Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 84)

A) Tự MÌNH BÀO CHữA

2.3.2. Nguyên nhân

Nghị quyết số 49/NQ-TW đã xác định rõ “Nâng cao chất lƣợng công tố của Kiểm sát viên tại toà, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sƣ, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác … Việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của ngƣời bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định …các cơ quan tƣ pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sƣ tham gia vào quá trình tố tụng…”. Tuy nhiên, việc quán triệt và thực hiện các yêu cầu, nội dung về cải cách tƣ pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng chƣa thật triệt để và sâu sắc. Tuy nhiên, bên cạch những kết quả đã đạt đƣợc, ở “nhiều địa phƣơng việc thực hiện chủ trƣơng mở rộng tranh tụng còn mang tính hình thức, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu là các bản án, phán quyết của toà án chủ yếu phải dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên toà”. Vì vậy, tuy đã có có nhiều cố gắng nhƣng tình trạng xử lý oan sai,

vi phạm QBC của bị can, bị cáo trong TTHS vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đó là:

Các chế định của Bộ luật TTHS hiện hành về các nguyên tắc của TTHS; về phân định các chức năng cơ bản trong TTHS (buộc tội, bào chữa và xát xử) giữa các chủ thể tham gia TTHS; phân loại các chủ thể tham gia tố tụng; các thủ tục điều tra, truy tố và xét xử… vẫn còn nhiều điểm bất cập, chƣa đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp, đặc biệt là vấn đề nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên toà. Nhiều quy định trong TTHS hiện hành liên quan đến tranh tụng tại phiên toà (về các nguyên tắc, về địa vị pháp lý và chức năng của các chủ thể , trình tự xét hỏi, các hoạt động điều tra công khai, tranh luận tại phiên toà, hình thức phiên toà…) vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, chƣa rõ ràng, cụ thể lại thiếu sự hƣớng dẫn kịp thời của cơ quan có thẩm quyền nên việc nhận thức và áp dụng trong thực tiễn còn nhiều điểm không thống nhất, vƣớng mắc. Điều đó hạn chế rất lớn đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong tranh tụng, dẫn đến tình trạng lung túng, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến chất lƣợng xét xử các vụ án hình sự không cao, vẫn còn tình trạng vi phạm QBC của bị can, bị cáo; làm oan ngƣời vô tội.

Các cơ quan tiến hành tố tụng chƣa thực hiện đúng và đẩy đủ các quy định của Bộ luật TTHS về bảo đảm QBC của bị can, bị cáo, đặc biệt là ở giai đoạn điều tra. Theo điều 34 của Bộ luật TTHS thì bị can có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa và các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình . Tuy nhiên, trên thực tế, bị cán và những ngƣời tham gia tố tụng thƣờng không biết đƣợc quyền của họ đƣợc mời luật sƣ bào chữa từ khi khởi tố bị can. Trong các biên bản lấy lời khai của bị can không phản ánh đầy đủ việc điều tra, việc giải thích các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế bị can và những ngƣời tham gia tố tụng thƣờng không biết đƣợc quyền của họ đƣợc mời luật sƣ bào chữa từ khi khởi tố bị can.

Trong các biên bản lấy lời khai của bị can không phản ánh đầy đủ việc điều tra viên giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị can theo quy định của Điều 34 – Bộ luật TTHS. Việc quy định của Bộ luật TTHS về các trƣờng hợp bắt buộc phải yêu cầu đoàn luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho bị cáo nhƣng trên thực tế không đƣợc các cơ quan điều tra thực hiện nghiêm chỉnh. Việc cấp giấy chứng nhận QBC thủ tục còn nhiều phiền hà, thậm chí có nhiều vụ việc cơ quan tiến hành tố tụng còn gây khó khăn cho luật sƣ trong việc tiếp xúc hồ sơ cũng nhƣ gặp gỡ bị can bị tạm giam. Do không có sự tham gia của luật sƣ ở giai đoạn điều tra nên tình trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình… vẫn xảy ra trong quá trình điều tra, xét hỏi.

Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của nhiều kiểm sát viên còn hạn chế nên không phát hiện kịp thời các vi phạm tố tụng trong giai đoạn điều tra. Việc xét hỏi và tranh luận của kiểm sát viên tại phiên toà vẫn kà khâu yếu trong cấp sơ thẩm (nhất là ở cấp huyện). Hiện nay, một số kiểm sát viên vẫn còn quan niệm không đúng cho rằng việc xét hỏi tại phiên toà là trách nhiệm của hội đồng xét xử, còn kiểm sát viên chỉ có nghĩa vụ bảo vệ cáo trạng và kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên việc tham gia xét hỏi còn chung chung hoạc trùng lặp với nội dung mà hội đồng xét xử đã xét hỏi. Việc đƣa ra chứng cú, lập luận bảo vệ quan điểm truy tố trong nhiều vụ án chƣa có sức thuyết phục, chất lƣợng luận tội và đối đáp còn hạn chế, lung túng trƣớc các tình huống phát sinh tại phiên toà lúng túng hoặc né tránh các vấn đề, các tình tiết của vụ án cấn tranh luận và làm sáng tỏ tại phiên toà. Trong nhiều trƣờng hợp, nội dung luận tội còn dài đong (chủ yếu vẫn là những nội dung đã đƣợc chuẩn bị trƣớc, nặng về đánh giá cáo trạng) mà chƣa bám sát kết quả xét hỏi và diễn biến tại phiên toà hoặc chƣa bào quát đầy đủ quản điểm về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Một số kiểm sát viên tranh luận, đối đáp chƣa có căn cứ thuyết phục, có trƣờng hợp đề xuất ý kiến giải quyết vụ án chƣa chính xác.

* Đội ngũ thẩm phán các cấp chƣa đƣợc chuẩn bị đẩy đủ kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu cải cách tƣ pháp, chƣa kịp thời đổi mới tƣ duy và phƣơng pháp công tác nên việc thực hiện chức năng xét xử tại phiên toà vẫn theo nếp cũ. Mặt khác, do cơ chế làm việc, sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngủ thẩm phán nên nguyên tắc “khi xét xử phẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” chƣa có tính khả thi cao trên thực tế. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà vẫn tiến hành theo thói quen trƣớc đây mà chƣa thực sự đổi mới theo tinh thần cải cách tƣ pháp của Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết 49/NQ-TW. Việc xét hỏi chủ yếu vẫn do hội đồng xét xử (chủ toạ phiên toà) thực hiện nên chƣa phát huy đƣợc vai trò tích cực, chủ động của kiểm sát viên, luất sƣ và những ngƣời tham gia tố tụng khác trong xét hỏi và tranh luận tại phiên toà để làm sáng tỏ các các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu về vụ án. Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, luật sƣ còn lung túng trong việc xác định phạm vi, giới hạn và các nội dung cần xét hỏi của mình. Việc xét hỏi còn dàn trải, chƣa tập trung vào các tình tiết của vụ án mà các chứng cứ có trong hồ sơ chƣa đầy đủ hoặc mâu thuẫn. Trong trƣờng hợp bị cáo chối tội, hội đồng xét xử thƣờng xét hỏi để lảm rõ các chứng cứ buộc tội nhằm bảo vệ cáo trạng. Việc công bố các tài liệu, chứng cứ không phù hợp với thời điểm xét hỏi. Trong nhiều vụ án, do kiểm sát viên, luật sƣ khôn nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không bám sát kết quả xét hỏi hoặc kỹ năng tranh tụng chƣa cao, không đi vào trọng tâm các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Gặp trƣờng hợp này, một số ít thẩm phán còn lúng túng trong xử lý tình huống: cắt lời của các bên thì sợ phản đối hoặc cho rằng toà án không đảm bảo dân chủ, bình đẳng tại phiên toà … Trong nhiều phiên toà thẩm phán chủ toạ còn lúng túng trong xử lý tình huống, chƣa chủ động điều khiển quá trình tranh luận, đối đáp của các bên, nhất là đối với các vụ án có đông vị cáo và nhiều luật suƣ tham gia nên mặc dù thời gian tranh luận kéo dài nhƣng chất lƣợng luận tội và bào

chữa không cao, việc tranh luận, đối đáp của các bên không đi vào trọng tâm các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

Vai trò của luật sƣ trong TTHS chƣa đƣợc coi trọng đúng mức cả từ góc độ các cơ quan tiến hành tố tụng, từ góc độ nhận thức của nhân dân, cũng nhƣ của bị can, bị cáo và gia đình họ. Đội ngũ luật sƣ ở nƣớc ta vừa thiếu về số lƣợng, vừa hạn chế về trình độ, nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng nên chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của mình là một bên trong tranh tụng, chƣa bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhận thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân nói chung và của bị can, bị cáo và gia đình họ về vai trò, vị trí của luật sƣ trong TTHS còn nhiều hạn chế. Chất lƣợng bào chữa của các luật sƣ chỉ định còn hạn chế, nghiên cứu hồ sơ mang tình hình thức, chiều lệ, không tích cực tham gia xét hỏi, việc tranh luận, đối đáp với kiểm sát viên chƣa có sức thuyết phục. Trong khi các dịch vụ pháp lý miễn phí cho bị can, bị cáo ở nƣớc ta mới chỉ triển khai chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Mặt khác, việc nhận thức của công dân về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng không đúng và đầy đủ lại không đuợc các cơ quan tiến hành tố tụng hƣớng dẫn, giải thích nên các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ không đƣợc thực hiện đầy đủ.

Việc thực hiện các quy định hiện hành về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bào chữa đang gặp rất nhiều khó khăn từ việc nhận giấy chứng nhận bào chữa, gặp bị can, bị cáo đang bị tam giam, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án đến thu thập chứng cứ về vụ án để kịp thời cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong thực tế chƣa bao giờ và chƣa có trƣờng hợp nào cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngƣời bào chữa trong thời hạn luật định là 3 ngày. Cơ quan điều tra có rất nhiều lý do từ chối hoặc kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận ngƣời bào chữa nhƣng không trả lời bằng văn bản; ngƣời bào chữa vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc sao chụp tài liệu

trong hồ sơ vụ án. Ngƣời bào chữa không đƣợc gặp riêng bị can, bị cáo và thời gian gặp luôn bị trại giam hạn chế bởi những quy định bất hợp lý trong Quy chế hoặc Nội quy của trại. Các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cá nhân không hợp tác hoặc tạo điều kiện cho ngƣời bào chữa thu thập tài liệu, chứng cứ về vụ án mặt dù pháp luật tô tụng hình sự và LuậtLuật sƣ đều quy định họ có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp luật sƣ tác nghiệp. Một số ngƣời hiện nay cho rằng, tình trạng trên đây có thể đƣợc khắc phục khi các ngành ban hành thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn thi hành các điều luật quy định vế ngƣời bào chữa trong Bộ luật TTHS. Tuy nhiên, từ hoạt động thực tiễn hành nghề luật sƣ, chúng cho rằng khi các quy định về quyền của ngƣời bào chữa trong Bộ luật TTHS đã tƣơng đối cụ thể, dễ hiểu nhƣng vẫn không đƣợc một số cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thì các quy định đó cũng khó có thể đƣợc chấp nhận (chƣa nói tới việc thực hiện) đƣa vào các Thông tƣ của ngành hoặc liên ngành.

2.4. í nghĩa của việc bảo đảm QBC của bị can, bị cỏo

Thực tiễn hoạt động TTHS ở nƣớc ta nhiều năm qua đã chứng minh đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quy định nguyên tắc bảo đảm QBC của ngƣời bị tạm giữ, bị can trong pháp luật TTHS. Nguyên tắc này là cơ sở bảo đảm QCN nói chung và quyền của ngƣời bị can, bị cáo trong TTHS nói riêng; đồng thời thể hiện tính nhân đạo của Nhà nƣớc ta trong hoạt động TTHS. Điều 11 Bộ luật TTHS quy định: “Ngƣời bị tạm giữ, bị can có quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa”. Tính nhân đạo của quy định nêu trên đƣợc thể hiện ở chỗ, pháp luật tạo cho ngƣời bị tạm giữ, bị can khả năng, sự lựa chọn rộng rãi hơn trong việc bào chữa cho mình. Bên cạnh việc tự đƣa ra những căn cứ để chứng minh vô tội, họ còn có thể nhờ ngƣời khác bào

chữa cho mình. Những ngƣời đƣợc ngƣời bị tạm giữ, bị can nhờ bào chữa thƣờng là những ngƣời khách quan, đƣợc đào tạo và có hiểu biết về pháp luật. Vì vậy, họ có thể đƣa ra những tài liệu, căn cứ đúng đắn, khách quan và có phƣơng pháp hiệu quả để chứng minh sự vô tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của ngƣời bị tạm giữ, bị can.

Trong những trƣờng hợp đặc biệt, nhƣ bị can là ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất, tinh thần, bị can bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, pháp luật TTHS qui định bắt buộc phải có ngƣời bào chữa. Trong trƣờng hợp bị can hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa thì cơ quan tiến hành TTHS có trách nhiệm mời ngƣời bào chữa giúp họ. Điều đó cho phép khẳng định, nguyên tắc bảo đảm QBC của ngƣời bị tạm giữ, bị can trong TTHS là cần thiết, không thể thiếu đƣợc.

Bảo đảm QBC của ngƣời bị can, bị cáo đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện sau: - Khi tham gia tố tụng, ngƣời bị tạm giữ, bị can có đầy đủ khả năng để bác bỏ lời buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình bằng chính những quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể là, ngƣời bị tạm giữ, bị can, ngƣời bào chữa hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ có quyền đƣa ra tất cả những tài liệu, căn cứ có liên quan đến vấn đề cần chứng minh sự vô tội hay các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đó là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng đƣa ra xem xét, đánh giá cùng với những nguồn chứng cứ khác. Điều đó rất có ý nghĩa trong việc bảo đảm cho tiến trình tố tụng đi đúng hƣớng. Do vậy, nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật TTHS trên thực tế.

- Bên cạnh việc ghi nhận QBC của bị can, bị cáo pháp luật còn ghi nhận quyền khiếu nại của họ đối với quyết định của cơ quan tiến hành TTHS và ngƣời tiến hành TTHS mà họ cho rằng quyết định đó là sai trái. Quyền

khiếu nại này đƣợc thực hiện trong tất cả giai đoạn tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền phải trả lời khiếu nại trong thời hạn luật định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Điều đó có nghĩa là, nguyên tắc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo cũng góp phần thúc đẩy việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cho dù đó chỉ là hệ quả, là quan hệ phát sinh giữa ngƣời tham gia tố tụng và cơ quan (ngƣời) tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nguyên tắc này.

Tóm lại, đảo đảm QBC của bị can, bị cáo có ý nghĩa, vai trò đặc biệt

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)