Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 30)

TTHS là một quá trình bao gồm một loạt các hoạt động đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định, có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Có thể nói, bị can, bị cáo luôn là trung tâm trong số những ngƣời tham gia TTHS, bởi vì hầu nhƣ mọi hoạt động tố tụng đều hƣớng tới việc làm rõ các vấn đề liên quan đến việc phạm tội hay không phạm tội của họ.

Bị can là ngƣời đã có quyết định khởi tố hình sự. Bị cáo là ngƣời đã bị tòa án quyết định đƣa ra xét xử.

Khái niệm bị can, bị cáo đƣợc xác định theo những giai đoạn khác nhau của TTHS, nhƣng có một điểm chung là đều bắt đầu bị buộc tội, song chƣa bị coi là ngƣời có tội. Theo quy định của Hiến Pháp năm 1992 thì “Ngƣời bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi họ có một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tóa án”. Do đó, để có thể có thái độ đối xử đúng đắn với bị can, bị cáo, cần có nhận thức đúng đắn rằng bị can, bị cáo là công dân liên quan đến vụ án hình sự mà họ đang ở trong vòng TTHS theo quy định của pháp luật. Khi đã coi bị can, bị cáo là công dân có nghĩa là pháp luật vẫn công nhận họ còn quyền công dân, QCN, trừ những quyền bị pháp luật TTHS tạm thời hạn chế hoặc tạm thời tƣớc bỏ.

Từ quan điểm coi bị can, bị cáo là công dân đang ở trong vòng tố tụng, chƣa bị coi là ngƣời có tội, nên khi tiến hành các biện pháp điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Quan điểm đó đƣợc thể hiện trong chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta quy định là trong hoạt động phòng, chống tội phạm không phải phát hiện, xử lý triệt để tội phạm mà gây đau đớn về thể xác hoặc hạ thấp danh dự, nhân phẩm của con ngƣời, dù đó là những ngƣời đang bị buộc tội.

Pháp luật nƣớc ta nghiêm cấm việc đánh đập, bức cung, nhục hình đối với ngƣời bị buộc tội, ngƣời đang bị kết án, ngƣời có tội. Đấu tranh để loại trừ tội phạm ra khỏi đời sồng xã hội nhƣng không nhằm mục đích loại bỏ con ngƣời thực hiện tội phạm, tức là đấu tranh với hành vi phạm tội, chứ không phải đấu tranh, đàn áp cá nhân ngƣời phạm tội.

Do pháp luật TTHS cũng nhƣ pháp luật hình sự nghiêm cấm việc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của ngƣời phạm tội, ngƣời bị buộc tội, cho nên khi tiến hành các hoạt động TTHS không đƣợc thực hiện các hành vi xâm hại đến truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, không đƣợc xâm phạm đến tƣ cách, danh dự nhân phẩm của cá nhân; chẳng hạn trong khi hỏi cung bị can, pháp luật nghiêm cấm dùng các lời nói, cử chỉ mang tính chất miệt thị, nhục mạ; không đƣợc sử dụng các bí mật đời tƣ không liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội, các dị tật về thể chất, tinh thần của bị can; trong thực hiện điều tra không đƣợc thực nghiệm lại những điều có thể làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con ngƣời và ảnh hƣởng đến thuần phong, mỹ tục .... Nói chung, bất kỳ hoạt động trong giai đoạn nào của TTHS đều phải triệt để tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của bị can, bị cáo.

Khi tham gia vào các hoạt động TTHS, bị can, bị cáo có vị trí đặc biệt, vì họ là bên luôn tìm cách gỡ tội nhằm chống lại bên buộc tội đó là cơ quan công

tố, cơ quan xét xử. Bị can, bị cáo là ngƣời hiểu rõ nội dung, bản chất của vụ án hình sự có tính chất quyết định đến tiến trình giải quyết vụ án và tính chính xác của vụ án hình sự. Vì vậy, pháp luật TTHS nƣớc ta đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về vị trí, vai trò, các quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị can, bị cáo.

Pháp luật và thực tiễn TTHS nƣớc ta cho thấy, trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra, cơ quan công tố, cơ quan xét xử luôn đứng về một phía (buộc tội); bị can, bị cáo thuộc về bên bị buộc tội, do đó, họ phải tự bảo vệ mình. Để có thể bình đẳng với bên buộc tội thì điều đƣơng nhiên là bị can, bị cáo phải có quyền đƣợc bào chữa. Mục đích của TTHS là tìm ra bản chất, sự thật của vụ án hình sự và trên cơ sở đó Tóa án đƣa ra phán quyết thích hợp để xử lý ngƣời phạm tội. Thông thƣờng, sự thật của vụ án hình sự chỉ có thể đƣợc xác định khi trong quá trình chứng minh tội phạm có sự cọ xát giữa những ý kiến khác nhau bao gồm những ý kiến, chứng cứ buộc tội và những ý kiến, chứng cứ gỡ tội (bào chữa). Buộc tội và bào chữa là hai mặt đối lập nhƣng luôn song song tồn tại trong quá trình thống nhất, đó là tranh tụng trong TTHS. Điều đó cho phép khẳng định rằng một đòi hỏi tất yếu, có tính nguyên tắc của TTHS là: ở đâu có buộc tội thì ở đó phải có gỡ tội (bào chữa). Trong TTHS, tranh tụng thực chất là một quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án, đồng thời cũng chính là phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích TTHS và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn TTHS. Tranh tụng không chỉ thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của luật TTHS, là phƣơng tiện để bảo vệ các quyền công dân trong TTHS mà còn chi phối và định hƣớng cho mọi hoạt động và hành vi tố tụng của các chủ thể tham gia TTHS.

Nguyên tắc tranh tụng đã đƣợc ghi nhận trong pháp luật TTHS của nhiều nƣớc trên thế giới. Ở nƣớc ta, nguyên tắc này đƣợc thể hiện một cách

gián tiếp, qua nhiều điều luật. Ở mức độ khái quát nhất, nguyên tắc này bao gồm các nội dung cơ bản sau đây.

- Tranh tụng là bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên (buộc tội và gỡ tội); có nghĩa là hai bên đƣợc pháp luật TTHS dành cho các quyền tố tụng và phƣơng tiện ngang nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi có sự phân định rõ chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử của tòa án.

Chức năng buộc tội của bị can, bị cáo thuộc về cơ quan điều tra, cơ quan xét xử, ngƣời bị hại (hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ), cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan.

Chức năng bào chữa thuộc về ngƣời bị buộc tội và ngƣời bào chữa của họ.

Một phần của tài liệu Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam (Trang 30)