Hệ thống trạm quan trắc thường xuyên CORS

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 96)

D –Tình hình đo ngắm

d/ Nguồn điện cung cấp cho máy thu: thông thường các máy thu đều sử dụng các

4.6. Hệ thống trạm quan trắc thường xuyên CORS

Hệ thống trạm quan trắc thường xuyên CORS được Hoa kỳ thiết lập và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ 1996. Vì lợi ích mà các trạm CORS mang lại cho nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, có nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống trạm quan trắc thường xuyên tương tự Hoa kỳ, như Đức có hệ thống SAPOS, Trung Âu và Tây Âu có hệ thống EUPOS, Thu điển có hệ thống SWEPOS. Năm 2012, Việt nam đã tiến hành dự án xây dựng các trạm quan trắc thường xuyên GNSS, theo đó, có 38 trạm cơ bản và nhiều trạm tăng dầy với khoảng cách các trạm từ 50 đến 100 km.

4.6.1. Tổng quan

Cơ quan khảo sát trắc địa quốc gia (The National Geodetic Survey - NGS) và văn phòng dịch vụ Hải dương quốc gia (National Ocean Service) Hoa kỳ quản lý một mạng lưới các trạm tham khảo điều hành liên tục (Continuously Operating Reference Stations - CORS). Hệ thống CORS được cung cấp dữ liệu từ GPS bao gồm các trị đo pha sóng tải (carrier phase) và tín hiệu code (code range) hỗ trợ định vị trong không gian 3 chiều, nghiên cứu khí tượng, thời tiết không gian và các ứng dụng địa vật lý trên khắp địa cầu.

Những người làm công tác khảo sát, sử dụng GIS, các nhà khoa học và công chúng khi sử dụng hệ định vị toàn cầu GPS có thể sử dụng các dữ liệu của trạm CORS để cải thiện độ chính xác vị trí của họ.

Hệ thống các trạm CORS là sự hợp tác giữa chính phủ Hoa kỳ và các tổ chức tư nhân được lập ra với nhiều mục đích và có trang eb hoạt động độc lập. Đến tháng 11 năm 2011 có hơn 1800 trạm CORS đang hoạt động với sự đóng góp của hơn 200 tổ chức khác nhau trên toàn thế giới.

Hình 4.5. Một điểm thu tín hiệu của CORS.

Một phần của tài liệu Bài giảng xây dựng lưới (Trang 96)