Kiểm nghiệm độ chính xác trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 40)

Độ chính xác của trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự phải xác định theo 2 yêu cầu: 1) Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự có bị lỏng không.

2) Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự có di động song song với trục ngắm không.

1. Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự có bị lỏng không 1.1 Công tác chuẩn bị:

Trên bãi đất phẳng chọn vị trí A đóng 3 cọc đặt chân máy, trên đường thẳng từ A đóng 6 cọc có đính mũ để dựng mia, cọc nọ cách cọc kia 10m (đo bằng thước thép).

1.2 Phương pháp đo:

a) Đặt máy trên điểm A, quay máy về hướng các cọc, cân bằng máy chính xác theo hình vẽ 3.12.

Hình 3.12.

b) Vặn vít nghiêng cho bọt nước thật trùng hợp, từ đó giữ nguyên vị trí vít nghiêng. Dùng một mia dựng lần lượt trên các cọc từ 1 đến 6. Mỗi lần ngắm mia phải điều chỉnh tiêu cự thật rõ. Dùng bộ đo cực nhỏ kẹp vạch (hoặc chỉ giữa) đọc số trên mia và bộ đo cực nhỏ (ký hiệu là a).

c) Dùng vít nghiêng nâng số đọc ở cọc 6 (a6) lên khoảng 20 mm sau đó giữ nguyên vị trí vít nghiêng rồi lần lượt ngắm mia và đọc số như mục b được (ký hiệu là b).

d) Dùng vít nghiêng hạ thấp số đọc a6 khoảng 20mm và thao tác tương tự đọc được (ký hiệu là c).

Các số liệu kiểm nghiệm độ chính xác trục ngắm điều chỉnh tiêu cự phải được lập thành bảng theo mẫu hiện hành.

Nếu thấu kính không bị lắc lư rung động thì hiệu số V giữa I1 và I2 so với giá trị xác xuất phải bằng 0. Nếu V quá lớn nghĩa là thấu kính điều chỉnh tiêu cự bị lắc lư; nhưng nếu V không lớn hơn 1 mm đối với máy hạng I, II và 1,5 mm đối với máy hạng III, IV (Đối với máy không có bộ đo cực nhỏ thì chỉ đọc chỉ giữa đến mm) thì đạt yêu cầu.

2. Kiểm nghiệm xem thấu kính điều chỉnh tiêu cự di động song song với trục ngắm không:

2.1. Công tác chuẩn bị:

Ở chỗ đất bằng phẳng chọn điểm A đóng 3 cọc để đặt chân máy, lấy A làm tâm vẽ 1 cung tròn bán kính là 50 m. Trên cung tròn đóng 8 cọc gỗ trên có đinh mũ để dựng mia. Đánh số đọc theo thứ tự 0, 1, 2…7 (xem hình 3.13). Ở điểm 0 cũng đóng 3 cọc để

đặt chân máy. Khoảng cách từ cọc 1, 2, 3…7 đến cọc 0 lần lượt là 10 m, 20 m, 30 m,… 70 m (được đo chính xác bằng thước thép).

2.2. Phương pháp đo

a) Đặt máy tại điểm A. Cân bằng máy thật chính xác. Sau đó tiến hành lượt đo đi từ cọc gỗ 0, 1, 2 …7. Dùng chỉ giữa và bộ đo cực nhỏ để đọc số trên mia. Lượt đo về đo từ cọc 7, 6, … 0. Đo đi và đo về tạo thành một lần đo. Yêu cầu phải đo 4 lần đo.

Giữa các lần đo phải thay đổi chiều cao máy bằng 3 ốc chân. Phải điều chỉnh tiêu cự thật chính xác trước khi đo. Trong cả 4 lần đo tuyệt đối không được thay đổi tiêu cự. b) Chuyển máy đến điểm 0. Trình tự thao tác cũng thực hiện mục a. Lượt đo đi từ cọc 1 đến cọc 7. Lượt đo về từ cọc 7 đến cọc 1. Yêu cầu phải đo 4 lần đo. Sau mỗi lần đo phải thay đổi chiều cho máy bằng cách cân lại 3 ốc cân máy. Mỗi lần ngắm mia để đọc số phải điều chỉnh tiêu cự thật chính xác.

Hình 3.13.

Giới hạn sai số cho phép của giá trị v1 đối với hạng I, II là 0,5 mm và hạng III, IV là 1 mm. Nếu vượt giới hạn sai số nói trên thì máy không được dùng vào việc đo qua sông. Lúc đo trên một trạm máy không được điều chỉnh tiêu cự.

Đối với máy không có bộ đo cực nhỏ thì chỉ đọc số theo chỉ giữa đến mm. Lưu ý khi kiểm nghiệm mục này máy phải được hiệu chỉnh góc i = 0.

Các số liệu kiểm nghiệm độ chính xác trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự phải được lập thành bảng theo mẫu hiện hành.

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w