Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh
mẽ Chúng ta đặt mục tiêu rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế xã hội vớicác nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 trở thànhnước công nghiệp Đầu tư vào các dự án kinh tế hiệu quả được coi là chiếcchìa khoá để mở ra thành công Hệ thống ngân hàng tài chính với chức năng làkênh dẫn vốn quan trọng bậc nhất của nền kinh tế đã tham gia đầu tư ngàycàng tích cực vào các dự án Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN)cũng không đứng ngoài xu thế đó Nếu như trước đây, Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam thường được biết đến là một ngân hàng chuyên doanh hoạtđộng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thường chỉ quan hệ với các doanhnghiệp nhà nước lớn, thì nay với chiến dịch chuyển dịch cơ cấu, Ngân hàngNgoại thương Việt Nam đã nổi lên như một ngân hàng đa năng, cung cấp cácdịch vụ tín dụng có chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng của ngân hàng.Cho vay theo dự án được coi là ưu tiên trong chiến lược cho vay của ngânhàng Nhưng đây là hình thức tín dụng có độ rủi ro cao vì những đặc thù nhấtđịnh Mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, hạn chế rủi ro làmột bài toán khó và tương đối phức tạp đối với hệ thống các ngân hàngthương mại ở Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam nói riêng
Một trong hai hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng.Hoạt động tín dụng có chất lượng tốt hay xấu đều ảnh hưởng tới kết quả kinhdoanh của ngân hàng, trong đó tín dụng trung và dài hạn là các khoản ngânhàng cho vay với số vốn lớn, thời hạn dài và thời gian thu hồi vốn chậm, do
đó, rủi ro từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn là rất lớn, nhưng làm tốt thìlợi nhuận thu được từ tín dụng trung và dài hạn rất cao
Trang 2Qua một thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương, nhận thấy đây
là một vấn đề cấp thiết ngân hàng quan tâm và được sự giúp đỡ tận tình, em
quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Nội dung của chuyên
đề được chia thành ba phần chính:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng trung và dài
hạn tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam
Do thời gian và trình độ có hạn, đề tài chỉ ở mức những nội dung cơbản và không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo, và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần ĐăngKhâm và các cán bộ phòng Đầu tư dự án Sở Giao Dịch - Ngân hàng Ngoạithương đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành tốtchuyên đề của mình
Trang 3CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển kinh tếnói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mạithường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng cácloại hình Ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế - xã hội đều gửi tiền tại Ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò là người thủquỹ cho toàn xã hội Thu nhập từ Ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọngcủa nhiều hộ gia đình Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với cácdoanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành phố,tỉnh…) Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tíndụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, muasắm trang thiết bị kỹ thuật Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanhtoán cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, ủynhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử…Và khi họ cần thông tin tàichính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến ngân hàng để nhận lời tư vấn.Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ (thông qua mua chứngkhoán Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển
Trang 4Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọngnhất Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền
tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ ổnđịnh kinh tế
Tóm lại, Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nềnkinh tế Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụhoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Nhưng cách tiếp cận thậntrọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch
vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ghi: “Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, ngân hàng thương mại trung gian tài chính thực hiện kinh
doanh tiền tệ Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tài chính với hoạt độngchủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cánhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tàm thời thâmhụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế
họ là những người bổ sung vốn; (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chitiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa,dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm
Do tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngânhàng Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả
Trang 5hai cùng có lợi Như vậy, thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tàichính giữa hai nhóm Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lạivới một lượng vốn lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó làquan hệ tín dụng Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn Đây làquan hệ tài chính trực tiếp.
Tuy nhiên, quan hệ tài chính trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự khôngphù hợp về qui mô, thời gian, không gian Điều này cản trở quan hệ trực tiếpphát triển và là điều kiện nảy nở trung gian tài chính Trung gian tài chính đãlàm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó khuyến khích tiết kiệm, đồngthời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư).Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư Cơ chế hoạtđộng trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng kỹ thuậtnghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch
Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trongkhi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền Thực tế, cácngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro Ngân hàng cũng thỏa mãn nhu cầuthanh khoản của nhiều khách hàng
Ngân hàng là một trung gian thanh toán Ngân hàng thay mặt kháchhàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ với nhiều hình thứcthanh toán như bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ cung cấp mạnglưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàngcần Các ngân hàng cũng thực hiện bù trừ lẫn nhau thông qua Ngân hàngTrung ương hoặc thông qua trung tâm thanh toán Hiện nay, ngân hàng trởthành trung gian thanh toán lớn nhất ở hầu hết các quốc gia
Một lý do để ngân hàng phát triển thịnh vượng là khả năng thẩm địnhthông tin Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tinđược gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của
Trang 6thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyênmôn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọnnhững công cụ với các yếu tố rủi ro – lợi nhuận hấp dẫn nhất.
Thứ hai, ngân hàng là tổ chức kinh doanh phải có điều kiện Ngân hàng
chịu sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ hơn bất kỳ tổ chức nào trong nềnkinh kế, bởi ngân hàng là thủ quỹ của cả nền kinh tế Ngân hàng muốn đượccấp giấy phép hoạt động phải có một lượng vốn nhất định, cam kết thực hiệnmột số chính sách nhất định như cho vay, tài trợ cho một dự án hay mộtkhoản chi tiêu nào đó, đồng thời trong quá trình hoạt động, ngân hàng chịu sựquản lý chặt chẽ của Nhà nước Muốn hoạt động tốt, ngân hàng không ngừnggia tăng nguồn vốn của mình, tuyển nhân sự có đủ số lượng và chất lượng, cómạng lưới chi nhánh rộng khắp để đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng
và thực hiện nhiều hoạt động khác, nhằm thu được lợi nhuận lớn, hạn chế rủi
ro cho cả người gửi tiền và ngân hàng
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Huy động vốn
♦ Huy động vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường
bao gồm: vốn tự có (vốn góp), thặng dư vốn và lợi nhuận tích lũy Để bắt đầuhoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép), chủ ngân hàng phải có mộtlượng vốn nhất định Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn hìnhthành vốn ban đầu khác nhau: ngân hàng nhà nước do ngân sách nhà nướccấp; Ngân hàng cổ phần do cổ đông đóng góp; Ngân hàng liên doanh do cácbên liên doanh đóng góp; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu của tư nhân.Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải không ngừng gia tăng vốn chủ sởhữu của mình bằng: nguồn tích lũy từ lợi nhuận (chuyển một phần thu nhậpròng thành vốn đầu tư); nguồn thặng dư vốn cổ phần, nguồn bổ sung từ góp
Trang 7thêm, cấp thêm hoặc từ các quỹ và nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổphần (các khoản cho vay trung và dài hạn).
♦ Nhận tiền gửi: Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan
trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền của ngân hàngthương mại Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có đượcnguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiệnnhiều hình thức huy động khác nhau như:
Tiền gửi thanh toán: là tiền gửi của cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi và
nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ trong phạm vi số dư cho phép vớilãi suất rất thấp hoặc có thể bằng không;
Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: là khoản
tiền của doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội gửi vào ngân hàng với kìhạn nhất định (có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm ) vớilãi suất kì hạn tương ứng Kì hạn càng cao thì lãi suất tiền gửi càng lớn.Người gửi có thể đến ngân hàng rút tiền nếu có cần một khoản tiền chitiêu, tuy nhiên chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn do không rút đúng hạn
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: là khoản tiền tiết kiệm của dân cư gửi
vào ngân hàng với kì hạn nhất định Ngân hàng đưa ra nhiều hình thứchuy động và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kìhạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng )
Tiền gửi của các ngân hàng khác: nhằm mục đích thanh toán hộ và
một số mục đích khác ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tạingân hàng khác Tuy nhiên, nguồn này thường không lớn
♦ Đi vay từ các tổ chức khác: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại Tuy nhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêmvới các phương thức đi vay đa dạng:
Trang 8 Vay ngân hàng Nhà Nước: đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu
cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại Trong trường hợpthiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc hoặc dự trữ thanh toán), ngânhàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vaychủ yếu là tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn
Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn vay mượn lẫn nhau giữa
các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngânhàng Nguồn này dùng để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách
và trong nhiều trường hợp nó bổ sụng và thay thế cho nguồn vay mượn
từ ngân hàng Nhà nước
Vay trên thị trường vốn: đây là nguồn vay nợ nhằm bù đắp thiếu hụt
tiền cho vay trung và dài hạn Các ngân hàng vay bằng cách phát hànhcác giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu)
♦ Huy động bằng các nguồn khác: như nguồn ủy thác, nguồn trong
thanh toán và nguồn khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả
1.1.2.2 Sử dụng vốn
Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là tìm kiếm các khoản vốn(huy động vốn) để sử dụng nhằm thu lợi nhuận
♦ Hoạt động ngân quỹ: Ngân hàng phải để một lượng tiền mặt trong
két nhất định nhằm để chỉ trả nhanh chóng khi có với các nhu cầu của kháchhàng Tiền mặt không phát sinh, do vậy, để vừa đáp ứng thực hiện mục tiêuthanh khoản vừa tạo ra một khoản thu nhập cho ngân hàng, ngân hàng thường
có một khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, tại các ngân hàng và các tổchức tín dụng khác
♦ Hoạt động đầu tư chứng khoán: ngân hàng thương mại nắm giữ
chứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hóa tài sản Các chứngkhoán ngân hàng nắm giữ thường là: chứng khoán chính phủ; chứng khoán
Trang 9của các ngân hàng khác, các công ty tài chính và chứng khoán của các công
ty khác Ngân hàng nắm giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập chongân hàng (lớn hơn so với tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tíndụng) và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết Nhưng phải hiểurằng đầu tư chứng khoán ở đây là đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu chứ khôngphải là đầu tư vào cổ phiếu Đầu tư vào cổ phiếu thuộc hoạt động hùn vốn củangân hàng
♦ Hoạt động tín dụng: là hoạt động đặc trưng của ngân hàng thương
mại, chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng.Thường được phân chia thành theo thời gian (tín dụng ngắn, trung và dàihạn), theo hình thức tài trợ chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiếtkhấu , chia theo tài sản đảm bảo, theo rủi ro (các khoản có độ an toàn cao,khá, trung bình và thấp) hay theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp ) haytheo đối tượng tài trợ (hàng hóa, hoặc bất động sản ) hoặc theo mục đích(sản xuất, tiêu dùng )
♦ Các hoạt động khác: Các hoạt động khác là các hoạt động như hoạt
động thanh toán, hoạt động ủy thác, hoạt động hùn vốn (ngân hàng tham giagóp vốn với các tổ chức khác dưới hình thức nắm giữ cổ phiếu, góp vốn liêndoanh, liên kết ), các hoạt động sử dụng vốn khác như mua sắm, nhà cửatrang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh của khác hàng và cho thuê
1.1.2.3 Hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động mang tính truyền thống và đặc trưng, ngânhàng thương mại cũng tiến hành các hoạt động khác nhằm tìm kiếm lợi nhuậnnhư: cung cấp dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn, dịch vụ môi giới đầu tư chứngkhoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý
Trang 101.2 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm của tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh Creditium có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm Tiếng anh là Credit Theo Kmarx, tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một khoảng thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn dựa trên sự tin tưởng
Theo quan hệ tài chính, tín dụng được hiểu theo nghĩa sau đây:
Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay: Tín dụng được coi là phươngpháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người cho vay; hay tíndụng là sự chuyển dịch từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thâmhụt tiết kiệm
Trong mối quan hệ tài chính cụ thể: Tín dụng là một giao dịch về tàisản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể
Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền vay mà các định chế tài chínhcung cấp cho khách hàng
Như vậy có thể hiểu: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền vay hàng hóa) giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên
đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho vay khi đến hạn thanh toán.
Như vậy, khái niệm tín dụng gồm ba mặt cơ bản và một quan hệ được gọi
là tín dụng khi có đầy đủ cả ba mặt dưới đây:
Có sự chuyển giao quyền sử dụng một tài sản từ người này sang ngườikhác
Trang 11 Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
Khi hoàn lại tài sản đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm thêmmột lượng giá trị dôi thêm – gọi là lãi hay lợi tức
Tín dụng có các hình thức chủ yếu là tín dụng Nhà nước, tín dụng thươngmại, và tín dụng Ngân hàng Tín dụng thương mại là việc mua bán chịu (hay
mua bán trả chậm) hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể trong nền kinh tế Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồnvốn quan trọng nhất không chỉ với sự phát triển của bản thân các doanhnghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Không một doanhnghiệp nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn củangân hàng Việc vay vốn từ ngân hàng đảm bảo nguồn tài chính cho hoạtđộng sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là các dự án mở rộng sản xuất hay đầu tưchiều sâu của doanh nghiệp
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng trung và dài hạn
Khái niệm của tín dụng trung và dài hạn
Ở Việt Nam theo điều 8, số 1627/2001/QĐ-NHNN quy chế cho vay
của tổ chức tín dụng: “Tín dụng trung hạn là các khoản tín dụng có thời hạn
từ 12 tháng đến 60 tháng, các khoản tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở lên
là tín dụng dài hạn”.
Tín dụng trung hạn chủ yếu được người đi vay sử dụng để mua tài sản
cố định, cải tiến đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và xâydựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ
Tín dụng dài hạn chủ yếu để tài trợ vào việc đổi mới dây chuyền sảnxuất hiện đại, xây dựng công trình có quy mô, thời gian hoạt động dài như
Trang 12xây dựng nhà ở, các xí nghiệp nhà mày mới, các thiết bị phương tiện vận tải
có giá trị lớn
Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạnnhưng từ những năm 70 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sangkinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷtrọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ ngân hàng
Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn:
Vốn đầu tư lớn, thời hạn dài, thu hồi vốn chậm: Đối tượng tài trợ của
tín dụng trung và dài hạn là tài sản cố định và các công trình xây dựng.Đặc điểm của đối tượng này là có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài
Do đó, khoản cho vay để tài trợ cho các đối tượng này đòi hỏi một sốvốn đầu tư lớn Mặt khác, nguồn để trả nợ là các quỹ khấu hao cơ bản
và lợi nhuận thu được từ dự án Vì vậy, thời hạn trả nợ thường kéo dàiđến khi dự án kết thúc
Rủi ro cao: Do lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên
độ rủi ro của các khoản tín dụng trung và dài hạn là cao
Lợi nhuận từ các khoản tín dụng trung và dài hạn lớn: do lợi nhuận
càng cao thì rủi ro càng lớn, nên các khoản cho vay trung và dài hạnthường có mức lãi suất cao Thêm vào đó, do khoản cho vay thường có
số vốn lớn nên thu nhập mà khoản tín dụng này đem lại cho ngân hàng
là lớn
Vai trò của tín dụng trung và dài hạn
♦ Đối với doanh nghiệp: là một chủ thể trong nền kinh tế thị trường,
doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các đối thủ Để tồntại, phải triển và thắng thế trong cạnh tranh, điều cần thiết là các doanh nghiệpphải chú trọng đến việc mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đổimới công nghệ nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm chi
Trang 13phí đến mức thấp nhất có thể Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi doanhnghiệp phải có một lượng vốn đầu tư rất lớn Nguồn tài trợ mà doanh nghiệp
có thể lấy từ các nguồn: tự tích lũy lợi nhuận không chia (đây là nguồn quantrọng, tuy nhiên phương thức tài trợ này đòi hỏi một thời gian dài, có thểkhiến các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh); phát hành cổ phiếu, tráiphiếu (nguồn này có ưu điểm là tập trung được lượng vốn lớn trong thời gianngắn song doanh nghiệp phải đối mặt với sự phân quyền kiểm soát trong công
ty, và không phải doanh nghiệp nào cũng được phép và sự tín nhiệm để pháthành trái phiếu, cổ phiếu ra công chúng, trái phiếu cũng không tạo ra sự linhhoạt về kỳ hạn trả nợ) và sử dụng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.Tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, có ưu thế hơn so với các nguồn
trên, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nó giúp doanh nghiệp chớp lấy thời cơ kinh
doanh nhờ rút ngắn thời gian tìm kiếm vốn Thủ tục vay ngân hàng tuy chặtchẽ nhưng nếu tuân thủ đúng thì thời gian doanh nghiệp nhận được khoản tíndụng này của ngân hàng là ngắn hơn nhiều so với tự tích lũy hay phát hành
trái phiếu, cổ phiếu Thứ hai, không dẫn đến sự phân chia quyền kiểm soát công ty với bên ngoài so với việc phát hành cổ phiếu Thứ ba, tín dụng trung
và dài hạn ngân hàng tạo ra sự linh hoạt về kì hạn: doanh nghiệp có thể vayvốn ngân hàng theo kỳ hạn phù hợp với yêu cầu kinh doanh và chu kỳ thunhập Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ của các khoản tín dụng trung và dài hạn củangân hàng là dễ dàng: khi doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, nhanh chóng thuhồi vốn đầu tư và làm ăn có lãi, có thể trả nợ ngân hàng trước hạn Ngược lại,khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất – kinh doanh, có thể xin ngânhàng gia hạn nợ Mặt khác, việc trả nợ trung và dài hạn được chia thành các
kỳ hạn hợp lý và ổn định, giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc tìmkiếm nguồn trả nợ
Trang 14♦ Đối với ngân hàng: Tín dụng trung và dài hạn với đặc điểm là vốn
đầu tư lớn, thời gian cho vay dài, rủi ro cao nên có lãi suất cao, là nguồnmang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng
Thông qua hoạt động tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng khôngngừng mở rộng quy mô khách hàng, bằng việc: thu hút thêm các khách hàngmới, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và lâu bền với các khách hàng truyền thống.Nhờ đó, ngân hàng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càngkhảng định vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế
Tín dụng trung và dài hạn góp phần vào việc làm cho vốn huy độngkhông bị nhàn rỗi, mà được sử dụng hiệu quả để đem lại lợi nhuận cho ngânhàng Do ngân hàng không thể ngừng nhận tiền gửi từ dân cư, và vẫn phải trảlãi cho tiền gửi nên nếu để khoản tiền nhàn rỗi trong “ket”, làm tăng chi phíngân hàng và giảm lợi nhuận Tín dụng trung và dài hạn là một trong các cơ
sở để ngân hàng mở rộng huy động vốn, sử dụng vốn một cách khả thi, tăngsức cạnh tranh của bản thân ngân hàng
♦ Đối với nền kinh tế: Ở mọi quốc gia, nhu cầu vốn trung và dài hạn là
rất lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạn tầng Nhu cầu này có thể được đáp ứngbằng nhiều nguồn như: Ngân sách Nhà nước, viện trợ phát triển, vay nợ nướcngoài nhưng nguồn quan trọng nhất vẫn là tín dụng trung và dài hạn của cácngân hàng thương mại Do đó, tín dụng trung và dài hạn rất quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội
Trang 151.3 Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm của chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiệnnền kinh tế thị trường đều phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,đưa ra mức giá phù hợp, Ngân hàng thương mại – một doanh nhiệp đặc biệt– cũng không nằm ngoài quy luật đó Hoạt động tín dụng mang lại thu nhậpchủ yếu cho ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện hàng đầu
để ngân hàng không ngừng phát triển
Xuất phát từ mối quan hệ tín dụng, xem xét chất lượng tín dụng trên bagiác độ: ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế
♦ Trên giác độ ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng
và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàntrả đúng hạn và có lãi Chất lượng tín dụng phải đảm đảm chỉ tiêu lợi nhuậnhợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo và giảmthiểu, đảm bảo cân đối giữa nguồn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong nềnkinh tế
♦ Trên giác độ khách hàng
Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu về khách hàng
sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo thỏamãn nhu cầu về vốn cho họ Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chấtlượng là yêu cầu hàng đầu, vì vậy, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầuhợp lý của khách hàng: lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản, không phiền hà, thu
Trang 16hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tíndụng.
♦ Trên giác độ nền kinh tế
Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người laođộng, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, thu hút tối đã nguồn vốn nhàn rỗi trongnước, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mục tiêu kinh tế của Nhànước và chính phủ đặt ra
Như vậy, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giátrên quan điểm của: ngân hàng, khách hàng và của nền kinh tế Chất lượng tíndụng trung và dài hạn là một bộ phận của chất lượng tín dụng cũng không
nằm ngoài sự đánh giá này Tóm lại, tín dụng trung và dài hạn được đánh giá
là có chất lượng khi: khoản tín dụng đó đạt được mục đích vay vốn đã đề ra; hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho cả người vay và người đi vay.
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại
Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạnnói riêng là một chỉ tiêu tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tín trừutượng Do đó, để đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn cần thiết lậphai nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng:
1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: thủ tục đơn giản,nhanh chóng, thuận tiện, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợpvới chu kỳ kinh doanh và chu kỳ thu nhập của khách hàng
Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp tín dụng nói chung
và tín dụng trung và dài hạn nói riêng, cở sở vật chất được trang bị tốt
Trang 17và đầy đủ Hình thức huy động vốn, hình thức cho vay và đầu tư đadạng Ngân hàng không ngừng cung cấp các dịch vụ mới.
Đối tượng khách hàng đa dạng, lượng khách hàng vay trung và dài hạnđông đảo, không ngừng được mở rộng
Cách đánh giá chỉ tiêu định tính:
Để đánh giá chỉ tiêu định tính, các cách thường dùng là các cách dùngtrong thống kê học như điều tra, phỏng vấn và phương pháp chuyên gia.Trong đó, điều tra là phương pháp hay sử dụng nhất Thông qua điều tra, quansát có thể biết được thủ tục cho vay đối với khách hàng như thế nào, rút ranhận xét Cũng có thể thấy được cơ sở vật chất của ngân hàng Thông quađiều tra cũng cho thấy được đối tượng khách hàng là ai, số lượng là baonhiêu, đang kinh doanh ngành nghề gì, cần vay sử dụng vào mục đích nào.Hình thức huy động vốn, đầu tư, cho vay của ngân hàng đa dạng hay không,
sử dụng phương pháp này cũng cho kết quả tương đối chính xác Ngoài ra, cóthể dùng phương pháp phỏng vấn để thấy được khách hàng có hài lòng vớingân hàng hay không, các chuyên gia đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụngcủa ngân hàng ra sao Để đánh giá chất lượng tín dụng của mình thông quachỉ tiêu định tính, Ngân hàng thường thuê các công ty kiểm toán uy tín
1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng
♦ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn (TDH)
Tổng dư nợ của ngân hàng bao gồm: dư nợ vốn ngắn hạn, dư nợ vốntrung dài hạn, vốn góp đồng tài trợ Chỉ tiêu dư nợ phản ánh số còn cho vaycủa ngân hàng trong một thời kì nhất định – thường là một năm Chỉ tiêu nàyphản ánh một phần uy tín, khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng Tổng
dư nợ cao, chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, có hút được nhiều kháchhàng, uy tín của ngân hàng tương tối tốt Ngược lại, tổng dư nợ thấp cho thấy
Trang 18ngân hàng khả năng thu hút khách hàng là thấp, uy tín chưa cao, khả năng mởrộng khách hàng còn hạn chế.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn =
Có thể đem so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu trung bình ngành Nếu tỷ lệtín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng caohơn trung bình ngành, chứng tỏ, khả năng thu hút khách hàng có nhucầu cho vay trung và dài hạn là lớn, uy tín của ngân hàng tương đối tốt.Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp hơn trung bình ngành, chứng tỏ ngânhàng chưa thực sự hấp dẫn các khách hàng nhu cầu vay trung và dàihạn
Chỉ tiêu này chỉ là một phần đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạncủa ngân hàng Thông qua chỉ tiêu này, chưa thể đánh giá chất lượng tín dụngtrung và dài hạn của ngân hàng tốt hay xấu Để đánh giá toàn diện và tươngđối chính xác, phải xem xét đồng thời các chỉ tiêu
Trang 19♦ Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn:
Doanh số thu nợ TDH BQ trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng TDH =
Dư nợ tín dụng TDH BQ trong kỳ
Vòng quay vốn trung và dài hạn phản ánh số vòng chu chuyển vốn tíndụng trung và dài hạn trong chu kỳ (thường là một năm) Vòng quay vốn tíndụng cho biết hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân hàng Vòng quay cànglớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng thu nợ của ngânhàng tốt Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn nhỏ chứng tỏ, khách hàngkhông thể hoàn trả nợ đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn hoặc ngân hàngphải tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng
♦ Nợ quá hạn và nợ khó đòi
Nợ quá hạn trung và dài hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn TDH =
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Khi đến kỳ hạn trả nợ, nếu khách hàng không thể hoàn trả đầy đủ vàđúng hạn, không được ngân hàng gia hạn nợ thì khoản nợ đó chuyển thành nợquá hạn Các ngân hàng đều cố gắng sao cho hạ tỉ lệ này xuống càng thấpcàng tốt, bởi lẽ tỷ lệ này cao thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro.Tuy nhiên, trên thực tế, do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránhkhỏi nên các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định coinhư giới hạn an toàn Theo ý kiến của một chuyên gia thì tỉ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ ở mức dưới 3% là có thể chấp nhận được Tuy nhiên chỉ tiêu nàyđôi khi cũng chưa phản ánh đầy đủ chất lượng tín dụng trung và dài hạn củangân hàng Bởi vì, bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp
Trang 20lý, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc chovay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định.
Nợ khó đòi trung và dài hạn
Tỷ lệ nợ khó đòi trung và dài hạn 1 =
Nợ quá hạn trung và dài hạn
Nợ khó đòi trung và dài hạn
Tỷ lệ nợ khó đòi trung và dài hạn 2 =
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Hai chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng nợ khó đòi trung và dài hạn trongtổng nợ quá hạn trung và dài hạn và trong tổng dư nợ tín dung trung và dàihạn Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, chứng tỏ các khoản nợ có khả năngkhông đòi được càng giảm, phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dàihạn của ngân hàng
Các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ khó đòi vẫn là những chỉ tiêu phảnánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này cho thấykhông phải lúc nào dư nợ tín dụng cao cũng tốt vì nếu ngân hàng không cóchiến lược quản lý nợ tốt thì sẽ dẫn đến phát sinh nhiều nợ quá hạn, nợ khóđòi
Trang 21tỏ, nguồn vốn trung và dài hạn để để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn, tíndụng trung và dài hạn có sự phù hợp về kỳ hạn nên độ an toàn sẽ được đảmbảo Ngược lại, nếu tỷ lệ này lớn hơn một, chứng tỏ nguồn vốn huy độngtrung và dài hạn không đủ để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn ngân hàng.Tuy nhiên, phải so sánh một cách tương đối Chẳng hạn như nếu tỷ lệ này nhỏhơn nhiều so với một, chứng tỏ ngân hàng sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắnhạn đề tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn Điều này là không an toàn chongân hàng, tiềm ẩn rủi ro cao, nếu khách hàng ồ ạt đến rút tiền Nhưng nếu tỷ
lệ này gần bằng một, có nghĩa rằng chỉ có một phần nguồn vốn ngắn hạn dùng
để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn, điều này làm giảm rủi ro, vừa làmgiảm chi phí lãi của khoản tiền nhàn rỗi của các khoản tiền gửi ngắn hạnkhông tài trợ hết cho tín dụng ngắn hạn
♦ Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạnChỉ tiêu lợi nhuận 1 =
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn,cho biết một trong một trăm phần trăm dư nợ tín dụng trung và dài hạn thì lợinhuận từ tín dụng trung và dài hạn là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ tín dụng trung và dài hạn là một nghiệp vụ sinh lời cao
Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạnChỉ tiêu lợi nhuận 2 =
Tổng lợi nhuận của ngân hàng
Trang 22Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn chiếm baonhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng Nó phản ánh tầm quantrọng của tín dụng trung và dài hạn trong hoạt động ngân hàng.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Việc xác định các nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung
và dài hạn của ngân hàng là rất quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nângcao chất lượng của hoạt động tín dụng này
1.4.1 Nhân tố chủ quan
♦ Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Các ngân hàng khi cho vay phải cần có lượng vốn lớn Do yêu cầuđảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên nên các khoản vay trung và dàihạn của ngân hàng phải được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn trung và dàihạn Nếu một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là vốn ngắnhạn, không ổn định khì không nên mở rộng cho vay trung và dài hạn Cácnguồn vốn của một ngân hàng có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn baogồm: nguồn tự có của ngân hàng, vốn vay trung và dài hạn, vốn huy độngtrung và dài hạn và một bộ phận nhất định vốn ngắn hạn Quy mô của cácnguồn này là một trong những nhân tố quyết định quy mô cho vay trung vàdài hạn và do đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay trung và dài hạn của ngânhàng Ngoài ra, một ngân hàng có nguồn vốn trung và dài hạn dồi dào cũng
dễ dàng hơn trong việc tạo lập uy tín đối với khách hàng, nhờ đó thu hút đượcnhiều khách hàng hơn
♦ Hiệu quả của công tác thẩm định của ngân hàng
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng là vốn và lãiphải được trả đúng hạn Điều này khó có thể có được nếu dự án được thựchiện không hiệu quả như mong muốn, hoặc doanh nghiệp cố tình lừa đảo
Trang 23ngân hàng Để hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩmđịnh dự án, thẩm định khách hàng Nếu thẩm định sai, đánh giá sai năng lựcpháp lý, tài chính và hiệu quả của dự án sẽ dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu,
nợ quá hạn Chi phí trong hoạt động thu nợ, thanh lý tài sản của ngân hàngtăng, gây tổn thất cho ngân hàng, giảm lợi nhuận Thậm chí, ngân hàng khôngthể thu được nợ, mất vốn ngân hàng Cũng có thể những dự án có hiệu quảnhưng không được cấp tín dụng, ngân hàng sẽ mất đi một khoản lợi nhuận.Thực hiện tốt công tác thẩm đinh giúp ngân hàng loại bỏ những dự án khôngkhả thi, giảm rủi ro cho ngân hàng đồng thời tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế,nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
♦ Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng, trong đó hoạtđộng tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò rất quan trọng Hoạt động nàyphải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng và cụ thể Chính sách nàyphản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chungcho cán bộ tín dụng, tạo sự thống nhất chung cán bộ tín dụng và các chuyênviên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sựthống nhất chung cho hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng caokhả năng sinh lời Chính sách tín dụng thường bao gồm các nội dung như:chính sách khách hàng, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tíndụng, thời hạn và kỳ hạn nợ, chính sách về đảm bảo tiền vay, chính sách đốivới các khoản vay có vấn đề Một chính sách tín dụng đúng đắn và linh hoạtphù hợp với từng thời kỳ sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung
và tín dụng trung và dài hạn nói riêng
♦ Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng luôn là yếu tổ cơ bản và cần thiết Trong hoạt độngtín dụng ngân hàng, để thẩm định dự án, thẩm định khách hàng trước tiên phải
Trang 24có thông tin về khách hàng đó, về dự án đó, để làm tốt công tác giám sát khicho vay cũng cần có thông tin Thông tin càng chính xác, kịp thời càng thuậnlợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụngvốn vay và tiến độ trả nợ Thông tin chính sác, kịp thời, đầy đủ còn giúp chongân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chinh sách tíndụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế Tất cả những điều đógóp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng
♦ Công tác tổ chức ngân hàng
Việc tổ chức các hoạt động của ngân hàng theo quy trình khoa học, hợp
lý có sự phối hợp giữa các thành viên sẽ làm giảm chi phí của ngân hàng, đápứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Hoạt động ngân hàng sẽ thống nhất vàđồng bộ Đây là cơ sở nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
♦ Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng
Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa nhiềulĩnh vực song nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định Đặc biệt tronghoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, có liên quan đếnnhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người càng quan trọng
Trang 25Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thếđược “sự nhạy cảm” hay “kinh nghiệm” của cán bộ tín dụng Do vậy, vấn đềnhân sự là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng Chất lượngnhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn cả lươngtâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng Bêncạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng là nhân tố quantrọng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Mỗi cán
bộ tín dụng đều có điểm mạnh va yếu riêng, điều quan trọng là phải biết bố trísắp xếp công việc sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế những điểm yếucủa từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thầntrách nhiệm, tạo ra sự phối hợp thống nhất cũng hướng tới một mục tiêuchung là nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1 Nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng và tiến hàngcác hoạt động sản xuất kinh doanh Việc ngân hàng có thu hồi được gốc và lãihay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn ngân hàng của khách hàng.Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn tíndụng trung và dài hạn là mối quan tâm lớn của ngân hàng Khả năng này đượcthể hiện:
♦ Năng lực thị trường của khách hàng: năng lực này thể hiện ở khối
lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong nền kinh tế, vị trí trên thịtrường trong nước hay quốc tế, vị trí và tương lai phát triển của ngành kinh tế
mà doanh nghiệp đang hoạt động Năng lực thị trường cho biết khả năngthích ứng của doanh nghiệp với thị trường, thể hiện ở mức độ chấp nhận củathị trường đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Doanh nghiệp có năng lựcthị trường cao thì rủi ro đối với ngân hàng càng thấp
Trang 26♦ Năng lực sản xuất của khách hàng: nghiên cứu năng lực sản xuất
của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự đáp ứng quy
mô ấy với thị trường, cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm Biểu hiện
cụ thể và rõ nhất của năng lực sản xuất là doanh nghiệp phải sản xuất ổn định
và có lãi
♦ Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực tài chính của khách
hàng (doanh nghiệp) thể hiện ở khối lượng và tỷ trọng vốn tự có trong tổngnguồn vốn doanh nghiệp sử dụng Điều kiện tín dụng thường quy định một tỷ
lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệvốn đầu tư tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia
dự án vay vốn Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đápứng điều kiện tín dụng của ngân hàng càng lớn
♦ Năng lực quản lý của doanh nghiệp: Sự thành bại của doanh nghiệp
phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của doanh nghiệp Năng lực quản lýcủa doanh nghiệp tốt làm cho đồng vốn đầu tư của ngân hàng ít rủi ro hơn
♦ Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm: Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo càng giá trị, dễ phát mại thì ngân
hàng càng mong muốn mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng trung và dàihạn nói riêng
♦ Tính khả thi của dự án: Nếu doanh nghiệp có thể thuyết trình và
chứng minh được dự án xin được vay vốn là có tính khả thi thì ngân hàng sẽ
có cơ sở mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng
1.4.2.2 Các nhân tố khách quan khác
Để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàngthương mại trong nền kinh tế thị trường ngoài những nhân tố chủ quan từ phíangân hàng, nhân tố khách quan từ phía khách hàng thì các nhân tố khách quankhác cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân
Trang 27hàng thương mại Đó là:
♦ Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động tín dụng ngân hàng Nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, sản xuấtđình trệ, nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất thấp bởi khả năng trả nợ củadoanh nghiệp là thấp Ngoài ra, những biến động về lãi suất, tỷ giá trên thịtrường cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất ngân hàng, dẫn đến ảnh hưởng tớimức lãi suất ròng của khoản tín dụng Và rất nhiều những biến động kinh tếkhác đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng
♦ Môi trường chính trị - xã hội: Sự ổn đinh của môi trường chính trị
xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định đầu tư Môi trường chính trị
xã hội ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và
do đó nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn sẽ tăng lên Ngược lai, môitrường bất ổn thì họ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro,khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cũng giảm sút theo
♦ Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các văn
bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp Các văn bản pháp lý cóvai trò hướng dẫn hoạt động tín dụng của ngân hàng tạo ra sự cạnh tranh lànhmạnh giữa các ngân hàng, giúp ngân hàng xử lý các tranh chấp trong hoạtđộng tín dụng Mặt khác, môi trường pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, nên nó tác động gián tiếp tới nhucầu vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
Vì vậy, một môi trường pháp lý đầy đủ, đổng bộ và ổn định là cơ sở nền tảng
để nâng cao chất lượng tín dụng
Như vậy, chất lượng tín dụng trung và dài hạn chịu tác động của nhiềunhân tố Việc hiểu rõ và vận dụng sáng tạo các nhân tố này sẽ giúp cho ngânhàng phát triển hoạt động tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tíncủa mình
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thứcđược thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hànhngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trựcthuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước) Theo Quyết địnhnói trên Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanhđầu tiên và duy nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vựckinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh
tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoạihối Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạoNgân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lýquỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương cácnước và các Tổ chức tiền tệ quốc tế
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chínhphủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 vềviệc thành lập Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình công ty 90, 91 đượcquy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủtướng Chính phủ
Trang 29Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Ngoạithương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chinhánh, 1 Sở Giao Dịch, 87 Phòng Giao Dịch và 4 Công ty con trực thuộc trêntoàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài, với đội ngũcán bộ gần 6.500 người Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham gia gópvốn liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnhvực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầutư
Quá trình phát triển của Ngân hàng Ngoại thương được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau:
♦ Giai đoạn 1963-1975:
Trong giai đoạn này, NHNT đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đốinội và đối ngoại được Nhà nước giao phó: thực hiện chức năng ngân hàng đốingoại độc quyền, tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc pháttriển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấmvận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mấtcân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thựchiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hànhcác cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua
Trang 30cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạonguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốctrừ sâu và lương thực
♦ Giai đoạn 1990-1996:
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số403/CT chuyển NHNT theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hộiđồng Bộ trưởng thành NHTM Quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Cùng với việc Hội đồngNhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng,Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 23 tháng 05 năm 1990, NHNTđược chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền tronghoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Quốc doanh hoạt động đa năng
và tự do cạnh tranh với các loại hình ngân hàng thương mại và các tổ chức tàichính khác Năm 1995, NHNT đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT
và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước
♦ Giai đoạn 1996-1999:
Giai đoạn này NHNT tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vựchoạt động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạtđộng ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thốngngân hàng lõi - Core Banking (Vietcombank Vision 2010), trở thành thànhviên của tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Visa Card, Master Card Cũng tronggiai đoạn này, NHNT cũng đã tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớntrong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống Nam Côn Sơn,Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thuỷ điện Yaly…
♦ Giai đoạn 1999-2006:
Với bề dày kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều
Trang 31bước đi quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nềnkinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam
và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toánquốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt độngngân hàng Bên cạnh đó, NHNT tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thịtrường tiền tệ góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia Thương hiệuNgân hàng Ngoại thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tếbiết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam
Cũng trong giai đoạn này, NHNT là một trong những thành viên đầu tiêncủa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội tàichính khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻquốc tế Amex Express năm 2002 Tính đến thời điểm hiện tại, NHNT đã cóquan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và định chế tài chínhtại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêucầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu Ngoài ra, NHNT còn là NHTMduy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” - tạp chí ngân hàng uy tíntrong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhấtcủa Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000 - 2005 Để có đủ điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế và chuẩn bị cho quá trình triển khai cổ phần hóa, từ cuối năm
1999, Ban lãnh đạo NHNT đã xây dựng chiến lược phát triển tới năm 2010với mục tiêu trở thành một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng hoạt động đanăng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, giữ vị tríngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và phấn đấu trở thành ngân hàng quốc tếtrong khu vực Nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển nói trên, NHNT đã xâydựng Đề án Tái cơ cấu NHNT giai đoạn 2001 - 2005 được Chính phủ phêduyệt tại Quyết định số 162/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2001 Mục
tiêu cơ bản của Đề án bao gồm: thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính; thứ
Trang 32hai, mở rộng hoạt động kinh doanh; thứ ba, hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới; và thứ tư, xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là
trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ Sau 05 năm thựchiện Đề án Tái cơ cấu, đến nay, NHNT đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu
đề ra thông qua việc: thứ nhất, xử lý về cơ bản nợ xấu và từng bước nâng cao năng lực tài chính; thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt
động kinh doanh nhằm tiến tới xây dựng Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng
đa năng; thứ ba, tạo dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ
quản lý toàn hệ thống, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tiện ích cho khách
hàng; và thứ tư, từng bước áp dụng các mô thức quản lý theo chuẩn mực quốc
tế thông qua việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển mạng lưới, ứng dụng các chuẩnmực quản lý tốt nhất
♦ Năm 2007:
NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 doThời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức Đặc biệt thươnghiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98thương hiệu đạt giải Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặnggiải thưởng này
Cùng với giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam NHNT cũng đượcbầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhấtnăm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn
Tháng 12 năm 2007 NHNT tiến hành đấu giá cổ phần ra công chúng vàchính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
và tiến tới sẽ tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các công ty con trong những nămtiếp theo, đồng thời tiếp tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác thôngqua hình thức liên doanh, liên kết ở mức các công ty con nhằm đa dạng hoá
Trang 33hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, đặc biệt làcác đối tác chiến lược nước ngoài nhằm góp phần xây dựng và phát triểnNHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam năm 2008.
Có thể nói qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, NHTMCP NTVN đãvươn lên và trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tạiViệt Nam Với truyền thống đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng hiệnđại, NHTMCP NTVN đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp chokhách hàng trong nước và quốc tế những sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuậntiện, an toàn, nhanh chóng nhất, chiếm lĩnh thị phần lớn trong các mảng nhưkinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ Thúc đẩy hoạt động ngoại thương và đầu tư trong cả nước
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban
2.1.2.1 Cơ cấu mô hình tổ chức NHTMCP NTVN sau khi cổ phần hóa
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sau khi cổ phần hóa trở thànhNHTMCP NTVN sẽ được tổ chức và hoạt động dưới hình thức một ngânhàng thương mại cổ phần NHTMCP NTVN có các công ty trực thuộc và cáccông ty con là các công ty trực thuộc và các công ty con hiện tại của NHNT(đã được chuyển đổi theo từng trường hợp cụ thể) NHTMCP NTVN cùngvới các công ty con và các công ty trực thuộc sẽ hình thành nhóm công tyhoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Và trong giai đoạn tiếptheo, NHTMCP NTVN sẽ tiếp tục các bước chuyển đổi để trở thành Tập đoànđầu tư tài chính ngân hàng Vietcombank (được tổ chức theo mô hìnhHoldings) Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty mẹ là NHTMCP NTVNtheo mô hình công ty mẹ - công ty con (sau khi được cổ phần hóa tháng 12năm 2007 vừa qua)
Trang 34Sơ đồ 1: Tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - NHTMCP NTVN
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị (BOD)
Ban kiểm soát
Controllers committee
Ủy ban rủi ro
Risk committe
HĐ, UB khác
Other committee
Tổng giám đốc và BĐH CEO
Senior Managerment
Kiểm soát nội bộ
(hỗ trợ ban kiểm soát)
Khối ngân hàng bán lẻ
Khối quản
lý rủi ro và quản lý tài sản nợ xấu
Khối tác nghiệp chính và Khối tài
…
Trang 352.1.2.2 Bộ máy quản lý điều hành và các phòng ban giúp việc
♦ Bộ máy quản lý, điều hành
● Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơquan quyết định cao nhất của NHTMCP NTVN Thông qua các định hướngphát triển của ngân hàng, quyết định việc chào bán cổ phần và mức cổ tứchàng năm với mỗi loại cổ phần, quyết định bầu bãi nhiệm miễn nhiệm thànhviên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và quyết định việc sửa đổiđiều lệ của công ty…
● Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của NHTMCP NTVN Hội đồngquản trị quản lý ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theoquy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổchức và hoạt động của NHTMCP NTVN và các quy định khác có liên quancủa pháp luật Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng mà khôngthuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm Các thành viêncủa Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại với số lượng nhiệm kỳ khônggiới hạn Hội đồng quản trị có 07 thành viên chuyên trách, trong đó có Chủtịch Hội đồng quản trị, 1 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc,
1 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát
● Ban kiểm soát
Ban kiểm soát NHTMCP NTVN thực thi chức năng kiểm soát, kiểm toánnội bộ theo quy định hiện hành và Điều lệ ngân hàng thương mại cổ phầnNgoại thương Ban kiểm soát có 06 thành viên, trong đó có 01 Trưởng Ban,
Trang 3603 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do
Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc NHNN giớithiệu) Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị quyết định
● Tổng Giám đốc, Ban Điều hành
Tổng Giám đốc NHNT là đại diện pháp nhân của NHNT, là người chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạtđộng hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định Giúp việc cho TổngGiám đốc là các Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng,ban chuyên môn, nghiệp vụ
♦ Nhiệm vụ chức năng bộ máy giúp việc (các phòng ban chức năng)
● Phòng tín dụng
Phòng tín dụng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư (trung
và dài hạn) đối với các dự án đầu tư, bảo lãnh, tín dụng tài trợ cho các doanhnghiệp, đơn vị và cá nhân theo quy định hiện hành và quy trình nghiệp vụ.Phòng tín dụng thực hiện và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đơn
vị và cá nhân theo cơ chế hiện hành Ngoài ra, phòng tín dụng có nhiệm vụ tổchức huy động vốn từ mọi nguồn của các tổ chức kinh tế như: Tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quĩ, cả nội tệ vàngoại tệ
Trong quá trình hoạt động của mình, phòng Tín dụng có mối quan hệmật thiết với tất cả các phòng ban khác trong Ngân hàng như phòng Nguồnvốn và quản lý kinh doanh, phòng thẩm định và tư vấn đầu tư
● Phòng Nguồn vốn và quản lý kinh doanh
Phòng Nguồn vốn và quản lý kinh doanh là đơn vị thuộc tổ chức bộmáy NHTMCP NTVN Thực hiện tham mưu cho Tổng Giám đốc trong côngtác Nguồn vốn, công tác tiếp thị và chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh
Trang 37của Ngân hàng, trực tiếp công tác tiếp thị và huy động vốn của các tổ chức tíndụng, tổ chức tài chính và các tổ chức xã hội
● Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế
Phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế là đơn vị thuộcNHTMCP NTVN có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hànhhoạt động quản lý ngoại hối, các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại
● Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thanh toán và quản lý thu chi tàichính toàn Ngân hàng và trực tiếp thực hiện việc hạch toán kế toán, thanhtoán và quản lý thu chi tài vụ tại hội sở phù hợp với chế độ và pháp luật hiệnhành
● Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư
Phòng thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư có nhiệm vụ thammưu cho Giám đốc để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác tín dụng, công tácthẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư theo đúng các chủ trương, chínhsách, chế độ, thể lệ của Nhà nước Việt Nam
● Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổ chức cán bộ là bộ phận làm tham mưu cho Tổng Giám đốctrong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chế độ, pháp luậtcủa Nhà nước và của ngành về các mặt: tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, laođộng, tiền đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
2.1.2.3 Nhân sự tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
♦ Cơ cấu lao động
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, tổng số lao động của Ngân hàngNgoại thương khoảng 7.000 người – được phân loại như sau:
Trang 38● Theo loại hợp đồng lao động
Không thuộc diện ký hợp đồng lao động : 10 người
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn : 3.686 người
Hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1-3 năm: 2.477 người
Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 năm : 305 người
● Theo độ tuổi lao động
♦ Đánh giá nguồn nhân lực
● Chất lượng lao động
Nguồn nhân lực tại Ngân hàng Ngoại thương trong thời quan qua đã vàđang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứngnhững yêu cầu về nhân sự của Ngân hàng trong quá trình cổ phần hóa và tiếntới thành lập một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng Hàng năm,Ngân hàng Ngoại thương đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và
Trang 39trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để chuẩn bị cho giaiđoạn hội nhập sắp tới, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyênmôn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sáttrong và ngoài nước Do đó, ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng được độingũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tàichính – ngân hàng, có kiến thức về kinh nghiệm thị trường tương đối toàndiện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trườngkinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.
● Số lượng lao động
Với khoảng 7000 lao động trong toàn hệ thống, về cơ bản đã đảm bảođược nguồn nhân lực làm việc tại các bộ phận, các Chi nhánh và các công tytrực thuộc khác của Ngân hàng Ngoại thương Tuy nhiên, với mục đích pháttriển trong thời gian tới, nhu cầu về nguồn nhân lực không ngừng gia tăng
2.1.3 Các kết quả kinh doanh chủ yếu
2.1.3.1 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương
Được thừa nhận là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu và đượcquản lý tốt nhất tại Việt Nam, tuy trong những năm qua hoạt động tài chính
và tiền tệ có rất nhiều biến động cả trên thị trường trong nước cũng như thịtrường quốc tế NHNT vẫn đạt được kết quả kinh doanh hết sức khả quan Cóthể thể hiện qua bảng số liệu sau về tình hình hoạt động của Ngân hàng trong
3 năm gần đây từ 2005 tới năm 2007
Trang 403 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 4.285.369 5.281.403 6.266.780
4 Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (975.252) (1.213.557) (1.310.163)
5 Thu nhập hoạt động KD thuần 3.318.429 4.067.846 4.956.617
6 Chi phí dự phòng rủi ro (1.558.546) (174.178) (1.115.523)
7 Lợi nhuận trước thuế 1.759.883 3.893.668 3.841.094
8 Thuế thu nhập doanh nghiệp (467.330) (1.016.647) (720.982)
9 Lợi nhuận sau thuế 1.292.553 2.877.021 3.120.112 10.Tỷ suất lợi nhuận/vốn csh (%) 15,36% 25,86% 24.03%
11 Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (%) 0,95% 1,72% 1.55%
Nguồn: Báo cáo kiểm toán NHTMCP NTVN
Qua bảng báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPNTVN 3 năm gần đây chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Tínhđến thời điểm cuối năm 2007 tổng tài sản của NHTMCPNT đã lên tới hơn
200 nghìn tỷ VND (tương đương 12,5 tỷ USD) cao hơn rất nhiều so với năm
2006, trong đó vốn chủ sở hữu đạt hơn 12,981 tỷ VND, tổng dư nợ đạt gần 68nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), hệ số an toàn vốn là tương đối ổn định trong 3năm và vào khoảng 11% đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩnquốc tế Tuy vậy, do biến động của thị trường chứng khoán và tiền tệ thế giới
đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh trong nước trong đó có cảNHTMCP NTVN
2.1.3.2 Tình hình huy động vốn
Bảng 2: Tình hình huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: triệu VNĐ