Giai đoạn từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 48)

A) Tự MÌNH BÀO CHữA

2.1.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay

Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nƣớc (nay là Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội) đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Luật sƣ. Có thể nói, đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất, quan trọng nhất từ trƣớc tới nay, quy định khá cụ thể về tổ chức Luật sƣ ở nƣớc ta. Theo quy định của Pháp lệnh này, luật sƣ có quyền: “Tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bào chữa cho bị cáo hoặc đại diện cho ngƣời bị hại và các đƣơng sự khác trong vụ án hình sự...” (Điều 13).

Ngày 28/6/1988, Bộ luật TTHS đầu tiên của Nhà nƣớc ta đƣợc ban hành thay thế các văn bản riêng lẻ trƣớc đây, đánh dấu một bƣớc ngoặt quan

trọng trong quá trình xây dựng và phát triển pháp luật TTHS ở nƣớc ta; thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh triệt để các loại tội phạm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ luật TTHS, không chỉ ghi nhận nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo mà còn đƣa ra hàng loạt các quy định khác liên quan đến việc thực hiện và bảo đảm nguyên tắc đó. Đặc biệt, QBC không chỉ giới hạn cho một đối tƣợng nhƣ trƣớc đây là bị cáo mà còn mở rộng cho cả bị can - ngƣời mới bị khởi tố hình sự.

Ngày 21/2/1989, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quy chế Đoàn luật sƣ. Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn luật sƣ, Điều 1 quy định: “Đoàn luật sƣ có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; bảo vệ pháp chế và chế độ XHCN”. Quy chế Đoàn luật sƣ cũng quy định rõ điều kiện xin gia nhập Đoàn luật sƣ, nghĩa vụ của luật sƣ ... Những điều kiện này là bảo đảm pháp lý cần thiết để thực hiện QBC của bị can, bị cáo trong TTHS.

Trong cơ chế mới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nƣớc, hoạt động thực tế của các Đoàn luật sƣ đã đáp ứng đƣợc một phần đáng kể nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức góp phần thực hiện nguyên tắc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, từng bƣớc xây dựng Nhà nƣớc Việt Nam pháp quyền XHCN, thực sự của dân, do dân và vì dân.

QBC của bị can, bị cáo không chỉ đƣợc ghi nhận trong Bộ luật TTHS, mà còn đƣợc bảo đảm bằng nhiều điều khoản ở các văn bản quy phạm pháp luật khác, nhƣ: Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989, Pháp Lệnh về tổ chức Đoàn luật sƣ năm 1987, đặc biệt ngày 29/6/2006 Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Luật sƣ.

Chế định về QBC của bị can, bị cáo có quá trình hình thành và phát triển trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta. Sự phát triển của chế định này luôn gắn liền với sự phát triển của các nguyên tắc khác nhƣ: nguyên tắc dân chủ;

nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN; nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại v.v.. Các nguyên tắc nêu trên có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo; chẳng hạn, theo nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16 Bộ luật TTHS), khi xét xử thì thẩm phán và hội thẩm không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ ai mà phải độc lập dựa trên các chứng cứ, lời khai cũng nhƣ niềm tin nội tâm của mình để xét xử và hoàn toàn có quyền tôn trọng ý kiến của bị cáo; bảo đảm cho bị cáo thực hiện các quyền đƣợc pháp luật quy định, giúp bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất, tâm thần hoặc bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đƣợc có luật sƣ bào chữa, kể cả khi họ không có yêu cầu mời luật sƣ bào chữa...

Liên quan đến nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo còn phải nói đến nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều 9 Bộ luật TTHS ghi nhận: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chƣa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự. Khi xét xử, Toà án phải căn cứ vào kết quả của hoạt động điều tra khám phá tội phạm, thu thập chứng cứ, tạo điều kiện thuận lợi để bị can, bị cáo thực hiện quyền chứng minh, bào chữa, gỡ tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự cho mình. Nhƣ vậy, các nguyên tắc TTHS nêu trên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thể hiện tính nhân đạo, công bằng, pháp chế XHCN trong pháp luật TTHS của Nhà nƣớc ta.

Với mục đích tìm ra sự thật vụ án một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện đúng pháp luật, trên cơ sở bảo đảm quyền tranh tụng của bị cáo cũng nhƣ những ngƣời tham gia tố tụng khác trƣớc toà án, Điều 19 Bộ luật TTHS ghi nhận: “Kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời đại

diện hợp pháp của họ, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự đều có quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đƣa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trƣớc toà án. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tranh tụng là vấn đề lớn, còn có nhiều quan điểm khác nhau, nên cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu. Có quan điểm cho rằng, tranh tụng và bình đẳng giữa các bên tranh tụng chỉ áp dụng đối với giai đoạn xét xử vụ án tại phiên toà mà không áp dụng cho các giai đoạn điều tra, truy tố. ý kiến khác lại cho rằng, nguyên tắc tranh tụng nên đƣợc áp dụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, vì nhƣ thế mới bảo đảm đƣợc một loạt các nguyên tắc tố tụng khác trong TTHS, kể cả nguyên tắc bảo đảm QBC của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 quy định: “Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nƣớc, có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân...”. Từ quy định trên, có thể suy ra rằng, khi Toà án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung thì cũng có nghĩa là các công dân đang ở trong vòng tố tụng cũng đƣợc Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Điều này đƣợc thể hiện rõ hơn trong quy định tại Điều 9 của Luật: “Toà án bảo đảm QBC của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự”. Ngoài ra, quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao và Toà án các cấp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo còn đƣợc quy định trong nhiều điều khoản khác của Luật tổ chức Toà án nhân dân.

Liên quan đến việc thực hiện QBC của bị can, bị cáo trong TTHS, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 cũng có nhiều quy định quan trọng. Theo quy định của Luật, việc thực hiện nhiệm vụ của VKS nhân dân nhằm bảo đảm:

+ Mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội;

+ Không để ngƣời nào bị bắt, bị tạm giam, bị tạm giữ bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;

+ Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; + Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật. Trong công tác kiểm sát hoạt động tƣ pháp, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm hƣớng hoạt động điều tra, xét xử của Cơ quan điều tra, tòa án nhân dân theo đúng những quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền đình chỉ những hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS, trong đó, bao gồm cả việc vi phạm QBC của bị can, bị cáo, ngƣời bị tạm giữ.

Nhằm thể chế hoá quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tƣ pháp và để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, trong vài năm gần đây, Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để thay thế cho những văn bản đƣợc ban hành trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới; nhƣ: Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002 (thay thế Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1992), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (thay thế Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992), Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 (thay thế Pháp lệnh tổ chức luật sƣ năm 1987), đặc biệt, ngày 26/11/2003, Quốc hội Khoá XI đã thông qua Bộ luật TTHS mới, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 để thay thế cho Bộ luật TTHS năm 1988.

Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, chế định về bảo đảm QBC có nhiều thay đổi, trong đó đáng chú ý nhất là diện đối tƣợng đƣợc bảo đảm QBC trong TTHS đã đƣợc mở rộng. Theo đó, đối tƣợng đƣợc bảo đảm QBC không chỉ dừng lại ở bị can, bị cáo, mà còn bao gồm cả ngƣời bị tạm giữ trong một số trƣờng hợp do Bộ luật này quy định.

So với Bộ luật TTHS năm 1988 thì Bộ luật TTHS mới đã bổ sung đối tƣợng có QBC là “ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ”. Ngƣời bị

tạm giữ là ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có quyết định tạm giữ, nhƣng chƣa bị khởi tố. Quy định trƣớc đây chỉ cho phép ngƣời đại diện của bị can, bị cáo mới có thể là QBC. Sự bổ sung nói trên nhằm bảo đảm đầy đủ quyền lợi của công dân từ giai đoạn bị tạm giữ, đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng đối với những ngƣời không có trình độ hoặc thiếu sự hiểu biết về pháp luật TTHS. Căn cứ vào quy định nói trên, có thể hiểu khi một ngƣời bị tạm giữ thì ngƣời bào chữa của ngƣời đó có quyền đến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Quy định nhƣ vậy sẽ bảo đảm pháp luật TTHS đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, giảm bớt tình trạng oan, sai. Mặt khác, có thể nói quy định mới sẽ đòi hỏi các cơ quan và những ngƣời tiến hành tố tụng phải nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ trình độ về nghiệp vụ, pháp luật để có thể đáp ứng với yêu cầu mới.

Cũng nhằm bảo đảm sự vô tƣ, khách quan và chặt chẽ, Bộ luật TTHS năm 2003 đã bổ sung quy định “ngƣời thân thích của ngƣời đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án” không đƣợc QBC (khoản 2 Điều 56). Bộ luật TTHS năm 1988 chỉ quy định ngƣời thân thích của ngƣời đã tiến hành tố tụng trong vụ án mới không đƣợc là ngƣời bào chữa dẫn đến bỏ sót trƣờng hợp ngƣời thân thích của những ngƣời đang tiến hành tố tụng trong vụ án mà những ngƣời này chắc chắn sẽ có tác động tới kết quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Điểm bất cập này đã gây nhiều vƣớng mắc trong thực tiễn, ảnh hƣởng đến sự vô tƣ, khách quan và chặt chẽ trong việc áp dụng pháp luật TTHS.

Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định rõ hơn về “bào chữa viên nhân dân” và trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận. Theo đó, ngƣời đƣợc Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận nhƣ Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn… cử để bào chữa cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình theo quy định của pháp luật TTHS chính là bào chữa viên nhân

dân. Trong trƣờng hợp này, điều kiện trở thành ngƣời bào chữa là ngƣời đó phải là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc cấp giấy chứng nhận cho ngƣời bào chữa: Bộ luật TTHS năm 2003 đã bổ sung quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận cho ngƣời bào chữa (khoản 4 Điều 56). Theo đó, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị của ngƣời bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận ngƣời bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Về vấn đề này, Bộ luật TTHS năm 1988 không quy định cụ thể dẫn tới tình trạng trong một số trƣờng hợp, các cơ quan tiến hành TTHS chậm trễ hoặc không cấp giấy chứng nhận cho ngƣời bào chữa nhƣng cũng không nêu lý do, gây mất thời gian và không bảo đảm quyền dân chủ của ngƣời bào chữa cũng nhƣ quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và ngƣời bị tạm giữ.

Trong trƣờng hợp ngƣời bào chữa đƣợc tham gia từ giai đoạn tạm giữ thì Bộ luật TTHS năm 2003 quy định trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận đƣợc đề nghị của ngƣời bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận ngƣời bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Sở dĩ quy định thời hạn là 24 giờ vì theo quy định của pháp luật TTHS thì thời hạn tạm giữ rất ngắn, chỉ có 3 ngày, nếu đƣợc gia hạn thì chỉ cao nhất là 9 ngày. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, Bộ luật TTHS năm 2003 quy định thời hạn Cơ quan điều tra xem xét, cấp giấy chứng nhận cho ngƣời bào chữa trong vòng 24 giờ là hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về việc lựa chọn và thay đổi ngƣời bào chữa: theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003, ngƣời bào chữa do ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì

ngƣời đại diện ở đây có thể là ngƣời giám hộ (bố, mẹ, anh, chị…) trong trƣờng hợp ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên hoặc là ngƣời đƣợc ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo uỷ quyền là ngƣời đại diện cho họ.

Trong những trƣờng hợp: bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đƣợc quy định tại Bộ luật hình sự; bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu bị can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sƣ phân công Văn phòng luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ngƣời bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Mặc dù vậy, bị can, bị cáo và ngƣời đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối ngƣời bào chữa.

Về quyền của ngƣời bào chữa: bên cạnh việc tiếp tục quy định cho ngƣời bào chữa đƣợc tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, quy định mới đã bổ sung trong trƣờng hợp một ngƣời bị bắt trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)