Hình lưới GPS (Hình 4.3)

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 79)

D –Tình hình đo ngắm

4.1.3.hình lưới GPS (Hình 4.3)

Còn gọi là kết cấu lưới, về cơ bản không khác với các đồ hình trong lưới trắc địa mặt bằng. Chỉ có sự khác nhau về yêu cầu thông hướng. Lưới GPS không cần yêu cầu thông hướng giữa các điểm đo. Trong thực tế sản xuất, khi cần phát triển lưới cấp thấp hơn, người ta vẫn cần một cặp điểm GPS thông hướng.

Mật độ điểm vẫn tuân theo quy định của Quy phạm và Quy chuẩn quốc gia về cấp hạng các loại lưới khống chế trắc địa. Từ đó có thể phát triển các cấp khống chế tiếp theo.

Để kiểm tra kết quả đo, vẫn cần bố trí lưới tạo thành các vòng khép kín để kiểm tra điều kiện khép vòng. Do kỹ thuật áp dụng là kỹ thuật đo tương đối, cho nên khi một điểm đã biết toạ độ được gắn máy thu GPS thì điểm kia sẽ nhận được toạ độ với gia số toạ độ hệ không gian địa tâm WGS 84. Khi các cạnh đo liên tiếp nhau và tạo thành vòng khép, ta sẽ kiểm tra được sai số khép theo

Nếu kết quả đo không có sai số, thì . Thực tế, các phép đo đều chứa sai số nên sai số khép sẽ khác 0. Sai số khép cho ta biết chất lượng phép đo.

Việc chuyển các baseline về thành trị đo trên ellipsoid quy chiếu và trên mặt phẳng được thực hiện theo trình tự sau:

- Dựa vào toạ độ (B, L, H) 1 điểm của lưới GPS có toạ độ khái lược của lưới mặt đất (điểm trùng nhau của 2 lưới) để tính toạ độ khái lược (X, Y, Z), thành phần

H chỉ cần tính gần đúng tới vài mét vì không có ảnh hưởng đáng kể khi chiếu trị đo về ellipsoid.

- Từ toạ độ khái lược (X, Y, Z) của 1 điểm có thể tính toạ độ khái lược (Xi, Yi, Zi) của tất cả các điểm trong lưới thông qua véc-tơ baseline (Xij, Yij, Zij). - Từ toạ độ (Xi, Yi, Zi) và véc-tơ baseline (Xij, Yij, Zij) có thể tính được toạ độ khái lược (Bi, Li) và trị đo cạnh Sij, phương vị Aij giữa điểm i và j tương

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 79)