Mối quan hệ giữa xây dựng Nhà nước pháp quyền và bảo đảm QCN

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 26)

1.1.3.1. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thể hiện trong các văn kiện của Đảng phản ánh quá trình nhận thức ngày càng toàn diện, đúng đắn, đầy đủ và cụ thể về tƣ tƣởng nhà pháp quyền trong lịch sử nhân loại cũng nhƣ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN.

Từ lý luận, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể rút ra một số đặc trƣng cơ bản sau đây:

Một là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ QCN.

Hai là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Ba là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối thƣợng của pháp luật trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nƣớc định ra luật pháp và tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật; giữ nghiêm kỷ cƣơng xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm pháp luật, vi phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

Bốn là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

Năm là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc chịu trách nhiệm trƣớc công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trƣớc nhà nƣớc và xã hội.

Sáu là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc thực hiện đƣờng lối đối ngoại rộng mở dựa trên các nguyên tắc hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi.

Bảy là, Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

1.1.3.2 Mối quan hệ giữa xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và việc bảo đảm QCN.

Tất cả bảy đặc trƣng cơ bản trên của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam xét đến cùng đều nhằm phục vụ cho mục đích duy nhất, tối cao là bảo đảm hạnh phúc của con ngƣời; tôn trọng, thực hiện và bảo vệ QCN trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Hiện nay, chúng ta đang từng bƣớc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi có một Nhà nƣớc nhƣ vậy mới có thể phát huy đƣợc quyền dân chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền đƣợc làm việc, đƣợc lao động, đƣợc học hành, đƣợc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Nó ảnh hƣởng tới sự lành mạnh của nền dân chủ, tới cuộc sống và số phận của từng ngƣời dân, tới chiều hƣớng phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ƣơng do dân cử ra.”

Giải quyết mối quan hệ công dân – Nhà nƣớc là mối quan hệ chính trị cơ bản để xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Cơ sở để giải quyết mối quan hệ công dân – Nhà nƣớc trong Nhà nƣớc pháp quyền XHCN là vấn đề quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi ngƣời đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong đó Nhà nƣớc pháp quyền có nghĩa vụ tôn

trọng giá trị cao nhất là con ngƣời; Nhà nƣớc đề ra pháp luật, đồng thời phải tuân thủ pháp luật và bảo đảm cho công dân đƣợc chống lại chính sự tuỳ tiện của Nhà nƣớc. Điều đó có nghĩa là “Nhà nƣớc phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng ngƣời ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều kiện quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Mặt khác, con ngƣời là mục tiêu và giá trị cao nhất. Do đó, Nhà nƣớc phải đảm bảo cho công dân sự an toàn pháp lý, đƣợc hƣởng các quyền và tự do cơ bản đó vi phạm, kể cả từ phía các cơ quan Nhà nƣớc và những ngƣời có chức vụ. Chính vì vậy, một mặt Nhà nƣớc đề ra pháp luật, mặt khác, chính Nhà nƣớc, các cơ quan Nhà nƣớc, những ngƣời có chức vụ đều có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ triệt để pháp luật, không có một tổ chức Nhà nƣớc hoặc công chức nào đƣợc đặt mình đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Mọi ngƣời và mọi tổ chức hợp pháp đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Cùng với nguyên tắc này, Nhà nƣớc ta tiến tới thực hiện nguyên tắc không cấm, tất nhiên phải trong khuôn khổ của nền đạo đức XHCN và tôn trọng lợi ích của xã hội và của ngƣời khác. Nguyên tắc này bảo đảm một mặt chống lại biểu hiện lộng quyền, lạm quyền và mặt khác chống những hành vi tự do, vô chính phủ.

Giải quyết mối quan hệ công dân – Nhà nƣớc là xây dựng chế độ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nƣớc và công dân (cá nhân), tức là giữa một bên là ngƣời đại diện quyền lực Nhà nƣớc và một bên vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực Nhà nƣớc. Ở đây, Nhà nƣớc xác định cho mình, cho các cơ quan Nhà nƣớc và những ngƣời có chức vụ trách nhiệm pháp lý rõ ràng về các hành vi của họ. Công dân đƣợc đảm bảo quyền và khả năng bắt buộc cơ quan Nhà nƣớc và những ngƣời có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình đối với họ.

Muốn giải quyết mối quan hệ giữa công dân và Nhà nƣớc thì Nhà nƣớc phải đặt mục tiêu của mình là phục vụ lợi ích chính đáng của dân. Hơn nữa,

việc của đất nƣớc là việc của dân, cho nên muốn làm việc của đất nƣớc thì phải tập hợp rộng rãi, phát huy đầy đủ khả năng và trí tuệ của toàn dân để cùng lo việc nƣớc. Đồng thời phải xây dựng một cơ chế để nhân dân kiểm soát có hiệu quả đối với các cơ quan Nhà nƣớc và nhân viên Nhà nƣớc. Liên quan tới vấn đề này, phải từng bƣớc hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện, nhƣng cần hết sức coi trọng việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, tạo thành thói quen tốt trong sinh hoạt xã hội.

Nhà nƣớc pháp quyền XHCN là Nhà nƣớc của dân, do dân bầu ra. Do đó, một khi Nhà nƣớc không còn vì dân, nghĩa là nó không đáp ứng đƣợc lợi ích và nguyện vọng của nhân dân có quyền bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với nói. Đó là cơ sở để Bác Hồ nói rằng: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

Trong các chế độ cũ, Nhà nƣớc là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức nhân dân; cho nên viên chức, quan lại tự xƣng là cha mẹ dân, đè đầu cƣỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ XHCN, ngƣời chủ Nhà nƣớc là nhân dân; ngƣời cán bộ Nhà nƣớc là do dân lựa chọn, đƣợc nhân dân ủy quyền, là “công bộc”; làm cán bộ là “làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. Trong các cơ quan Nhà nƣớc, cán bộ vừa là lãnh đạo, vừa là ngƣời hƣớng dẫn của nhân dân. Do đó, “nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lƣợng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đƣờng”. Chính vì vậy, trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là ngƣời lãnh đạo, vừa là ngƣời đầy tớ của nhân dân. Là ngƣời đầy tớ, cán bộ phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ, lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ… Là ngƣời lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn ngƣời, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi và trọng dụng những ngƣời hiền

tài, đức độ. Bởi vậy, ngƣời thay mặt và ngƣời đại diện cho dân phải là ngƣời có đức, có tài, phải vừa “hiền” lại vừa “minh”.

Pháp luật đúng đắn, khoa học sẽ là cơ sở quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời pháp luật còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc và các cá nhân đƣợc nhà nƣớc trao quyền. Việc thực thi luật pháp phải triệt để, nghiêm minh, và đặc biệt "nhà cầm quyền chỉ đƣợc làm những gì pháp luật cho phép".

1.2. Cơ sở lý luận của việc bảo đảm QBC của bị can, bị cỏo

1.2.1. Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo

TTHS là một quá trình bao gồm một loạt các hoạt động đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Có thể nói, bị can, bị cáo luôn là trung tâm trong số những ngƣời tham gia TTHS, bởi vì hầu nhƣ mọi hoạt động tố tụng đều hƣớng tới việc làm rõ các vấn đề liên quan đến việc phạm tội hay không phạm tội của họ.

Bị can là ngƣời đã có quyết định khởi tố hình sự. Bị cáo là ngƣời đã bị tòa án quyết định đƣa ra xét xử.

Khái niệm bị can, bị cáo đƣợc xác định theo những giai đoạn khác nhau của TTHS, nhƣng có một điểm chung là đều bắt đầu bị buộc tội, song chƣa bị coi là ngƣời có tội. Theo quy định của Hiến Pháp năm 1992 thì “Ngƣời bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi họ có một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tóa án”. Do đó, để có thể có thái độ đối xử đúng đắn với bị can, bị cáo, cần có nhận thức đúng đắn rằng bị can, bị cáo là công dân liên quan đến vụ án hình sự mà họ đang ở trong vòng TTHS theo quy định của pháp luật. Khi đã coi bị can, bị cáo là công dân có nghĩa là pháp luật vẫn công nhận họ còn quyền công dân, QCN, trừ những quyền bị pháp luật TTHS tạm thời hạn chế hoặc tạm thời tƣớc bỏ.

Từ quan điểm coi bị can, bị cáo là công dân đang ở trong vòng tố tụng, chƣa bị coi là ngƣời có tội, nên khi tiến hành các biện pháp điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Quan điểm đó đƣợc thể hiện trong chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta quy định là trong hoạt động phòng, chống tội phạm không phải phát hiện, xử lý triệt để tội phạm mà gây đau đớn về thể xác hoặc hạ thấp danh dự, nhân phẩm của con ngƣời, dù đó là những ngƣời đang bị buộc tội.

Pháp luật nƣớc ta nghiêm cấm việc đánh đập, bức cung, nhục hình đối với ngƣời bị buộc tội, ngƣời đang bị kết án, ngƣời có tội. Đấu tranh để loại trừ tội phạm ra khỏi đời sồng xã hội nhƣng không nhằm mục đích loại bỏ con ngƣời thực hiện tội phạm, tức là đấu tranh với hành vi phạm tội, chứ không phải đấu tranh, đàn áp cá nhân ngƣời phạm tội.

Do pháp luật TTHS cũng nhƣ pháp luật hình sự nghiêm cấm việc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của ngƣời phạm tội, ngƣời bị buộc tội, cho nên khi tiến hành các hoạt động TTHS không đƣợc thực hiện các hành vi xâm hại đến truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, không đƣợc xâm phạm đến tƣ cách, danh dự nhân phẩm của cá nhân; chẳng hạn trong khi hỏi cung bị can, pháp luật nghiêm cấm dùng các lời nói, cử chỉ mang tính chất miệt thị, nhục mạ; không đƣợc sử dụng các bí mật đời tƣ không liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội, các dị tật về thể chất, tinh thần của bị can; trong thực hiện điều tra không đƣợc thực nghiệm lại những điều có thể làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con ngƣời và ảnh hƣởng đến thuần phong, mỹ tục .... Nói chung, bất kỳ hoạt động trong giai đoạn nào của TTHS đều phải triệt để tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của bị can, bị cáo.

Khi tham gia vào các hoạt động TTHS, bị can, bị cáo có vị trí đặc biệt, vì họ là bên luôn tìm cách gỡ tội nhằm chống lại bên buộc tội đó là cơ quan công

tố, cơ quan xét xử. Bị can, bị cáo là ngƣời hiểu rõ nội dung, bản chất của vụ án hình sự có tính chất quyết định đến tiến trình giải quyết vụ án và tính chính xác của vụ án hình sự. Vì vậy, pháp luật TTHS nƣớc ta đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về vị trí, vai trò, các quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị can, bị cáo.

Pháp luật và thực tiễn TTHS nƣớc ta cho thấy, trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra, cơ quan công tố, cơ quan xét xử luôn đứng về một phía (buộc tội); bị can, bị cáo thuộc về bên bị buộc tội, do đó, họ phải tự bảo vệ mình. Để có thể bình đẳng với bên buộc tội thì điều đƣơng nhiên là bị can, bị cáo phải có quyền đƣợc bào chữa. Mục đích của TTHS là tìm ra bản chất, sự thật của vụ án hình sự và trên cơ sở đó Tóa án đƣa ra phán quyết thích hợp để xử lý ngƣời phạm tội. Thông thƣờng, sự thật của vụ án hình sự chỉ có thể đƣợc xác định khi trong quá trình chứng minh tội phạm có sự cọ xát giữa những ý kiến khác nhau bao gồm những ý kiến, chứng cứ buộc tội và những ý kiến, chứng cứ gỡ tội (bào chữa). Buộc tội và bào chữa là hai mặt đối lập nhƣng luôn song song tồn tại trong quá trình thống nhất, đó là tranh tụng trong TTHS. Điều đó cho phép khẳng định rằng một đòi hỏi tất yếu, có tính nguyên tắc của TTHS là: ở đâu có buộc tội thì ở đó phải có gỡ tội (bào chữa). Trong TTHS, tranh tụng thực chất là một quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án, đồng thời cũng chính là phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích TTHS và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn TTHS. Tranh tụng không chỉ thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của luật TTHS, là phƣơng tiện để bảo vệ các quyền công dân trong TTHS mà còn chi phối và định hƣớng cho mọi hoạt động và hành vi tố tụng của các chủ thể tham gia TTHS.

Nguyên tắc tranh tụng đã đƣợc ghi nhận trong pháp luật TTHS của nhiều nƣớc trên thế giới. Ở nƣớc ta, nguyên tắc này đƣợc thể hiện một cách

gián tiếp, qua nhiều điều luật. Ở mức độ khái quát nhất, nguyên tắc này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây.

- Tranh tụng là bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên (buộc tội và gỡ tội); có nghĩa là hai bên đƣợc pháp luật TTHS dành cho các quyền tố tụng và phƣơng tiện ngang nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi có sự phân định rõ chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử của tòa án.

Chức năng buộc tội của bị can, bị cáo thuộc về cơ quan điều tra, cơ quan xét xử, ngƣời bị hại (hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ), cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan.

Chức năng bào chữa thuộc về ngƣời bị buộc tội và ngƣời bào chữa của họ.

1.2.2. QBC của bị can, bị cáo

12.2.1. Khái niệm QBC của bị can, bị cáo

Thực tế khách quan cho thấy, việc buộc tội đối với một ngƣời tất yếu

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 26)