1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Chất lượng đội ngũ đảng viên suy cho đến cùng là một trong những nhân tố quyết định đến sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng và thắng lợi của cánh mạng Việt Nam. Để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải thực hiện tốt công tác đảng viên bao gồm: Cụ thể hóa tiêu chuẩn, giáo dục, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát, đánh giá phân loại, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; kết nạp đảng viên…và quản lý đảng viên. Trong đó, quản lý đảng viên là một trong những nội dung quan trọng, liên quan và chi phối phần lớn các khâu của công tác đảng viên. Chính vì vậy, quản lý đảng viên là một nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy đảng, nhất là cấp ủy cơ sở và mỗi tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ). Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, trong đó có công tác quản lý đảng viên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: "Đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển đảng viên, đảm bảo chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng. Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới; phát huy tính tiền phong gương mẫu, chủ động, sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên” [36, tr.260]. Trong những năm gần đây, do yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ chính trị thời kỳ đổi mới, công tác đảng viên nói chung và quản lý đảng viên nói riêng đã được các cấp ủy đặc biệt quan tâm và đã đạt được kết quả quan trọng góp phần to lớn vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường và những tiêu cực khác trong xã hội, bên cạnh phần lớn đảng viên kiên định vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ và trưởng thành, đóng góp to lớn vào thành tựu công cuộc đổi mới thì một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái về tư tưởngdoanh nghiệp và địa phương. Việc xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng ta đang đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp và quản lý đảng viên trong doanh nghiệp, trong đó có DNNKVNN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp: “Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, nhất là tổ chức Đảng trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” [36, tr. 259-260], trong đó, có nhiệm vụ tăng cường quản lý đảng viên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các tổ chức Đảng trong các DNNKVNN phát triển còn chậm, hiệu quả hoạt động còn thấp. Công tác phát triển đảng viên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc quản lý đảng viên còn bị coi nhẹ hoặc lúng túng, chưa có hiệu quả và chưa trở thành nền nếp. Nguyên tắc, quy trình, thủ tục quản lý đảng viên còn bị vi phạm. Nhiều đảng viên không chuyển đảng về tham gia sinh hoạt đảng tại nơi làm việc do ở đó chưa thành lập được chi bộ hoặc do cố tình giấu diếm tổ chức, không dám công khai mình là đảng viên. Do không được tổ chức đảng quản lý có hiệu quả nên việc phát huy vai trò của đảng viên hết sức hạn chế và uy tín của đảng viên bị giảm sút, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong DNNKVNN bị mờ nhạt. Chính vì vậy, tăng cường quản lý đảng viên trong các DNNKVNN là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống toàn diện các giải pháp khả thi phát huy ưu điểm; khắc phục những khuyết điểm hạn chế về công tác quản lý đảng viên; tăng cường quản lý đảng viên trong các DNKNN ở ĐBSH trong những năm tới góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp thực sự là vấn đề cấp thiết và cấp bách hiện nay. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài:“Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay" làm luận án tiến sỹ góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn cấp thiết đang đặt ra. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH, luận án đề xuất các giải pháp khả thi tăng cường quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp đó đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ