Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1985

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 45)

A) Tự MÌNH BÀO CHữA

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1985

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc, chế định về QBC của bị can, bị cáo trong TTHS của Nhà nƣớc ta cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Sự thay đổi đó ngày càng đảm bảo tính chất dân chủ XHCN, bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ngày 20/6/1956, Hội nghị Tƣ pháp toàn quốc đã thông qua một văn bản rất quan trọng, đó là: “Đề án QBC của bị cáo“, trong đó xác định, ngƣời bào chữa khi tham gia tố tụng có các quyền sau:

- Trước khi xét xử:

+ Có thể bắt đầu từ khi mở cuộc thẩm cứu;

+ Đƣợc theo dõi thẩm cứu, có mặt cùng với bị cáo trong khi hỏi cung, yêu cầu đƣợc điều tra lại, hoặc điều tra thêm nếu chứng cứ chƣa đầy đủ;

+ Đƣợc xem và chép hồ sơ để nghiên cứu. - Tại phiên toà:

+ Đƣợc yêu cầu mời ngƣời giám định hoặc ngƣời làm chứng;

+ Đƣợc hỏi tất cả những ngƣời công khai trƣớc phiên toà nếu đƣợc phép của Chánh án;

+ Đƣợc đề nghị với toà án chấm dứt ngay nếu thấy có hiện tƣợng không dân chủ, trấn áp bị cáo làm mất tự do bào chữa;

+ Đƣợc trình bày lời bào chữa của mình sau khi công bố việc luận tội; + Đƣợc xem xét bút lục phiên toà, đề nghị chánh án sửa những sai sót (nếu có). - Sau khi kết thúc phiên toà:

+ Đƣợc xem bản án trong thời hạn chống án;

+ Đƣợc quyền chống án cho bị cáo nếu bị cáo yêu cầu hoặc đƣợc sự đồng ý của bị cáo;

+ Đƣợc tiếp tục bênh vực cho bị cáo tại phiên toà cấp trên.

Tiếp đó, Bộ Tƣ pháp đã ban hành Thông tƣ số 2225/HCCP-BTP hƣớng dẫn về thời hạn giao bản cáo trạng cho bị cáo. Theo đó, chậm nhất là ba ngày trƣớc khi mở phiên toà, bị cáo phải đƣợc nhận bản cáo trạng, nhằm tạo điều kiện cho bị cáo và ngƣời bào chữa của họ có thời gian chuẩn bị trƣớc những lập luận để tranh tụng tại phiên toà.

Năm 1959, Nhà nƣớc ta ban hành Hiến pháp mới để thay thế Hiến pháp năm 1946. Trong Hiến pháp này, một lần nữa QBC của bị can, bị cáo đƣợc ghi nhận là một nguyên tắc hiến định: “QBC của bị can, bị cáo đƣợc bảo đảm” (Điều 101).

Để cụ thể hoá Điều 101 Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Toà án nhân dân quy định: “QBC của các bị cáo đƣợc bảo đảm, ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có thể nhờ luật sƣ bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ một công dân đƣợc đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc đƣợc Toà án nhân dân chấp nhận

bào chữa cho mình. Khi cần thiết Toà án nhân dân chỉ định ngƣời bào chữa cho bị cáo” (Điều 7). Tiếp đó, ngày 9/9/1967, Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ số 06/TC hƣớng dẫn việc bảo đảm QBC của bị cáo. Theo Thông tƣ này, bị cáo có những quyền cụ thể nhƣ sau:

+ Đƣợc yêu cầu Toà án thay đổi thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân nếu thấy những ngƣời này có quan hệ với vụ án, có thể làm cho việc xét xử không đƣợc công bằng;

+ Đƣợc trình chứng cứ, đƣợc đề xuất những thỉnh cầu và phát biểu lời cuối cùng trƣớc khi phiên toà nghị án.

Để bảo đảm QBC trong TTHS của bị cáo nêu trên, Toà án phải thực hiện những nghĩa vụ, nhƣ: tống đạt cáo trạng cho bị cáo; giải thích cho bị cáo biết quyền của mình trong khi chuẩn bị phiên toà; khi xét hỏi phải nhắc lại những lời khai của các bị cáo khác hoặc của những nhân chứng trong trƣờng hợp cách ly bị cáo. Nghiêm cấm việc bức cung, mớm cung, nhục hình khi bị cáo khai không đúng với ý muốn chủ quan của Thẩm phán.

Ngoài những quyền nêu trên, Thông tƣ số 06/TT còn quy định cho ngƣời bào chữa đƣợc thực hiện một số quyền khác, nhƣ: đƣợc xin hoãn phiên toà, đƣợc trình bày lời bào chữa, đƣợc xem biên bản phiên toà và bổ sung nếu thấy sai sót; sau khi kết thúc phiên toà, đƣợc gặp bị cáo để xem bị cáo có yêu cầu gì không... Ngoài ra, Thông tƣ số 06/TT còn bổ sung một quy định mới so với những văn bản trƣớc, đó là: nếu vụ án có ảnh hƣởng lớn đến chính trị, những vụ án mà bị cáo là ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần không thể tự bào chữa đƣợc hoặc những vụ án mà bị cáo có thể bị xử phạt tử hình, thì Toà án cần chỉ định ngƣời bào chữa cho bị cáo.

Ngày 27/9/1974, Toà án nhân dân tối cao ban hành Bản hƣớng dẫn trình tự, thủ tục sơ thẩm về hình sự (kèm theo Thông sƣ số 16/TANDTC), trong đó có đề cập đến việc kéo dài thời hạn giao cho bị cáo bản cáo trạng và

bổ sung một số trƣờng hợp bắt buộc phải chỉ định ngƣời bào chữa nếu bị cáo là ngƣời chƣa thành niên. Theo đó, chậm nhất là trong vòng năm ngày trƣớc khi xét xử, bị cáo phải đƣợc nhận bản cáo trạng.

Năm 1980, sau khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, Nhà nƣớc ta ban hành một bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ cả nƣớc cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong bản Hiến pháp này, QBC của bị cáo tiếp tục đƣợc ghi nhận tại Điều 133: “... QBC của bị cáo đƣợc bảo đảm. Tổ chức luật sƣ đƣợc thành lập để giúp bị cáo và các đƣơng sự khác về mặt pháp lý”. Thông tƣ số 691/QLTPK về luật sƣ, công chứng, hộ tịch... trong phần hƣớng dẫn về công tác luật sƣ, tổ chức Đoàn Luật sƣ đã xác định: Luật sƣ có trách nhiệm góp phần bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp chế XHCN thông qua hoạt động luật của mình.

QBC của bị can, bị cáo do các văn bản pháp luật thời kỳ này quy định, mặc dù còn có những hạn chế, thiếu sót, chƣa phản ánh đầy đủ cách thức thực hiện, nhƣng so với giai đoạn trƣớc đó, quyền này đã đƣợc xác lập, củng cố vững chắc. Điều đó thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nƣớc ta về về bảo đảm QBC của bị can, bị cáo trong TTHS.

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 45)