DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD Doanh nghiép ngoai quéc doanh
NH Ngan hang
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cô phần
TMCP Thương mại cô phần
Trang 2DANH MUC BANG BIEU
Bang 1: Huy động vốn NHTMCP Hàng Hải, chỉ nhánh Đống Đa qua các năm 2006,
2007, 2008
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm 2006, 2007, 2008 Bảng 3: Doanh số cho vay trung và đài hạn của chỉ nhánh qua các năm 2006, 2007,
2008
Bảng 4: Tình hình cho vay trung và đài hạn theo các thành phần kinh tế Bảng 5: Vòng quay vốn của chỉ nhánh
Bang 6: Co cau ng qua han
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Ngân hàng thương mại là một tô chức gắn chặt với nền kinh tế thị trường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây nền kinh tế hàng hoá phát triển
Gắn với kinh tế thị trường, để tồn tại và không ngừng phát triển, hệ thống NHTM nói chung cũng như NH TMCP Hàng Hải chỉ nhánh Đống Đa, tất yếu đòi hỏi công tác tín dụng trung và dài hạn phải được nâng cao chất lượng đâu tư, phát huy tối đa vai trò đòn bây của nó
Nhận thức được tính cấp thiết ấy, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại cơ sở, em chọn đề tài: ”Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và đài hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chỉ nhánh Đồng Đa” làm nội dụng nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới công tác tín dụng trung và dài hạn Phạm vi nghiên cứu là công tác cho vay vốn trung và dài hạn tại NH TMCP Hang Hai chỉ nhánh Đống Đa
Khoá luận gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết cơ bản về chất lượng tín dụng trung va dai han của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạ NH TMCP Hàng Hải chỉ nhánh Đống Đa
Trang 4CHUONG 1
NHU'NG VAN DE LY THUYET CO BAN VE CHAT LUQNG TÍN DỤNG TRUNG VA DAI HAN CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Khai niém tin dung trung va dai han
Tín dụng là hoạt động tryền thống chủ yếu và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại Các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản cho vay chiếm tới 60% tài sản của ngân hàng và đem lại 55 - 70% lợi nhuận của ngân hàng Do vậy ngân
hàng phải thực hiện thành công chính sách, kế hoạch tín dụng thì mới có thể tồn tại
và phát triển, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ra đời từ thế kỷ XVI, đó là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thé phát triển của lịch sử, đã và đang thê hiện ngày càng rõ nét những đặc tính ưu việt của mình, đóng góp một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu
Tín dụng ngân hàng là “quan hệ vay mượn lần nhau theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lấn lãi theo một thời gian nhất định giữa một bên là ngân hàng - một tổ chức
chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã
hội, và dân cư trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay ”
Đề hiểu rõ bán chất của tín dụng ngân hàng, chúng ta cần xem xét quá trình vận động của tín dụng qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay
Ở đây vốn được chuyên từ Ngân hàng sang người đi vay Xét về bản chất, khi đi vay giá trị của vốn tín dụng ngân hàng giống với việc mua bán các hàng hố thơng
thường Chỉ một bên nhận được giá trị còn lại một bên nhượng đi giá tri
Trang 5Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng để mua hàng hoá đề thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu đùng của người đi vay Người đi vay không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng vốn vay
Giai đoạn 3: Hoàn trả tín dụng
Đây là giai đoạn kết thúc của một vòng tuần hoàn tín dụng Khi vốn tín dụng đã
hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng của
người vay hoàn trả lại cho ngân hàng ở đây tiền không được bỏ ra thanh tốn cũng khơng phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ được đem nhượng đi với một điều kiện là nó quay trở lại điểm xuất phát sau một chu kỳ nhất định Đó là một bản chất riêng của ngành ngân hàng, sự hoàn trả được bảo tồn về mặt giá trị và có phần tăng
lên dưới hình thức lợi tức
1.1.2 Khái niệm tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng trung hạn được hiểu là loại tín dụng có thời gian hoàn vốn từ 1 đến 5 năm, được sử dụng đề thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống Tín dụng NH trung hạn
được cấp cho khách hàng đề mở rộng cải tạo, khôi phục, hồn thiện, hợp lý hố quy trình công nghệ, quy trình sản xuất
Tin dung NH dài hạn là loại tin dụng có thời gian hoàn vốn trên 5 năm, được sử dụng để thực hiện các dự án đâu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời
sống Hình thức tin dụng này được NHTM cắp cho khách hàng nhằm hỗ trợ việc xây dựng mới, mở rộng hoặc hoàn thiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất
Đối với điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn trung-dài hạn rất
lớn, trong khi các DN chưa có nhiều thời gian dé tích luỹ vốn và chưa tích luỹ được nhiều Đồng thời việc đầu tư trực tiếp của công chúng qua việc mua trái phiếu, cỗ phiếu do các DN phát hành còn là một vấn đề rất hạn chế Cho nên trong thực tiễn nhu cầu về vốn trung- dài hạn của các DN chủ yếu được đáp ứng bởi vốn tự có cuả
Trang 61.2 Đặc điểm các khoản cho vay trung và dài hạn
Thứ nhát: Vôn chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án
Cho vay trung và dài hạn với thời gian đài, độ rủi ro cao hơn với cho vay ngắn hạn, để giảm bớt rủi ro ngoài việc qui định vay phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng cho vay còn qui định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án cao hay thấp
tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án Ở Việt Nam hiện nay, ngân
hàng công thương qui định mức vốn của chủ sở hữu tham gia vào dự án như sau: - Tối thiểu 10% tổng mức vốn đầu tư đối với phương án, dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất
- Tối thiểu 30% tổng mức vn đầu tư (sau khi trừ phần vốn lưu động dự kiến) đối với dự án xây dựng mới
- Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư (sau khi trừ phần vốn lưu động dự kiến trong tổng mức vốn đầu tư) đối với dự án phục vụ đời sống
Thứ hai: Thời hạn trả nợ và nguồn trả nợ
Thời hạn trả nợ vốn phụ thuộc vào tính chất, địa điểm của dự án đầu tư Nhưng thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả của dự án mang lại cao
Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp ngân hàng thu được nợ chắc chắn nhưng đôi khi ảnh
hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng
Nguồn trả nợ đối với khoản cho vay trung và dài hạn nhìn chung khác với cho vay ngắn hạn Các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu mua
sắm tài sản cố định và tài sản lưu động, cho nên nguồn trả nợ chính của khoản vay này là từ nguồn khấu hao và một phần lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại
Trang 7Đối với khoản vay trung và dài hạn có thể giải ngân một lần, hoăc nhiều lần nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích Ngân hàng không cho rút vốn khi các nhu cầu chỉ tiêu liên quan đến dự án chưa phát sinh
Ngân hàng và khách hàng thoá thuận rút hết toàn bộ tiền vay một lần trong trường
hợp vay để mua sắm máy móc, thiết bị Đối với các tài sản hình thành trong một thời gian dài thì việc giải ngân được thực hiện theo tiền độ công việc hoan thành
Thứ tư: Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, nó có thể là lãi suất cố đỉnh trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường Sự biến đổi ủa lãi suất có thể dựa trên lãi suất cơ bản của ngân hàng, hay lãi suất liên ngân hàng của một số thị trường như: LIBOR, SIBOR Việc thu tiền lãi có thé theo kỳ hạn tháng, quí, năm dựa vào số dư ở mỗi kỳ hạn trả nợ và lãi suất cho vay Khách hàng có thẻ trả tiền lãi cùng nợ gốc tại mỗi kỳ hạn trả nợ hay trả tiền lãi vào một ngày nào đó trong kỳ theo thoả
thuận
1.3 Phân loại tín dụng trung và dài hạn 1.3.1 Cho vay theo đầu tư dự án
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư như: quan niệm về
Ngân hàng Thế Giới, ISO 8402 Nhìn chung các quan niệm vay đều có những điểm khác nhau khi tếp cận dự án đầu tư Nhưng khi xem xét một dự án đầu tư họ đều chú ý đặc trưng sau :
- Dự án đầu tư có mục tiêu rõ ràng cần đạt tới khi thực hiện
- Dự án đầu tư không phải là một nghiên cứu hay dự báo mà là một quá trình tác động đề đạt đến mục tiêu mong đợi
- Dự án đầu tư là một hoạch định cho tương lai nên bao giờ cũng có bất ôn định và
Trang 8- Các hoạt động của dự án đầu tư theo một kế hoạch (trong một khoảng thời gian )
và có giới hạn nhất định về nguồn lực
Xét về mặt hình thức thì dự án đầu tư là tập hồ sơ, tài liệu trình bầy một cách chỉ tiết và co hệ thông một chương trình hoạt động và các chi phi tương ứng đề đạt mục tiêu nhất định trong tương lai Các khoản cho vay dự án có thể được thế chấp trên cơ sở bảo lãnh theo đó người cho vay có thể khôi phục vốn từ những tổ chức
thực hiện bảo lãnh nếu như dự án không trả nợ đúng kế hoạch đã định Tuy nhiên,
khoản vay cũng có thể cung cấp không dựa trên cơ sơ bảo lãnh, không có người đứng ra báo lãnh, dự án tồn tại hay sụp đồ dưa trên chính giá trị của nó Trong trường hợp này người cho vay đối mặt với rủi ro rất lớn và họ yêu cầu một mức lãi suất cao hơn những khoản cho vay có đảm bảo Các khoản vay như vậy ngân hàng thường đòi hỏi các tổ chức tài trợ dự án phải thế chấp tài sản cho đén khi dự án
hoàn tắt
1.3.2 Cho vay luân chuyển
Một khoản tín dụng luân chuyền cho phép khách hàng kinh doanh có thể vay
tới một mức tối đa xác định trước, hoàn trả toàn bộ hoặc một phần khoản vay, và
tiếp tục vay khi có nhu cầu cho đến khi hợp đồng tín dụng hết hạn Là một trong những khoản cho vay kinh doanh linh hoạt nhất, yêu cầu tín dụng luân chuyển thường được ngân hàng chấp nhận mà không đòi hỏi bảo đảm bằng bắt cứ tài sản
nào Các khoản cho vay như vậy có thể là ngắn hạn hoặc có thể kéo dài 3 , 4 thậm
Trang 9Cam kết vay von thường có 2 loại:
- Loại phổ biến nhất là cam kết vay vốn chính thức, là cam kết có tính chất hợp đồng trong đó ngân hàng đảm bảo sẽ cho khách hàng vay tới lượng vốn tối da xác định trước với lãi suất đã ấn định hoặc với lãi xuất thay đồi trên cơ sở những lãi xuất cơ bản như LIBOR Đối với loại cam kết này, ngân hàng có thẻ không thực hiện nghĩa vụ cho vay nếu như tình hình tài chính của người vay có những thay đối bất lợi nghiêm trọng hoặc khi ngượi vay không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng với ngân hàng
- Loại thứ hai ít chặt chẽ hơn là hạn mức tín dụng bảo đảm, theo đó ngân
hàng đồng ý cho khách hàng vay trong trường hợp khẩn cấp Mặc dù lãi suất không được ấn định trước và khách hàng ít khi có ý định vay tiền theo hình thức này
nhưng họ vẫn kí hợp đồng với mục đích dùng nó như một vật bảo đảm đề có thể
vay vốn từ những nguồn khác Ngân hàng chỉ dùng những cam kết nới lỏng cho các hãng có chất lượng tín dụng cao nhất và thường định giá thấp hơn nhiều so với lại cam kết cho vay chính thức Cam kết tín dụng loại này cho phép khách hàng nhanh chóng nhận được tiền vay và đây là một ưu điểm quan trọng nếu như khách hàng muốn vay vốn từ một tổ chức khác
Trong những năm gần đây một loại hình tín dụng luân chuyển mới đã xuất hiện thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng Hiện nay, hơn 1/3 các doanh nghiệp sử
dụng thẻ tín dụng như một nguồn vốn hoạt động hiệu quả và nhờ đó tránh việc phải
thường xuyên lập các đơn xin vay cho ngân hàng Tuy nhiên một vấn đề hạn chế đối với việc sử dụng loại vốn này là chi phí vay vốn thường rẤt cao
1.3.3 Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc
cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyền và các động sản khác trên cơ sở
Trang 10quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
tiền thuê trong suốt thời hạn thuê được hai bên thoả thuận
Cho thuê tài chính về bản chất là một hoạt động tín dụng trong đó mục đích của người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu lãi tiền vốn đầu tư, còn mục đích của người đi vay cũng như người đi thuê là sử dụng vốn
Nhưng cho thuê tài chính vẫn có đặc trưng riêng biệt cụ thé:
- Hình thức cấp tin dụng của cho thuê tài chính là bằng tài sản, người đi thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản, định kỳ thanh toán tiền thuê theo thoả thuận
- Thời gian cho thuê thường chiếm phân lớn thời gian hoạt động của tài sản, trong thời gian nàyngười đi thuê không được huỷ hợp đồng ngang Hết thời hạn của hợp đồng thuê có thê được chuyên nhượng quyền sở hữu tài sản hay tiếp tục thuê
theo thoả thuận hai bên
- Bên cho thuê dễ dàng kiểm tra việc sử dụng tài sản đánh giá hiệu quả sử đụng tài sản thuê, phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn đề có những biện pháp sử lý kịp thời
Tất cả tài sản cho thuê phải được bảo hiểm trong suốt thời gian cho thuê, việc mua bảo hiểm phải được thưc hiện trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm tại một công tỉ
bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam do bên cho thuê chỉ định Qui trình
quản lý và theo dõi hồ sơ bảo hiểm tài sản cho thuê do giám đốc bên cho thuê quyết định
1.3.4 Cho vay tiêu dùng
Nhằm giúp người tiêu dùng có nguồn vốn tài chính để trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình Ngân hàng Thương Mại thực hiện cho vay tiêu dùng, căn cứ vào cách thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng có thể chia làm 3 loại sau:
Trang 11- Cho vay tiêu dùng trả góp: Loại cho vay thường áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hay thu nhập đỉnh kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hết
một lần số nợ Vay
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Trong thời gian thoả thuận, căn cứ vào nhu cầu chỉ tiêu và thu nhập từng thời kỳ, khách hàng thực hiện
vay và trả nợ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng Hình thức cho vay
này có rủi ro tương đối thấp nhưng có lãi suất cao, tuy nhiên ngân hàng chịu những chi phi cao vé dich vu va quan ly
1.3.5 Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay trong đó có từ 2 hay nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào một dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh của một khách hàng vay vốn Bên cho vay hợp vốn là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cam
kết với nhau đề thực hiện đồng tài trợ cho một dự án Bên nhận tài trợ là pháp nhân hay tổ tổ chức có nhu cầu và được bên đồng tài trợ cấp tín dụng đề thực hiện dự án
Điều kiện áp dụng cho vay hợp vốn:
- Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt quá giới
hạn cho vay của một ngân hàng theo quy định hiện hành
- Khả năng tài chính và nguồn vốn của một ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án đầu tư
- Nhu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng
- Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều ngân hàng
Nguyên tắc tổ chức việc cho vay hợp vốn:
Trang 12- Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch giữa các bên tham gia cho vay hợp vốn với bên nhận tài trợ phải được các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng cho vay hợp vốn
Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình hợp vốn, các bên tham gia cho vay hợp vốn cùng thoả thuận và thống nhất với bên nhận tài trợ để xử lý theo hợp đồng Mọi tranh chấp do vi phạm hợp đồng cho vay hợp vốn và hợp đồng tín dụng được các bên giải quyết trên cơ sở đàm phán thoả thuận Trường hợp không giải quyết được các bên có quyền khởi kiện theo qui định của pháp luật
1.4 Quy trình tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thượng mại
Quy trình nghiệp vụ cho vay trung và daì hạn đối với các doanh nghiệp được mở đầu bằng việc xem xét hồ sơ xin vay va quyét định cho vay, sau đó là giải ngân,
theo dõi các khoản tín dụng và kết thúc bằng việc thu nợ cả gốc và lãi hoặc ra
những quyết định khác Quy trình như sau :
Khách hàng gửi hồ sơ xin vay gửi cho ngân hàng :
Hồ sơ xin vay của khách hàng bao gồm: Đơn xin vay, hồ sơ pháp lý chứng minh tư cách pháp nhân, và vốn điều lệ ban đầu, hồ sơ tình hình tài chính của doanh nghiệp, các tài liệu khác có liên quan đến dự án đầu tư xin vay vốn vv Trên cơ sở các tài liệu khách hàng cung cấp và kết hợp với thông tin thu thập được ngân hàng sẽ phân tích để đưa ra quyết định của mình
Ngân hàng xét duyệt cho vay :
+ Trước tiên ngân hàng kiểm tra các điều kiện cho vay: Tư cách pháp nhân, tình
hình sản xuất kinh doanh, tình hình dư nợ của doanh nghiệp, mức vốn tham gia của
đơn vị vay vốn, xem xét mục tiêu kinh tế xã hội, khả năng thực thi, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, hướng tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng vv
Trang 13bộ các vấn đề, các phương tiện được trình bầy trong dự án theo một số tiêu chuẩn
kinh tế kỹ thuật và theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ nhằm rút ra những kết luận chính xác về giá trị của dự án Từ đó ngân hàng sẽ có quyết định cho vay đúng mức, phù hợp với các dự tính của mình
Muốn đạt được kết quả như mong muốn về thâm định một dự án xin vay vốn thì phải tuân thủ quy trình thẩm định, nghĩa là phải đi từ khâu thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá dự án xin vay vốn, xử lý thông tin bằng nhưng phương pháp thâm định thích hợp và đi đến những kết lụân cụ thể, xác đáng được ghi trong tờ
trình thâm định dự án xin vay vốn
Xác định mức cho vay : để xác định định mức tổng số tiền cho vay đối với một dự án, ngân hàng cho vay phải căn cứ vào các toán đầu tư, nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng cung cấp vốn của ngân hang, giá trị đám bảo của tài sản cho vốn vay hoặc khả năng tài chính của bên bảo lãnh vốn vay
Tổng số tiền cho vay tối da = Nhu cầu đầu tư - Các nguồn khác tham gia tài trợ Ký hợp đồng tín dụng : Hợp đồng tín dụng là một văn bản được ký kết giữa ngân hàng với khách hàng, ghi nhận những thoả thuận giữa ngân hàng và người đi vay về đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, hình thức cho vay, số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay (bao gồm thời gian giải ngân, thời hạn trả nợ,thời
gian ân hạn ), tài sản đảm bảo cho vốn vay, các hình thức trả nợ và các cam kết
khác
Giải ngân : Việc giải ngân phải được thực hiện theo tiến độ của dự án đầu tư của đơn vị vay vốn và phải căn cứ vào các nhu cầu chỉ trả thực tế và mức cho vay
đã được thông báo Việc giải ngân có thể được thực hiện bằng nhiều cách như:
chuyên vào tài khoản các đơn vị thụ hưởng, bằng tiền mặt, ngân phiếu cho chủ đầu tư, chuyền vào tài khoản của ban quản lý dự án vv
Trang 14không trả được nợ, trong trường hợp này ngân hàng có thể tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của khách hàng để đưa ra các cách giải quyết phù hợp Nếu khách hàng có khó khăn nhưng do điều kiện khách quan, họ có cô gắng trả nợ thì có thể giãn nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất vv giúp cho khách hàng có thê vượt qua khó khăn và trả nợ cho ngân hàng Còn trong trường hợp khách hàng có ý dây dưa kéo dài không trả nợ, hoặc chủ ý lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng thì ngân hàng tìm mọi cách dé thu nợ
1.5 Chất lượng tín dụng trung và dài hạn
1.5.1 Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển,tất yếu phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Trong các yếu tố như: chất lượng, giá cả mà doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường, thì chất lượng là yếu tô quan trọng nhất Chất lượng được nâng cao đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng cá về chất lượng và giá cả, tạo điều kiện nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường của doah nghiệp Chất lượng được các nhà kinh tế định nghĩa bằng nhiều
cách
Chất lượng cho vay trung và đài hạn được hiểu theo đúng nghĩa là vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dich vu dé tao ra một só tiền lớn hơn vừa để hoàn trả ngân hàng góc và lãi vừa trang trải chi phí khác và có lợi nhuận
Chất lượng tín dụng trung dài hạn là chất lượng của các khoản vay có thời hạn
trên một năm, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vay được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, vừa có lợi nhuận vừa đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
Trang 15Chất lượng cho vay trung và dài hạn là một chỉ tiêu tổng hợp , nó phản ánh
mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh đề tồn tại
Chất lượng cho vay trung và dài hạn không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của quá trình kết hợp các hoạt động giữa những người trong cùng một tổ chức, giưã các tổ chức với nhau vì một mục đích chung Do đó để nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý đồng bộ
Phân tích và đánh giá đúng chất lượng cho vay trung và dài hạn, xác định đựoc nguyên nhân của những tồn tại trong lĩnh vực này sẽ giúp ngân hàng tìm được những biện pháp quản lý thích hợp
1.5.2 Các chí tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Để đánh giá hiệu quả tín dụng trung- dài hạn, người ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau Các chỉ tiêu này là các chỉ tiêu chung cho toàn bộ các khoản tín dụng trung- dài hạn tại NH, tức là đánh giá hiệu quả tín dụng trung- dài hạn của một NH
* Xét trên quan điểm ngân hàng
Doanh sé cho vay trung dai han: phan anh luong vốn mà ngân hàng đã giải ngân giúp doanh nghiệp trong dau tu cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới Con số này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn mở rộng hay thu hẹp Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng không phải lúc nào cũng là tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹp không phải lúc nào cũng là xấu, van dé nay con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định
Trang 16Dw ng tin dụng trung dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn trung dài hạn của ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể Không thể đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn cao hay thấp dựa vào chỉ tiêu này mà phải xem xét
mức độ an toàn và tính lành mạnh của nó Dư nợ trung và dài hạn
Chi tiéu dw ng: - x 100%
Téng du ng
Phản ánh dư nợ trung và dài hạn chiếm bao nhiêu % so với tổng dư nợ ngân hàng trong thời kỳ Tỉ lệ này càng cao thể hiện sự chú ý phát triển tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, khả năng cho vay phát triển dự án đầu tư của ngân hàng đối
với nền kinh tế
Thu nợ tín dụng trung và dài hạn
Chi tiéu quay vong vén = -— - Tổng dư nợ trung và dài hạn
Phản ánh sự quay vòng vốn nhanh hay chậm của loại tín dụng này Thông thường vòng quay càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại Do đó cần xem xet trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác:
Nợ quá hạn của tín dụng trung và dài hạn
Chỉ tiêu nợ qué han: = -
Tổng dư nợ trung và dai han
Chỉ tiêu này cho thấy trong 100% dư nợ tín dụng trung- dài hạn thì có bao
Trang 17Thể hiện tỷ lệ nợ khơng thanh tốn đúng hạn trên tổng dư nợ Các NH có chỉ số
này thấp chứng tỏ hiệu quả tín dụng cao Ở các nước có nền tài chính phát trién, người ta quy định các NH có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 5% thì được coi là
có chất lượng tín dụng tốt, ngược lại nếu vượt quá 5% thì có dấu hiệu xấu, hoạt
động của NH đó khơng an tồn, nguy cơ rủi ro cao Chỉ tiêu nợ quá hạn khó đòi:
Nợ quá hạn khó đòi của tín dụng trung và dài hạn
Tổng dư nợ trung và dài hạn
Phản ánh tỉ lệ % nợ quá hạn khó đòi của toàn bộ hoạt động về tín dụng trung và
dài hạn Tỉ lệ này càng thấp càng tốt Có thể xem thêm chỉ tiêu:
Nợ quá hạn khó đòi của tín dụng trung và dài hạn
Tổng dư nợ quá hạn khó đòi
Phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn trong toàn bộ hoạt động tín
dụng
Lợi nhuận do tín dụng trung vá dài hạn mang lại
Chỉ tiêu lợi nhuận: = - x100%
Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trung và dài hạn Tỉ lệ này càng lớn chứng tỏ hiệu quả cao Ngoài ra cũng có thể xem xet thêm chỉ tiêu:
Trang 18Tổng dư nợ tín dụng
Phản ánh hiệu quả của tín dụng trung và dài hạn và vai trò của chúng trong toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng
* Xét trên quan điểm khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn trung- dài hạn, đối với khách hàng thì chất lượng tín dụng biểu hiện ở một số chỉ tiêu như sau:
- Doanh thu tăng từ dự án
- Lợi nhuận tăng từ dự án - Lao động tăng từ dự án
Có thể nói, một khoản tín dụng tốt đối với NH cũng chính là khoản tín dụng tốt
đối với DN Từ nguồn vốn vay NH mà DN thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của DN Như vậy, mục tiêu của DN
không chỉ là cho vay thu mà còn thông qua nguồn vốn trung- dài hạn đề kích thích
hoạt động của DN, tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế DN làm ăn coá hiệu quả,
có lãi lại tiếp tục đầu tư vào dự án mới, lại xuất hiện nhu cầu tín dụng mới Có thể thấy sự bước song hành trên lộ trình kinh tế giữa NH và DN dưới sự tác động qua lại có hiệu quả; chỉ tiêu tăng lao động từ dự án đáng quan tâm nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tăng gần 7% thì một dự án đầu tư sẽ giải quyết về khó khăn, về công việc làm cho DN và cho xã hội, đó cũng là một khoản tín dụng có hiệu quả
Như vậy, khi đánh giá hiệu quả tín dụng trung- dài hạn, ta không thể căn cứ vào
một chỉ tiêu cụ thể mà phải xem xét một hệ thống các chỉ tiêu ở trên để phân tích cả hai mặt định lượng và định tính, cả về lợi nhuận thuần tuý và lợi ích xã hội, cả trên
Trang 191.6 Các nhân tố ánh hướng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Muốn có biện pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn ta phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nó Chúng ta có thể xem xét những nhân tố sau: 1.6.1 Các nhân tổ về phía ngân hàng
*Chính sách cho vay của ngân hàng:
Mỗi ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một chính sách cho vay dưới những hình thức khác nhau Thông thường chính sách cho vay có thể là chỉ thị bằng lời của ban lãnh đạo ngân hàng hoặc là một tập hợp các hành vi, các thông lệ và những tập quán
Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt nam thì chính sách cho vay thường
được thể hiện dưới hình thức văn bản Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các
hướng dẫn và các giới hạn dé chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay Khi xây dựng chính sách cho vay, các nhà quản lý đã chú ý sự phù hợp giữa nội dung của chính sách với đường lối phát triển kinh tế xã hội của chính phủ, sự hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chính bản thân của ngân hàng Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đảm bảo những khoản cho
vay an toàn, hiệu quả
* Kha nang nguén von:
Trong việc nâng cao chất lượng cho vay, nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng Ngân hàng có nguồn vốn đôi dào sẽ tạo điều kiện cho việc tăng cho vay Mặt
khác kì hạn của các khoản huy động vốn cũng ảnh hưởng rất lớn tới kì hạn, doanh
số và lợi nhuận từ các khoản cho Vay Nguồn vốn huy động bao gồm:
-Tiền gửi giao dịch
Trang 20-Vốn tự có của ngân hàng
Với cho vay trung và dài hạn nguồn vốn đáp ứng phải tương đối ồn định, lãi xuất phải hợp lý để một mặt cạnh tranh được với các ngân hàng khác, mặt khác đảm bảo các chi phí và có lãi
* Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình
cấp vốn, thu nợ Nó được bắt đầu từ khi điều tra, thấm định, thiết lập hồ sơ, xét
duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử đụng vốn vay, thu lãi cho đến khi thu
hồi được nợ Chất lượng cho vay tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở
từng bườc và sự phối hợp chặt chẽ, nhip nhàng giữa các bước trong quy trình cho Vay
Trong quy trình cho vay bước điều tra thâm định cho vay, thiết lập hồ sơ và xét duyệt cho vay rất quan trọng, là cơ sở đề định lượng rủi ro trong quá trình cho vay
Cho vay trung và dài hạn được sử dụng đề tài trợ cho việc thực hiện các dự án đầu
tư lớn nên thực chất công tác thâm định là xem xét, kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra giúp cho ngân hàng lựa chọn được phương án tót nhất Bước kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp đề có những hành
động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra
Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng Sự nhạy bén của ngân hàng thông qua việc thu lãi, thu nợ để phát hiện kịp thời những hiện tượng bat thuong đối với mỗi món vay cùng với biên pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác động tích cực tới chất lượng cho vay
* Chất kượng nhân sự và công tác tổ chức của ngân hàng:
Chất lượng nhân sự và công tác tổ chức có liên quan tới mọi mặt hoạt động
Trang 21nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng phụ thuộc vào quy mô và tổ chức nhân sự của
ngân hàng Cán bộ tín dụng có thê là chuyên gia giải quyết một số món vay lớn có liên quan đến nhiều ngành, cũng có thể là cán bộ giải quyết mọi khoản vay có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của một đơn vị từ các dịch vụ bán lẻ, quy mô nhỏ
đến các hoạt động sản xuất quy mô lớn Tuy nhiên tại các ngân hàng thương mại
nhỏ cán bộ tín dụng có thể thực hiện bất cứ nghiệp vụ gì, bao gồm cả cho vay tư nhân, thu nợ và marketing, đến kiểm tra các món vay, báo cáo tiến độ giải ngân, thu
nợ định kì Có thể nói, cán bộ tín dụng giữ một vai trò quyết định trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, một cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nhiều nghiệp vụ, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, gặp gỡ nhiều loại khách hàng thì sự thành công của mỗi khoản cho vay trực tiếp phụ thuộc vào chất lượng Công tác tuyển dụng và đào tạo tay nghè; giáo dục và bồi dưỡng tư cách
đạo đức; sắp xếp bộ máy hợp lý và khoa học
* Thong tin tin dung:
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác kịp thời hơn, người đó sẽ thắng trong cạnh tranh Trong hoạt động cho vay, ngân hàng bỏ tiền ra trên cơ sở lòng tin Lòng tin có chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng thông tin có được Đề việc cho vay có chất lượng hiêu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải có được và phân tích, xử lý chính xác nhiều thông tin có liên quan Thông thường có 2 nhóm thông tin sau:
Trang 22phẩm ngành nghề Những yếu tố này có thé làm thay đổi hay ảnh hưởng tới khu vực, dự án trong tương lai
e Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài chính như: khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của phương án
Tóm lại, nắm chắc được 2 nhóm thông tin trên sẽ giúp ngân hàng có sự đánh giá
chính xác, toàn diện về đối tượng cho vay, hạn chế mọi rủi ro có thể Xảy ra
* Kiểm soát nội bộ:
Trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn hoạt động kiểm soát bao gồm:
- Kiểm soát việc thực hiện chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ tục có
liên quan đên các khoản vay
- Kiểm tra định kì đo kiểm soat viên nội bộ thực hiện và báo cáo các trường hợp vi
phạm
Chất lượng cho vay trung và dài hạn tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện các sai sót phát sinh và hiệu quả các biện pháp khắc phục
* Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn:
Đây là nhân tố tác động gián tiếp tới chất lượng cho vay trung và dài hạn Các
ngân hàng có trang thiết bị hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp
thông tin, thu hút khách hàng, phục vụ kịp thời nhanh chóng mọi nhu cầu của người vay và hoạt động ngân hàng
1.6.2 Các nhân tó về phía khách hàng
Một bộ phận lợi nhuận của ngân hàng là một phần lợi nhuận của các nhà sản
Trang 23Xuất phát từ vai trò quan trọng của khách hàng trong việc quản lý tiền vay nên trước khi cho vay ngân hàng cần đánh giá đúng năng lực của khách hàng trên các
khía cạnh sau:
* Năng lực thị trường của khách hàng:
Năng lực thị trường thể hiên qua chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Tìm hiểu năng lực thị trường của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của
những sản phẩm đó trên thị trường, biết được sự phù hợp của dự án với nhu cầu của
xã hội và xu hướng phát triển của nền king tế * Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiên ở khả năng độc lập tự chủ tài
chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng
Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt phản ánh việc kinh doanh có hiệu quả, khách hàng có thể quản lý vốn vay một cách tối ưu
* Năng lực sản xuất:
Năng lực của sản xuất thể hiện ở giá trị của công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản có định, công nghệ sản xuất
* Năng lực quản lý:
Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở kha nang quả lý điều hành của bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý Một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt, là cơ sở đề doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ ngân hàng
* Uy tín của khách hàng:
Ngân hàng có thể xem xét qua nhiều năm về quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác đề có cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng
Trang 24Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ tách biệt Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu lớn thì khách hàng sử dụng nguồn thu đó đề trả nợ ngân hàng Nếu dự án hoạt động không có hiệu quả thì khách hàng phải lấy tài sản thế chấp vay vốn của họ đề trả nợ hay di vay dé tra nợ Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là mối ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn vay vì nếu thua lỗ họ sẽ mất tài sản thé chấp
1.6.3 Các nhân tố khách quan khác * Môi trường kinh tế
Các điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong đó có tín dụng trung dài hạn Chăng hạn trong một nên kinh tế phát triển quá nóng, Chính phủ đề đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững dé ra một số biện pháp nhằm hạn chế đầu tư Định hướng này của chính phủ sẽ tác động đến hệ thông ngân hàng thông qua chính sách tiền tệ Các ngân hàng sẽ phải thắt chặt chính sách tín
dụng, các khoản tài trợ cho nền kinh tế sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn
trước khi quyết định đầu tư thay cho các quyết định nhanh chóng trước kia, từ đó khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng sẽ ít hơn Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho một nền kinh tế đang phát triển, đòi hỏi bản thân ngân hàng cũng phải đổi mới cho phù hợp với tình hình mới Sự đổi mới này diễn ra ở tất cả các khâu bao
gồm công tác tổ chức, trang thiết bị, trình độ nhân sự chất lượng tín dụng do đó
cũng được nâng lên
Trang 25thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng *Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị xã hội ôn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong
việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn cho hoạt
đông sản xuất kinh doanh Một môi trường chính trị - xã hội ồn định sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng, vì chỉ khi có nhu cầu đầu tư dài hạn trong nền kinh tế mới xuất hiện nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngân hàng
Hơn nữa sự mắt ồn định về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động
của các doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp này đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn Chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng
* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý không chặt chẽ hoặc thiếu chặt chẽ hay thay đổi cũng gây ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Môi trường pháp lý ở Việt Nam ta là một vấn đề nỗi cộm Ngay trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay không có một cơ quan nào chứng thực về tài sản và quản lý quá trình chuyên dịch sở hữu tài sản thế chấp đề khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa có sơ sở pháp lý dé phát mại; việc thế chấp đất của thành phần kinh tế quốc doanh phải có giây chứng nhận quyền sở hữu nhưng phần lớn là đi thuê của nhà nước; các chính sách thay đổi trong quá trình chuyên đổi cơ chế như việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước không đồng bộ với việc giải quyết các khoản nợ ngân hàng cũng như làm cho hoạt động thu hồi vốn kinh doanh của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng; các chính sách thường hay thay đổi là một bát lợi lớn vì các doanh nghiệp khơng dự đốn được cơ hội kinh
doanh nên không thực hiện được các dự án, hoặc việc thực hiện các dự án không
Trang 26Bên cạnh các yếu tố trên còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín đụng của ngân hàng chăng hạn môi trường tự nhiên: thiên tai làm cho hoạt động
của doanh nghiệp bị đình trệ thậm chí phá sản dẫn tới không trả nợ được cho ngân
hàng Tuy nhiên đây là một yếu tô bất khả kháng, trong trường hợp này các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ cho khách hàng để tiếp tục kinh doanh từ đó có thé
thu hồi được cả nợ cũ lẫn nợ mới
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI, CHI NHÁNH ĐÓNG ĐA
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Hàng Hái và chỉ nhánh Đống Đa 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải
Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank) là một trong những ngân hàng cô phần đầu tiên ở Việt Nam Sau 17 năm hoạt động, ngân hàng đã trải qua không ít khó khăn, thử thách Nhưng bằng nội lực của chính mình, Maritime Bank đã đứng vững trong cạnh tranh và đang chuyên mình trong vận hội chung của
đất nước
Tên gọi : | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Trang 27Tên giao dịch quôc tê Vietnam Maritime Commercial Stock Bank Tên việt tat MARITTIME BANK hoặc MSB Hội sở chính 519 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP Hà Nội Điện thoại (84.4) 3771 8989 Website http://www.msb.com.vn » Maritime Bank
AM» aritime ban
NGAN HANG TMCP HANG HAI Vốn điều lệ 1.500.000.000.000 đồng Giấy phép thành lập Số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991 Giây phép hoạt động Sô 0001/NH-GP do Thông đôc NHNN cập ngày 08/6/1991 Giấy CNDKKD Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh lân đâu sô 055501 do
Trọng tài kinh tế TP Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp
ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 8 ngày 28/12/2007
Mã sô thuê 02.001.24891
Ngành nghê kinh doanh
Huy động vôn ngăn hạn, trung hạn và dài hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển;
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
Chiết khấu giấy tờ có giá;
Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế;
Trang 28
Cung câp dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước;
Tài trợ thương mại; Kinh doanh ngoại hối;
Các dịch vụ ngân hàng khác
Cơ sở hình thành, quá trình phát triển
Ngân hàng Hàng Hải được thành lập từ năm 1991, sau khi pháp lệnh về Ngân hàng, HTX Tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực Từ sáng kiến của Liên hiệp Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông và một số đơn vị thuộc cục Hàng không, ngày 08/06/1991, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cấp giấy phép số 0001/NH-GP khai sinh ra Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ngân hàng TMCP Hàng Hải là một minh chứng khăng định sự đổi mới và sự thành công trong lúc nhiều người còn đang lạ lẫm và tranh luận thế nào là loại hình Ngân hàng cô phần Từ chỗ chỉ có 24 cổ đông, với vài chục cán bộ công nhân viên và ba chi nhánh ở Hải Phòng, Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, đến đầu tháng 07/2008, Ngân hàng Hàng Hải đã có gần 2000 cổ đông, hơn 1000 cán bộ công nhân viên và gần 60 điểm giao dịch trên toàn quốc Ngoài ra, Ngân hàng Hàng Hải còn thiết lập được quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng và chỉ nhánh ngân hàng ở nhiều nước trên Thế Giới, nhằm đây
mạnh quy mô và chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế, được nhiều tổ chức
tài chính trên Thế giới đánh giá cao
Năm 2007 đã đánh dấu một năm phát triển vượt bậc của Ngân hàng Hàng Hải
Trang 29trao tặng; danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn Chứng nhận về chất lượng thanh toán quốc tế do Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) trao tặng
Trong năm 2008, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, bat loi trén thi
trường tài chính-tiền tệ nhưng ngân hàng Hàng Hải vẫn đạt kết qua kinh doanh rất khả quan Tính đến ngày 31/12/2008, ngân hàng đã đạt lợi nhuận trước thuế gần 440 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới hơn 30 ngàn tỷ đồng Công tác phát triển mạng lưới của ngân hàng Hàng Hải có những bước phát triển vượt bậc Tính đến cuối năm 2008, ngân hàng Hàng Hải đã thiết lập được một mạng lưới bao gồm 90 điểm giao dịch trên toàn quốc
Để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngân hàng
TMCP Hàng Hải đã có những bước đi cụ thể,tích cực Điển hình là việc tham gia và hoàn thành đúng tiến độ giai đoạn I dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống
thanh toán do Ngân hàng Thế Giới (WB) tài trợ, qua đó trang bị một hệ thông công nghệ thông tin tiên tiến và xây dựng các sản phẩm ngân hàng hiện đại Ngân hàng đang tiếp tục triển khai và hoàn thành dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán giai đoạn 2 nhằm nâng cao tính bảo mật của Ngân hàng, phát triển các sản phẩm tiện ích mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
e Các mốc chính trong lịch sử phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải - _ 12/7/1991:Maritime Bank chính thức khai trương tại thành phó Cảng Hải
Phòng
- Thoi ky 1992 — 1994: Maritime Bank phat triển mạnh việc thực hiện giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế;
- Nam 1995: tại Hội sở chính Maritime Bank đã thực hiện việc tách riêng
Trang 30Nam 1996: Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước;
Năm 1997, với sự bảo lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khăng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam;
Thời kỳ 1998 - 2000, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả
kinh doanh;
Năm 2001, Maritime Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt
Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự
án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay;
Thời kỳ 2002-2004, là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của Maritime Bank Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành,
cũng như toàn thể CBNV, Maritime Bank đã vượt qua gian nan, thử thách đề khẳng định vị thế của mình;
Thang 8 năm 2005, Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải
Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá
hàng đầu của cả nước Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đây sự phát triển toàn diện của Maritime Bank Đây là một sự chuyển hướng
chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường;
Trang 31doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính Cơ câu tổ chức mới sau khi tái cầu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng Phát triên kinh doanh và quản ly rủi ro được quan tâm đúng mức Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu;
e Cac thành tích đáng ghi nhận
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và
nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tỉnh thần đoàn kết nội bộ, trong điều
kiện ngành Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Maritime Bank đã có những bước phát triển nhanh, ôn định, an toàn và hiệu quả Vốn điều lệ của Maritime Bank ban đầu là 40 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 37,5 lần so với ngày thành lập Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 17.569 tỷ đồng, tăng 128,2 lần Dư nợ cho vay cuối năm 1991 là 34 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 6.528 tỷ đồng, tăng 192 lần Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1991 là 1,6 tỷ đồng, đến 31/12/2007 năm đạt 239,9 tỷ đồng tăng 150 lần
Sản phâm dịch vụ của Maritime Bank được cung cấp dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại Maritime Bank vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, Maritime Bank vượt qua khó khăn và ngày càng khẳng định vị thế của mình
Trang 32'Wachovia Bank - một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu của Mỹ tặng giải thưởng Ngân hàng đạt tiêu chuẩn trong quá trình xử lý điện thanh toán quốc tế
Năm 2007 Maritime Bank nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam
2007” do Thời báo kinh tế Việt Nam cùng Cục xúc tiến Thương mại tô chức trao tặng cho các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia
Kế từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL đề đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì trong ba năm 2005, 2006 và 2007 Maritime Bank luôn xếp hạng A Hơn nữa, Maritime Bank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên
8% Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 3%, cho thấy tính
Trang 33Cơ cấu bộ máy quan tri cia Maritime Bank Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thấm quyền cao nhất của Maritime Bank,
quyết định các vấn để thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ
Maritime Bank quy định Hội đồng Quán trị
Do DHDCD bau ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT giữ vai trò định
hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của
Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng
Ban Kiếm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thâm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo
cho DHDCD tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng
Các Hội đồng, Ủy ban
Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng,
thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an tồn
Trang 34Hội đơng tin dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tô chức tin dụng khác
Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
Hội dong Xử lý Rỏủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định
Tổng Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khói, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Kế toán và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
Là một trong các ngân hàng cô phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam (Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã tích cực tham gia
vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường Việt Nam Danh mục sản phẩm của Maritime Bank rất
đa dạng, có chính sách riêng tập trung vào danh mục khách hàng mục tiêu bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp
Việc huy động vốn: Maritime Bank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp
với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung vào hai khu vực thị trường
¢ Thị trường I: Là mang thi trường tập trung vào các đối tượng là tổ chức kinh
Trang 35Qua các năm, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đã có tăng trưởng rất nhanh Tính đến thời điểm cuối năm 31 tháng 12 năm 2007 đạt 7.625 tỷ đồng, tăng 3.527 tỷ đồng tương ứng 86% so với năm 2006
Huy động vốn dân cư và tô chức kinh tế đề thực hiện đầu tư vào nền kinh tế
luôn được Maritime Bank coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh
của mình Là một ngân hàng cô phần với thành phần tham gia cô đông sáng lập là
các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Maritime Bank trong hoạt động huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế Bên cạnh đó, Maritime Bank luôn không ngừng đưa ra các sản phâm huy động vốn đa
dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công
chúng; hệ thống mạng lưới chỉ nhánh mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế
Đặc biệt, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế gidi, Maritime Bank da co
duoc hé théng công nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Trong suốt 17 năm hoạt động, Maritime Bank luôn tự hào là ngân hàng có nguồn vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển tín dụng của mình
e_ Thị trường II: Là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
Đây là thị trường được Maritime Bank quan tâm và chú trọng phát triển trong năm 2007 và có sự tăng trưởng rất mạnh Do vậy, tiền gửi của các tô chức tín dụng năm 2007 đạt 7.821 tỷ đồng, tăng 4.328 tỷ đồng, tương đương 124 %
Về hoạt động tín dụng
Trang 36mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng Hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế
Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện Đối tượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những người có thu nhập ổn định
tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được
thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đám bảo khả năng trả nợ ngân hàng
Cung ứng dịch vụ ngân hàng
Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime
Bank ngay từ ngày thành lập; dịch vụ ngân quỹ an tồn và thanh tốn nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của Maritime Bank Với hệ thống công nghệ
thông tin tiên tiến, các địch vụ thanh toán, chuyên tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của Maritime Bank, giao dịch và kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền
thống của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập Dự án thẻ đang được Maritime Bank khẩn trương triển khai với quy mô lớn Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được triển khai trong tồn hệ thơng Maritime Bank
Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động dịch vụ đã góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống Maritime Bank Đây là
hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ đề tăng trưởng các hoạt động khác
như huy động vốn, tín dụng đồng thời đem lại cho Ngân hàng nguồn thu an toàn với
Trang 37Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Ngân hàng nhanh chóng và rất an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng với thu phí từ dịch vụ thanh toán đạt 24,6 tỷ đồng Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của Maritime Bank ngày càng được củng có, hệ thống khách hàng ngày càng mở rộng và trong năm không phát sinh sai sót nào trong công tác chuyên tiền
Bên cạnh sự phat trién của các hoạt động bảo lãnh trong nước với mức tăng gần gấp đôi năm trước, bằng việc mở rộng quan hệ với các tô chức tín dụng trong và ngoài nước, các cam kết LC của Maritime Bank đã tăng đáng khích lệ: Doanh số
phát hành LC trong năm 2007 đạt: 236,8 triệu USD, tăng 200% so với năm 2006
(doanh số phát hành LC trả ngay đạt 219,61 triệu USD và LC trả chậm đạt 17,19 triệu USD); doanh số thanh toán LC là 209,1 triệu USD với thanh toán LC trả ngay
là 193,5 triệu USD, thanh toán LC trả chậm đạt 15,58 triệu USD
Trong năm 2007, công tác thầm định khách hàng từng bước được củng cố, toàn hệ thống chấp hành tốt các quy định về bảo lãnh và không có phát sinh rủi ro về nghiệp vụ này
Với 16 loại ngoại tệ mạnh khác nhau, hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng được thực hiện ở tất cả các chỉ nhánh trong hệ thống Doanh số mua bán cả năm đạt 1.862,6 triệu USD Thu lãi từ hoạt động mua bán ngoại tệ đạt 6,99 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2006 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã hỗ trợ
tích cực cho hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho Ngân hàng
Các hoạt động khác:
Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, Maritime Bank
đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán,
Trang 38* Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng, cũng như các ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh đã có nhiều hình thức huy động vốn NH đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau, từ những khoản tiền gửi tiết kiệm cho tới các khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng Ngoài chất lượng phục vụ khách
hàng, NH còn có địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày
càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại NH Kết quả huy động vốn được thể hiện ở báng 1 dưới đây:
Trang 39Huyđộng vốn 2.477.183 100| 2.409,441 100} 2.856,024 100 - VND 2.192,435 88,5 | 2.117,947 87.9} 2.546,218 | 89,16 - Ngoai té 284.748 11,5 291.494 12.1 309.806 | 10,84 -Tg < 12 thang 1.872,357 | 75,58 | 1.521,937| 63.16] 1.681,352 | 58,87 -Tg>=12 thang 604.826 24,42 887.504 | 36.84] 1.174,672 | 41,43
Đơn vị tính: triệu đông
Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng tín dụng NHTMCP Hàng Hải - Đống Đa Ta thấy vốn huy động qua các năm trong biểu đồ 1: Năm 2006 là 2.477,183 triệu đồng đến năm 2007 là 2.409,441 triệu đồng giảm 67,742 triệu đồng và năm 2008 đạt 2.856,024 triệu đồng, tăng 446,583 triệu đồng so với năm 2006 Về cơ cấu vốn huy động của năm 2004 cũng đạt mức kế hoặch của chỉ nhánh: tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm chiếm 58,87% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng vốn VNĐ chiếm 89,16% tổng nguồn Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng và cân đối được huy động vốn và cho Vay
* Tình hình tín dụng
Những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng các biến động xã hội trong nước và trên thế giới nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn đạt được
Trang 40- Nợ ngăn hạn 621,941 531,089 540,000 Nam 2006 Nam 2007 Nam 2008 Chi tiéu
- Trung va dai han 289,298 237,555 262,067
2 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
- VNĐ 85% 78% 76%
- Ngoại tệ qui đôi 15% 22% 24%
Nguôn: Báo cáo tông hợp phòng tín dụng NHTMCP Hàng Hải - Đông Đa 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Hàng Hải, chỉ nhánh Đống Đa
2.2.1 Cho vay trung và dài hạn
Tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng Tình hình tăng trưởng cho vay trung và dài hạn của chỉ nhánh đươc thê hiện ở bảng 3 sau đây
Bảng 3: Doanh số cho vay trung và dài hạn Đơn vị tính: triệu đồng