1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng xây dựng lưới

98 910 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 24,46 MB

Nội dung

Bài giảng: Xây dựng lưới khống chế trắc địa Biên soạn: TS Đinh Xuân Vinh Điều kiện: đã học Trắc địa cơ sở, Trắc địa cao cấp đại cương, Lý thuyết sai số. Kết cấu: 4 chương. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG LƯỚI ĐỘ CAO NHÀ NƯỚC CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG LƯỚI KHÔNG GIAN

Trang 1

Bài giảng: Xây dựng lưới khống chế trắc địa

Biên soạn: TS Đinh Xuân Vinh Điều kiện: đã học Trắc địa cơ sở, Trắc địa cao cấp đại cương, Lý thuyết sai số

Trên lớp: 34 tiết

Đồ án môn học: 8 tiết Thi: 3 tiếtKết cấu: 4 chương

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA

1.1 Phân loại lưới khống chế trắc địa và vai trò trong công tác trắc địa, bản đồ

Phân loại lưới trắc địa theo quy mô và độ chính xác gồm 3 loại:

(1) Lưới khống chế trắc địa nhà nước

(2) Lưới không chế trắc địa khu vực

(3) Lưới khống chế đo vẽ

Phân loại lưới khống chế trắc địa mặt bằng theo phương pháp xây dựng lưới gồm(ngoại trừ phương pháp thiên văn):

(1) Lưới tam giác đo góc hoặc đo góc – cạnh

(2) Lưới đường chuyền

(3) Lưới trắc địa vệ tinh (Lưới không gian)

Mạng lưới toạ độ quốc gia Việt nam trước năm 2000 bố trí theo 4 hạng là I, II, III,

IV Năm 1994 đến 1997, Việt nam đã xây dựng mạng lưới cấp 0 gồm 69 điểm bao trùmtoàn lãnh thổ và lãnh hải Điều này giúp hoàn thiện hệ quy chiếu mới VN 2000 củaViệt nam Năm 1999, ellipsoid WGS 84 được Việt Nam lựa chọn để xây dựng hệ quychiếu và hệ toạ độ VN2000 Điểm gốc mới N00 và 25 điểm định vị cơ sở GPS được nốivới lưới trắc địa quốc tế ITRS Hệ toạ độ vuông góc phẳng là UTM Hiện nay tồn tại 4hạng là hạng 0, I, II và mạng lưới địa chính cơ sở Mạng lưới địa chính cơ sở có độchính xác tương đương hạng III cũ, nhưng có mật độ điểm tương đương hạng IV cũ Lưới độ cao Nhà nước được xây dựng qua nhiều giai đoạn Trước năm 1972,chúng ta sử dụng hệ độ cao Hoàng hải (Trung quốc) Sau 1972, là hệ độ cao Hòn Dấu.Miền Nam Việt Nam trước 1975 dùng hệ độ cao Hà tiên Hiện nay, lưới độ cao Nhànước hạng 1 có tổng chiều dài 5096 km gồm 11 đường, lưới hạng 2 có tổng chiều dài

4515 km gồm 43 đường

Mạng lưới toạ độ quốc gia Liên bang Nga trước năm 2000 được xây dựng theophương pháp truyền thống, bao gồm lưới thiên văn-trắc địa hạng I, II, tăng dày hạngIII, IV Từ sau năm 2000, Nga đã ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS vàGLONASS xây dựng lưới toạ độ quốc gia thành 3 cấp (CK-95):

- Lưới thiên văn – trắc địa cơ bản: gồm các điểm GPS quan trắc liên tục hoặctheo chu kỳ Khoảng cách các điểm từ 650 km đến 1000 km với sai số tuyệtđối trong hệ toạ độ không gian địa tâm là 10 cm đến 15 cm, sai số tương hỗ vịtrí điểm từ 2 đến 3 cm

- Mạng lưới trắc địa độ chính xác cao phát triển dựa trên các điểm thiên văn –trắc địa cơ sở Khoảng cách giữa các điểm từ 250 km đến 300 km Sai số trungphương tương hỗ vị trí điểm mặt bằng nhỏ hơn 3 mm + 5.10-8.D(km)

Trang 2

- Mạng lưới trắc địa vệ tinh hạng I tăng dày trên cơ sở các điểm nhà nước cũ.Khoảng cách giữa các điểm từ 20 km đến 35 km Sai số trung phương tương

hỗ vị trí điểm 3 mm + 10-3.D(km)

Nhiều quốc gia đã sử dụng công nghệ GPS để xây dựng mạng lưới toạ độ cấp nhànước cao nhất Trung quốc đã xây dựng mạng lưới cấp A và cấp B, là cấp trên hạng 1,

trong đó có sử dụng kĩ thuật đo Giao thoa cạnh đáy dài (VLBI – Very Long Baseline

Interferometry) Khối EU xây dựng mạng lưới EURF nhằm liên kết các quốc gia trong

khu vực và tạo thành hệ thống toạ độ thống nhất ETRF Đó cũng là một phần của mạnglưới toàn cầu ITRF vừa phục vụ cho mục đích dân sự và các mục đích nghiên cứu khoahọc

Để thoả mãn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ kỹ thuật, mạng lướitoạ độ nhà nước cần phải xây dựng với nhiều cấp hạng Để xử lý số liệu, quy định

mạng lưới cấp trên phải có độ chính xác cao hơn k lần mạng lưới cấp dưới liền kề Hệ

số k rất quen thuộc trong trắc địa và lý thuyết sai số, thường từ 2 đến 3

Để làm khống chế đo vẽ bản đồ 1/2000, các điểm toạ độ cần có độ chính xác

cm, mật độ 2 km đến 5 km

Ngày nay, lưới khống chế trắc địa được xây dựng trên 3 kỹ thuật:

- Trắc địa vệ tinh: xây dựng trên cơ sở hệ thống GNSS, kỹ thuật InSAR;

- Trắc địa không gian: xây dựng trên cơ sở hệ thống Lidar bay chụp ảnh hàngkhông;

- Trắc địa mặt đất: sử dụng các máy đo và thiết bị mặt đất

Sự kết hợp cả 3 phương pháp trên tạo điều kiện theo dõi sự biến dạng vùng lãnhthổ, dị thường trọng lực với độ chính xác cao, liên tục và có tính tức thời Mang lại ýnghĩa thực dụng trong nghiên cứu địa cầu

1.2 Những nội dung cơ bản trong xây dựng lưới

Một mạng lưới khống chế trắc địa là một tập hợp bao gồm:

- Các điểm mốc khống chế;

- Các phép đo trắc địa giữa các mốc khống chế;

- Các phương tiện, thiết bị và cơ sở vật chất được sử dụng; - Các kĩ thuậtquan trắc được áp dụng

Bởi vì mạng lưới trắc địa cần đạt được sự thống nhất chung với toàn bộ hệ thốngtrắc địa thế giới Nguyên tắc xây dựng lưới toạ độ quốc gia là từ toàn diện đến cục bộ,

độ chính xác từ cao đến thấp như trên đã trình bày Cụ thể:

- Lưới phải bao phủ khắp cả nước;

- Lưới có đủ mật độ điểm cần thiết; - Lưới có đủ độ chính xác yêu cầu;

- Phù hợp điều kiện kinh tế đất nước

Việc đầu tiên là xác định Elipsoid thực dụng WGS 84 và định vị nó phù hợp vị tríquốc gia Chọn phép chiếu UTM (trước năm 2000 là Elipsoid Kraxovski, phép chiếuGauss) Từ đó chúng ta có hệ toạ độ VN2000 với điểm gốc N00 tại Viện Khoa học Đođạc và Bản đồ, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Do Elipsoid thực dụng chỉ phù hợp tốt nhất với phần bề mặt trái đất mà nó đặc trưng, bởi vậy nó được xây dựng trên cơ sở rất nhiều số liệu đo đạc của chính quốc gia

đó Chính vì vậy, người ta không thể áp dụng nhiều Elipsoid thực dụng cho một quốc

Trang 3

gia, mà phải chấp nhận một trong số các Elipsoid thực dụng đã công bố, cái nào phù hợp hơn cả với quốc gia mình thì được chọn

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG NHÀ NƯỚC

2.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế toạ độ nhà nước Lưới tọa độ quốc gia

là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho các nghiêncứu khoa học, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý vàcác loại bản đồ chuyên đề khác

Tổng quan: Lưới tọa độ quốc gia bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I,

lưới tọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III Chúng khác nhau về độ chính xác, mật độphân bố điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới.Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây dựng lại do vậy chỉđưa ra các quy định kỹ thuật cụ thể cho lưới tọa độ cấp 0, hạng II và hạng III Từ năm

1959 đến 1966, miền Bắc đã đo đạc và bình sai xong mạng lưới cấp I và cấp II, sau đócông bố hệ toạ độ quốc gia mang tên HN-72 Sau năm 1975, Cục Đo đạc và Bản đồ nhànước đã phát triển tiếp mạng lưới toạ độ nhà nước về phía nam Năm 1987 đến 1988,Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước đã áp dụng kỹ thuật đo Doppler vệ tinh của 14 điểmtrên đất liền và 4 điểm hải đảo, từ đó hoàn thiện và thống nhất mạng lưới toạ độ nhànước HN-72

Hiện thực: Lưới tọa độ quốc gia hiện nay được xây dựng chủ yếu bằng công nghệ

GNSS (Global Navigation Satellite System)

Lưới tọa độ quốc gia được tính toán trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ VN-2000,

có điểm gốc là N00 Độ cao của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được tính theo hệ

độ cao quốc gia Riêng lưới tọa độ cấp 0 được tính toán trong hai hệ tọa độ: VN-2000

và ITRF (International Terrestrial Reference Frame)

Giá trị tọa độ của các điểm trong lưới tọa độ quốc gia được biểu thị trên mặtphẳng theo lưới chiếu UTM múi 60 kinh tuyến trục là 1050 kinh đông (đối với múi thứ48), múi 60 kinh tuyến trục là 1110 kinh đông (đối với múi thứ 49) và múi 60 kinh tuyếntrục là 1170 kinh đông (đối với múi thứ 50), tỷ lệ biến dạng chiều dài trên kinh tuyếntrục trong cả ba trường hợp là 0.9996

Lưới tọa độ cấp 0 là lưới có độ chính xác cao nhất, được phân bố với mật độkhoảng 10.000 km2 - 15.000km2/điểm với khoảng cách trung bình giữa các điểm từ100km - 150km Trong một số trường hợp được xây dựng riêng cho các mục đích đặcbiệt như nghiên cứu khoa học, an ninh quốc phòng có thể được phân bố với mật độ dàyhơn

Lưới tọa độ cấp 0 được đo lặp với chu kỳ 15 năm/lần Để phục vụ cho việc gắnkết lưới tọa độ quốc gia với ITRF theo quan điểm hệ tọa độ động, một số điểm tronglưới được đo lặp với chu kỳ 1 năm/lần

Lưới tọa độ hạng II là lưới tọa độ tăng dày trung gian làm cơ sở để phát triển lướitọa độ hạng III được phân bố với mật độ khoảng 700km2 - 1000km2/điểm với khoảngcách trung bình giữa các điểm từ 25km-30km Các điểm gốc được sử dụng để pháttriển lưới tọa độ hạng II là các điểm tọa độ cấp 0

Lưới tọa độ hạng III là lưới tọa độ làm cơ sở để phát triển các lưới khống chế đo

vẽ được phân bố với mật độ khoảng 5km2 - 15km2/điểm đối với khu vực đồng bằng và 25km2 - 50km2/điểm đối với khu vực miền núi Khoảng cách trung bình giữa các điểm trong lưới tọa độ hạng III là 2km - 4km đối với khu vực đồng bằng và 5km - 7km đối với khu vực miền núi Trong trường hợp đặc biệt, khi xây dựng lưới tọa độ hạng III ở

Trang 4

khu vực miền núi không thể bố trí được điểm theo mật độ quy định, khoảng cách giữa các điểm trong lưới hạng III được phép kéo dài hơn nhưng không được vượt quá 2 lần Lưới tọa độ hạng III phải được đo nối với các điểm khống chế tọa độ hạng cao đểphục vụ cho việc xác định tọa độ và phải được đo nối với các điểm khống chế độ caohạng cao để phục vụ cho việc xác định độ cao Các điểm gốc tọa độ hạng cao được sửdụng để xây dựng lưới tọa độ hạng III là các điểm tọa độ cấp 0 và tọa độ hạng II; cácđiểm gốc độ cao hạng cao được sử dụng để xây dựng lưới tọa độ hạng III là các điểm

độ cao quốc gia có độ chính xác từ hạng III trở lên

Khoảng cách tối đa giữa hai điểm và khoảng cách tối đa từ một điểm bất kỳ tronglưới đến điểm khống chế hạng cao gần nhất quy định ở bảng trên không áp dụng đốivới trường hợp xây dựng các điểm tọa độ cấp 0, hạng II, hạng III trên các khu vực đảo,quần đảo hoặc đối với trường hợp chêm điểm

Bảng 2.1

Nguyên tắc đánh số hiệu điểm:

a) Đánh số hiệu điểm trong lưới tọa độ cấp 0:

Số hiệu điểm trong lưới cấp 0 gồm 3 chữ số được đánh số từ 001 đến 999 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới

b) Đánh số hiệu điểm trong lưới tọa độ hạng II:

Trang 5

Số hiệu điểm trong lưới hạng II bao gồm năm (05) chữ số, trong đó ba (03) chữ sốđầu là phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 nằm trong mảnh bản đồ tỷ lệ1/1.000.000 cộng thêm:

- 000 đối với mảnh bản đồ F-48

- 100 đối với mảnh bản đồ F-49

- 200 đối với mảnh bản đồ E-48

- 300 đối với mảnh bản đồ E-49

- 400 đối với mảnh bản đồ D-48

- 600 đối với mảnh bản đồ C-48

- 700 đối với mảnh bản đồ C-49

- 800 đối với mảnh bản đồ D-49

Hai (02) chữ số tiếp theo là số thứ tự của điểm tọa độ hạng II có trong mảnh bản

đồ tỷ lệ 1/100.000 được đánh số từ 21 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuốngdưới

Ví dụ: Điểm tọa độ hạng II đầu tiên thuộc mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 có phiênhiệu mảnh là C-48-54 sẽ có số hiệu điểm là 65421

c) Đánh số hiệu điểm trong lưới tọa độ hạng III

Số hiệu điểm trong lưới hạng III bao gồm sáu (06) chữ số, trong đó ba (03) chữ sốđầu được đánh số tương tự như đối với điểm tọa độ hạng II

Ba (03) chữ số tiếp theo là số thứ tự của điểm tọa độ hạng III có trong mảnh bản

đồ tỷ lệ 1/100.000 được đánh giá từ 001 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trênxuống dưới và cộng thêm 400

Ví dụ: Điểm tọa độ hạng III đầu tiên thuộc mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 có phiênhiệu mảnh là C-48-54 sẽ có số hiệu điểm là 654401

d) Trường hợp các điểm thuộc múi 60 kinh tuyến trục là 1170 kinh đông việc đánh

số hiệu điểm sẽ được quy định riêng trong các thiết kế kỹ thuật

Trước khi đánh số hiệu điểm trong lưới phải thu thập đầy đủ về thông tin số hiệuđiểm của các mốc đang tồn tại ở thực địa để đảm bảo việc đánh số hiệu điểm không bịtrùng Trường hợp khôi phục điểm bị mất, bị phá hủy số hiệu điểm được giữ nguyênnhư số hiệu điểm cũ, trường hợp chêm điểm hoặc chêm lưới số hiệu điểm được đánhtheo nguyên tắc là số tiếp theo của số hiệu điểm lớn nhất hiện đang tồn tại ở thực địatương ứng với cấp hạng của mạng lưới đó

2.2 Thiết kế và ước tính độ chính xác lưới toạ độ

Việc thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và đảmbảo tính thống nhất cho toàn bộ mạng lưới tọa độ quốc gia đồng thời là cơ sở cho việc

dự toán kinh phí triển khai Lưới tọa độ chỉ được thi công khi thiết kế kỹ thuật - dựtoán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Lưới tọa độ hạng II được xây dựng chủ yếu theo phương pháp thiết kế thànhmạng lưới trên phạm vi rộng Trong trường hợp cá biệt, khi có nhu cầu xây dựng mộtvài điểm để phục vụ cho các mục đích riêng hoặc khôi phục điểm bị mất, bị phá hủyđược phép xây dựng theo phương pháp chêm điểm

Khi xây dựng lưới tọa độ hạng II, việc bố trí các điểm đo nối hạng cao được thựchiện theo nguyên tắc:

Trang 6

- Trường hợp thiết kế thành mạng lưới trên phạm vi rộng lưới tọa độ hạng II phảiđược đo nối với ít nhất 5 điểm tọa độ cấp 0 trong đó có 4 điểm bố trí tại các góc và 1điểm bố trí tại trung tâm của lưới đồng thời đo nối với tất cả các điểm tọa độ cấp 0 khác

có trong phạm vi xây dựng lưới;

- Trường hợp chêm điểm, điểm tọa độ hạng II phải được đo nối với ít nhất 3 điểmtọa độ cấp 0 bố trí ở các vị trí cách đều về 3 phía của điểm

Lưới tọa độ hạng III được xây dựng chủ yếu theo phương pháp thiết kế thànhmạng lưới trên phạm vi rộng Trong trường hợp cá biệt, khi có nhu cầu xây dựng mộtvài điểm để phục vụ cho các mục đích riêng hoặc khôi phục điểm bị mất, bị phá hủyđược phép xây dựng theo phương pháp chêm điểm

Hình 2.1 Ví dụ về lưới toạ độ vùng Bavarian-CH Áo 1999

Trước khi lập thiết kế kỹ thuật phải tiến hành điều tra, thu thập, nghiên cứu vàphân tích các tài liệu có liên quan trong phạm vi khu đo, bao gồm:

a) Hiện trạng mạng lưới tọa độ, độ cao có trong khu đo: Sơ đồ lưới; ghi chú điểm, giá trị tọa độ, độ cao;

b) Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 (khi thiết kế lưới tọa độ hạng II, lưới tọa độ hạng III) hoặc 1/1.000.000 (khi thiết kế lưới tọa độ cấp 0) trong phạm vi khu đo;

Trang 7

c) Các tài liệu khác về giao thông, thủy hệ, chất đất, đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội

Thiết kế kỹ thuật lưới tọa độ được thực hiện tuần tự theo các bước: Thiết kế sơ

bộ, khảo sát thực địa, thiết kế chính thức

Việc khảo sát thực địa được tiến hành sau bước thiết kế sơ bộ Trên cơ sở thiết kế

sơ bộ tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực cần thiết kế trong đó đặc biệt lưu ý tới cácthông tin về sự tồn tại của các điểm tọa độ hạng cao, độ cao hạng cao ở thực địa cũngnhư khả năng sử dụng các điểm này cho đo ngắm Đối với các mốc thiết kế mới, phảilưu ý khả năng chọn điểm ở các khu vực địa hình khó khăn, dân cư đông đúc Kết thúcquá trình khảo sát phải lập báo cáo khảo sát phục vụ cho việc thiết kế chính thức c)Thiết kế chính thức:

Trên cơ sở thiết kế sơ bộ kết hợp với báo cáo khảo sát tiến hành thiết kế chínhthức Kết thúc bước công việc này phải thể hiện sơ đồ mạng lưới đã thiết kế trên máy vitính kèm theo các thuộc tính cơ bản; số hiệu điểm, tọa độ gần đúng của điểm trên hệ tọa

độ VN-2000 Trên sơ đồ thiết kế chính thức phải sử dụng các ký hiệu rõ ràng và thốngnhất để thể hiện các điểm tọa độ hạng cao, các điểm độ cao hạng cao có sử dụng và cácđiểm tọa độ có đo nối độ cao

Lưới tọa độ quốc gia phải đo nối theo đồ hình lưới tam giác dày đặc Hướng đonối được thiết kế theo thứ tự ưu tiên sau:

- Thỏa mãn điều kiện 4, 5 quy định tại bảng 2.1 (Số hướng đo tối thiểu tại 1 điểm và

số cạnh độc lập tối thiểu tạo 1 điểm);

- Số hướng đo nối tới các điểm tọa độ hạng cao là tối đa;

- Số hướng đo nối tới các điểm độ cao quốc gia (hoặc các điểm trong lưới có thiết kế

đo nối độ cao) là tối đa;

- Khoảng cách nối giữa các điểm là ngắn nhất

Lưới tọa độ quốc gia phải được thiết kế đo nối với các điểm hạng cao theo quyđịnh về tăng dày trung gian và phát triển lưới khống chế

Khi thiết kế đo nối độ cao thủy chuẩn cho các điểm trong lưới tọa độ hạng III phảidựa vào các điểm độ cao hạng I, hạng II có trong khu đo Trường hợp trong phạm vi1km so với điểm tọa độ cần thiết kế có tồn tại các điểm độ cao quốc gia hạng I, II, III

có khả năng thu được tín hiệu vệ tinh thì phải tận dụng mốc của các điểm độ cao quốcgia này làm mốc của điểm tọa độ cần thiết kế

2.3 Chọn điểm, xây dựng tiêu và mốc Việc xây dựng tiêu ngắm chỉ phục vụ công tác

đo đạc truyền thống với các máy kinh vĩ đo góc, đặc biệt đối với lưới tam giác hạng Itrước kia Hiện nay đã sử dụng công nghệ GNSS nên công tác này không còn cần thiếtnữa

2.3.1 Chọn điểm

Trang 8

Vị trí chọn điểm phải là các vị trí có khả năng tồn tại ở thực địa lâu dài, có nền đấtvững chắc, ổn định, ở những vị trí quang đãng và cách xa các công trình kiến trúc lớn,

có vị trí thuận lợi cho việc đo ngắm, có khả năng phát triển cho các lưới cấp thấp hơn,nằm ngoài lộ giới các đường giao thông đã được quy hoạch Đối với trường hợp đườnggiao thông chưa có quy hoạch hoặc khu vực có đường sắt chạy qua thì điểm được chọnphải ở vị trí cách mép đường giao thông hoặc cách mép đường sắt ít nhất 50m

-Vị trí được chọn phải có góc mở lên bầu trời lớn hơn 1500, trong trường hợp đặcbiệt ở các khu vực đô thị thì vị trí điểm được chọn cũng phải có góc mở lớn hơn 1200 vàchỉ được phép che khuất về một phía;

- Điểm được chọn phải ở xa các trạm thu phát sóng tối thiểu 500m; xa các trạm biếnthế, đường dây cao thế, trạm cao áp ít nhất 50m;

- Hạn chế chọn điểm tại các vị trí gần mái nhà kim loại, cây cối ẩm, các nhà caotầng và hàng rào dây thép gai

- Không được phép chọn điểm ở các vị trí dưới khe, suối, sát ta-luy, dưới tán cây.Việc xê dịch vị trí điểm ở ngoài thực địa so với thiết kế chỉ được phép trong phạm vi500m đối với khu vực đô thị và 1km đối với các khu vực khác; được phép thay đổi đồhình đo nối nếu đồ hình mới đảm bảo chặt chẽ hơn

Khi chọn điểm cho lưới tọa độ hạng II, hạng III, đối với các điểm không thiết kế

đo nối độ cao, gần các vật kiến trúc ổn định đồng thời đảm bảo các quy định về côngtác chọn điểm thì được phép thiết kế mốc gắn trên vật kiến trúc đó Vị trí đặt mốc gắntrên vật kiến trúc phải đảm bảo cho việc đo đạc sau này được thuận tiện, dễ dàng; tậndụng điểm độ cao quốc gia làm điểm tọa độ

Quá trình chọn điểm tọa độ mà phát hiện điểm tọa độ cấp cao hơn trong khu đo

bị mất, bị phá hủy thì phải lập biên bản có xác nhận của UBND cấp xã hoặc của đơn vị

có trách nhiệm quản lý mốc tại địa phương đó trong đó phải ghi rõ các lý do cụ thểnhư: do làm đường, do xây dựng, do bị phá hoại …, khi đó được phép thiết kế lạimạng lưới ở khu vực này và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để giải quyết Khôngđược xem các mốc chưa tìm thấy là các mốc bị mất

Đối với các điểm tọa độ cấp 0 được sử dụng trong quá trình đo nối với ITRF mốcphải được chọn ở những vị trí thuận tiện cho việc đo thường xuyên và phải được thiết

kế trong các khuôn viên để đảm bảo việc bảo quản lâu dài

Tên điểm tọa độ được lấy theo tên địa danh trong Danh mục địa danh Tên điểmtọa độ trong cùng một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 không được trùng nhau

Sau khi chọn điểm xong phải tiến hành đánh dấu vị trí điểm tại thực địa bằng cọc

gỗ hoặc bê-tông đồng thời phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đất hoặc sử dụng côngtrình làm nơi đặt mốc, bảo đảm tiết kiệm đất và sử dụng lâu dài

Khi kết thúc công tác chọn điểm phải tiến hành tu chỉnh tài liệu và giao nộp cácsản phẩm sau:

- Sơ đồ chọn điểm lưới tọa độ tỷ lệ 1: 100.000 hoặc 1: 250.000 trên đó ghi rõ tênđiểm, số hiệu điểm, các tuyến đo nối độ cao (nếu có), hệ thống giao thông, thủy vănchính, các điểm dân cư chính;

- Bản tổng kết công tác chọn điểm trong đó phải trình bày rõ những vấn đề có thayđổi so với thiết kế kỹ thuật dự toán đã được phê duyệt và các vấn đề đặc biệt khác (nếucó)

2.3.2 Xây dựng mốc

Trang 9

Để đảm bảo các điểm toạ độ quốc gia được bảo vệ lâu dài, cần phải xây dựng tườngvây để bảo vệ mốc

Hình 2.2 Mốc cấp 0

Hình 2.3 Mốc hạng II, hạng III Đôi với các mốc trong lưới toạ độ cấp 0, là các điểm được đo nối toạ độ với mạnglưới quốc tế ITRF hàng năm, được thiết kế chôn sâu, vững chắc, đảm bảo tuyệt đối

Trang 10

không bị xê dịch hoặc bị lún Các mốc cấp 0 còn phục vụ công tác quan trắc chuyểndịch mảng hoặc chuyển dịch vùng và các biến dạng khác Các mốc này được thiết kế 3tầng (Hình 2.2)

Đối với mốc trong lưới toạ độ hạng II, toạ độ hạng III được thiết kế gồm có 2 Dấu mốc toạ độ được làm bằng sứ hoặc kim loại không gỉ có khắc chữ thập ở tâmmốc Trên mặt mốc ghi số hiệu điểm (số hiệu điểm được ghi chìm so với mặt mốc.Trường hợp tận dụng các mốc độ cao quốc gia làm mốc tọa độ quốc gia phải khắc bổsung chữ thập với lực nét 0.5mm ở tâm dấu mốc Không ghi bổ sung số hiệu của điểmtọa độ lên mặt mốc Quy cách dấu mốc được trình bày ở hình 2.4

Tường vây bảo vệ mốc tọa độ có kích thước về độ rộng, chiều cao và độ dàytương ứng là 1m x 0,5m x 0,2m Trên mặt tường vây ghi các thông tin về cơ quan quản

lý mốc, số hiệu điểm, thời gian chôn mốc … Trường hợp tận dụng các mốc độ cao

Hình 2.4 Quy cách dấu mốc

Trang 11

quốc gia làm mốc tọa độ quốc gia phải ghi bổ sung số hiệu của điểm tọa độ lên mặttường vây Quy cách tường vây được trình bày ở hình 2.5

Hình 2.5.Quy cách tường vây

Cạnh tường vây song song với cạnh mốc, chữ viết quay về hướng Bắc

Kích thước tường vây mốc tọa độ được quy định: rộng 100 cm, dày 20 cm, cao

50 cm;

Kích thước chữ khắc trên tường vây được quy định như sau:

- Dòng chữ cơ quan chủ quản “BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” và

“CỤC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM” cao 4,0 cm, rộng 2,5 cm, sâu 0,5 cm, lực nét 0,5 cm;

- Các chữ khác: cao 3,0 cm, rộng 2,0 cm, sâu 0,5 cm, lực nét 0,5 cm

Trang 12

Mốc và tường vây phải được làm bằng bê-tông đạt mác M25 (39 TCVN6025:1995) trở lên Mốc phải được đổ trước rồi mới đem chôn Trường hợp địa hìnhkhó khăn được phép đổ trực tiếp ở thực địa Tường vây đổ trực tiếp ở thực địa

Thời gian từ khi đổ bê tông đến khi tháo khuôn phụ thuộc vào thời tiết nhưngkhông được ít hơn 48 giờ đối với mốc cấp 0 được thiết kế nối với ITRF và không ít hơn

24 giờ đối với các mốc còn lại

Mốc được chôn sâu dưới đất, mặt trên của mốc có nắp đậy bằng bê-tông cách mặtđất 30cm Sau khi chôn mốc xong mới tiến hành đổ bê-tông tường vây Mặt tường vâyphải cao hơn so với mặt đất 20cm Sau khi chôn mốc và tường vây xong phải đổ đấtvào trong khuôn viên tường vây để bảo vệ mốc

Khi chôn mốc ở các khu vực có mực nước ngầm cao, đất mềm hoặc đầm lầy thìtrước hết phải đầm chặt lớp đất dưới đáy hố, đóng cọc có chiều dài tối thiểu 1m, đườngkính 0,1m ở dưới, phía trên cọc phải lót thêm một lớp đá dăm hoặc sỏi rồi mới tiếnhành chôn mốc Khi chôn mốc ở vùng đất phèn chua, nước mặn phải lựa chọn loại xi-măng thích hợp Tuyệt đối không chọn, chôn mốc cấp 0 ở những khu vực này

Mép mốc và mép tường vây song song với nhau, chữ viết trên mặt mốc và mặttường vây quay về đúng hướng Bắc

Khi chôn mốc phải làm ván dọi điểm để đưa tâm các tầng mốc trùng nhau theophương dây dọi Ván dọi không được cao hơn mặt đất 1,5m Độ lệch tâm giữa các tầngmốc không được vượt quá 2mm đối với mốc trong lưới tọa độ cấp 0 và 3mm đối vớicác lưới tọa độ hạng II và III Chiều cao giữa tâm các tầng mốc được đo bằng thướcthép chính xác tới mm

Sau khi việc chôn mốc và đổ tường vây kết thúc, phải tiến hành lập ghi chú điểm

và biên bản bàn giao mốc cho địa phương Ghi chú điểm phải được điền viết đầy đủ, rõràng, chính xác, đảm bảo thuận tiện và dễ dàng cho người sử dụng Biên bản bàn giaomốc phải kèm theo sơ đồ vị trí và tình trạng mốc tại thực địa cho UBND xã, phường,thị trấn với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt mốc Khi kết thúc quá trình chôn mốc phải tiến hành tu chỉnh tài liệu và giao nộp cácsản phẩm sau:

a) Ghi chú điểm tọa độ;

b) Biên bản bàn giao mốc tọa độ;

c) Báo cáo chất lượng về quá trình chôn mốc, xây tường vây;

d) Các biên bản kiểm tra nghiệm thu cấp đơn vị thi công

2.4 Máy đo và kiểm nghiệm máy

Trang 13

Máy kinh vĩ quang cơ có bàn độ được chế tạo từ thuỷ tinh pha-lê Nhà sản xuấtkhắc vạch trực tiếp trên bàn độ Khi đo, người sử dụng đọc số trực tiếp thông qua bộ đocực nhỏ (ống kính phóng đại) để nhận giá trị hướng

Máy kinh vĩ điện tử ra đời năm 1960 Bảng 2.2 thống kê một số loại máy thôngdụng hiện nay trên thế giới

Bảng 2.2

Bàn độ của máy toàn đạc điện tử hiện nay có 3 loại:

- Loại mã hoá giá trị tuyệt đối của góc;

Loại xác định lượng dịch chuyển của góc (loại tương đối);

-Loại bàn độ động

Cùng với việc đo góc ngang, tại các điểm toạ độ còn đo góc đứng Góc đứng đượcdùng để tính số hiệu chỉnh trị đo và để tính chênh cao lượng giác Đương nhiên, phải đochiều cao máy, chiều cao gương, yếu tố quy tâm, nhiệt độ, áp xuất, độ ẩm không khí,

để tính số hiệu chỉnh tương ứng cho các trị đo và phục vụ nghiên cứu khoa học

Từ những năm 1960, máy đo khoảng cách điện tử đã được sử dụng Máy đokhoảng cách điện tử sử dụng sóng vô tuyến có ưu điểm đo được khoảng cách xa tới 60

km, nhưng nhược điểm là độ chính xác thấp, nên gần đây đã không sử dụng

Hiện nay, máy đo dài sử dụng sóng ánh sáng hoạt động theo nguyên lý phát xungđược dùng phổ biến Nguyên tắc đo khoảng cách như sau: Máy phát tín hiệu hình sindao động của bộ tạo sóng, từ đó tách 2 đường: Một đường dẫn vào bộ đếm xung, đườngkia dẫn vào bộ điều biến rồi chuyển qua bộ phận phát tín hiệu, Sau khi tín hiệu phản xạgương quay về máy, tín hiệu thu được sẽ thông qua đồng hồ đếm xung và bộ xử lý giảingay ra cạnh

Hiện nay, thế giới sử dụng sóng Laser trong máy Toàn đạc điển tử Do đặc điểmtập trung năng lượng của tia Laser, máy có thể phản xạ được ở những bề mặt khôngphẳng như gương quang học, do đó có thể đo khoảng cách không cần gương

Độ chính xác đo khoảng cách trên máy toàn đạc điện tử:

Khi khoảng cách ngắn, có thể dùng công thức:

trong đó, a (mm) là thành phần cố định do nhà sản xuất đưa ra, b (mm) là thành phần tỷ

lệ thuận với chiều dài cần đo, D là khoảng cách đo tính theo km

Bảng 2.3 Máy đo khoảng cách điện tử thông dụng

Trang 14

Bảng 2.4 Một số máy toàn đạc điện tử thông dụng

Các máy toàn đạc điện tử hiện đại có thể tự động dò tìm gương phản xạ đặt tạiđiểm đo, tự động quan trắc và lưu trữ dữ liệu

2.4.2 Kiểm nghiệm máy

Trước khi đưa máy kinh vĩ ra sử dụng nhất thiết phải tiến hành kiểm tra, kiểmđịnh chất lượng các bộ phận của nó Nếu phát hiện thấy máy chưa đảm bảo độ chínhxác yêu cầu thì phải điều chỉnh, tìm biện pháp khắc phục hoặc đưa vào xưởng sửachữa

Trong quá trình thao tác đo ngoài thực địa, phải đưa số cải chính về nhiệt độ, ápxuất không khí, độ ẩm không khí, vào trị đo Ngoài ra, cần lựa chọn quy trình đo hợp

lý để giảm và loại trừ sai số

1/ Kiểm tra chất lượng các phụ kiện máy: Đây là việc làm trước khi nhận máy Các

phụ kiện như hòm đựng máy phải chắc chắn, chân máy phải vững, các ốc cân đế máycũng như các ốc hãm, ốc vi động, phải làm việc bình thường, ống kính và bàn độsáng rõ, rọi tâm quang học sáng, thang đọc số, vạch khắc chữ thập rõ và sắc nét

2/ Kiểm nghiệm và điều chỉnh ống thuỷ:

Ống thuỷ dài: Điều kiện hình học của ống thuỷ dài là trục LL của nó phải vuông gócvới trục đứng VV của máy (hình 2.6a) Bước 1, đặt ống thuỷ dài song song với hai ốccân 1 và 2, dùng 2 ốc cân này đưa bọt thuỷ về giữa (hình 2.6b) Bước 2, xoay máy

90 độ (hình 2.6c), dùng ốc cân 3 đưa bọt nước vào giữa Bước 3, xoay máy đi 180 độ,nếu bọt nước vẫn nằm giữa ống thuỷ là đảm bảo điều kiện LL VV Nếu độ lệch vượt

Trang 15

quá ½ khoảng chia trên ống thuỷ (> 1 mm) thì phải điều chỉnh Đây chính là thao táccân máy

Hình 2.6

Điều chỉnh ông thuỷ dài: Dùng que thép đưa bọt nước trở về ½ độ lệch, nửa cònlại dùng ốc cân thứ 3 của đế máy Sau đó, kiểm tra lại lần nữa cho đến khi đạt yêu cầu.Ống thuỷ tròn: Sau khí làm xong ống thuỷ dài, nếu bọt nước trên ống thuỷ tròn bịlệch Dùng que điều chỉnh ốc cân đưa bọt thuỷ tròn vào tâm

3/ Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh chỉ chữ thập

Màng chỉ chữ thập phải thoả mãn: chỉ đứng phải nằm trong mặt phẳng chứa trụcngắm CC của ống kính, còn chỉ ngang nằm trong mặt phẳng chứa trục quay HH củaống kính

Sau khi cân bằng máy chính xác, ngắm một sợi dây dọi treo ở nơi lặng gió Nếuthấy chỉ đứng trùng với dây dọi là thoả mãn yêu cầu Nếu không đạt yêu cầu, phải nới

Trang 16

lỏng 4 ốc ở kính mắt để xoay màng chữ thập sao cho trùng với dây dọi Có thể thựchiện thao tác này nhiều lần cho tới khi đạt yêu cầu

Để kiểm tra chỉ ngang Ta đưa ống kính ngắm đến một điểm cố định M nào đótrên tường Cố định ống kính, dùng ốc vi động ngang quan sát điểm M Nếu vị trí điểm

M trùng khớp với vạch chỉ ngang là đạt yêu cầu Nếu chưa trung khớp thì phải điềuchỉnh Thông thường, chỉ cần điều chỉnh chỉ đứng thì chỉ ngang cũng đạt yêu cầu

4/ Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số trục ngắm của ống kính (2c)

Bản chất của sai số 2c là trục ngắm không vuông góc trục quay của ống kính.Nhìn từ trên xuống theo mặt cắt ngang, ta thấy rõ điều kiện này (hình 2.7)

Nếu trục ngắm CC trục quay ống kính HH, khi ống kính quay trong góc đứng sẽtạo thành mặt phẳng đứng gọi là mặt phẳng ngắm chuẩn tại vị trí N Nếu CC không với trục HH, thì khi quay trong không gian sẽ vẽ lên một hình nón, tại vị trí thuận là điểm L (left-trái) còn vị trí nghịch là điểm R (right-phải) Nếu

CC không vuông góc với HH:

trong đó L’ và R’ là số đọc có chứa sai số 2c

Trang 17

Số đọc đúng N = 45039’54” Dùng ốc vi động ống kính đặt vị trí bàn độ ngang là N.Lúc này, tâm màng chữ thập lệch khỏi vị trí điểm A Khoá ống kính Mở vòng chữ thậpbằng 2 ốc trái phải và dùng que điều chỉnh cho tâm chữ thập về trùng điểm A Việc làmnày phải nhiều lần mới đạt yêu cầu

Biện pháp khắc phục hiện tượng sai số 2c: Như đã phân tích trên đây, nếu lấy số đọctrung bình cả 2 vị trí bàn độ trái phải thì sẽ loại trừ sai số 2c đối với hướng ngang Điềuquan trọng là độ ổn định của sai số 2c Biến động của sai số 2c phụ thuộc vào biếnđộng góc đứng Do vậy, khi đo góc, cố gắng bố trí các góc nằm ngang (V )

5/ Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số trục quay ống kính (2i)

Bản chất của sai số 2i là Trục quay HH của ống kính không vuông góc với trục quay

VV của máy Nếu yêu cầu này không đạt, nghĩa là trục HH bị lệch một góc i với vị trínằm ngang, ứng với 2 vị trí trái L và phải R tạo thành góc 2i Hình 2.8

Sau khi điều chỉnh sai số 2C (CC HH), nếu tồn tại sai số 2i thì ở vị trí trái vàphải ống kính sẽ tạo thành 2 mặt phẳng giao nhau tại trục CC Có nghĩa là khi trụcngắm nằm ngang (V = 0) thì sai số 2i không ảnh hưởng gì đến góc ngang

Kiểm nghiệm sai số 2i như sau: Đặt máy kinh vĩ cách xa một bức tường khoảng30m Cân bằng máy, đặt ống kính nằm ngang (V = 00) Cố định ống kính Dùng ốc viđộng ngang điều chỉnh ống kính tạo thành một đường nằm ngang HH trên bức tường

Hình 2.8 Chọn một điểm P trên bức tường khitrị số góc V > 300 Tại vị trí thuận, ngắm tới P và dùng ốc vi động hạ dần ống kínhxuống chân đường nằm ngang HH được vị trí PL Tương tự, tại vị trí đảo ống kính,được PR Nếu 2 điểm này trùng nhau thì sai số góc i đạt yêu cầu

Cách hiệu chỉnh sai số 2i: Chia đôi đoạn PL - PR được điểm PO Ta thấy góc

vì trị số i rất nhỏ nên

Điều chỉnh sai số

Trang 18

Đưa ống kính ngắm vào điểm P0 sao cho trùng tâm chữ thập, hãm bàn độ, dùng ốc viđộng từ từ nâng ống kính lên điểm P Vì có sai số 2i nên bây giờ tâm chữ thập khôngtrùng điểm P mà là P’ Để điều chỉnh sai số 2i, ta tháo vỏ bên trái máy, dùng vít nânghoặc hạ trục quay HH, sau đó nhìn vào ống kính sao cho tâm chữ thập trùng điểm P thìdừng

Biện pháp hạn chế sai số 2i: các góc bằng trong một trạm đo nên có chiều cao đềunhau, tốt nhất bằng độ cao máy (hạn chế cả biến động 2C), đồng thời đo cả hai bàn độtrái và phải

6/ Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số chỉ tiêu bàn độ đứng (MO)

Khi trục ngắm CC nằm ngang, góc đứng V = 0, thì đường nối 2 vạch 00 – 1800 trên bàn

độ đứng phải trùng với vạch chuẩn đọc số (vạch 0 của thang khắc vạch) Nếu điều kiệnnày không đảm bảo sẽ phát sinh sai số chỉ tiêu MO Bản chất sai số MO chính là số đọcthực tế so với số đọc lý thuyết 0000’00” Nếu đã hiệu chỉnh tốt sai số 2C và 2i thì có 2nguyên nhân gây ra sai số MO: 1/ Bộ phận cân bằng (ống thuỷ dài hoặc con lắc tự cânbằng) không chuẩn; 2/ Giao điểm màng chữ thập bị dịch chuyển theo hướng dây dọi Trị số MO chỉ xác định được khi góc đứng V được đo ở 2 vị trí bàn độ Khi ngắmđiểm P ở 2 vị trí thuận đảo ống kính, thì góc hợp bởi trục ngắm CC với đường thẳngnằm ngang HH là góc V Vì vạch chuẩn 0 của thang khắc vạch không trùng đường nằmngang HH nên sinh ra sai số chỉ tiêu MO Hình 2.9

T 30, T5: MO = 0,5 (L’+R’+1800); V = L’-MO;

2T30, 2T5, 2T5K: MO = 0,5 (L’+R’); V = L’-MO;

3T5K: MO = 0,5 (L’-R’); V = L’-MO;

2T2, 3T2K: MZ = 0,5 (L’+R’-3600); Z = L’-MZ;

Trang 19

T2: MZ = 0,5 (L’+R’+3600); Z = L’-MZ

Tính trị số V hoặc Z và dùng ốc cân bằng của ống thuỷ dài đặt trị số này trên bàn

độ đứng Lúc này bọt nước trong ống thuỷ dài sẽ bị lệch Dùng que tăm thép điều chỉnhống thuỷ cho bọt nước vào giữa là được Quá trình này phải thực hiện vài lần mới đạtyêu cầu

 Đối với máy dùng bộ cân bằng tự động: Có thể tiến hành tương tự như trên,nhưng lúc điều chỉnh ốc cân bằng ống thuỷ dài thì phải mở máy, ốc đặc biệt này nằmbên trong vỏ máy Cách thứ hai như sau: Đặt ống kính trùng hướng với 1 trong 3 ốc cânbằng máy Sau khí ngắm điểm P Dùng ốc cân bằng máy này vặn lên hoặc xuống để đặttrị số V hoặc Z đã tính lên bàn độ đứng Nếu trị số V hoặc Z sau lần thuận đảo ống kính

có hiệu số vượt hạn sai cho phép thì đưa máy về xưởng để sửa chữa

Biện pháp khắc phục sai số chỉ tiêu MO hoặc MZ: Nhất thiết phải đo 2 vị trí thuận đảoống kính, sau đó lấy trung bình, giá trị sai số này sẽ bị triệt tiêu trong góc đứng đã đo

7/ Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh dọi tâm quang học

Điều kiện của dọi tâm quang học là quang trục của nó phải trùng với trục quay củamáy, đồng thời trùng với tâm của vòng tròn trong ống ngắm dọi tâm

Kiểm nghiệm: đặt 1 tờ giấy trắng trên nền phẳng dưới chân máy Sau khi cân máychính xác Tại mỗi vị trí chia 1/3 vòng tròn, đánh dấu tâm quang học trên giấy trắng.Nếu 3 vị trí này trùng nhau thì tâm quang học rất tốt Nếu tạo ra một tam giác sai số thìphải điều chỉnh (Hình 2.10)

Hình 2.10

Điều chỉnh tam giác sai số của dọi tâm quang học: Lấy điểm trọng tâm của tam giácsai số đó Mở 4 ốc điều chỉnh của màng khắc vạch vòng tròn trong dọi tâm quang học,điều chỉnh cho tâm màng khắc vạch vào đúng điểm tâm của tam giác sai số, cố định 4

ốc đó lại

Trên đây trình bày 7 mục kiểm nghiệm và điều chỉnh cơ bản đối với máy kinh vĩ

quang cơ Đối với máy kinh vĩ có độ chính xác cao, người ta còn tiến hành kiểm định

độ lệch tâm của bàn độ ngang và đứng, kiểm định sai số do khắc vạch không đều nhautrên bàn độ, kiểm định sai số của bộ đo cực nhỏ Những mục kiểm định này thường tiếnhành trong xưởng chuyên nghiệp

2.4.3 Máy kinh vĩ và toàn đạc điện tử

1/ Cấu tạo máy kinh vĩ điện tử (Digital Theodolite)

Trang 20

Máy kinh vĩ điện tử còn gọi là máy kinh vĩ số xuất hiện từ những năm 70 của thế

kỉ 20 Thay cho bàn độ quang học như máy kinh vĩ quang học, một bàn độ được mã

hoá chính xác đến 1/100 giây, thông qua bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit) mà

trị số hướng đo được thể hiện trên màn hình tinh thể lỏng hoặc lưu trữ trong bộ nhớ củamáy, khi nội nghiệp có thể trút dữ liệu về máy vi tính Để chọn chương trình đo, cài đặtcác số cải chính vào hướng đo được thực hiện thông qua bàn phím trên máy

Như vậy, cơ bản máy kinh vĩ điện tử cũng như máy kinh vĩ quang cơ Chỉ có điểmkhác là có bàn phím và màn hình, nguồn điện nuôi máy như pin hoặc ac-quy, bộ nhớtrong và cổng trút dữ liệu

Nếu gọi n là số lượng các vòng tròn, thì toàn bàn độ có 2n vùng mã hoá (mã nhị phân)

Có 16 vùng đánh số tử 0 đến 15 Vậy mỗi vùng mã hoá có giá trị 360/16 = 22,50

Vì phía dưới bàn độ có đèn Z và 2 diod quang điện A và B, nên khi có ánh sáng đi quakhoảng trắng sẽ tạo thành dòng điện, đi qua khoảng đen sẽ tạo thành dòng điện rất yếu.Gán trạng thái có ánh sáng đi qua là 1 thì trang thái không có ánh sáng qua sẽ là 0 Nốikết quả đọc này với máy đếm xung điện từ, sau khi giải mã ta sẽ nhận được trị sốhướng đo Thông qua bộ vi xử lý kết hợp với các lệnh trên bàn phím, các trị số nàyđược hiển thị trên màn hình và lưu trữ vào bộ nhớ trong

Ngày nay, máy kinh vĩ điện tử được kết hợp với máy đo khoảng cách điện tử

(EDM-Electronic distance measure) tạo thành máy toàn đạc điện tử (Total Station)

Thực tế hiện nay không dùng máy kinh vĩ điện tử

3/ Máy toàn đạc điện tử (Total Station)

Trang 21

Máy toàn đạc điện tử hiện nay khá thông dụng, được nhiều hãng trên thế giới sản xuất.

Độ chính xác đo có thể từ trung bình đến cao, tùy theo yêu cầu của người làm công táctrắc địa

Toàn đạc điện tử thực hiện các chương trình phổ thông sau:

- Nhập toạ độ trạm máy;

- Định hướng bàn độ;

- Giao hội nghịch;

- Đưa toạ độ và độ cao thiết kế ra thực địa;

- Đo khoảng cách gián tiếp;

Trang 22

Hằng số K của gương phản xạ cũng cần khai báo khi ta dùng gương của dòng máykhác Trong quá trình đo, màn hình hiển thị các hằng số K và ppm

Trong thực tế sản xuất, khi sử dụng máy nào, chúng ta cần tìm hiểu và nắm vững cácquy trình thao tác đo của máy đó thông qua lý lịch máy được nhà sản xuất đính kèmtrong hòm máy

4/ Nguyên tắc đo khoảng cách điện tử

Giả sử cần đo khoảng cáh giữa 2 điểm A – B, máy đặt tại A, gương phản xạ đặt tại B.

Tín hiệu đo được phát đi từ máy tại A, đến B sau đó quay trở lại A Xác định hiệu phacủa tín hiệu phát đi so với tín hiệu trở về, ta có khoảng thời gian mà tín hiệu đi qua

2 lần khoảng cách A-B Căn cứ tốc độ truyền sóng (Nu), ta tính được khoảng cách

cần đo như sau:

Tốc độ truyền sóng điện từ được tính theo tốc độ truyền trong chân không C vớichiết xuất môi trường n theo công thức:

Máy đo khoảng cách điện tử được chia 2 loại, đo pha và đo xung

 Đối với loại đo pha, khoảng thời gian tín hiệu lan truyền giữa 2 lần khoảng cáchcần đo xác định như sau:

trong đó, là hiệu pha của tín hiệu đi-về;

là tốc độ góc;

f là tần số của tín hiệu;

N là số nguyên lần chu kì nhận được; là

phần lẻ của chu kỳ dao động của tín hiệu

Công thức tổng hợp như sau:

Từ (2.3) ta thấy rằng, đo khoảng cách bằng máy toàn đạc điện tử thực chất là đokhoảng cách bằng thước mẫu có chiều dài , trong đó cần biết số nguyên lầnthước mẫu N và phần lẻ của thước mẫu chứa khoảng cách cần đo Để xác định N, cầnbiết trước khoảng cách cần đo hoặc sử dụng từ 2 tần số trở lên Việc xác định phần lẻthực hiện ngay trên máy đo với độ chính xác 1% chu kỳ

 Máy đo khoảng cách theo phương pháp xung khá phổ biến hiện nay, vì nó trực tiếpxác định được với độ chính xác cần thiết mà không cần phải đo ở 2 tần số Nguyên tắc như sau: Tín hiệu đo dạng dao động hình sin nhận được từ bộ tạosóng dẫn đến bộ tạo xung để từ đó tách theo 2 đường: 1/ dẫn vào bộ đếm xung; 2/ dẫntới bộ điều biến, sau đó chuyển sang bộ phận phát xạ để tới gương phản xạ Tín hiệuphản xạ rồi quay trở lại máy thu Tiếp theo, tín hiệu được dẫn đến đồng hồ đếm xung

Trang 23

Bộ đếm xung tính được số n xung đã phát, bộ xử lý giải ngay ra cạnh Nếu kí hiệu T là chu kỳ của xung, n là số xung đếm được Ta có:

Thay (2.4) vào (2.3), ta được:

trong đó, d là chiều dài một xung

Vậy thì khi chọn trước giá trị d ta có thể xác định được chiều dài cần đo

Loại xung laser có đặc điểm là tập trung năng lượng, đi thẳng nên hiện nay người

ta đã chế tạo loại máy đo khoảng cách điện tử sử dụng laser và đo không cần gương ởkhoảng cách gần (dưới 300 m) Dòng máy TPS của Leica tự động tìm điểm đo nhờ bộdẫn đường điện tử

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG LƯỚI ĐỘ CAO NHÀ NƯỚC

3.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới độ cao Một

số từ ngữ chuyên dùng cần nhớ:

Lưới độ cao quốc gia: là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc Phương pháp đo cao hình học: là phương pháp đo chênh cao giữa 2 điểm bằng

một tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ chuẩn

Mực chuẩn “0”: Là mực nước biển trung bình từ quan trắc nhiều năm tại trạm

nghiệm triều khởi tính

Độ cao chuẩn: Độ cao chuẩn của một điểm là khoảng cách tính theo phương dây

dọi(đường sức trọng trường trái đất) từ điểm đó đến mặt Kvazigeoid

Mốc cơ bản: Là mốc độ cao có thiết kế đặc biệt, có độ ổn định cao được chôn

chìm ở những vị trí quan trọng hoặc chôn cách nhau theo một khoảng cách quy địnhtrên đường độ cao

Mốc thường: Là mốc độ cao được thiết kế theo quy địnhthông thường được chôn

cách nhau khoảng từ 3đến 6km tùy theo điều kiện địa hình trên tất cả các đường độcao hạng I, II, IIIvà IV

Điểm nút: Là giao điểm của ít nhất 3 đường độ cao cùng cấp hạng

Điểm tựa: Là điểm độ cao hạng cao hoặc cùng hạng đã có từ trước mà điểm đầu

hoặc điểm cuối của đường độ cao mới được đo nối vào

Sai số khép: Là chênh lệch giữa giá trị đo được sau hiệu chỉnh với giá trị độ cao

gốc

Lưới độ cao quốc gia là lưới khống chế về độ cao thống nhất trong toàn quốc,được đo theo phương pháp đo cao hình học, là cơ sở để xác định độ cao phục vụ chonhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam Lưới độ cao quốc giađược xây dựng theo trình tự từ hạng I, II đến III, IV Lưới độ cao hạng I, II quốc gialà cơ sở để phát triển và khống chế các lưới độcao hạng III, IV Lưới độ cao hạng III, IVtrực tiếp phục vụ cho các mục đích khácnhau

Lướiđộ cao quốc gia lấy mực nước biển trung bình quan trắc nhiều năm tại trạmnghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng)làm mực chuẩn “0”về độ cao.Độ caotrong lưới độ cao quốc gia được tính theo hệ thống độ cao chuẩn

Trang 24

Lưới độ cao hạng I gồm những đường hạng I nối với nhau Lưới độ cao hạng IIgồm những đường hạng II nối với nhau hoặc đường hạng I và II nối với nhau tạo thànhcác vòng khép

Các đường độ cao hạng I, II được bố trí dọc theo đường giao thông chính, ởnhững vùng đi lại khó khăn thì bố trí dọc theo đường đất ổn định hoặc dọc theo bờsông lớn

Chu kỳ đo lặp lại tất cả các đường độ cao hạng I, II từ 20 đến 25 năm; trongtrường hợp do hoạt động kiến tạo địa chất ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới độ caoQuốc gia thì có thể rút ngắn thời gian của chu kỳ đo lặp

Lưới độ cao hạng III, IV được phát triển từ các mốc hạng I, II và được thiết kếthành các đường đơn, hoặc thành đường vòng khép kín Trường hợp địa hình thậtkhó khăn đường độ cao hạng III, IV được thiết kế thành đường treo (không khép vớihạng cao)

Chiều dài đường đo độ cao các hạng (tính theo km) không được dài hơn quy địnhnêu ở bảng 1

Bảng 3.1 Chiều dài tối đa đường độ cao theo cấp hạng

Đường độ cao hạng I được xây dựng với độ chính xác cao nhất bằng thiết bị vàcông nghệ tốt nhất tại thời điểm đó Đường độ cao hạng I được đo đi, đo về bằng haihàng mia (đối với máy thủy chuẩn điện tử đo 1 hàng mia) và đảm bảo sai số trungphương ngẫu nhiên của chênh cao trung bình đo đi đo về trên 1 km không được vượtquá 0,50 mm (đối với máy thủy chuẩn điện tử là 0,40 mm), sai số trung phương hệthống không được vượt quá 0,05 mm

Đường độ cao hạng II được đo đi đo về bằng một hàng mia và đảm bảo sai sốtrung phương ngẫu nhiên của chênh cao đo đi đo về trên 1 km không được vượt quá1,00 mm, sai số trung phương hệ thống không được vượt quá 0,15 mm

Sau khi xử lý sơ bộ kết quả đo cao ở bảng tính khái lược, cần tính sai số trungphương ngẫu nhiên và sai số hệ thống như sau:

trong đó: là SSTP ngẫu nhiên trên 1 km;

là SSTP hệ thống trên 1 km;

SS khép chênh cao đo đi về trong một đoạn, mm; Đối với hạng I thì chính

là hoặc

Trang 25

R là chiều dài đoạn đo tính bằng km;

L :Chiều dài phần đường đo chịu ảnh hưởng sai số hệ thống giống nhau tính bằng km;

S :Số tích lũy các sai số hệ thốngcủa kết quả đo đi so với đo về, ứng với phần đường

L, tính bằng mm;

Nếu đường đo độ cao dài quá 600km thì chia làm nhiều phần để tính

Đường độ cao hạng III được đo đi, đo về bằng một hàng mia Đường độ cao hạng

IV chỉ đo một chiều bằng một hàng mia Đối với đường hạng IV treo, cần phải đongắm theo một trong các phươngpháp dưới đây:

a) Đo đi và đo về;

b) Đo theo một chiều bằng hai hàng mia

Sai số khép đường hoặc khép vòng của mỗi cấp hạng không được lớn hơn quyđịnh tại bảng 3.2 dưới đây (đơn vị tính là mm)

Bảng 3.2 Quy định giới hạn sai số khép đường, khép vòng độ cao theo cấp hạng

Khi tính chênh cao đo được giữa các mốc độ cao hạng I, II và hạng III ở vùng núi,vùng mỏ phải đưa các số hiệu chỉnh chiều dài mia, hiệu chỉnh nhiệt vào kết quả đo vàtính chuyển về hệ độ cao chuẩn

Khi tính chuyển về hệ độ cao chuẩn thì số cải chính phải cộng vào chênh cao

đo được trước khi tính sai số khép Trường hợp chưa đủ số liệu trọng lực để tínhchuyển về hệ độ cao chuẩn thì chênh cao đo được phải hiệu chỉnh về hệ độ cao gần

Khi đo chuyền độ cao tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của điểm chuyền độ cao

để quyết định cấp hạng đo ngắm Trường hợp địa hình không cho phép được đo rẽnhánh Đo độ cao rẽ nhánh phải bắt đầu từ điểm có cấp hạng cao hơn Chiều dài đườngnhánh không vượt quá 50 km

Trên đường độ cao các hạng phải chôn mốc hoặc gắn dấu mốc lâu dài để lưu giữlại độ cao Phân biệt hai loại mốc độ cao: mốc cơ bản(mốc gắn 2 dấu mốc) và mốcthường (mốc gắn 1 dấu mốc) Khoảng cách giữa hai mốc gọi là đoạn, một số đoạn tạothành chặng

Mốc độ cao lâu dài gồm 2 loại:

a/ Loại “mốc cơ bản” có loại chôn chìm và loại gắn vào vỉa đá ngầm Cách mốc

Trang 26

cơ bản khoảng 50 -150 m phải chôn một mốc thường

b/ Loại “mốc thường” có loại chôn chìm, loại gắn vào vỉa đá ngầm, và loại gắnvào chân tường nhà cao tầng, móng cầu hoặc các vật kiến trúc kiên cố khác

Mốc cơ bản được chôn cách nhau khoảng 50 - 60 km trên đường hạng I, IIvà tạicác điểm nút, gần các trạm nghiệm triều, các trạm thủy văn của sông và hồ lớn, cáccông trình xây dựng lớn

Trên đường độ cao các hạng (kể cả đường nhánh) mốc thường được chôn cáchnhau 3 -5 km ở đồng bằng, cách nhau 4 -6 km ở vùng núi Ở vùng khó khăn khoảngcách giữa hai mốc được kéo dài đến 8 km Ở thành phố hoặc nơi xây dựng công trìnhlớn cũng có thể rút ngắn khoảng cách trên cho thích hợp

Tên đường độ cao gồm tên cấp hạng (viết bằng số La Mã) tiếp đến là tên địa danhnơi đặt mốc đầu và mốc cuối của đường độ cao thứ tự ưu tiên theo địa danh hành chính

và không trùng với tên đường đã có

Tên điểm độ cao gồm 3 phần: Tên cấp hạng viết bằng chữ số La Mã, tiếp đến tênđường viết tắt bằng chữ in hoa trong dấu ngoặc đơn và cuối cùng là tên thứ tự điểm viếtbằng chữ số Ả Rập

Mốc độ cao các hạng phải lập ghi chú điểm theo quy định

Máy, mia dùng để đo chênh cao và thước Giơ-ne-vơ phải được kiểm nghiệm khiđạt yêu cầu kỹ thuật với cấp hạng đo mới được đưa vào sản xuất, kết quả kiểm nghiệmphải ghi vào lý lịch máy, giấy chứng chỉ của thước và mia

3.2 Thiết kế kỹ thuật lưới độ cao nhà nước

3.2.1 Quy trình thiết kế

Quá trình thiết kế lưới độ cao nhà nước được chia làm 3 bước:

-Thiết kế sơ bộ: Thu thập tài liệu cũ về độ cao, khí tượng, thủy văn, địa chất, dân

cư, giao thông thủy bộ v.v…Trên cơ sở phân tích đánh giá tài liệu thu thập thiết kế sơ

bộ mạng lưới;

-Khảo sát thực địa;

-Thiết kế chính thức

Nội dung bản thiết kế kỹ thuật gồm hai phần chính:

-Phần thiết kế kỹ thuật; -Phần dự toán giá thành

Lưới độ cao hạng I, II được thiết kế tổng thể trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.000hoặc 1/200.000, thiết kế kỹ thuật trên bản đồ 1/100.000 hoặc 1/50.000

Lưới độ cao hạng III, IV được thiết kế kỹ thuật trên bản đồ 1/50.000

Chọn đường tốt nhất để thiết kế lưới độ cao hạng I trên toàn lãnh thổ Mạng lưới

độ cao hạng II về cơ bản phải lập riêng cho từng vùng lãnh thổ và phải dựa vào hạng Itạo thành các vòng khép

Trên cơ sở mạng lưới độ cao hạng I, II và các đường độ cao hạng III, IV đã cótiến hành thiết kế các đường hạng III, IV

Khi thiết kế các đường độ cao phải dùng các ký hiệu để biểu thị các điểm tựa,điểm độ cao cơ bản, điểm độ cao thường Trên bản đồ thiết kế phải vẽ các đường độcao đã có trong khu vực

Các đường độ cao được thiết kế trên bản đồ cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đường có độ dốc nhỏ nhất để có số trạm đo ít nhất

Trang 27

- Đường dễ đi nhất để thuận tiện cho đo ngắm và vận chuyển

Điểm đầu và cuối các đường độ cao phải nối vào các điểm độ cao cũ (gọi là điểmtựa) hạng cao hơn hoặc cùng hạng Các đường độ cao hạng I nếu nối với nhau nhấtthiết phải nối vào các mốc cơ bản và phải đo kiểm tra một hoặc hai đoạn kề bên Cácđường đo hạng I cần phải tạo thành các vòng khép Các đường độ cao hạng II cũngphải tạo thành vòng khép với nhau hoặc với các đường hạng I Các đường độ cao hạngIII, IV phải tạo thành các vòng khép và tựa vào các điểm hạng I, II

Điểm tựa và điểm nút của các đường độ cao các hạng đều phải được vẽ sơ đồ theoquy định

Khi đo lặp phải tiến hành điều tra, khảo sát không được tự ý thay đổi thiết kế cũ.Các mốc độ cao cũ chất lượng còn đáp ứng yêu cầu của cấp hạng thiết kế mới thì vẫnđược sử dụng làm mốc độ cao mới và tiến hành đo ngắm bình thường

3.2.2 Khảo sát, chọn điểm trên đường đo cao

Căn cứ thiết kế sơ bộ tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá tổng thể và hoànchỉnh mạng lưới độ cao đã thiết kế

Trường hợp sử dụng lại các đường độ cao cũ cần phải kiểm tra khả năng sử dụnglại các mốc đó, kiểm tra vị trí điểm, chất lượng loại mốc đã chôn có thích hợp với cấphạng không, nếu đạt yêu cầu thì lập lại ghi chú điểm và đánh dấu vị trí điểm trên bản

đồ

Trước khi đo lặp lại lưới độ cao theo chu kỳ,cần khảo sát đánh giá hiện trạng toàn

bộ các mốc độ cao của lưới cũ, lập kế hoạch, khôi phục, tu sửa các mốc độ cao

Không được coi những mốc chưa tìm thấy là những mốc bị mất Mốc nào bị mấtphải lập biên bản ghi rõ lý do cụ thể

Trong quá trình khảo sát phải thu thập đầy đủ các tài liệu về điều kiện tự nhiên xãhội về địa bàn thi công (nhiệt độ, số ngày nắng, mưa, thời gian của các mùa mưa, mùakhô, tình hình giómùa, tình hình chất đất, mực nước ngầm, tình hình vật liệuxây dưng,phương tiện giao thông, trật tự trị an, y tế, v.v…) để quyết định phương án thi công cólợi nhất

Khi khảo sát đường đo qua vật chướng ngại phải vẽ sơ đồ bãi đo, lập báo cáo kỹthuật và dự định phương án đo

Khi chọn các đường đo phải bảo đảm thỏa mãn hai điều kiện: đường có độ dốcnhỏ nhất, đường dễ đi nhất; đồng thời cần tránh đường độ cao qua các vùng đất xốp,đầm lầy, bãi cát, qua sông lớn, hồ ao, khe núi và vật chướng ngại khác

Vị trí chọn chôn mốc các điểm độ cao phải ổn định, lâu dài có nền vững chắc,thuận tiện cho việc đo ngắm

Không được xây dựng mốc độ cao ở những nơi có nền địa chất không ổn định(dễ bị ngập nước, mức nước ngầm quá cao, nơi đất lở, sườn đất trượt, những nơi gầnnghĩa địa, gò đống, đê, bờ sông bãi bồi), trong phạm vi chỉ giới đường giao thông,những nơi sắp xây dựng và khai thác, những nơi đá vôi bị nước xói mòn, trên các vậtkiến trúc không chắc chắn

Sau khi chọn xong địa điểm chôn mốc phải đóng cọc ghi tên đường đo, ghi sốhiệu điểm (nếu là dấu gắn vào các vật kiến trúc thì dùng sơn đánh dấu vị trí mốc) đồngthời điền viết đầy đủ nội dung vào ghi chú điểm

Tài liệu cần phải giao nộp gồm:

Trang 28

-Ghi chú điểm của tất cả các loại mốc;

-Sơ đồ mạng lướicác đường độ cao;

-Bản báo cáo kỹ thuật trong đó có nêu:

+ Những vấn đề thay đổi so với thiết kế sơ bộ (có biên bản kèm theo); +Những vấn đề cần lưu ý khi chôn mốc và đo ngắm

3.2.3 Mốc và tường vây

Trên các đường đo cao phải chôn các loại mốc độ cao theo vị trí đã chọn Trướckhi chôn mốc nếu thấy vị trí đã chọn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nữa thì chọnlại và vẽ lại ghi chú điểm, sơ đồ đường đo cao và các tài liệu khác có liên quan Việcxây dựng mốc độ cao hạng I, II được tiến hành sau khi chọn xong toàn bộ đường đocao

Mốc cơ bản là loại mốc chôn chìm được gắn 2 dấu mốc, mốc được làm bằng bêtông cốt thép, gồm một trụ hình chóp cụt gắn liền với bệ đáy, quy cách xem hình 3.1; Ởnhững nơi có vỉa đá rắn nằm dưới mặt đất từ 0,4 –1,0m thì lợi dụng vỉa đá đó để làm

Trang 29

Mốc thường là loại mốc chôn chìm được gắn 1 dấu mốc, mốc được làm bằng bêtông, quy cách như hình 3.3, hoặc có thể gắn dấu mốc thường vào đá ở những nơi cóvỉa đá cứng, quy cách như hình 3.4, hoặc vào các công trình kiến trúc kiên cố như chântường nhà cao tầng, móng cầu bê tông, lô cốt hoặc vách đá thẳng đứng v.v…, quy cáchnhư hình 3.6; Ở vùng đất yếu, đất phù sa, đất mùn, cát chảy… dùng loại mốc thườngvùng đất yếu, quy cách như hình 3.5

mốc cơ bản, quy cách như hình 3.2

Hình 3.1 Mốc cơ bản chôn chìm

Hình 3.2 Mốc cơ bản trên vỉa đá ngầm

Trang 30

Các loại mốc trên những đường độ cao cũ nếu xét thấy chắc chắn, đảm bảo chấtlượng thì có thể lợi dụng các loại mốc đó để thay thế cho các loại mốc thường

Dấu mốc có ba loại: dấu bằng sứ dùng gắn vào mốc thường hoặc mặt trên phần đếmốc cơ bản quy cách như hình 3.7 Dấu bằng kim loại gắn vào chính giữa trên mặtmốc cơ bản quy cách như hình 3.8 Dấu gắn vào các công trình kiến trúc kiên cố, quycách như hình 3.6

Hình 3.3 Mốc thường vùng đất vững chắc

Hình 3.4 Mốc thường trên vỉa đá ngầm Hình 3.5 Mốc thường vùng đất yếu

Trang 31

Hình 3.6 Mốc chân tường Chữ viết: Đúc chữ nổi 1 mm, cao 8 mm, rộng 3 mm, lực

Tất cả các loại mốc lâu dài (trừ các mốc gắn vào vật kiến trúc không thể xâytường vây) đều phải có nắp đậy quy cách như hình 3.9 và tường vây bảo vệ quy cáchtương tự phần mốc toạ độ ở chương 1 Riêng mốc cơ bản còn có tấm báo hiệu hoặc lớp

đá báo hiệu nếu là mốc cơ bản xây dựng trên vỉa đá ngầm , quy cách như hình 3.2 Mốc bê tông, tấm báo hiệu, nắp đậy và tường vây đều phải đổ bê tông vào khuôn

gỗ hoặc khuôn thép lá, khi đổ phải đầm chặt từng lớp một để khỏi bị rỗ

nét 1 mm, số cao 10 mm, rộng 5 mm, lực nét 1,5 mm

Hình 3.7 Dấu sứ Hình 3.8 Dấu kim loại

Hình 3.9 Nắp bảo vệ Hình 3.10 Mặt mốc độ cao

Trang 32

Chính giữa mặt trên trụ hình chóp cụt gắn dấu mốc, dùng bộ khuôn chữ và số để

tu bổ mặt mốc và mặt tường vây Nếu là mốc cơ bản thì đế dưới gắn một dấu sứ tại vịtrí giữa của cạnh phía Bắc

Đổ mốc, tường vây xong phải tưới nước 2 -3 lần, lúc tháo khuôn ra tưới nướcmột lần nữa Khi chôn mốc ở vùng đồng chua, nước mặn phải quét hắc ín ở phía ngoàimốc để chống ăn mòn Thời gian từ khi đổ bê tông đến khi tháo khuôn đối với mốcthường ít nhất là 24 giờ, mốc cơ bản ít nhất là 48 giờ

Thời gian được phép đo ngắm đối với mốc cơ bản và mốc thường trên đườnghạng I, II phải qua một mùa mưa; mốc thường trên các đường hạng III, IV sau 15ngày; dấu mốc gắn vào các công trình kiên cố sau 48 giờ

Trước khi thực hiện xây dựng mốc, phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đượcđất hoặc sử dụng công trình làm nơi đặt mốc, bảo đảm tiết kiệm đất và sử dụng lâu dài.Sau khi hoàn thành việc xây dựng dấu mốc phải lập biên bản bàn giao mốc độ cao kèmtheo sơ đồ vị trí và tình trạng dấu mốc tại thực địa cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình nơi đặt dấu mốctheo mẫu quy định

3.3 Máy, mia và kiểm nghiệm

3.3.1 Máy và mia

1 Thuỷ chuẩn hạng I

Để đo chênh cao hạng I dùng máy thủy chuẩn quang cơ với mia inva, máy thủychuẩn điện tử có bộ mia mã vạch và phải thỏa mãn điều kiện sai số trung phương ngẫunhiên của chênh cao trung bình đo đi đo về trên 1 km không được vượt quá 0,50 mm;khi dùng các loại máy thủy chuẩn quang cơ (có ống bọt nước dài) và những máy có độchính xác tương đương thì đặc tính kỹ thuật của máy phải đáp ứng cácyêu cầu sau: -Hệ số phóng đại của ống ngắm từ 40 lần trở lên(thủy chuẩn điện tử từ 30 lần trởlên)

-Giá trị khoảng chia trên mặt ống bọt nước dài không vượt quá 12”/2mm, hìnhảnh khi bọt nước nằm ngang phải nhìn thấy được trong ống kính

-Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cực nhỏ 0,05mm và 0,10mm

Khi dùng máy thuỷ chuẩn thế hệ mới thì trước khi đưa vào sử dụng để đo, máyphải được kiểm định và được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam xác nhận

Đo chênh cao hạng I bằng máy quang cơ dùng mia inva dài 3m có khắc vạchthành thang chính và thang phụ đồng bộ với máy đo Sai số khoảng chia 1m của cácthang số không được vượt quá 0,10mm, đối với mia dùng để đo ở miền núi sai số nàykhông được vượt quá 0,05mm Đối với máy thủy chuẩn điện tử dùng bộ mia mã vạch

đã được kiểm tra khoảng cách từng dm, từ dm thứ 5 đến dm thứ 25 trên bãi kiểm trachuẩn Trên mia gắn ống nước tròn có giá trị khoảng chia từ 10”-12”/2mm Dựng miatrên các cọc sắt đã đóng xuống đất ở độ sâu thích hợp Cấu tạo và chất lượng cọc sắtphải đảm bảo ổn định về độ cao trong quá trình đo chênh cao

Trước và sau đợt sản xuất phải kiểm nghiệm mia, xác định phương trình thướcGiơ-ne-vơ trên máy MK1 Phương trình này phải bảo đảm xác định chiều dài của thướcvới sai số nhỏ hơn 0,01mm Ở nhiệt độ 20°C, chiều dài thước Giơ-ne-vơ không vượtquá giới hạn (1000 ± 0,05) mm Khi đo chênh cao hạng I phải đo nhiệt độ không khívới nhiệt kế có giá trị khoảng chia không lớn hơn 0,2°C Ở mỗi trạm máy phải đọcnhiệt độ không khí ngang tầm máy một lần

Trang 33

2 Thuỷ chuẩn hạng II

Để đo chênh cao hạng II dùng các loại máy thủy chuẩn quang cơ với mia inva,máy thủy chuẩn điện tử với mia mã vạch, máy thủy chuẩn cân bằng tự động và phảithỏa mãn điều kiện sai số trung phương ngẫu nhiên của chênh cao trung bình đo đi đo

về trên 1 km không được vượt quá 0,50 mm; khi dùng các loại máy thủy chuẩn quang

cơ (có ống nước dài) và những máy có độ chính xác tương đương, đặc tính kỹ thuật củamáy phải đáp ứng các yêu cầu sau:

-Hệ số phóng đại của ống ngắm từ 35 ÷ 40 lần trở lên(máy thủy chuẩn điện tử từ

30 lần trở lên)

-Giá trị vạch khắc trên mặt ống bọt nước dài không quá 12’’/2mm Hình ảnh khíbọt nước nằm ngang phải nhìn thấy được trong ống ngắm

-Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cực nhỏ là 0,05 và 0,10mm

Khi sử dụng loại máy thuỷ chuẩn cân bằng tự động hoặc thiết bị công nghệ mớikhác thì phải được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam xác nhận và cho phép mới đượcápdụng vào thực tế

Mia dùng để đo chênh cao hạng II là mia có dải inva dài 3 m Trên dải inva cókhắc vạch theo thang chính và thang phụ lệch nhau một hằng số K Sai số các khoảngchia một mét và toàn chiều dài không được vượt quá 0,20mm, đối với mia dùng đo ởmiền núi phải nhỏ hơn 0,10mm

Khi đo chênh cao hạng II phải đo nhiệt độ không khí với nhiệt kế có giá trị vạchchia nhỏ hơn 0,5°C

3 Thuỷ chuẩn hạng III, IV

Máy thủy chuẩn dùng để đo chênh cao hạng III là máy chuẩn tự cân bằng, máy thủy

chuẩn điện tử hoặc máy quang cơ đảm bảo các yêu cầu sau:

-Hệ số phóng đại của ống ngắm từ 24 lần trở lên

- Giá trị khoảng chia trên mặt ống bọt nước dài không được vượt quá 15”/2mm (hạng III), 25”/2mm (hạng IV) và nếu là bọt nước tiếp xúc thì phải nhỏ hơn 30”/2mm -Lưới chỉ chữ thập có ba chỉ ngang

Mia dùng để đo chênh cao hạng III là mia gỗ hai mặt dài 3 m, trên mỗi mặt chiathành từng ô 1 cm Mặt đen và mặt đỏ của mia có khắc vạch chênh nhau một hằng số Ktrên 40 cm Mặt đỏ của hai mia trong cặp chênh nhau 100mm Sai số ngẫu nhiên vạch

dm và m của cặp mia không được vượt quá 0,5mm Trong điều kiện đo ở vùng núihoặc đo công trình đặc biệt có thể dùng mia inva để đo hạng III Mia dùng đo chênhcao hạng IV giống như mia dùng để đo chênh cao hạng III Trường hợp đặc biệt cóthể dùng mia dài 4 m một mặt số nhưng không được dùng mia tháp, mia gập, mia rút.Sai số ngẫu nhiên khoảng chia dm phải không được vượt quá 1mm

Mia phải được dựng thẳng đứng trên cọc sắt hoặc đế sắt

3.3.2 Kiểm tra và kiểm nghiệm máy thuỷ chuẩn 1/

Kiểm tra sơ bộ các bộ phận của máy như sau:

a) Kính vật, kính mắt của ống ngắm và của bộ phận quang cơ khác có sạch sẽ hoặc xây xát gì không?

b) Hình ảnh lưới chỉ, hai đầu bọt nước và các vạch khắc có rõ ràng không?

c) Các ốc điều chỉnh máy, ốc hãm và toàn bộ máy chuyển động có đều không, điều chỉnh tiêu cự của ống ngắm để xem hình ảnh thu được có rõ ràng không?

Trang 34

d) Chân máy và các bộ phận khác phải đồng bộ, vững chắc

e) Các phụ lục cần thiết theo lý lịch máy đã đủ chưa

2/ Xem xét và điều chỉnh các ốc cân máy sau khi vặn chặt ốc hãm máy và chân

máy, các ốc vặn vào,vặn ra phải nhẹ nhàng đều đặn Nếu khi vặn thấy chặt quá hoặclỏng quá thì phải điều chỉnh như sau:

Vặn ốc cân máy theo chiều vặn ra cho đến khi nhìn thấy lỗ điều chỉnh nằm ngangsau lỗ của vành đai bảo vệ Dùng que hiệu chỉnh để hiệu chỉnh cho ốc cân máy chặt vàohay lỏng ra theo ý định của mình Phải điều chỉnh từng ốc cân máy và hiệu chỉnh từ từcho đến khi đạt được kết quả mong muốn

3/ Điều chỉnh bộ phận quay quanh trục đứng của máy Nếu máy quay rất chặt và

khó khăn thì phải dùng dầu xăng rửa trục máy và cho dầu máy vào Việc làm phải cẩnthận và tiến hành trong phòng kín không cho bụi bám vào trục và bên trong của máy

4/ Kiểm tra và hiệu chỉnh các ống nước tròn cân máy để đưa trục đứng của máy

về vị trí thẳng đứng Dùng các ốc cân máy đưa bọt nước vào trung tâm sau đó quaymáy đi 1800, nếu bọt nước lệch khỏi vị trí trung tâm thì dùng ốc hiệu chỉnh ống nướctròn để hiệu chỉnh ½ độ lệch, còn ½ thì dùng ốc cân máy để đưa bọt nước vào trungtâm, sau đó quay máy đi 1800 nếu bọt nước vẫn lệch khỏi vị trí trung tâm thì hiệu chỉnhtiếp như lần trước, cứ tiếp tục hiệu chỉnh như trên cho đến khi đạt yêu cầu thì thôi

5/ Kiểm tra và hiệu chỉnh lưới chỉ

Chỉ đứng của lưới chỉ phải trùng với phương dây dọi, cách kiểm tra và hiệu chỉnhnhư sau:

Nơi khuất gió cạnh bức tường treo quả dọi bằng dây chỉ, đặt máy cách tường 2025

m, cân máy thật chính xác, sau đó để một đầu chỉ đứng trùng với dây dọi và nhìn xemtoàn bộ chỉ đứng có trùng với dây dọi không Nếu đầu kia lệch quá 0,5 mm thì phảihiệu chỉnh, cách làm như sau:

Vặn lỏng các ốc điều chỉnh lưới chỉ sau đó xoay nhẹ nhàng bộ phận lưới chỉ đểcho chỉ đứng thật trùng khít vớidây dọi rồi vặn chặt các ốc điểu chỉnh bộ phận lưới chỉlại

Sau khi hiệu chỉnh lưới chỉ phải xác định lại góc i

6/ Kiểm tra hiệu chỉnh vị trí tương hỗ giữa trục ngắm và trục ống thuỷ dài Vị

trí đặt ống bọt nước dàiphải thoả mãn 2 điều kiện sau:

1) Mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục ống bọt nước dài phải song song với mặtphẳng thẳng đứng đi qua trục ngắm của ống ngắm

b) Xoay ốc cân máy ở bên phải (hoặc trái) đường ngắm hai vòng theo chiều kimđồng hồ để máy nghiêng về một bên, đồng thời xoay ốc cân máy bên kia ngược chiềukim đồng hồ sao cho chỉ giữa vẫn giữ nguyên số đọc trên mia của mục a lúc đó quansát hai đầu bọt nước vẫn còn trùng hợp hay đã lệch đi bao nhiêu vạch Sau đó đồng thờivặn 2 ốc cân máy theo chiều ngược lại đúng 2 vòng để 2 đầu bọt nước trở lại ăn khớp

Trang 35

với điều kiện chỉ giữa vẫn giữ nguyên số đọc trên mia Cũng bằng cách đó xoay ốc cânmáy để máy lệch về bên kia với điều kiện chỉ giữa vẫn giữ nguyên số đọc trên mia vàquan sát xem bọt nước còn trùng hợp hay lệch đi bao nhiêu vạch

c) Máy đạt yêu cầu nếu hai trường hợp của mục b bọt nước vẫn trùng hợp hoặc lệch

đi cùng một số vạch và cùng hướng Nếu lệch quá một vạch và lệch khác hướng thìmáy phải được hiệu chỉnh như sau: vặn lỏng một ốc nằm ngang của ống bọt nước dài,còn ốc bên kia thì vặn chặt lại sao cho một đầu của bọt nước xê dịch về bên phải hoặcbên trái cho đến khi hình ảnh hai đầu bọt nước trùng hợp

Lưu ý: Khi hiệu chỉnh xong phải xiết lại ốc mà trước đã nới lỏng

Đối với máy có bộ phận Ni 007, Ni 025, HC3 tự cân bằng, cần xác định sai số tựđiều chỉnh tia ngắm như sau:

Đặt máy ở giữa đường thẳng nối hai mia, khoảng cách giữa hai mia là 100m Xácđịnh chênh caotrên trạm đo lần lượt theo 5 vị trí của bọt nước tròn ở giữa, phải, trái,trên và dưới

Ở mỗi vị trí xác định chênh cao3 lần Chênh caotrung bình xác định ở vị trí phải,trái, trên và dưới so với chênh caotrung bình đo được ở vị trí giữa không được lớn hơn

1 mm đối với hạng II, 3 mm và 5 mm đối với hạng III và IV Nếu vượt quá giới hạn sai

số trên thì máy phải được đem vào xưởng sửa chữa

Lúc kiểm nghiệm phải có gậy để chống mia vững chắc

Thời gian kiểm nghiệm: cứ 2 tháng phải xác định sai số tự điều chỉnh 1 lần ở 1khoảng cách 100 m giữa 2 mia

Trước và sau mùa sản xuất phải xác định sai số này ở các khoảng cách sau:

Đối với hạng II là 50 m, 100 m và 140 m

Đối với hạng III và IV là 50 m, 100 m và 200 m

Các số liệu xác định sai số tự cân bằng phải được lập thành bảng mẫu theo cácmẫu hiện hành

2) Góc i (hình chiếu lên mặt phẳng thẳng đứng của góc giữa trục ống bọt nước dài

và trục ống ngắm) phải nhỏ hơn 12” đối với máy hạng I, II và 20” đối với máy hạng III,

IV

Cách làm:

Đóng 2 cọc A, B cách nhau 40 –50 m, trên cọc có đinh mũ tròn để dựng mia, ởgiữa AB, đặt trạm máy T1và trên đường BA kéo dài đặt trạm máy T2 với I2A = 1/10AB:Khoảng cách T1A và T1B chênh nhau không quá 2 dm Hình 3.11

Lần lượt đặt máy trên T1 và T2 dùng phương pháp chập đọc số a1b1 và a2 b2 trênmia A và B

Trang 36

Nếu chưa đạt thì hiệu chỉnh tiếp cho đến khi đạt hạn sai cho phép Sau khi máy đã

có góc i đạt hạn sai cho phép cần phải xác định thêm 2 lần nữa (tất cả 3 lần), giữa cáclần đo góc i, không được chênh nhau quá 4” Lấy trung bình 3 lần xác định làm giá trịgóc i cho máy

Số liệu xác định góc i phải được lập thành bảng theo mẫu hiện hành

Ghi chú:

a) Đối với máy Wild N3:

Nếu hiệu số của lớn hơn 1mm và lớn hơn 0,5 mm (cho đo sông) thì tiếnhành hiệu chỉnh bằng cách: Tháo ốc hãm ở đầu kính vật nửa vòng bằng que hiệu chỉnh.Đặt ở bộ đo cực nhỏ giá trị tính được Xoay rất chậm vòng kính hãm cho đến khi nàovạch cm trên mia tương ứng với số đọc được kẹp chính xác vào chỉ giữa Trong điềukiện ảnh bọt nước trùng khít ta kiểm tra lại số đọc , cuối cùng vặn ốc hãm vào Trongkhi hiệu chỉnh không được động đến ốc nghiêng

b) Đối với loại máy Ni 007, Ni 025, HC3 có bộ phận tự cân bằng:

Số đọc trên mia xa tính theo công thức:

Số không được khác số đọc thực tế là 4 mm, nếu lớn hơn 4 mm thì hiệuchỉnh lưới chỉ sao cho hiệu

Cách hiệu chỉnh như sau:

Mở nắp bảo vệ lưới chỉ, dùng que hiệu chỉnh vặn ốc trên và ốc dưới cho số đọctrên mia bằng (tức là 1 ốc nới lỏng, 1 ốc xiết chặt) sau đó kiểm tra lại, nếu đạt yêucầu thì vặn chặt 2 ốc 2 bên

Sau khi đã hiệu chỉnh mục này phải kiểm tra lại điều kiện lưới chỉ

7/ Kiểm tra tính năng quang học của ống ngắm

Đặt mia cách 100 –150 m Điều chỉnh tiêu cự cho tốt mà thấy hình ảnh mờ,chứng tỏ ống ngắm của máy chất lượng kém

Cũng có thể kiểm tra bằng cách ngắm lên một ngôi sao sáng Trong ống ngắm sẽnhìn thấy một điểm hoặc một hình tròn sáng Khi điều chỉnh tiêu cự một ít mà điểmsáng vẫn có hình dạng là hình tròn, thì ống ngắm tốt, nếu hình ảnh là một hình méo

Trang 37

1 Đối với máy đo hạng I, II

1.1 Công tác chuẩn bị: Đối với các máy không có khoảng chia trên ốngbọt nước dài thì phải kẻ sẵn vạch chia thật chính xác lên giấy bóng mờhoặc giấy ô li và dán cẩn thận vào

Tùy theo loại máy, trước lúc tháo vỏ bọc máy để dán vạch chia vào phải được sựđồng ý của cấp trên

Chọn dải đất bằng phẳng, đóng 3 cọc để đặt chân máy, cách máy 50m đóng 2 cọcthành hàng ngang cao hơn nhau 15 –20 cm, khoảng cách giữa tâm máy và hai cọc phải

đo 2 lần bằng thước dây Chênh lệch giữa hai lần không được vượt quá 3 cm Lấy sốtrung bình làm khoảng cách (D) từ máy đến mia để tính toán

Yêu cầu kiểm nghiệm: nên chọn vào ngày râm, lặng gió, nếu trời nắng phải có ôche máy, máy phải bỏ ra ngoài hòm trước lúc kiểm nghiệm từ 30 đến 1 giờ Nhiệt kếphải treo gần và thỏa mãn điều kiện như máy

1.2 Cách kiểm nghiệm: phải tiến hành 4 lần đo, lần đo thứ 1và lần đo thứ

3 dựng mia trên cọc thứ nhất, lần đo thứ 2 và 4 dựng mia trên cọc thứ 2.Bốn lần đo nên tiến hành vào hai buổi, sáng hai lần đo và chiều hai lần đo,mỗi lần đo gồm 2 nửa lần đo Mỗi nửa lần đo gồm đo đi và đo về, khi bắtđầu kết thúc mỗi nửa lần đo phải đọc nhiệt độ đến 0,1°C

Cách thức thao tác mỗi nửa lần đo như sau:

Đặt máy, cân bằng máy thật chính xác ngắm máy lên mia đặt ở cọc thứ nhất, vặnvít nghiêng cho bọt nước lệch về gần một đầu thang chia vạch của ống nước (bộ đo cựcnhỏ đặt ở 50), vặn vít nghiêng theo chiều vặn vào cho hệ chỉ hình nêm kẹp chính xácvạch trên mia, đọc số trên mia và 2 đầu bọt nước Tiếp tục vặn theo chiều vặn vào cho

hệ chỉ hình nêm kẹp tiếp vạch gần đấy, lại đọc số trên mia và hai đầu bọt nước Tiếptục làm như vậy cho đến khi vạch thứ 4 hoặc thứ 5 trên mia (lưu ý là vẫn đọc được sốđọc của 2 đầu bọt nước) Như vậy là xong đợt đo đi ta tiến hành luôn đợt đo về Vặnvít nghiêng đi 1/4 vòng và quay ngược lại để hệ chỉ hình nêm kẹp vạch cuối cùng khi

đo đi Thao tác thực hiện như khi đo đi nhưng thứ tự ngắm thì ngược lại

Trong quá trình mỗi nửa lần đo không sử dụng bộ đo cực nhỏ Khi kết thúc kẹpvạch, vít nghiêng phải theo chiều vặn vào, khi đọc số phải chờ bọt nước ổn định Nửalần đo sau cũng tiến hành như nửa lần đo trước, nhưng phải thay đổi chiều cao máybằng các ốc cân máy hoặc đặt lại số đọc ở bộ đo cực nhỏ là 0 hoặc 100

Các số liệu khi xác định giá trị khoảng chia ống bọt nước bằng mia phải được lậpthành bảng theo mẫu hiện hành

Xác định sai số trung phương trùng hợp ảnh hai đầu bọt nước bằng mia như sau: Sai số trung phương trùng hợp (mth) chỉ có thể xác định gián tiếp qua sai số trungphương ngắm (mng) và sai số trung phương đo (mđo) theo công thức:

Công việc chuẩn bị thực hiện như khi xác định giá trị khoản chia ống nước bằngmia Khi xác định cần chọn những buổi có nhiệt độ khác nhau, mỗi buổi 3 lần đo, tất cả

đo 9 lần đo Sau mỗi lần đo phải dùng các ốc cân máy để thay đổi chiều cao mia ngắmhoặc thay đổi vị trí đặt mia (đóng 3 cọc gỗ cao thấp khác nhau thành hàng ngang) Mỗilần đo cần xác định mng và mđo

1 Xác định mng trong mỗi lần đo:

Trang 38

Vặn vít nghiêng để 2 đầu bọt nước trùng hợp thật chính xác, sau đó giữ nguyênvít nghiêng Dùng bộ đo cực nhỏ đưa hệ chỉ hình nêm kẹp vào vạch gần nhất 10 lần.Mỗi lần kẹp vạch lại đọc số ở bộ đo cực nhỏ (lưu ý kết thúc vặn bộ đo cực nhỏ để đọc

số là vặn vào)

Sai số trung phương ngắm tính theo công thức:

trong đó, v là số chênh giữa số trung bình 10 lần đọc số và số đọc của từng lần; n làsố

lần đọc số (n = 10)

2 Cách xác định mđo trong mỗi lần đo:

Vặn vít nghiêng ra 1/4 vòng và vặn vành đo cực nhỏ ra vài vạch Tiếp đó lần lượtđiều chỉnh để bọt nước trùng hợp chính xác và đưa hệ chỉ hình nêm kẹp chính xác lênvạch gần nhất 10 lần, đồng thời đọc số trên vành đo cực nhỏ (lưu ý kết thúc vặn vítnghiêng cũng như vành đo cực nhỏ để đọc số là vặn vào) Sai số trung phương đo tínhtheo công thức:

3.Cách tính toán:

Mỗi lần đo tính:

Sau 9 lần đo tính:

trong đó: là giá trị khoảng chia bộ đo cực nhỏ, mm;

D là khoảng cách từ máy đến mia, mm;

= 206265

Các số liệu xác định sai số trung phương trùng hợp bằng mia phải được lập thànhbảng theo mẫu hiện hành

2 Đối với máy đo hạng III, IV

Dùng mia xác định giá trị khoảng chia ống bọt nước dài như sau:

Dựng mia cách máy 40 –60 m, khoảng cách này đo chính xác đến 0,1m Máy đặtthế nào cho đường nối liền 2 ốc cân máy vuông góc với phương từ máy đến mia

Trang 39

Vặn ốc cân máy thứ 3 cho bọt nước chạy về một đầu, đọc số ở 2 đầu bọt nước vàtrên mia (theo chỉ giữa) Chuyển bọt nước sang đầu bên kia và lại đọc số như trên (cóthể dùng vít nghiêng để vặn cho bọt nước lệch về 2 đầu thay cho ốc cân máy)

Giá trị khoảng chia ống nước (xác định đến 1/10 giây): được tính theo công thức:

trong đó: l là hiệu số đọc trên mia, mm;

n là số khoẳng chia mà bọt nước di động;

D là khoảng cách từ máy đến mia, m

Giá trị phải được xác định 2 lần trên các khoảng cách khác nhau vào các buổitrời lặng gió

9/ Kiểm nghiệm sự hoạt động cơ học của bộ đo cực nhỏ và xác định giá trị khoảng chia của nó

1 Công việc chuẩn bị

Chuẩn bị thước chia khoảng, vạch khắc của thước có độ đậm 1mm Khoảng cáchgiữa các trục của 2 vạch khắc kề nhau từ 4 ÷ 5 cm Thước dài khoảng 20 cm, lắp trênmia và có thể di chuyển dọc theo mia Trước và sau khi kiểm nghiệm, thước phải đượckiểm tra bằng thước Giơ ne vơ Sai số xác định chiều dài các khoảng chia không đượcvượt quá ± 0,05mm Đóng ba cọc gỗ trên khoảng đất bằng phẳng cách máy 30, 50, 70

m để dựng mia

Kiểm nghiệm máy đo hạng II có thể đóng cọc cách máy 50m, cũng có thể dựngmia trên vật kiên cố còn máy đặt ở các cự ly theo quy định trên

2 Phương pháp kiểm nghiệm

Lần lượt đặt mia và thước chia khoảng gắn trên mia lên các cọc đã quy định, tiếnhành đo 8 lần, mỗi lần gồm đo đi và đo về

a) Đo đi của mỗi lần đo:

Khi bắt đầu mỗi lần đo, trước hết phải vặn vít nghiêng để 2 đầu bọt nước trùnghợp chính xác, suốt cả lần đo giữ nguyên vị trí của vít nghiêng Đặt số đọc ở bộ đo cựcnhỏ lớn hơn 0, sau đó vặn vào để dây chỉ hình nêm kẹp đúng 2 vạch khắc liền nhau trênthước và trên bộ đo cực nhỏ Cứ đo xong 2 lần đo lại di động thước hoặc thay đổi chiềucao máy để có thể đo các vạch khác của thước

b) Đo về của mỗi lần đo:

Khi đo về cũng ngắm đúng vạch khắc mà đã đo đi nhưng thứ tự ngược lại và khimỗi lần ngắm đúng vạch thì bộ đo cực nhỏ phải vặn ra

Để xác định tính chất cố định giá trị khoảng chia của bộ đo cực nhỏ trong khinhiệt độ không thay đổi cần kiểm nghiệm ba khoảng cách khác nhau Nếu nhiệt độ thayđổi ít thì khi bắtđầu và kết thúc mỗi lần kiểm nghiệm một khoảng cách phải đo nhiệt

độ

Khi kiểm nghiệm toàn diện theo quy định tại phần 7 xong, muốn xác định tínhchất cố định của giá trị khoảng chia bộ đo cực nhỏ trong khi nhiệt độ thay đổi cần kiểmnghiệm trong 3 điều kiện nhiệt độ chênh nhau khoảng 8 ÷ 10ºC Trong mỗi trường hợpnhiệt độ phải tùy theo nhiệt độ khu vực công tác và sử dụng máy mà quyết định

Các số liệu kiểm nghiệm giá trị khoảng chia bộ đo cực nhỏ phải được lập thànhbảng theo các mẫu hiện hành

Trang 40

10/ Kiểm nghiệm độ chính xác trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự

Độ chính xác của trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự phải xác định theo 2 yêu cầu: 1) Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự có bị lỏng không

2) Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự có di động song song vớitrục ngắm không

1 Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự có bị lỏng không

1.1 Công tác chuẩn bị:

Trên bãi đất phẳng chọn vị trí A đóng 3 cọc đặt chân máy, trên đường thẳng từ Ađóng 6 cọc có đính mũ để dựng mia, cọc nọ cách cọc kia 10m (đo bằng thước thép) 1.2 Phương pháp đo:

a) Đặt máy trên điểm A, quay máy về hướng các cọc, cân bằng máy chính xác theohình vẽ 3.12

Hình 3.12

b) Vặn vít nghiêng cho bọt nước thật trùng hợp, từ đó giữ nguyên vị trí vít nghiêng.Dùng một mia dựng lần lượt trên các cọc từ 1 đến 6 Mỗi lần ngắm mia phải điều chỉnhtiêu cự thật rõ Dùng bộ đo cực nhỏ kẹp vạch (hoặc chỉ giữa) đọc số trên mia và bộ đocực nhỏ (ký hiệu là a)

c) Dùng vít nghiêng nâng số đọc ở cọc 6 (a6) lên khoảng 20 mm sau đó giữ nguyên vịtrí vít nghiêng rồi lần lượt ngắm mia và đọc số như mục b được (ký hiệu là b)

d) Dùng vít nghiêng hạ thấp số đọc a6 khoảng 20mm và thao tác tương tự đọc

2 Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự di động song song với trục ngắmkhông:

2.1 Công tác chuẩn bị:

Ở chỗ đất bằng phẳng chọn điểm A đóng 3 cọc để đặt chân máy, lấy A làm tâm vẽ

1 cung tròn bán kính là 50 m Trên cung tròn đóng 8 cọc gỗ trên có đinh mũ để dựngmia Đánh số đọc theo thứ tự 0, 1, 2…7 (xem hình 3.13) Ở điểm 0 cũng đóng 3 cọc để

Ngày đăng: 26/03/2015, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w