Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 43)

A) Tự MÌNH BÀO CHữA

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhiệm vụ cấp thiết lúc này là phải xoá bỏ hệ thống pháp luật cũ của thực dân, phong kiến và nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp luật

mới cùng với việc kiện toàn của cơ quan tƣ pháp. Song, việc này cũng không thể thực hiện xong một sớm một chiều đƣợc. Trƣớc tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng những quy định pháp luật của chế độ cũ, miễn là nội dung không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể Cộng hoà. Đồng thời, Ngƣời rất quan tâm đến việc xây dựng và ban hành Hiến Pháp làm cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật mới. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và các hiến pháp sau này của Nhà nƣớc ta ban hành vào các năm 1959, 19801992 đều đã thể hiện chế định về QBC của bị cáo theo xu hƣớng ngày càng mở rộng.

Trong Hiến pháp năm 1946, QBC của bị cáo đƣợc ghi nhận tại Điều 67 nhƣ sau: “Bị cáo đƣợc quyền tự bào chữa lấy hoặc mƣợn luật sƣ”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Sắc lệnh số 13/SL ngày 21/01/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán đã quy định cụ thể về QBC nhƣ sau: “Trong việc đại hình, nếu trƣớc toà Thƣợng thẩm, một bị cáo có ai bênh vực ông Chánh án sẽ cử một luật sƣ bào chữa cho hắn”. Sắc lệnh này cũng quy định: “Các luật sƣ có quyền biện hộ trƣớc tất cả các toà án trừ Toà án sơ cấp” (Điều 46). QBC của bị cáo tiếp tục đƣợc mở rộng trong các văn bản ban hành sau này; nhƣ: Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 và Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1969. Theo đó, không chỉ có luật sƣ mà bị cáo còn có thể nhờ một công dân khác bào chữa cho mình trƣớc Toà án.

Ngay những năm đầu thập niên 1950 của thể kỷ XX, ở nƣớc ta hình thức Bào chữa viên nhân dân đã xuất hiện phổ biến trong hoạt động xét xử. Nghị định số 01/NĐ-BT ngày 21/1/1950 đã quy định tiêu chuẩn, chế độ đối với Bào chữa viên nhân dân; cụ thể nhƣ sau:

+ Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông hay đàn bà; + Từ 21 tuổi trở lên;

Điều 4 Nghị định này quy định: “Ngƣời bào chữa đƣợc cử ra hoặc thừa nhận để ngƣời bào chữa đến phòng lục sự xem xét hồ sơ”. Những quy định nêu trên thể hiện một bƣớc phát triển mới trong lĩnh vực lập pháp về TTHS khi quy định về quyền hạn của ngƣời bào chữa, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của họ; đồng thời, đây cũng là tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định về QBC của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Nhƣ vậy, trong hoàn cảnh đất nƣớc còn rất khó khăn: vừa phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc; vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, song Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn không ngừng quan tâm xây dựng, phát triển và từng bƣớc hoàn thiện những văn bản pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, QBC của bị can, bị cáo nói riêng, thể hiện tính dân chủ, nhân đạo trong pháp luật TTHS của Nhà nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 43)