Hầu (bếp Sạc)
Trong tiểu thuyết là người sai vặt
Do tính chất biểu diễn nên đã pha chút hài hước, và đây là người cho Điệp hay vụ cái thai
trong bụng Thúy Liễu không phải là con của
Điệp.
Tăng thêm sự chú ý từ người xem, và yếu tố hài sẽ mang lại tiếng cười cho người xem, đỡ nhàm chán khi phải đối diện với
cái bi trong suốt vở tuồng. Tùy vào đặc trưng của từng thể loại, cùng sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong từng thời đại mà tác giả hay soạn giả lựa chọn những chi tiết, hình ảnh, hành động, lời nói của các nhân vật trong tác phẩm của mình sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
2.5. Sức ảnh hưởng của hai tác phẩm:
- Tiểu thuyết là một thể loại của văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu chính. Do đó khi tiếp nhận, người đọc phải cảm nhận bằng trái tim, bằng tâm hồn, và cũng đồng sáng tác với nhà văn.
- Video cải lương là loại hình giải trí, khi tiếp nhận chúng ta phải tiếp nhận bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, …
Có “Tắt lửa lòng” mới có “Chuyện tình Lan và Điệp”.
IV- Kết luận:
Tiểu thuyết là một thể loại của văn học, với ngôn từ là chất liệu chủ yếu, do đó khi tiếp nhận ở thể loại này, người đọc sẽ đọc bằng cảm cảm xúc, tâm trạng, tư duy, suy nghĩ và vốn sống của mình … để “sống” cùng tác phẩm và đồng sáng tác với nhà văn, với tác giả. Đồng thời người đọc sẽ tìm tòi để hiểu thêm về những điều mà tác giả muốn nói, có thể mình chưa biết để bổ sung thêm tri thức cho mình.
Đối với tác phẩm thuộc thể loại giải trí như video “Chuyện tình Lan và Điệp” thì người tiếp nhận sẽ cảm thụ tác phẩm bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, bằng niềm đam mê cải lương, đam mê âm nhạc truyền thống, và hâm mộ nghệ sĩ.
Do đó, từ tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan đến video cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” là một quá trình truyền tải, tiếp nhận và sáng tạo. Kết quả của quá trình ấy đã tạo nên sự thành công trong lĩnh vực sân khấu cải lương. Ở đây, sự cộng hưởng của hai loại hình nghệ thuật và câu chuyện tình của Lan và Điệp đã được đông đảo công chúng gần xa biết đến thông qua hai loại hình nghệ thuật trên, và các thể loại khác như: tân nhạc, phim, … khiến cho câu chuyện tình yêu của Lan và Điệp sẽ được lưu giữ bền lâu trong tâm trí khán thính giả gần xa trong và ngoài nước.
Tư liệu tham khảo:
1/. Tác phẩm văn học Việt Nam chọn lọc – Nguyễn Công Hoan – Tắt Lửa Lòng – NXB Hội nhà văn năm 2006.
2/. Video cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” – với đạo diễn sân khấu: NSND Diệp Lang, đạo diễn truyền hình: Yên Sơn.