Nhà nước có chính sách học bổng, trợ cấp xã hội đối với các đối tượng học sinh đặc biệt như: học sinh khá, giỏi, đối tượng được hưởng chính sách xã hội, học sinh là người thuộc dân tộc t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Hoàng Thị Kim Quế
Trang 3QUYỂN TRẺ EM VẢ NÂNC, CAO HIỆU QUẢ CUA S ự Đ IÍĨU CHỈNH PHÁP LUẬT 68
3.1 Thực trạng hệ thông p h á p luật bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
Trang 74.Tình hình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền trẻ em.
Trang 161.2.Tổng quan về điều chỉnh pháp luật đòi với trẻ em.
1.2.1.Khái niệm (tiều chính pháp luật về quyền trẻ em.
1.2.1.1.Một sô nét đặc thù của sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em.
Trang 27Với tư cách là ngành luật chủ đạo trong hệ thông pháp luật luật nhà nước quy định những vấn đề c ơ bản như: chế độ chính trị, bản chất của nhà nước, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, quy tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ c ơ bản của công dân mang tính nguyên tắc và làm nền tảng cho các ngành luật khác trong hộ thống pháp luật Viột Nam Trong luật Hiến pháp trẻ
em được xem là một công dân đặc biệt V ì vậy, Luật Hiến pháp bên cạnh việc xác lập
c ơ bản quyền trẻ cm với tư cách là quyền con người, còn quy định các quyển cơ bản
của trỏ em bao gồm các quyền được bảo vệ chăni sóc và giáo dục Đồng thời Hiến pháp còn quy định trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện các quyền này để trẻ em được hưởng các quyền đã ghi trong Hiến pháp.
Hiến pháp với tư cách là nguồn cơ bản của luật nhà nước chứa dựng các quy định quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Có thể thấy-tiến trình phát triển của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong luật nhà nước qua các bản H iến pháp V iệ t Nam
Lịch sử xây dựng và trưởng thành của nhà nước Việt Nam của dân do dân và vì dân đã được đánh dấu bằng bôn bản Hiến pháp gọi theo năm ban hành: Hiến pháp
1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 Các quy định về quyền trẻ
em đồu được cả bốn bản Hiến pháp ghi nhận trong chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tuy nhicn, do xuất phát từ những khác biệt và đặc điểm chính trị, kinh
tế, xã hội của từng thời kỳ mà mỗi bản Hiến pháp có những quy định khác nhau về quyển trẻ em.
Bản H iến pháp đầu tiên của c h í n h quyền nhân dân là Hiến pháp 1946 Trong
bản Hiến pháp này ngoài việc quy định các quyền của trẻ em chung với quyền công
d â n Hiến pháp còn xác định đảm bảo cho trẻ em được giáo dục, giáo dưỡng Nhà nước
bảo đảm cho trẻ em dược hưởng các quyền học tập, giáo dục và chăm sóc Không chỉ dừng lại ở quy định chung Nhà nước còn có chính sách trợ giúp đối với học trò nghèo
để đảm bảo trẻ em nghèo có quyền học tập Chỉ với số lượng nhỏ (2điều; Đ iều 14, 15), Hiến pháp 1946 đã đặt nền tảng cơ sở pháp lý đầu tiên khẳng định các quyền thiêng
Trang 28Trên cơ sở Hiến pháp 1946, phát huy những nét tiến bộ của chính quyền nhân dân, Hiến pháp 1959 đã rất đúng đắn khi gắn quyền lợi của trẻ em với quyền lợị của người phụ nữ Người sinh thành nuôi dưỡng dạy dỗ gần gũi ngay khi đứa trẻ mới hình thành.
Đến Hiến pháp 1980, trên cơ sử kế thừa và phát triển những quy định trong các bản Hiến pháp trước đã quy định thêm trong Điểu 65 Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em , làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được đảm bảo” Như vậy, Hiến pháp I98Ơ bên cạnh trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dạy, bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì còn xác định đây là vấn đề đặt ra cho Nhà nước và xã hội.
Hiến pháp 1992, các quy định về quyển tic em đã trở thành một chế định hoàn chỉnh chứ không phải là những quy định riêng iẻ tẻ như là các bản Hiến pháp trưóc Quy định về quyền trẻ em được đề cập đến ở nhiều điều luật vói nội dung toàn diện hơn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của cả xã hội, phù hợp với các quy định chung của pháp luật quốc tế Vớ i bản chất tốt đẹp của chế độ X ã hội chủ nghĩa, trong Hiến pháp 1992 vấn đề quyền trẻ em đã được nhìn nhận một cách bao quát, bao gồm: quyền học tập, chăm sóc và hảo vệ về mọi mặt: sức khoẻ, thể châì Nhà nước có các chính sách vé học phí, học bổng đối với trẻ em năng khiếu, trẻ em tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn Hiến pháp đặc hiệt nhấn mạnli rằng nghĩa vụ, hảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là nghĩa vụ cua cá gia đình, nhà nước và xã hội.
2.Luật Q uốc tịch.
Luật Quốc tịch V iệ t Nam là một ngành luật điếu chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân M ô i quan hệ này xác định clịa vị pháp lý của cá nhân bao gồm quyển và nghĩa vụ và những bảo đảm pháp lý để các quyền và nghĩa vụ được thực hiện Như vậy, quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ giữa một cá nhân với một Nhà nước nhất định Người có quốc tịch một mặt phải chịu sự tài phán tuyệt đối của Nhà nước, mặt khác được Nhà nước bảo hộ thực hiện đầy đủ các năng lực pháp luật, không phán biệt phạm vi cơ trú.
Trang 29Hiến pháp 1992 thừa nhận trỏ em là công dân đặc biệt dược gia dinh, Nhà nước
và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Quyền có quốc tịch vừa là nhu cầu vừa là quyền nhân thân thiêng liêng của mỗi trẻ em.
Trỏ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, các cm cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biột, kể cả sự bảo vệ thích hợp vổ mặt pháp lý sau khi ra đời Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản đó, Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định: “Trẻ
em phải được dăng ký ngay lập tức sau khi sing ra và có quyền có họ tên, có quyền có quốc tịch ”( Đ iều 7, khoản 1) Các quốc gia thành viên phải: “ cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của m ình, kê cả quốc tịch, họ tên và các quan
hệ gia đình được pháp luật thừa nhận mà không có sự can thiệp phi pháp” (Đ iều 8, khoản 1 ).
Nhà nước ta, kể từ khi xây dựng chính quyền nhân dân, luôn coi trọng chế định quốc tịch Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ Tịch Hồ C hí M in h đã ký ban hành Sắc lệnh 53 /S L ngày 20 tháng 10 năm 1945, quy định quốc tịch V iệ t Nam sắc lệnh đã khẳng định quyền thiêng liêng của trẻ em là quyền có quốc tịch và đảm bảo cho trẻ
em sinh ra trên lãnh thổ V iệ t Nam không rơi vào tình trạng không quốc tịch.
Kê thừa và phát triển các quy định tiến hộ của pháp luật vé quốc tịch, Quốc Hội khoá 8, kỳ họp thứ 3, ngày 28- 6 - 1988 đã thông qua Luật quốc tịch V iệ t Nam Luật quốc tịch năm 1988 đã khẳng định nguyên tắc quyền có quốc tịch của trẻ em, thực sự
là cơ sở pháp lý bảo vệ cho trẻ em quyền có quốc tịch, xác định và hình thành ý thức cho trẻ em mang quốc tịch V iệ t Nam về niềm vinh dự được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân.
D o điểu kiện đất nước có nhiều thay đổi, để phù hợp với thực tiễn của đất nước
và xu thế của thế giới, tại kỳ họp thứ 3, ngày 20 -5 - 1998 , Quốc hội khoá X đã thông qua Luật quốc tịch Luật quốc tịch lần này tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Nhà nước ta đảm bảo cho trẻ em từ khi sinh ra có quyền được có quốc tịch Luật
đã khẳng định quyén nhân thân thiêng liêng của trẻ em là có quốc tịch, theo đó xác định quyền, lợi ích các em được hưởng và những bổn phận công dân của các em.
Trang 30Khi nói về quốc tịch của trẻ em tức là đề cập đến quan hộ giữa Nhà nước với trẻ
em từ góc độ trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà Iiước trong việc bảo vệ quyển và lợi ÍC Ỉ1
hợp pháp của trẻ em Luật Ọuốc tịch thông thường quy định về sự có, mất, thay đổi quốc tịch của trẻ em, thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề quốc tịch Từ góc độ hảo vệ quyền trẻ em, Luật quốc tịch thể hiện mối quan hệ hữu cơ gắn bó và tác động qua lại giữa Nhà nước và trẻ em là công dân, làm phát sinh quyển, nghĩa vụ của công đAn Viột Nam đối với Nhà nước và quyển trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân Với phạm vi điều chỉnh như vậy Luật Quốc tịch trở nên có ý nghĩa rất quan trọng (rong viộc bảo vộ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ĐAy là cơ sở pháp lý háo vệ cho trẻ
em quyền có quốc tịch, xác định và hình thành y thức cho trẻ em Việt nam vể niềm vinh tiự được mang quốc lịch Việt Nam.
3 L u ật Hành chínli.
Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, phát triển trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tức là những quan hệ xã hội phát sinh, phát triển trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước Luật Hành chính là ngành luật có phạm vi điều chỉnh rông, bao trùm hẩu hết'các Imh vực của đời sông xã hội, như: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục - khoa học, trật tự an toàn xã hội Hoạt động quản lý nhà nước nhằm tạo lập trật tự cho xã hội.
Trẻ em với tư cách là một hộ phận hợp thành của công dân, là loại chủ thể đặc biệt tham gia vào hầu hết các quan hệ xã hội, vì thế cũng là đối tượng của Luật Hành chính Trẻ em thường tham gia các lĩnh vực hoạt động như: học tập, vui chơi, giải trí hay các lĩnh vực hoạt động như giáo dục, y tế tiều chịu sự quản lý của Nhà nước Chính vì vây, luật hành chính xác định trẻ em là đối tượng đặc biệt khi tham gia vào các quan hộ pháp luật hành chính, cần được quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ đặc biệt so với các chủ thể khác Do đó, trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, luật hành chính
đã có các quy định riêng áp dụng cho trẻ em.
Trong lĩnh vực giáo dục, để bảo đảm quyền được phát triển của trẻ em, với việc ban hành Luật giáo dục năm 1998, rất nhiều các quy định trong luật nhằm bảo đảm
Trang 31cho trẻ em có cơ hội được học tập, phát triển, như: chính thức công nhận giáo dục mầm non, bao gồm cả nhà trẻ và mẫu giáo vào hệ thống giáo dục quốc dân, quy định phổ cập tiểu học là bắt buộc và người học không phải trả học phí đối với hộ tiểu học công lập Đ ể tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu, học sinh có kết quả học tập xuất sắc, Nhà nước đã mở ra hộ thống trường chuyên, trường năng khiếu nhằm phát triển tài năng của các em, cho phcp các em được học các lớp đặc biệt, hoặc bắt đầu đi học sớm hơn bình thường, và có quyền “ nhảy lớp” nếu các em có đủ điều kiện Nhà nước có chính sách học bổng, trợ cấp xã hội đối với các đối tượng học sinh đặc biệt như: học sinh khá, giỏi, đối tượng được hưởng chính sách xã hội, học sinh là người thuộc dân tộc thiểu sô ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mổ côi kliống nơi nương tựa, tàn tật
Ngoài ra, để bảo vệ quyền dược sống và phát triển lành mạnh về thể chất cho trẻ, luật hành chính đã có những quy định riêng đối với trẻ em trong việc hưởng những
ưu đãi về chăm sóc y tế, như: trẻ em được khám bệnh, chữa bệnh, dirợc tiêm chủng phòng bệnh, phòng dịch, ngành y tế có trách nhiệm phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ trẻ em (Đ iề u 46, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân), trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh không mất tiền tại các cơ sở y tế Nhà nước (Điều 9, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ).
M ậ t khác, do sự hiến dộng trong đời sống kinh tế xã hội, số lượng trẻ em có hành vi trái pháp luật có xu hướng ngày càng gia tăng, một mặt để bảo vệ các em trước những hành vi lộch lạc, mặt khác nhằm hướng tới việc giáo dục, phòng ngừa chung đôi với việc vi phạm pháp luật ở trẻ em, Luật Hành c h í nh còn quy định trách nhiệm hành
ch ính đối với trẻ em Luật Hành chính có những tịiiy định riêng áp dụng đối với trẻ em
có hành vi vi phạm p h á p luật h à n h chính Với việc ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, việc xử phạt hành chính đối với trẻ em nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ các em nhận thức rõ hành vi sai trái của mình cũng như hậu quả của chúng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tái phạm ờ trẻ em, cho các em được hưởng chế
độ giáo dục đặc biệt nliằni đưa các em hoà nhập lại cuộc sống.
Trang 32Theo quy định của Pháp lệnh, trẻ em từ đù 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử lý hành chính vì những vi phạm do cô ý, hình phạt áp dụng với lứa tuổi này là cảnh cáo
và phạt tiền đến 50 000 đồng mà không kèm hình phạt bổ sung nào.
Trẻ từ đủ 16 đến dưới IX tuổi theo pháp luật hành chính là người đã có đầy đủ năng lực trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm pháp luật hành chính do
m ình thực hiện (với cả lỗi vô ý và cô ý) Tuy nhiên, nếu trẻ em ở lứa tuổi này bị áp dụng hình phạt tiền thì mức phạt ấp dụng sẽ thấp hơn so với mức phạt đôi vói người
Ngoài ra, luật hành chính còn quy định trẻ cm ở độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới
14 tuổi, do còn non nớt trong nhận thức, các hành vi thường mang tính bột phát, nhiều khi đơn giản chỉ là sự a dua, bắt chước các thói hư tật xấu một cách vô thức nên chỉ phải chịu hình thức xử lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
Như vậy, Luật Hành chính bằng những đặc thù riêng của mình góp phần tích cực vào viộc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4 Luật Hình sự, Luật tố tụng Hình sự.
Luật Hình sự là một ngành luật điều chinh môi quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội Người chưa thành niên (N C T N ) là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự Pháp luật hình sự có chính sách hình sự riêng đối với N C T N nhằm bảo vệ
N C T N nói riêng, trẻ em nói chung trên cả 2 mặt: khi họ là đối tượng bị xâm hại và khi họ là chủ thể của tội phạm Khi N C T N là người thực hiện hành vi phạm tội họ phải chịu trách nhiệm hình sự (T N H S ) nhưng việc xem xét T N H S của họ luôn luôn phải đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội Chính sách hình sự đối với N C T N phạm tội nhằm giáo dục, giúp
đỡ người đó sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho
xã hội V ì vậy, đối với N C T N phạm tội chủ yếu áp dụng biện pháp giáo dục, phòng ngừa G ia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện các biện pháp này, điều này thể hiện nhất quán trong những quy định cụ thể của
Trang 33pháp luật hình sự về T N H S thể hiện thông qua: nguyên tắc xử lý, hệ thống hình phạt,
hệ (hống các biện pháp tư pháp đối với N C T N
Luật tô tụng Hình sự - ngành luật hình thức, quy định trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự cũng như quy định quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tô tụng.
Thủ tục tô tụng hình sự đối với N C T N phạm tội là trình tự, thủ tục cần thiết phải được cơ quan tiến hành tô tụng tuân thủ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đôi với vụ án mà bị can, bị cáo là N C T N .
Pháp luật hình sự của Nhà nước ta như đã irình bày khái quát ở trên luôn coi
N C T N là đôi tượng đặc biệt cần được bảo vệ, ngay cả khi các em là chủ thể của các hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự Chính vì vậy, các quy định của pháp luật về thủ tục tố lụng hình sự đối với đối tượng này có những điểm khác hiệt lớn so với thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với người lớn phạm tội Luật tô tụng Hình sự bảo vệ quyển trẻ em bằng cách trao cho các em những quyền tô tụng để trẻ em lự báo vệ quyền của mình, đồng thời quy định những điều khoản cụ thể về tiêu chuẩn của người tiến hành tô tụng, về đối tượng chứng minh, các điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn, vấn đề hào chữa,viộc tham gia của gia đình, nhà trường và các lổ chức xã hội vào tố tụng nhằm đảm hảo cho quá trình điều tra, truy tố, xct xử một vụ án hình sự được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
5 L uật D ân sự, Luật H ôn nhân- gia đinh và Luật tổ tụng Dân sự.
Luật Dân sự với đối tượng điều chỉnh là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các tư liệu sản xuất
và tư liệu tiêu dùng, dịch vụ xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người trong xã hội Với việc coi trẻ em ỉà một thành viôn của đời sống xã hội, Luật Dân sự có các quy định cụ thể nhằm xác định dịa vị pháp lý của trẻ cm trong pháp luật dân sự, bao gồm các quyền, nghĩa vụ và những bảo đảm pháp lý Pháp luật dân sự bảo vệ quyền trẻ em thông qua các quy định cụ thể: giám hộ đối với N C T N , năng lực hành vi của N C T N , trách nhiệm bồi thường thiệt hại của N C T N và do N C T N gây ra, thừa kế
Trang 34Nhằm hảo vệ N C T N khi họ tham gia các quan hệ pháp luật dân sự, pháp luật dân
sự quy định nâng lực hành vi dân sự của N C T N từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi Theo đó luật xác định mọi trẻ em dưới 6 tuổi thì khổng có năng lực hành vi dân sự Người từ đủ
6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, khi thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong quan hệ hưởng quyền thừa kế.
Đ ể bảo vệ quyền nhân thân của trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em sinh ra đều có quốc tịch, dược hưởng các quyền công dân, vì thế tại Đ iều 55 BLDS năm 1995 quy định:
“ M ọ i người sinh ra đều được khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú H ọ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ iheo tập quán hay theo thoả thuận của cha, mẹ Trong trường hợp khỏng xác định được người cha, thì họ của trỏ sơ sinh là họ của người m ẹ” Luật quy định quyền được khai sinh dành cho tất cả mọi trẻ em, kể cả trẻ ein bị bỏ rơi, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều có trách nhiộin đối với vấn dề này.
X u ất phát từ thực tiễn N C T N là người chưa phát triển hoàn thiện về tâm và sinh
lý, vì thế pháp luật dân sự đã có những quy định riêng vế người giám hộ đôi với
N C T N , nhằm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hựp pháp của N C T N Bộ luật Dân sự tại Điều 67, khoản 2, điểm a quy định: “ N C T N không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ kliông có điều kiện chăm sóc, giáo dục N C T N đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu” Đổng thời để bảo đảm người giám hộ làm tròn nghĩa vụ giám hộ của mình đối với N C T N ,
BL D S h i ệ n h à n h tại Điều 68 quy định: “ U ỷ ban n h ân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú và người cử người giám hộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xứet, giải quyết kịp thời những đề nghị, khiếu nại của người dược giám hộ liên quan đến việc giám hộ”
Trong lĩnh vực thừa kế, dể bảo vệ lợi ích của con chưa thành niên, con nuôi đối vói cha mẹ nuôi, và cha m ẹ đẻ, giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, pháp luật dân sự đã
Trang 35có những quy định cụ thể, Điều 672 B LD S 1995 quy định: con chưa t hà nh niên được hưởng di sản bằng hai phần ha suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho lnrởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó Con nuôi ngoài việc được hưởng thừa kế di sản của cha, mç nuôi vẫn được hưởng quyền thừa k ế đối với di sản thừa kế do cha mẹ đẻ để lại.
Có thể thấy rằng.pháp luật dân sự coi trẻ em là một đối tượng đặc hiệt cần phải hảo vệ, vì thế bằng các quy định cụ thể của mình pháp luật dân sự đã hướng tới việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, hảo đảm cho trẻ em dược hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia vào các quan hệ nhân thân và quan hộ tài sản.
Luật Hôn nhân và G ia đình bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhản, gia đình bao gồm các quan hộ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ chổng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình Với phạm
vi điều chỉnh như trên, Luật Hôn và nhân và G ia đình coi trẻ em là thành viên đặc biẹt của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong Luật Hôn nhân và G ia đình thể hiện thông qua các quy định cụ thể của pháp luật Hôn nhân và G ia đình về quyền nhân thân, quyền tài sản trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viôn trong gia đình như: quyổn được khai sinh, quyền có cha
mẹ, quycn được cha mẹ yôu thương, chăm sóc, giáo dục, quyền tài sản, quyền được cấp dưỡng hảo đảm cho mọi trẻ cm được hưởng chế dộ nuôi dạy và chăm sóc tốt nhất Đồng thời Luật Hôn nhân và G ia đình CÒI1 xác định trách nhiệm nhân thân và tài sản giữa trẻ em đối với cha mẹ , ông bà, anh chị cm và các thành viên khác trong gia đình.
Luật tố tụng Dân sự là ngành luật hình thức của Luật Dân sự và Luật Hôn nhân
và gia đình Luật tố tụng Dân sự bảo vệ quyền trẻ em thông qua các quy định đối với
N C T N khi tham gia vào các quan hệ tố tụng dân sự.
6.Luật Lao động.
Luật Lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa người sử dụng lao động và người lao động, và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động Trong
Trang 36điều kiện kinh tế thị trường, trước sức ép của sự phân hoá giàu nghèo, khoảng cách chênh lộch mức sống giữa nông thôn và thành thị một bộ phận không n h ỏ trẻ em đã phải tham gia vào quan hệ lao động sớm so với độ tuổi, nhất là các em mồ côi, lang thang,cơ nhỡ V ì vậy, luật Lao động coi trẻ em là đôi tượng dặc biệt và đặt ra những quy định riêng đối với lao động là N C T N n h ằ m bảo vộ N C T N tránh khỏi các công việc quá sức, độc hại, lạm dụng sức lao động trỏ em, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động là N C T N , đồng thời bảo đảm quá trình phát triển bình thường của trẻ em trong môi trường lao động.
Qua sự phân tích và khái quát hoá về sự điều chỉnh của các ngành luật trong Hệ thống pháp luật V iệ t Nam về quyền trẻ em , có thê Ihấy rằng bất cứ một ngành luật nào cũng coi trẻ em, N C T N là chủ thể và là đối tượng đặc biệt, vì vậy ngành luật nào cũng dành cho trẻ cm và N C T N những quy định đặc thù l iêng Iheo ngành luật của mình Có được điều này trước tiên xuất phát từ đặc điểm riêng vé tâm và sinh lý của lứa tuổi Trẻ
cm và N C T N đang ở trong giai đoạn có sự thay đổi lớn về tâm, sinh lý chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất cũng như chưa có sự hoàn thiện về nhân cách, vì thế các em cần được đối xử theo một phương thức đặc biệt dành riêng cho trẻ em.
Sau nữa, xuất phát từ truyén thống ngàn đời của dân tộc và quan điểm của Đảng
và Nhà nước coi con người là trung tâm của xã hội Irong đó trẻ em là lương lai của Đất nước, vì vậy trẻ em được coi là đôi tượng đặc biệt cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục chu đáo M ặc dù mỗi ngành luật có những đặc thù riêng nhưng tất cả đểu hướng tới nỗ lực chung coi trẻ em là đối tượng đặc biệt cần phải có sự quan tâm đầy đủ cả về vật chất và tinh thần bảo đảm cho trẻ em phát triển tốt cả về thể lực và trí lực.
Từ những điểm trình bày trên, có thể nói rằng, đã có sự nhất quán giữa truyền thống dân tộc, đường lôi chính sách của Đ ảng và Pháp luật của Nhà nước trong vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qua các giai đoạn phát triển của đất nước Những
tư tưởng mang tính chủ đạo, cùng với các quy định cụ thể của pháp luật đã tạo nên một hộ thống đồng bộ, thống nhất trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ các phương diện khác nhau, là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được phát triển lành mạnh cả về thể lực và trí lực.
Trang 372.1 L u ậ t H ô n nhân và G ia đ ìn h với việc bảo vệ quyền trẻ em
Như trên đã nêu, bảo vệ quyền trỏ em là một truyền thống tốt đẹp của Viột nam
ta, ngay từ xã hội phong kiến, V iệ t nam đã dành cho (rẻ em một sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, sự quan tâm này trong một chừng mực nhất định đã được pháp luật thể chế hoá Với những quy định trong hai bộ luật phong kiến là “ Quốc triều hình luật” của nhà Lê và “ Hoàng việl luật lệ “của nhà Nguyền đã cho chúng ta thấy điều đó.
K ế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta
đã đặt vấn đề chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ cm là vấn để tư tưởng chủ đạo xuyên xuốt Đặc biệt từ sau khi Nhà nước Viột nam dân chủ cộng hoà ra đời và sau này là Nhà nước C H X H C N V iệ t nam thì vấn đề này đã từng hước được thể chế hoá vào các chế định và quy phạm pháp luật, Pháp luật hôn nhân gia dinh là một trong lĩnh vực pháp luật vói suốt chiều dài phát triển của mình đã đặc biệt quan tâm đến đến việc bảo
Trang 38việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Xuất phát lừ quan điểm này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua pháp luật vể hôn nhân gia đình “đã có vai Irò to lớn, góp phần quan trọng vào việc xãy dựng và củng cố các quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, trên nguyên tắc tự nguyện bìnli đẳng, một vợ, một chổng, bảo vệ hà mẹ và trẻ em “ [53,9]
Hiến pháp năm 1946 ra đời, làm nền tảng pháp lý vững chắc đổ xoá bỏ những quan hệ hôn nhân gia đình phong kiến, xác lập một chế độ hôn nhân mới tiến bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn để hảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em điều 9 Hiến pháp ghi nhận “ đàn bà ngang quyền với đàn ông”, trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy bảo đảm sự phát triển về thế chất và trí lực ( Điểu 14, 15 ) Trên
cơ sở Hiến pháp năm 1946 nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 97-S L ngày 22 - 11-
1950 về pháp luật Hôn nhân và G ia dinh và sắc lệnh sô 159-SL ngày 17-11- 1950 về vấn đề Iv hôn, với việc ban hành hai sắc luật này đã góp phần đáng kể vào việc xác lộp những nhân tô tiến bộ trong quan hộ hôn nhân gia đình, sắc lệnh 97 ghi nhận: Cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái, cho phép con ngoài giá thú được truy nhận cha
mẹ trước Toà án sắc lệnh 159 quy định: người vợ đang trong thời kỳ có thai thì vợ hoặc chồng có thể xin toà hoãn đến kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn; khi xử ly hôn toà
án sẽ căn cứ vào quyển lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nâng và dạy dỗ M ặc dù vậy, do điều kiện lịch sử 2 sắc lệnh trên vẫn chưa giải quyết triệt để việc xoá bỏ tận gốc các quan hệ hôn nhân gia đình phong kiến Trong một chừng mực nhất định các quy định vãn đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp tư sản
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, M iền Bắc giành được độc lập và bước vào thời ký quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội Với sự thay đổi về tình hình chính trị
- kinh tế- xã hội , sắc lệnh 97 và Sắc lệnh 159 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, quan hệ hôn nhân và gia đình cần có những quy định phù hợp vói tình hình thực
tế, vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng ban hành Luật H N G Đ 1959 Luật
H N G Đ 1959 như là một công cụ pháp lý hữu hiệu để xác lập, củng cố, phát triển các quan hệ hôn nhân và gia đình mới tiến bộ trong đó góp phần tích cực đối với việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trang 39Với 6 chương, 35 điều, Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đã giành cho trẻ em một sự quan tâm đặc biệt M ột trong 4 nguyên tắc cơ bản của Luật là bảo vệ quyền lợi của con cái, Luật ghi nhận: Vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dạy con cái; nghiêm cấm việc vứt bỏ, giết hại con mới sinh, không được hành hạ COĨ1 cái; con trai, con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình, COĨ1 cái có quyển truy nhận cha mẹ; trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi người vợ đã sinh được một năm.
Với sự ra đời của Luật H N G Đ 1959, các quyền của trẻ em được tăng lên đáng kể với sô lượng các quyền trẻ em được quy định trong sắc lệnh 97 và sắc lệnh 159, đồng thời các quy định về quyền trẻ em được quy định rõ hơn, cụ thể hơn Tuy nhiên, hên cạnh nhiều thành tựu đạt được, Luật H N G Đ 1959 vẫn chưa tránh khỏi được những hạn chế như: ’’chưa kết hợp được những yếu tô tích cực, những giá trị chuẩn mực từ phong tục, tập quán vào trong pháp luật Do đó nhiều các luật tục, phong tục tâp quán thì bị
bỏ rơi, còn pháp luật thì bỏ trông” !2 9 ,3 7 1 do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, các quan hệ hôn nhân và gia đình có những thay đổi đáng kể do sự thay đổi cơ sở kinh tố, chính trị, xã hội Trước tình hình
đó, trôn cơ sở của Hiến pháp 1980, luật H N G Đ 1986 đã được ban hành Luật H N G Đ
1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật H N C ÌĐ 1959 Với 10 chương, 57 điều tập (rung vào 3 vấn để lớn là hôn nhân, gia đình và chế độ đỡ đầu, bên cạnh đó, nhiều vấn
đề đã được quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung cụ thổ hơn như: quy định chế độ tài sản riêng của vợ và chồng hôn cạnh chế độ tài sản chung vợ chồng, huỷ việc kết hôn trái pháp luật, vân đề cấp dưỡng.
Luật H N G Đ 1986 tạo ra một ché định pháp lý tương đối đầy đủ và cụ thể về quyền trẻ em Luật đã định ra nguyên tắc: không phân biệt đối xử giữa các con; vì lợi ích tốt nhất cho trẻ trong việc giải quyết các sự kiện pháp lí về hôn nhân gia đình liên quan đến trẻ Những nguyên tắc cơ bản này dược thể chê hoá bằng nhiều quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản cho trẻ như: quyền của trẻ em
Trang 40không bị buộc cách ly cha mẹ trừ trường hợp cẩn thiết do luật định xuất phát từ lợi ích của trẻ, quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm, ý kiến về những vấn đề có liên quan đến mình; quyền của trẻ em có người đại diện cho lợi ích của mình Irước pháp luật, quyền tài sản của trẻ em chưa thành niên
Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật H N G Đ 1986 đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, và phát triển các quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó góp phần đổi mới nhận thức về các quyển của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trên cơ sở kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực, tiến bộ của Luật H N G Đ 1986, bổ sung những quy định mới, Luật H N G Đ 2000 đã được ban hành làm phát triển và hoàn thiện thêm một bước các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về bảo vệ quyển trẻ em
2.1.2 L u ậ t H ô n nhân và G ia đ ìn h năm 2000 với việc bảo vệ quyên tré em Luật H N G Đ 2 00 0 được Quốc hội nước C IỈX H C N V iệ t Nam khoá X , kỳ họp thứ
7 thông qua ngày 9 - 6-2000 Với 110 điều, 13 chương Luật H N G Đ 2 00 0 được ban hành nhằm cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp 1992, BLDS 1995 về hôn nhân gia đình, kê thừa và phát triển những nguyên tắc cơ bản và các quy định còn phù hợp của Luật H N G Đ 1986.
So với Luật H N G Đ 1986, Luật H N G Đ 2000 có 3 chương mói, cụ thể : chương V quy định về ông hà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh chị em và các thành viên trong gia đình, chương V I về cấp dưỡng, chương X I I về xử lý vi phạm Với các quy định mới, Luật H N G Đ 2000 đã có những quy định cụ thể vể quyền và nghĩa vụ của từng thành viôn trong gia đình, góp phần củng cô tính gắn bó tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình truyền thống của người phương Đông, gìn giữ những phong tục, tập quán tốt đẹp của người V iệt Nam , xoá bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, củng cố và phát triển gia đình V iệ t Nam xã hội chủ nghĩa.
Luật H N G Đ 2000 đã có bước phát triển đáng kể về chế định bảo vệ quyền trẻ em
so với Luật H N G Đ 1986 Không chỉ dừng lại ở sự phát triển vể số lượng mà các quy định còn tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các diều luật cho phù hợp vói các quy định của các ngành luật khác trong đó trước tiên là các quy định của pháp luật dân sự.