1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ tiểu thuyết tắt lửa LÒNG đến CHUYỆN TÌNH LAN và điệp

26 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 333 KB

Nội dung

Tuy vậy, phải chờ đến những năm 1930-1945 thì tiểu thuyết Việt Nam mới gặt hái được những thành tựu đáng kể từ những cây bút như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ T

Trang 2

Môn: NGUYÊN LÝ VĂN HỌC SO SÁNH

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học khóa 2 - Đại học Văn hiến

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3 1/ Lâm Hữu Tặng

2/ Trần Quốc Văn 3/ Thạch Hoàng Xuân 4/ Trịnh Đình Hồng Trang 5/ Bùi Thị Thu Hiền

6/ Lê Thị Hiền 7/ Trần Thị Minh Chánh 8/ Trần Thị Hà

Trang 3

MỤC LỤC:

I - Dẫn nhập: ……… Trang 4

II – Khái quát chung về hai thể loại

(tiểu thuyết và video cải lương)……… Trang 4

1 Về nguồn gốc ……… Trang 5

2 Về chất liệu ……… Trang 5

3 Đặc trưng thể loại ……… Trang 6 III – Nội dung chính: ……… Trang 6

1 Những điểm giống nhau : ……… Trang 6 1.1 Cốt truyện ……… Trang 6 1.2 Nhân vật ……… Trang 7 1.3 Tư tưởng ……… Trang 8

2 Những điểm khác nhau : ……… Trang 8 2.1 Hoàn cảnh sáng tác, tiêu đề ………Trang 8 2.2 Dung lượng, tình tiết ………Trang 9 2.3 Ngôn ngữ ……….Trang 18 2.4 Nhân vật ……… Trang 23 2.5 Sức ảnh hưởng của hai tác phẩm ……… Trang 25

IV – Kết luận: ………Trang 26

Trang 4

TỪ TIỂU THUYẾT “TẮT LỬA LÒNG” CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN ĐẾN VIDEO CẢI LƯƠNG “CHUYỆN TÌNH LAN VÀ ĐIỆP”

(của soạn giả Loan Thảo, chỉnh lí: Thế Châu, đạo diễn Sân khấu: NSND Diệp

Lang, đạo diễn truyền hình: Yên Sơn)

I - Dẫn nhập: (Phát đoạn video clip)

Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hưng Yên Ông là nhà văn nổi tiếng và để lại cho di sản văn học nghệ thuật với hơn hai trăm truyện ngắn, gần ba mươi truyện dài và nhiều tiểu luận văn học khác

Loan Thảo tên thật là Nguyễn Tấn Vị (1942 – 1982), ông là soạn giả cải lương và là tác giả của nhiều bài vọng cổ nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được Nguyễn Công Hoan viết vào năm 1933 và

sau đó được soạn giả Loan Thảo chuyển thể thành tác phẩm sân khấu – vở cải

lương “Chuyện tình Lan và Điệp” vào năm 1972 Và sau khi được thực hiện

quay video lần đầu tiên (kịch bản: Loan Thảo, chỉnh lí: Thế Châu, đạo diễn sân khấu: NSND Diệp Lang & đạo diễn truyền hình: Yên Sơn) với NSƯT

Trọng Hữu vai Điệp, NSND Lệ Thủy vai Lan, tác phẩm này đã tạo được tiếng vang lớn và nhận được sự đón nhận mạnh mẽ từ khán giả mộ điệu Từ tiểu

thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan đến vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” của Loan Thảo là một chuyển thể đặc sắc, viết nên câu chuyện

tình yêu lãng mạn những cũng đầy nước mắt

II – Khái quát chung về hai thể loại (tiểu thuyết và video cải lương):

Cùng với hội họa, điêu khắc, âm nhạc thì văn học và điện ảnh cũng được coi

là một loại hình nghệ thuật Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng sử dụng một chất liệu nhất định trong tự nhiên để xây dựng hình tượng và tạo nên những nét đặc trưng riêng Cái độc đáo ở đây chính là trong quá trình tồn tại và phát triển, các loại hình nghệ thuật này đã có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, làm đề tài cho nhau để cùng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật

Trang 5

đặc sắc, có giá trị thẩm mĩ cao Một trong những sự ảnh hưởng ấy chính là mối quan hệ tương tác giữa văn học và điện ảnh.

Khái niệm văn học và điện ảnh là hai phạm trù khá rộng Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một phạm trù hẹp hơn, đó là đi

vào so sánh tiểu thuyết và video cải lương.

1 Về nguồn gốc:

Nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết ra đời ở Châu Âu vào thời đại cuối cùng của nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp huy hoàng Ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất hiện sớm từ thời Ngụy Tấn (thế kỉ III - IV) nhưng sang đến thời Minh thì nó đạt đến đỉnh cao với một loạt những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như:

“Tam quốc diễn nghĩa” (La Quán Trung), “Thủy hử” (Thi Nại Am), “Tây du kí” (Ngô Thừa Ân)… Còn ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn vào khoảng thế kỉ XVIII với thiên kí lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” Đây được coi là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên, có giá trị văn học đặc sắc Tuy vậy, phải chờ đến những năm 1930-1945 thì tiểu thuyết Việt Nam mới gặt hái được những thành tựu đáng kể từ những cây bút như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…

Về thời gian ra đời của cải lương, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể

từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng “Gia Long tẩu quốc” được công diễn

tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi,

mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ ” Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình

thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ Vậy, tiểu thuyết là thể loại có nguồn gốc từ nước ngoài, ra đời từ thời cổ đại, còn cải lương là sản phẩm của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam thời hiện đại

2 Về chất liệu:

Tiểu thuyết là một thể loại của văn học Bởi vậy, cũng giống như văn học, tiểu thuyết cũng xây dựng hình tượng bằng ngôn từ Ngôn từ ấy phải mang tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng Thông qua hệ thống ngôn từ

ấy, người đọc cảm nhận, hình dung, tưởng tượng ra cuộc đời, số phận, tính cách của các nhân vật và cả xã hội mà nhân vật đó đang sống cũng như tư tưởng, tình cảm, thái độ, cách đánh giá của nhà văn

Chất liệu của cải lương vô cùng phong phú, cụ thể ở đây là video cải lương: ngôn từ và giai điệu âm nhạc (nằm trong kịch bản thể hiện vai trò của soạn

Trang 6

giả), âm nhạc (thể hiện vai trò của thầy đờn), giọng ca và khả năng diễn xuất (thể hiện vai trò của nghệ sĩ), ý tưởng dàn dựng (thể hiện vai trò của đạo diễn sân khấu), các góc máy quay hình, cách dàn dựng hình ảnh, lồng nhạc (thể hiện vai trò của đạo diễn truyền hình và cả ekip quay phim, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, …), phục trang, thiết kế cảnh trí, đạo cụ …

3 Đặc trưng thể loại:

Tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung là nghệ thuật biểu hiện, nghệ thuật thuần túy và nó là sáng tạo của cá nhân Bởi vậy, nó mang đậm dấu ấn cá nhân và dấu ấn thời đại Độc giả tiếp nhận nó như “thì quá khứ” thông qua hồi

ức, tưởng tượng… Bởi sự việc xảy ra trong tiểu thuyết khi đến với người đọc

luôn ở vào cái thế là việc đã rồi

Còn video cải lương là nghệ thuật tổng hợp (kết hợp giữa các yếu tố biểu diễn, tạo hình, diễn xuất, ca hát, kĩ thuật quay hình, …) Hay nói cách khác, đó

là sự kết hợp giữa nghệ thuật và kĩ thuật Cải lương là sáng tạo của tập thể,

khán giả tiếp nhận như “thì hiện tại” tức là có thể nhìn thấy, nghe thấy trực

tiếp thông qua diễn xuất của diễn viên

III – Nội dung chính:

1 Những điểm giống nhau:

1.1 Cốt truyện :

Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan và vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” của soạn giả Loan Thảo, do Thế Châu chỉnh lí đều xoay quanh cốt truyện tự sự: tình yêu của Lan và Điệp Đây là một câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhưng đầy trắc trở Từ khi Điệp và Lan còn bé, gia đình hai bên

đã hứa hôn sau này khi trưởng thành sẽ cho đôi trẻ nên duyên chồng vợ Do mắc mưu quan phủ Trần, Điệp phải phụ tình Lan để cưới Thúy Liễu - con gái quan phủ Trần Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa xin cắt tóc đi tu Khi Điệp gặp lại Lan thì cô lâm trọng bệnh rồi nhắm mắt lìa đời

Nhìn chung, cốt truyện của cả hai tác phẩm có những điểm chung sau:

Trang 7

Nhân vật

Diễn biến

Gia đình ông Tú:

Ông Tú, Lan

Gia đình Bà Cử:

Bà Cử, Điệp

Gia đình Ông bà phủ Trần: ông bà phủ Trần , Thúy Liễu Phần trình

bày

Gia đình ông Tú và bà Cử đã đính ước chuyện

hôn nhân cho Lan và Điệp

Gia đình ông Tú đã cưu mang, giúp đỡ gia đình bà

Cử trong cảnh mẹ góa con côi

Điệp mắc mưu ông phủ Trần, nên phải cưới Thúy Liễu phụ tình

Lan Lan buồn bã đi tu

Đỉnh điểm

cao trào, và

phần mở

nút thắt

Điệp gặp Lan lần cuối khi Lan lâm trọng bệnh và

sau đó Lan chết

Từ nguyên tác “Tắt lửa lòng”, tác phẩm này đã được chuyển thể thành cải lương, kịch, chèo như dạng tích kinh điển được diễn đi diễn lại nhiều lần, và cũng đã dựng thành phim Bên cạnh đó, cùng sự phổ biến bởi âm nhạc, có thể nói: phổ biến khắp nước Việt Nam không ai không biết đến “Chuyện tình Lan

và Điệp”

1.2 Nhân vật:

Hệ thống nhân vật, số lượng nhân vật của hai tác phẩm sẽ có những thay đổi Tuy nhiên, về cơ bản hai tác phẩm xoay quanh cuộc đời, số phận, và tính cách của hai nhân vật chính là: Lan và Điệp

Ở tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” và vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” đều

có điểm chung là: tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện, cùng những tình tiết bất ngờ, éo le Cả Lan và Điệp đều có một tình yêu thủy chung, son sắt

Trang 8

Những nhân vật được giữ lại khi chuyển từ tiểu thuyết sang video cải lương: Lan, Điệp, Thúy Liễu, bà Cử, ông Tú, vợ chồng ông phủ Trần

1.3 Tư tưởng :

Trong tất cả các yếu tố tạo thành tác phẩm thì tư tưởng có vai trò quan trọng nhất vì nó có tác dụng chỉ đạo đối với toàn bộ tác phẩm Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” và vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” thì tư tưởng tác phẩm được biểu hiện tập trung qua hệ thống nhân vật; từ những khái quát hóa riêng biệt của từng nhân vật chính, tác phẩm sẽ dẫn người đọc đến một khái quát chung rộng lớn cho toàn tác phẩm Cả Nguyễn Công Hoan và soạn giả Loan Thảo đều thể hiện chung một cách nhìn, cách cảm trước bi kịch tình yêu, bi kịch cuộc đời của đôi trẻ Lan - Điệp Đó là sự ngợi ca tình yêu chân thành, thủy chung, vị tha; đó là sự xót xa, nghẹn ngào, thương cảm trước nỗi đau chia lìa;

đó là sự căm phẫn, lên án những mưu đồ đen tối, vụ lợi, chà đạp lên tình yêu chân chính Nhưng phải chăng nó còn thể hiện sự bất lực của con người trước thế lực vô song của đồng tiền, của địa vị trong cái xã hội dở Tây dở Ta bóp nghẹt sự sống của con người? Và khi con người gặp thất bại, bế tắc trong tình yêu thì họ tìm đến nương nhờ cửa Phật để xa lánh bụi trần, để rũ bỏ quá khứ đau buồn, để không phải nhớ, không phải đau và để không bao giờ gặp phải bi kịch ái tình ấy một lần nữa Nhưng tiếng chuông chùa và cuộc sống thanh tịnh nơi cửa Phật vẫn không thể giúp xoa dịu nỗi đau trần thế, con người vẫn phải đối mặt với những đau khổ, những bất công, những ngang trái của cuộc đời

Có lẽ chính vì vậy mà chuyện tình Lan và Điệp tạo được nhiều sự đồng cảm của độc giả, khán giả qua nhiều thế hệ đến như vậy

2 Những điểm khác nhau:

2.1 Hoàn cảnh sáng tác, tiêu đề :

2.1.1 Hoàn cảnh sáng tác:

Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được Nguyễn Công Hoan viết và in trên báo Nhật Tân vào năm 1933 Đây là giai đoạn văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết Trong giai đoạn này, từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học phần lớn là tiểu tư sản ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn của người cầm bút cũng như người đọc sách

Tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan được chuyển thể thành tác phẩm sân khấu qua các phiên bản: vở cải lương “Lan và Điệp” của cố soạn

Trang 9

giả Trần Hữu Trang (năm 1936), kịch nói “Lan và Điệp” do Ban kịch nói Kim Cương trình diễn (1970), vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” của soạn giả Loan Thảo viết và Thế Châu chỉnh lí thu thanh năm 1972 với Chí Tâm vai Điệp, NSƯT Thanh Kim Huệ vai Lan, sau đó vở này được quay video với NSƯT Trọng Hữu vai Điệp và NSND Lệ Thủy vai Lan, …

2.1.2 Tiêu đề :

Tiêu đề “Tắt lửa lòng” mang đậm chất văn học, tiêu đề gợi cho người đọc sự suy nghĩ, liên tưởng đến nỗi thất vọng, buồn bã, nguội lạnh trong tâm hồn Và chính tiêu đề đó khiến cho người đọc tò mò tìm đến với tác phẩm xem đó như thế nào? Trong câu chuyện đó có những ai? Và lửa lòng ai đã tắt? Tiêu đề hàm chứa nhiều ẩn ý, nhiều bí ẩn để người đọc suy nghĩ Cụm từ “tắt lửa lòng” đã từng được Nguyễn Du dùng trong “Truyện Kiều”, khi Kiều quyên sinh, gieo mình xuống sông tự tử, được sư Giác Duyên cứu giúp đưa về am cùng tu hành:

“Mùi thiền đã bén muối dưa, Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng

Sự đời đã tắt lửa lòng,

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!

Dở dang nào có hay gì,

2.2 Dung lượng, tình tiết:

2.2.1 Dung lượng:

Do đặc trưng riêng của từng thể loại cũng như ý đồ nghệ thuật của mỗi tác giả nên dung lượng của hai tác phẩm ở hai thể loại này khác nhau Câu chuyện trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” được thể hiện bằng ngôn ngữ, là sản phẩm của

cá nhân nhà văn Nguyễn Công Hoan Ông đã thỏa sức thể hiện tư tưởng, suy nghĩ của mình cũng như những thủ pháp nghệ thuật vào trong tác phẩm Ở thể

Trang 10

loại này, không bị giới hạn về dung lượng, thời gian, không gian nên trong quá trình sáng tác, nhà văn dễ dàng sáng tạo với số lượng nhân vật không hạn định, với những tình tiết theo ý tưởng của mình Ở tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” đã thể hiện với 19 chương.

Ở video cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”, soạn giả tập trung vào mối tình của Lan và Điệp, đây là câu chuyện bi đát, đau khổ của hai người yêu nhau nhưng không đến được với nhau Do đó, để tập trung vào câu chuyện về mối tình này, mà khi chuyển thể, soạn giả Loan Thảo đã lượt bỏ đi những tình tiết trong tiểu thuyết Trong cải lương kể đến mối tình của Lan và Điệp, hai người yêu nhau và gia đình hai bên đã hứa hôn từ nhỏ Rồi vì hoàn cảnh nên Điệp phải cưới Thúy Liễu, Lan buồn bã tìm quên trong lời kinh tiếng kệ Điệp sống với vợ không có hạnh phúc, sau này trở về tìm Lan Lan vì đau buồn, gởi thân nơi cửa Phật mà lòng còn nặng tình xưa nên lâm trọng bệnh Điệp đã tìm

đến để gặp Lan lần sau cuối Trong cải lương chỉ tập trung vào câu chuyện

này, không nhắc đến về cuộc đời của Vũ (con của Thúy Liễu) cũng như cuộc sống của Thúy Liễu sau này như trong tiểu thuyết Do giới hạn về thời gian, không gian, cũng như đặc trưng của thể loại, nên dung lượng của video cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” sẽ giảm bớt đi so với tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” Vở này được gói gọn với khung thời lượng hai giờ năm phút

2.2.2 Tình tiết:

Mặc dù khi chuyển thể sang cải lương, Loan Thảo đã giữ lại câu chuyện chính là mối tình của Lan và Điệp, nhưng để cho phù hợp với thể loại cải lương phục vụ công chúng đặc biệt là khán giả ở miền Nam nên ông đã thay đổi một số tình tiết so với tiểu thuyết Sự thay đổi ấy đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao

- Trước hết, ở phần đầu tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” xuất hiện chi tiết Lan sai người ở sang nhà Điệp xin đỗ (ở đây là hạt đậu), lúc đó Điệp mới đi thi về Câu chuyện lấy bối cảnh thời phong kiến tại Việt Nam với nhằng nhịt những mối quan hệ xã hội phân cấp, cao thấp giàu nghèo và sự bó buộc trong quan hệ nam nữ không được tự do giao lưu và luôn luôn giữ kẽ khiến truyện đặt mối tình Lan Điệp vào những hoàn cảnh rất thực của một đôi trẻ yêu nhau mà chẳng bao giờ được thể hiện thẳng ra, khiến nó mang tính kín đáo, rất thâm trầm và cũng lãng mạn bởi sự xa cách Mối tình của lan và Điệp vừa ý nhị, e

lệ, thẹn thùng, dễ thương lại có lúc đau khổ thương tâm Chi tiết này không có trong cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”:

Trang 11

“- Thưa cậu nhà có đỗ không, cậu cho tôi xin một bát.

- Anh xin đỗ làm gì?

- Tôi không biết.

Điệp nhanh trí hiếu ngay Tự nhiên chàng thấy trong lòng hồi hộp, bèn hỏi gặng:

- Anh không biết? Ai sai anh đi xin?

- Thưa cậu, cô tôi.

Điệp lặng người một lát:

- Ông có nhà không?

- Thưa cậu, ông tôi đi vắng từ hôm qua, chiều mới về.

- Anh về nói rằng nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa thì thế nào cũng có.

- Anh về nói rằng nhà tôi hiện nay không có đỗ, nhưng ít lâu nữa thì thế nào cũng có…”

(Chương I - THÔI CÒN CHI NỮA MÀ MONG)

Ở cuối chương IV – KHOA, khi Điệp thọ ơn ông phủ Trần để Điệp thi đỗ chàng mừng vui khôn xiết, hình ảnh của “đỗ” như thay lời nói của hai người, như thay lời trả lời của Điệp đối với Lan về công danh của mình Chi tiết này ở

cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” không có: “Điệp phớn phở ôm bọc quần

aó ra đến bờ sông, sung sướng nghĩ đến công đèn sách ngót mười năm Nhưng chàng phải làm cho Lan giật mình về tin mừng này, chàng bèn chịu khó cuộc

bộ sang đầu cầu Gia Lâm, để bớt được vài xu, mua một nắm đỗ Chàng gói đỗ vào tờ giấy, bỏ cẩn thận vào trong túi Xe tới chợ Gỏi, Điệp hăm hở về làng Lúc này thì Điệp thấy cái gì cũng vui và đẹp cả Chàng chênh vênh vào đằng hắng một tiếng rõ to Lan vừa ngẩng đầu lên, chàng giơ thẳng cánh, ném cả gói đỗ vào sân rơi tung tóe Lan mỉm cười hiểu ý, kẽ gật đầu…Điệp gật đầu,

nở nang từng khúc ruột.”

- Trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” những chi tiết nói về tâm trạng của Điệp nhiều, đặc biệt là những đoạn tương tư của Điệp sau khi được Lan mở lời Ở trong chương IV – KHOA, còn xuất hiện chi tiết về giấc mơ và lá thư của Điệp viết khi nhớ Lan, những dòng chữ chất chứa tình cảm nỗi nhớ mong dành cho Lan.Ở chương này có lẽ nhà văn Nguyễn Công Hoan đã miêu tả được khung cảnh rất lãng mạn đi vào lòng người với cánh đồng xanh ngắt, trời rộng bao la, gió mát …

“…Tôi thấy cô cùng tôi đi trên con đường giữa một cánh đông mông mênh bát ngát Trời xanh mây xám chen màu Hai bên, lúa râm vàng Ta cứ giong ruổi

Trang 12

con đường đi mãi, rồi… tới chân một quả núi cao Thấy trên đỉnh có cái nhà năm tầng bỏ không, cô bèn rủ tôi lên xem Nguyên tôi vẫn ước có một ngày được cùng cô chon von ở một nơi cao vút, xa cái xã hội có người, nên tôi thích lắm, chẳng quản chi những nỗi khó nhọc… Trời tuy đã sang thu nhưng vẫn nắng, cái nắng hanh vàng lạt mà gay gắt Hoa rừng sặc sỡ như gấm giải, cái

đỏ, cái vàng, cái hồng, cái tím, có thứ tròn trắng như núm bông trên mũ trẻ con, có thứ lua tua rủ xuống, như đánh đu dưới cái cành cây ẻo lả…”

(Chương IV – KHOA - TẮT LỬA LÒNG)

- Đoạn Điệp với Lan gặp nhau, Điệp hỏi Lan về lá thư chàng gởi muốn từ chối chuyện hôn nhân vì chàng cảm thấy không xứng đáng với Lan được thể

hiện ở hai không gian khác nhau Ở tiểu thuyết (nằm ở chương III – SỰ TÌNH CỜ) thì hai người men theo bờ ruộng và đến chỗ khuất thì ngồi xuống cùng

tâm sự Còn ở cải lương thì đó ở không gian nhà của Điệp Nếu ở tiểu thuyết cho người đọc đọc được lá thư của Điệp gởi cho Lan, và sau đó là nỗi lòng, suy nghĩ của Lan khi đọc lá thư đó thì ở cải lương, người xem sẽ không đọc được cụ thể nội dung lá thư đó, nhưng qua cuộc trao đổi của Lan với Điệp, qua lời ca, người xem đã hiểu được nội dung lá thư đó nói những gì Đặc biệt, Loan Thảo đưa 8 câu Nam Xuân vào đây rất hợp lí Bởi tính chất của bài Nam Xuân dùng trong hoàn cảnh chỉ hơi thoáng buồn, có tính thanh thản, ung dung, nhẹ nhàng Trong hoàn cảnh này, tâm trạng của Lan hơi thoáng buồn và muốn giải bày nhưng suy nghĩ của mình cho Điệp

(Phát clip)

“Điệp: Lan!

Lan: Bộ mới dìa hả?

Điệp: À! Tôi mới về Lan! Lan có nhận được thơ tui gởi chưa?

Lan: Dạ…rồi!

Điệp: Lan có đọc chưa?

Lan: Dạ … rồi!

Điệp: Mà Lan có đọc kĩ chưa?

Lan: Nè! Nhăn nheo hết vầy sao hỏng kĩ

Điệp: Vậy, vậy Lan có hiểu được lòng tôi không?

Trang 13

Lan: Hiểu chứ sao không Nhưng mà … ác quá à! Tui hiểu bụng người

ta mà người ta hỏng hiểu cho cái bụng dạ của tui

Điệp: Đó là vì tui muốn Lan không phải buồn phải khổ.

Lan: Nếu không muốn cho tui khổ sao còn biên thơ nói vậy, mà hồi nào

tới giờ, có khi nào tui mở miệng than thở với ai đâu Khi biết … biết cha mẹ hai nhà đã hứa với nhau

NAM XUÂN:

Thì tui như cuộc đời tui đã gởi trọn cho người … ta.

Coi như yên phận rồi dù hỏng có nói ra.

Từ mấy năm qua, Khi gần nhưng lúc xa.

Dù chưa có nói lại nói qua, Nhưng đã coi như một nhà, Tui coi bác như mẹ già, Tui nghĩ anh cũng thiệt thà,

Ai dè! Người ta cũng tính gần tính xa

Điệp: Lan! Tui, Tui cũng thương Lan hết dạ hết lòng,

Nhưng sợ Lan khổ Lan buồn, Khi có một tấm chồng,

Tương lai thật là tối tăm.

Lan: Cái chuyện tương lai ai mà biết được,

Vui sướng hay buồn phiền cũng do số phận mà thôi.

Hay là tại tui dốt nát quê mùa, Nên người ta bày điều đặng đổi thay”

- Ở tiểu thuyết, khi Điệp nhắc đến ông phủ Trần và việc sắp phải thọ ơn ông thì bà Cử và Điệp qua hỏi ý kiến của ông Tú và Lan với những tình tiết hết sức

Ngày đăng: 25/03/2015, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w