Khung tham chiếu trái đất quốc tế ITRF

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 95)

D –Tình hình đo ngắm

d/ Nguồn điện cung cấp cho máy thu: thông thường các máy thu đều sử dụng các

4.5.2. Khung tham chiếu trái đất quốc tế ITRF

Hình 4.4. Hình dạng trái đất.

Trái đất của chúng ta liên tục thay đổi hình dạng. Để hiểu được hình dạng thực tế của trái đất phải xét đến một bối cảnh cụ thể, do vậy cần quan sát lớp vỏ trái đất được dịch chuyển trong một khung tham chiếu. Khung tham chiếu mặt đất được cung cấp một tập hợp các điểm có toạ độ trên bề mặt trái đất, được sử dụng để đại diện cho trái đất khi quay và chuyển động trong không gian. Khung tham chiếu này được đo nối với các vì sao (hệ toạ độ sao DE200) theo định kì. Tổ chức Dịch vụ quốc tế về Hệ thống tham chiếu và chuyển động quay của trái đất (The International Earth Rotation and

Reference Systems Service - IERS) được thành lập năm 1988 để thiết lập và duy trì một khung tham chiếu không gian (Celestial Reference Frame- ICRF) và một khung tham chiếu mặt đất (Terrestrial Reference Frame - ITRF). Các tham số định hướng trái đất (The Earth Orientation Parameters - EOPs) kết nối 2 khung tham chiếu với nhau dựa trên so sánh kết quả quan trắc từ các địa điểm khác nhau trên trái đất. Hiện nay, có 4 kỹ thuật quan trắc chính được sử dụng để xác định toạ độ: GPS, VLBI, SLR và Doris. Hệ thống ITRF liên tục được cập nhật, đến nay đã có 11 phiên bản kể từ năm 1988. Mới nhất là ITRF 2008. Tất cả các phiên bản này đều bao gồm vị trí các trạm quan trắc và vận tốc dịch chuyển. Từ đó có thể so sánh sự vận động của lớp vỏ trái đất qua nhiều thời kì khác nhau.

Hệ thống tham chiếu mặt đất quốc tế (The International Terrestrial Reference System – ITRS) là một hệ thống tham chiếu không gian quay đồng thời với trái đất trong không gian. Hệ thống tham chiếu trái đất quốc tế (The International Earth Reference System – IERS) chịu trách nhiệm cung cấp các tài liệu tham khảo toàn cầu về thiên văn, địa vật lý, trắc địa và giám sát việc thực hiện ITRS. Toạ độ trong hệ ITRF thu được bằng việc kết hợp các phân tích và tính toán từ các TRF trong các trung tâm IERS. Các trung tâm IERS sử dụng các kỹ thuật quan trắc chính là: GPS, VLBI, SLR và DORIS (Doppler Orbitography and Radio – Positioning Intergrated by

Satellite).

Hệ toạ độ sao DE200 được xây dựng năm 1984 nhằm xác định vị trí các hành tinh trong không gian 3 chiều hệ mặt trời. Lịch thiên văn DE200 biểu diễn Hệ mặt trời bao gồm 9 hành tinh với vị trí và tốc độ bay xác định, đồng thời, DE200 cũng chứa các hệ số của phương trình chương động (nutation) và tuế sai (precession) của trái đất.

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 95)