phù hợp hay không Ngoài

ra, thông tin tín dụng cũng là nhân tố cơ bản không thể thiếu góp phần nâng caochất lượng tín dụng nói chung, cũng như chất lượng tín dụng trung và dài hạn nóiriêng Khi ngân hàng không thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng, khảnăng dự báo, phân tích tài chính,…không chính xác sẽ dẫn đến hoạt động tín dụngkém chất lượng

Chính vì vậy, ban giám đốc các ngân hàng phải xây dựng cho mình mộtchính sách tín dụng hợp lý, chặt chẽ và quán triệt tới từng cán bộ tín dụng, làm địnhhướng cho họ trong quá trình tác nghiệp, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng nóichung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng

2.2.2 Quy trình tín dụng của Vietinbank.

Trang 18

Hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêngphải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc của quy trình tín dụng: vốn vay phải đượcđảm bảo bằng tài sản đảm bảo nợ vay; phải hoàn trả vốn, lãi đúng thời hạn; thựchiện theo cam kết tại hợp đồng tín dụng đã ký Việc có thực hiện đúng quy trình tíndụng hay không ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và khả năng sinh lời của cáckhoản vay và chất lượng của tín dụng trung và dài hạn trong hoạt động của ngânhàng Tín dụng là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động của ngân hàng thươngmại, chiếm tỉ trọng lớn nhất và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khitiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giảingân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng

Một quy trình tín dụng căn bản bao gồm các bước:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lựcpháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; Khả năng sử dụng vốn vay; Khảnăng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàngtrong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay Mục tiêu là tìm kiếm những tìnhhuống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phụcnhững rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất chongân hàng Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phíakhách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sởcho việc ra quyết định cho vay

sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mứctín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sựvận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tramục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưngđồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinhdoanh của khách hàng

Bước 5: Giám sát tín dụng

Trang 19

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế củakhách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, đểđảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Tóm lại, việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nóđặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại Về mặt hiệu quả, một quytrình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảmthiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: Làm cơ sở choviệc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng Làm

cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Vietinbank, Chi nhánh Bắc Hà Nội.

2.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng.

Cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động, trong 3 năm qua, công tác cho vaycủa Chi nhánh cũng không ngừng tăng trưởng Trong khi các ngân hàng thương mạitrên địa bàn Quận Long Biên đang triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ, phục vụnhu cầu cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì sự tăng trưởng tín dụng củaNgân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội lại tập trung chủ yếu vào các doanhnghiệp lớn trên địa bàn Tuy nhiên, Chi nhánh cũng luôn xác định tín dụng bán lẻ có

ý nghĩa quan trọng trong việc tăng trưởng thị phần, chiếm lĩnh thị trường Các kếtquả đạt được trong hoạt động tín dụng thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank –Chi nhánh Bắc Hà Nội

Bảng 1: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay

Trang 20

2011 2010 (%)

Số dư

Tỷ trọn g (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%) Cho vay

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, và 2011)

Cho vay doanh nghiệp nhà nước và cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh quacác năm có sự tăng trưởng tốt Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay này, cho vay doanhnghiệp nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn Thời điểm 31/12/2009, cho vaydoanh nghiệp nhà nước là 1.078 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,2% trong khi cho vaycác đơn vị ngoài quốc doanh là 458 tỷ đồng chiếm 29,8% Năm 2010, dư nợ chovay tăng nhanh cùng với việc tăng trưởng của các các đối tượng cho vay, cơ cấu chovay đã cho sự chuyển biến so với năm 2009 Cụ thể, cho vay doanh nghiệp nhànước là 1.601 tỷ đồng chiếm 69,5% tổng dư nợ cho vay, tăng so với năm 2009 là

523 tỷ đồng Cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh là 702 tỷ đồng chiếm 30,5 %tổng dư nợ tín dụng, tăng so với năm 2009 là 244 tỷ đồng Sự chuyển biên này là dotrong năm chi nhánh đã tăng cường công tác tiếp thị cho vay đối với các đơn vịngoài quốc doanh, bên cạnh đó một số doanh nghiệp trước đây là công ty nhà nướcđược thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức sang công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn hoạt động theo luật doanh nghiệp nên dư nợ của các đơn vị này cũngđược tính một phần vào dư nợ tín dụng cho vay đối với các đơn vị ngoài quốcdoanh Sang năm 2011, cơ cấu cho vay tiếp tục thay đổi theo chiều hướng giảm tỷtrọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước và tăng tỷ trọng cho vay các đơn vị ngoàiquốc doanh Tính tại thời điểm 31/12/2011, cho vay doanh nghiệp nhà nước là 2.636 tỷđồng chiếm 67,7% tổng dư nợ, tăng so với cùng kỳ năm 2010 là 1.035 tỷ đồng ứng vớimức tăng 64,6% Cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh là 1.258 tỷ đồng chiếm 32,3%,tăng trưởng 79,2% so với năm 2010

Quy mô tín dụng và cơ cấu cho vay

Dư nợ tín dụng

Trang 21

Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh cho thấy dư nợ tín dụng trong 3năm gần đây liên tục tăng, từ đó tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong xã hội.

Bảng 2.Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Vietinbank -Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Bảng 2: Dư nợ cho vay phân theo thời gian

2011/ 2010 (%)

Số dư

Tỷ trọn g (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, và 2011)

Qua các năm, cả dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung hạn, và dư nợcho vay dài hạn đều tăng trưởng ổn định và có sự thay đổi về cơ cấu của mỗi loạitrong tổng dư nợ cho vay

Tại ngày 31/12/2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là 518 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng33,7% tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 1,018 tỷ đồng chiếm

tỷ trọng 66,3% tổng dư nợ cho vay, trong đó dư nợ cho vay trung hạn là 62 tỷ đồngchiếm 4,1%, và dư nợ cho vay dài hạn là 956 tỷ đồng chiếm 62,2% tổng dư nợ chovay

Năm 20010 và năm 2011, do tiếp thị được một số dự án lớn của các Tổngcông ty lớn, các công ty lớn nên cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn đã có sự thayđổi nhiều nhất là dư nợ cho vay dài hạn Tại ngày 31/12/2010, dư nợ cho vay ngắnhạn đạt 626 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27,2% tổng dư nợ, tăng so với cùng kỳ năm

2009 là 108 tỷ đồng, tỷ trọng giảm so với với năm 2009 là 6,5%, dư nợ cho vaytrung và dài hạn chiếm tỷ trọng 72,8% nhưng tỷ trọng này của năm 2009 là 66,3%tổng dư nợ Trong đó, cơ cấu dư nợ cho vay trung hạn là 3,4% tổng dư nợ hay đạt

79 tỷ đồng, tỷ trọng giảm so với 31/12/ 2009 là 0,7 % Dư nợ cho vay dài hạn là1,598 tỷ đồng, chiếm 69,4% tổng dư nợ, tăng so với năm 2009 là 642 tỷ đồng vớimức tăng 67 %

Trang 22

Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1,607 tỷ đồng, tỷ trọng tăng so vớinăm 2009 là 981tỷ đồng Dư nợ cho vay trung hạn tăng trưởng không đáng kể Dư

nợ cho vay trung hạn là 102 tỷ đồng chiếm 2,6% tổng dư nợ Dư nợ cho vay dài hạn

là 2.185 tỷ đồng chiếm 56,1% tổng dư nợ, tỷ trọng của dư nợ cho vay dài hạn củanăm 2011 tăng so với năm 2009 là 587 tỷ đồng và tiếp tục tăng trưởng so với đầunăm

Từ bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã được chútrọng để điều chỉnh kịp thời trong từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế Trong đó,

dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng mạnh qua các năm thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1 Tình hình dư nợ của Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011.

nợ tín dụng trung và dài hạn thể hiện Chi nhánh đã làm tốt vai trò cung cấp vốn kịpthời cho nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong giai đoạn hậu khủng hoảng Sangnăm 2011, khi nền kinh tế đã phần nào đi vào ổn định, cơ cấu dư nợ tín dụng củaChi nhánh lại trở về quy luật cũ, dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng so vớinăm 2010(tăng từ 1.677 tỷ đồng lên 2.287 tỷ đồng) nhưng thấp hơn dư nợ tín dụngngắn hạn, mặc dù mức chênh lệch không lớn nhưng cũng cho thấy Chi nhánh đãdần đi vào ổn định hoạt động

Trang 23

Căn cứ theo thành phần kinh tế, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chinhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3 Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của

Vietinbank- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

( Đơn vị: Tỷ đồng.)

Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn 1.018 1.677 2.287

Dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN 703 1.116 1.546

Dư nợ trung và dài hạn đối với DN ngoàiQD 315 561 741

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2009 - 2011 của Vietinbank- CN Bắc Hà Nội)

Biểu đồ 2 Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

2009 2010 2011

Dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN

Dư nợ trung và dài hạn đối với

DN ngoài QD

Chi nhánh thực hiện cho vay đối với mọi thành phần kinh tế Tuy nhiên, dư

nợ tín dụng trung và dài hạn trong những năm qua của Chi nhánh chủ yếu tậptrung cho thành phần kinh tế Nhà nước Chi nhánh đang dần thay đổi tỷ trọng chovay trung và dài hạn giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốcdoanh theo hướng giảm cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước và tăng cườngcho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Xu hướng này được lí giải bởitiến trình cổ phần hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh ngày càng hoạt động hiệu quả và có thể đáp ứng các yêu cầu về vayvốn của ngân hàng thương mại, trong khi tình trạng trì trệ và phụ thuộc quá nhiềuvào sự ưu đãi của Nhà nước đã làm cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt độngkém hiệu quả Điều này tạo nhiều thuận lợi giúp hoạt động tín dụng có hiệu quảcao hơn, bởi khi đó Chi nhánh không phải thực hiện các khoản cho vay ưu đãingoài ý muốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước mà chú trọng vào các khoản

Trang 24

cho vay thương mại cạnh tranh và tìm kiếm thị trường cho vay phù hợp với khảnăng của Chi nhánh.

Bảng 4 Bảng dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân loại theo cơ cấu ngành

nghề kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Hà Nội.

có nhiều biến động hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh tuy vẫn duy trìđược mức ổn định với đối tượng khách hàng truyền thống và uy tín nhưng đến nămcuối năm 2010 và đầu 2011 tình hình lạm phát và cắt giảm ngân sách, chính sách tàichính thắt chặt, cùng với nhiều chính sách khác đều nhắm tới việc kiềm chế sự pháttriển quá nóng của bất động sản chi nhánh cũng đã chuyển sang thu hút được lượngkhách hàng tiềm năng mới kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Vì vậychất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh vẫn giữ được mức ổn định vàtăng trưởng

Tỷ lệ tài sản đảm bảo

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ronghiêm trọng cho ngân hàng thương mại Vì thế, ngoài những biện pháp hoạt độngthông thường thì việc ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo cho từng khoảncho vay trung và dài hạn là một việc tất yếu Trong 3 năm qua, Ngân hàngVietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội cũng đã không ngừng chú trọng nhiều đến tài sảnđảm bảo của khách hàng khi cung cấp tín dụng trung và dài hạn, xem đó là nguồntrả nợ dự phòng quan trọng, nhằm hạn chế những tổn thất nghiêm trọng có thể xảy

ra khi khách hàng không có đủ khả năng trả nợ, nhờ đó cũng đã tạo nền tảng vữngchắc cho việc tăng chất lượng các khoản cho vay trung và dài hạn

Trang 25

Bảng 5 Cho vay trung và dài hạn có tài sản đảm bảo của Vietinbank –Chi Nhánh Bắc Hà Nội.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2009 - 2011 của Vietinbank- CN Bắc Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy các khoản cho vay trung và dài hạn có tài sảnđảm bảo của Chi nhánh đã ổn định Năm 2009, cho vay trung và dài hạn có tài sảnđảm bảo đạt 805 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 79%, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này là 80,5%mặc dù con số tuyệt đối về cho vay có tài sản đảm bảo vẫn tăng Như vậy, hoạtđộng cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh năm 2010 có tăng về quy mô và chấtlượng chưa tăng, bởi một lượng lớn vốn cho vay chưa có tài sản đảm bảo Nguyênnhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do Chi nhánh đã tăng cường cho vay đối vớicác doanh nghiệp Nhà nước để hỗ trợ nhằm khôi phục nền kinh tế trong giai đoạnhậu khủng hoảng Đây là các đối tượng “bắt buộc” được ưu tiên nên việc Chi nhánhkhông đòi hỏi gắt gao về tài sản đảm bảo Ngoài ra, một lý do nữa gây nên sự sụtgiảm là trước nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp về vốn trung và dài hạn đểphục hồi sản xuất, Chi nhánh đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, vì thế yêucầu về tài sản đảm bảo cho các khoản vay có phần được nới lỏng hơn tạo điều kiệnthuận lợi cho họ có thể dễ dàng tiếp cận với vốn ngân hàng kịp thời, sớm đi vào ổnđịnh sản xuất trở lại Thực tế này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tíndụng trung và dài hạn của Chi nhánh, bởi khi khách hàng kinh doanh không hiệuquả và không đủ khả năng trả nợ, tổn thất của khoản vay là không thể tránh khỏi

Doanh số cho vay trung và dài hạn.

Doanh số cho vay trung và dài hạn liên tục tăng cao đáng kể Năm 2009 chovay 1.018 tỷ đồng;năm 2010 tăng 659 tỷ đồng năm 2011 đạt 2.287 tỷ đồng, tăng

610 tỷ đồng so với năm 2010

Năm 2009 do ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,nên nhu cầu về vốn trung và dài hạn giảm mạnh, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗnên không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Đây là khó khăn lớn cho Chinhánh trong việc mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn Chính vì thế màdoanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh năm 2009 thấp, chỉ đạt 1.018 tỷđồng Tuy nhiên, sang năm 2010, nền kinh tế đã có dấu hiệu của sự phục hồi, cácdoanh nghiệp bắt đầu vay vốn để khôi phục sản xuất, nhu cầu về vốn trung và dàihạn tăng mạnh thể hiện thông qua doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 1.677tỷđồng Năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn tiếp tục tăng và đạt 2.287 tỷđồng Đây là một dấu hiệu tích cực cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Chinhánh, thuận lợi cho việc gia tăng chất lượng của hoạt động này Bởi mặc dù doanh

Trang 26

số cho vay chưa phải là yếu tố để khẳng định chất lượng tín trung và dài hạn củaChi nhánh là cao hay thấp, nhưng con số này lớn cũng đã cho thấy hoạt động tìmkiếm khách hàng để cho vay mở rộng thị phần của Chi nhánh đang đạt hiệu quả cao,bước đầu cho thấy chất lượng tín dụng trung và dài hạn có tiến triển theo chiềuhướng tốt

Doanh số thu nợ trung và dài hạn.

Trong 3 năm qua, doanh số thu nợ của Chi nhánh đã có nhiều tiến triển khảquan Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp nhiềukhó khăn trong kinh doanh, khiến khả năng trả nợ giảm sút, công tác thu hồi nợtrung và dài hạn cũng bị ảnh hưởng mạnh, thể hiện rõ qua doanh số thu hồi nợ trung

và dài hạn năm 2009 rất thấp, chỉ đạt 349 tỷ đồng Điều này ảnh hưởng không nhỏtới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh trong năm 2009 Sang năm

2010, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, việc kinh doanh của các doanhnghiệp bắt đầu khả quan, ảnh hưởng tích cực tới khả năng trả nợ, vì vậy doanh sốthu hồi nợ trung và dài hạn năm này đạt 598 tỷ đồng, tăng 249 tỷ đồng so với năm

2009 Con số này tiếp tục tăng trong năm 2011 đạt 801 tỷ đồng, tăng 203 tỷ đồng sovới năm 2010 Chất lượng tín dụng trung và dài hạn đã phần nào được cải thiện sovới năm 2009 Tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay của Chi nhánh tăng dần quacác năm, cụ thể là năm 2009 đạt 25,3%; năm 2010 đạt 34,1%; năm 2011đạt 39,7%.Qua đó cho thấy hoạt động thu hồi các khoản cho vay trung và dài hạn của Chinhánhcó hiệu quả, thể hiện chất lượng tín dụng trung và dài hạn đã phần nào đượcnâng cao dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức

Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn.

Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh trong 3 năm gần đây cụthể như sau: năm 2009 đạt 1.018 tỷ đồng; năm 2010 đạt 1.677 tỷ đồng (tăng 659 tỷđồng so với năm 2009) Như vậy có thể thấy, về mặt số tuyệt đối, tổng dư nợ tíndụng trung và dài hạn của Chi nhánh tăng, năm sau cao hơn năm trước Trong mộtgiới hạn cho phép, các khoản dư nợ đang nằm trong thời hạn hợp đồng tăng, điều đó

có nghĩa là hoạt động tín dụng trung và dài hạn đang được mở rộng, từ đó cho thấychất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh tốt Xét về mặt số tương đối, tỷ

lệ tăng tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn 2011/2010 tăng mạnh Nguyên nhân là

do khả năng thu hồi nợ năm 2011 cao hơn năm 2009 và năm 2010, trong năm nàynền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũngkhả quan hơn, do đó khả năng trả nợ của khách hàng cũng được cải thiện Điều nàychứng tỏ chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh đang có chiều hướngtốt

2.3.2 Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh

Nợ quá hạn, nợ xấu

Đây là những chỉ tiêu quan trọng khi xem xét chất lượng tín dụng trung và dài hạn bởi lẽ nó phản ánh tính an toàn, khả năng thu hồi vốn của mỗi khoản vay

Trang 27

Bảng 6: Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn tại Vietinbank- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

( Đơn vị: Tỷ đồng.)

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 1.018 1.677 2.287

Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn (%) 1,2% 0,3% 0,1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2009 - 2011của Vietinbank- CN Bắc Hà Nội)

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn của Chi nhánh nằm trong mụctiêu của toàn hệ thống Vietinbank không cao Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạnnăm 2009 ở mức cao 1,2%, phản ánh mức độ an toàn cao, chất lượng tín dụng yếukém Nhờ được kiểm soát chặt chẽ, nên tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2010

đã đạt mức thấp 0,3%, đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, mức an toàn cao Do từnăm 2009 Chi nhánh đã tăng cường thực hiện cho vay trung và dài hạn để hỗ trợkhôi phục nền kinh tế, tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn và kém ổn định, cácdoanh nghiệp kinh doanh đã đảm bảo được khả năng trả nợ Năm 2011 nợ quá hạntrung dài hạn của Chi nhánh chỉ còn 0,1%

Thu nhập từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Cũng như các tổ chức kinh doanh khác, thu nhập đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Tín dụngtrung và dài hạn là hoạt động đtôi lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mạinói chung và cho Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng Do vậy,thu nhập do hoạt động này mang lại là một yếu tố quan trọng dùng để đánh giá chấtlượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh

Bảng 7: Thu nhập và tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn của

Vietinbank - Chi nhánh Bắc Hà Nội.

( Đơn vị: Tỷ đồng.)

Trang 28

Thu nhập từ tín dụng trung và dài hạn 154 86 185

Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng trung và dài hạn(%) 57,8% 43% 40,9%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2009 - 2011 của Vietinbank, CN Bắc Hà Nội)

Qua các năm nghiên cứu, nguồn thu lớn nhất trong các nguồn thu của chinhánh là thu từ hoạt động tín dụng Thu từ hoạt động tín dụng bao gồm thu từ lãicho vay Năm 2009, tổng thu từ hoạt động tín dụng là 266 tỷ đồng, chiếm 72,9%tổng thu nhập

Năm 2010, thu nhập từ hoạt động tín dụng là 200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng59,2% tổng thu nhập, giảm so với năm 2009 là 66 tỷ đồng với mức giảm 24,83%,nguyên nhân chủ yếu là năm 2010 có hỗ trợ lãi suất Năm 2011, thu nhập từ hoạtđộng tín dụng tiếp tục có sự tăng trưởng lớn, đạt 452 tỷ đồng chiếm 82,91% tổngthu nhập hoạt động của ngân hàng, tăng 25,5 % so với năm 2009 Đóng góp vàomức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là thu từ lãi cho vay

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất

có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết

Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động củangân hàng Định kỳ hàng quý, chi nhánh thực hiện việc phân loại tài sản có và dựkiến số tiền phải trích lập dự phòng, trình những khoản rủi ro đủ điều kiện xử lý vàlập phương án thu hồi nợ

Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro:

- Trích theo quý

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu của tháng thứ 3, mỗi quý căn cứ vào

số dư tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ 2 quý đó thực hiện phân loại vàtrích lập dự phòng rủi ro

- So sánh số phải trích với số dự phòng hiện có: nếu số phải trích lớn hơn,phải trích theo phần thiếu; Nếu số phải trích nhỏ hơn không phải trích tiếp

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Website: http://www.Vietinbank.vn Link
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội 2009, 2010, 2011 Khác
2. Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2007, PGS.TS Nguyễn Hữu Tài Khác
3. Giáo trình Ngân hàng phát triển, NXB Lao động và Xã hội – 2005, 4. TS Phan Thị Thu Hà Khác
5. Giáo trình tài chính Doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2009, PGS.TS Lưu Thị Hương Khác
6. Hoạt động Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê – 2003, PGS.TS Lê Văn Tề Khác
7. Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông Vận tải – 2009, 8. TS Phan Thị Thu Hà Khác
9. Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 1999, Peters.Rose Khác
10. Tạp chí Ngân hàng 2009, 2010, 2011 Khác
12. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật – 1994, Frederic S.Mishkin Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w