QBC của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 33)

12.2.1. Khái niệm QBC của bị can, bị cáo

Thực tế khách quan cho thấy, việc buộc tội đối với một ngƣời tất yếu dẫn đến làm phát sinh nhu cầu bào chữa của ngƣời đó. Song không phải cứ có nhu cầu bào chữa là đƣợc đáp ứng ngay QBC. QBC chỉ xuất hiện trên cơ sở nhu cầu của việc bào chữa đó đƣợc các nhà lập pháp cho là thiết yếu và quy định trong luật TTHS. Nội dung và phạm vi QBC tùy thuộc vào quy định luật pháp của mỗi quốc gia.

Trong số những ngƣời tham gia TTHS thì bị can, bị cáo có vị trí, vài trò đặc biệt. Họ là ngƣời bị các cơ quan tiến hành TTHS xem xét nhằm buộc tội, nhƣng họ chƣa bị coi là có tội theo nghĩa đầy đủ, bởi vì theo quy định của pháp luật hiện hành, một ngƣời chỉ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi bản án của tòa án kết tội đối với ngƣời đó đã có hiệu lực pháp luật. Trong nhiều trƣờng hợp, quá trình TTHS đã dẫn đến việc kết luận là họ vô tội, hoặc khi có tội nhƣng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, hoặc có chứng cứ chứng minh

tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của họ ở mức độ thấp hơn... Do vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo trong các trƣờng hợp nêu trên, Điều 11, Bộ Luật TTHS quy định nguyên tắc: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa”. QBC của bị can, bị cáo là quyền mà pháp luật dành cho họ trong TTHS để chống lại sự buộc tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự.

Khác với những ngƣời tham gia tố tụng khác, bị can, bị cáo đã tham gia vào tố tụng thì họ luôn phải chịu sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng và rất có khả năng bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế. Một số cơ quan tiến hành tố tụng có xu hƣớng tìm cách hạn chế việc sử dụng các phƣơng tiện bảo vệ hợp pháp của bị can, bị cáo càng lâu càng tốt (ví dụ nhƣ hạn chế bị can, bị cáo gặp luật sƣ, không thông báo cho họ biết mình có những quyền gì...) để tránh sự phiền phức và mau chóng buộc tội đƣợc họ. Trong điều kiện đó, việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo là rất khó khăn và trong nhiều trƣờng hợp phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự công minh của ngƣời tiến hành tố tụng.

Qua các thời kỳ lịch sử, QBC của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo đƣợc coi là một phần của QCN và đƣợc ghi nhận trong đạo luật của nhiều quốc gia. Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10-12-1948 của Đại hội đồng liên hợp quốc quy định “1. Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền đƣợc coi là vô tội cho đến khi đƣợc chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi bảo đảm hiện bộ cần thiết. 2. Không ai bị coi là phạm tội về bất cứ hành động hoặc không hành động nào đã xảy ra vào thời điểm mà theo luật quốc gia hay luật quốc tế không cấu thành một tội hình sự”.

Tƣơng tự nhƣ vậy, không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt đƣợc áp dụng vào thời điểm hành vi phạm tội đƣợc phát hiện”

Ở một số nƣớc theo trƣờng phái pháp luật Ănglô - Xắcxông, TTHS đƣợc coi là bắt đầu từ thời điểm vụ án hình sự đƣợc chuyển sang tòa án. Theo

đó, vấn đề bào chữa nhƣ một chức năng tố tụng xuất hiện từ thời điểm ấy. Ở một số nƣớc khác, TTHS cũng đƣợc coi là bắt đầu từ thời điểm khởi tố vụ án, nhƣng pháp luật chỉ quy định QBC là quyền thuộc về bị cáo.

Quan điểm của một số nhà nghiên cứu pháp lý hình sự Liên Xô (cũ) cho rằng, bào chữa là “Tổng hòa các hành vi tố tụng hƣớng tới việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc làm giảm trách nhiệm của bị can”. Theo đó, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm QBC của bị can rộng hơn, bao trùm cả QBC của bị cáo, bởi vì bất cứ bị cáo nào cũng đã là bị can, xong không phải bị can bào cũng là bị cáo. Quan điểm này đã đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ.

Một số nhà khoa học pháp lý hình sự cho rằng, chức năng bào chữa trong TTHS còn rộng hơn nữa, tức là bao hàm cả vấn dề không phải là buộc tội. Những nhà khoa học này cho rằng: “Trong TTHS, bị can, ngƣời bị tình nghi cũng nhƣ những công dân tham gia tố tụng với tƣ cách khác nhau trong đó có ngƣời bị hại cần bảo vệ lợi ích khỏi sự xâm hại có thể xảy ra” (Kucova K.PH “Quyền và bảo vệ các lợi ích trong TTHS Xô Viết”).

Ở Việt Nam, một số nhà khoa học pháp lý hình sự quan niệm: “QBC nhƣ một quyền năng tố tụng thuộc về ngƣời bị tình nghi phạm tội và ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngƣời bị kết án”. Theo tác giả Phạm Hồng Hải, QBC thuộc về bốn loại ngƣời: ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo và ngƣời bị kết án.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng khái niệm về QBC trong TTHS đã đƣợc hiểu rất khác nhau. Dù sao, ta cũng thấy rằng, nhu cầu bào chữa có thể xuất hiện, tồn tại ở tất cả các giai đoạn TTHS, kể cả giai đoạn tiền khởi tố và giai đoạn thi hành án.

Các luật gia Việt Nam và thế giới đều khẳng định, việc buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một ngƣời phải do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo những thủ tục luật định và phải dựa trên những chứng cứ đúng đắn, hợp pháp và có căn cứ, nhằm mục đích không để lọt tội phạm và không làm oan ngƣời vô tội. Việc buộc tội đối với một ngƣời tất yếu dẫn đến sự hạn

chế đối với một số quyền tự do về thân thể, đi lại và các quyền cơ bản khác của ngƣời đó. Vì vậy, nếu buộc tội đối với ngƣời mà thực tế là ngƣời đó vô tội thì cũng có nghĩa là cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm QCN. Tuy nhiên, dù cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội một ngƣời nào đó dựa trên các chứng cứ hợp pháp thì vẫn phải có nghĩa vụ bảo đảm các quyền mà pháp luật quy định cho họ (ví dụ nhƣ cho bị can, bị cáo đƣợc bày tỏ thái độ của mình đối với lời buộc tội, đƣợc chứng minh là mình vô tội, đƣa ra những căn cứ để minh oan hoặc làm giảm nhẹ tội...), tức là phải bảo đảm cho bị can, bị cáo có quyền đƣợc bào chữa. Với nhận thức nhƣ vậy, pháp luật TTHS Việt Nam đã quy định nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo và coi đó là một trong những phƣơng tiện bảo đảm QCN và quyền này không bị hạn chế bởi bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.

Từ sự phân tích trên đây, có thể đƣa ra khái niệm về QBC trong TTHS nhƣ sau: QBC trong TTHS là tổng hợp các quyền năng TTHS của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội đối với họ của các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ trong vụ án hình sự.

Theo quan niệm nói trên thì QBC của bị can, bị cáo là một phần của QBC trong TTHS. Họ có thể tự mình thực hiện quyền năng này hoặc nhờ ngƣời khác trợ giúp nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ việc buộc tội từ phía cơ quan tiến hành tố tụng.

1.2.2.2. Các hình thức bào chữa của bị can, bị cáo a) Tự mình bào chữa

QBC của bị can, bị cáo trong TTHS trƣớc hết là quyền của chính bị can, bị cáo mà pháp luật TTHS cho phép họ sử dụng để tự chống lại việc buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Nội dung của QBC này bao gồm: quyền đƣợc đƣa ra những căn cứ hoặc nhận xét chứng cứ, đề xuất ý kiến v.v..

Bộ luật TTHS nƣớc ta quy định cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo QBC của họ. Điều đó có nghĩa là, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị can, bị cáo những điều kiện sau:

+ Đƣợc giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra;

+ Đƣợc thông báo về nội dung kết luận giám định;

+ Đƣợc trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại;

+ Đƣợc tự đọc hoặc nghe lại biên bản hỏi cung và ký nhận vào từng trang biên bản. Nếu cuộc hỏi cung đƣợc ghi âm thì sau khi kết thúc cuộc hỏi cung bị can đƣợc quyền nghe lại băng ghi âm;

+ Đƣợc có ngƣời phiên dịch khi bị can là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời dân tộc (khi cần thiết); v.v...

Bị can, bị cáo có quyền chứng minh sự vô tội của mình hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bằng những căn cứ, lý lẽ của mình, hoặc chứng minh về sự thiếu chính xác đối với các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng đƣa ra để buộc tội mình. Cơ quan tiến hành tố tụng phải coi các căn cứ, lý lẽ đó là có giá trị tƣơng đƣơng với các chứng cứ buộc tội khi xem xét, cân nhắc các tình tiết của vụ án.

Nhằm bảo đảm các điều kiện nêu trên, pháp luật TTHS nƣớc ta quy định ngay sau khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải thông báo cho ngƣời bị khởi tố với tƣ cách bị can biết họ bị khởi tố về tội gì cũng nhƣ các quyền, nghĩa vụ đối với họ. Từ đó, bị can có điều kiện lựa chọn, quyết định nội dung và biện pháp bảo vệ mình.

Trong quá trình tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để bị can, bị cáo có thể xuất trình tài liệu, căn cứ; tham gia nhận xét, đánh giá các chứng cứ của vụ án liên quan tới họ, đặc biệt là các chứng cứ buộc tội. Họ

đƣợc nhận xét, đánh giá về tính xác thực, giá trị pháp lý của các chứng cứ buộc tội và nếu các chứng cứ này có nguồn gốc không rõ ràng, đƣợc thu thập không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền... do pháp luật quy định thì bị can, bị cáo có quyền đề xuất việc xác minh, kiểm tra lại bằng các biện pháp tố tụng nhƣ giám định lại, giám định bổ sung, lấy thêm lời khai ngƣời làm chứng, thực nghiệm điều tra để kiểm tra các giả thuyết... Nếu tất cả những yêu cầu, đề xuất này là chính đáng, hợp pháp thì phải đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền đáp ứng một cách nghiêm túc và nhanh chóng.

Vì các lý do nêu trên, tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật TTHS đã quy định bị can có các quyền: đƣợc biết mình bị khởi tố về tội gì; đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai; đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa….

b) Nhờ người khác bào chữa

Nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những ngƣời bị buộc tội, đặc biệt là bị can, bị cáo, pháp luật TTHS Việt Nam ngày càng đề cao vai trò của ngƣời bào chữa. Những quy định của pháp luật về bào chữa, ngoài ý nghĩa nhân đạo, còn làm tăng khả năng làm sáng tỏ đầy đủ các tình tiết của vụ án. Sự có mặt của ngƣời bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự sẽ đối trọng, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện công việc của mình nghiêm túc, thận trọng hơn, qua đó áp dụng pháp luật chính xác hơn, hạn chế tối đa những sai sót xảy ra trong quá trình tố tụng.

Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS, ngƣời bào chữa có thể là: + Luật sƣ;

+ Ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo; + Bào chữa viên nhân dân.

Về luật sư: đây là ngƣời hoạt động bào chữa hoặc tƣ vấn pháp luật chuyên nghiệp, tham gia hoạt động trong các đoàn luật sƣ, đƣợc pháp luật cho phép thực hiện việc bào chữa trong giai đoạn điều tra, xét xử. Luật sƣ chỉ trở thành ngƣời bào chữa khi họ tham gia TTHS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Luật sƣ không chỉ là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo mà họ còn có vai trò là ngƣời góp phần tích cực vào việc giải quyết vụ án đƣợc khách quan, đúng pháp luật, góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật.

Về người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo: ngoài việc có thể nhờ luật sƣ bào chữa cho mình, bị can, bị cáo còn có thể thông qua ngƣời đại diện hợp pháp của mình để thực hiện QBC nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Pháp luật TTHS nƣớc ta quy định, trong trƣờng hợp bị can là ngƣời chƣa thành niên hoặc là ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hay tâm thần mà không thể tự mình thực hiện đƣợc các quyền và nghĩa vụ theo luật định thì phải có ngƣời đại diện hợp pháp cho họ khi tham gia tố tụng.

Về bào chữa viên nhân dân: theo quy định của Bộ luật TTHS, bào chữa viên nhân dân đƣợc hiểu là ngƣời đƣợc một tổ chức, đoàn thể xã hội thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận cử ra để bào chữa cho bị can là thành viên của tổ chức mình. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chƣa có một văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể quy định của Bộ luật TTHS về hoạt động của bào chữa viên nhân dân.

Bào chữa viên nhân dân khi tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, bị cáo sẽ đƣợc pháp luật quy định cho những quyền nhất định, đồng thời phải chấp hành các nghĩa vụ theo quy định tại các điều 57, 58 Bộ luật TTHS.

Để bảo đảm việc bào chữa đƣợc khách quan, tránh thiên lệch, khoản 2 Điều 56 Bộ luật TTHS quy định những ngƣời sau không đƣợc bào chữa:

- Ngƣời đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; ngƣời thân thích của ngƣời đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

- Ngƣời tham gia trong vụ án đó với tƣ cách là ngƣời làm chứng, ngƣời giám định hoặc ngƣời phiên dịch.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 56 còn quy định: một ngƣời bào chữa có thể bào chữa cho nhiều ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều ngƣời bào chữa có thể bào chữa cho một ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Ngƣời bào chữa dù là luật sƣ, ngƣời đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo hay là bào chữa viên nhân dân, muốn thực hiện nhiệm vụ bào chữa đều phải đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng xem xét các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật và chấp nhận để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng đó thụ lý. Tuy vậy, việc ngƣời bào chữa có đƣợc tham gia vào quá trình tố tụng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của bị can, bị cáo. Điều 57 Bộ luật TTHS quy định: “Ngƣời bào chữa do ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ yêu cầu cử ngƣời bào chữa nếu bị can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa trong những trƣờng hợp sau:

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)